Nhận biết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 09 Nov 2018 06:52:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Nhận biết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhận biết trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-tre-mac-chung-tang-dong-giam-chu-y-16788/ Fri, 09 Nov 2018 06:52:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-tre-mac-chung-tang-dong-giam-chu-y-16788/ [...]]]>

Những đặc điểm lâm sàng trẻ mắc ADHD

Hoạt động thái quá: Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác…

Tập trung chú ý kém: Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày và ngay trong lúc vui chơi. Trẻ thường không lắng nghe khi người khác nói chuyện trực tiếp hoặc đưa ra câu trả lời trước khi nghe hết câu hỏi; không thể hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà; dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh; hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì, thường hay gây ồn ào, làm phiền người khác quá mức.

Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: Rối loạn giấc ngủ (thường là trẻ rất khó đi vào giấc ngủ), rối loạn lo âu…

Có nhiều dấu hiệu nhận biết trẻ mắc ADHD, các bậc phụ huynh cần chú ý để nhận diện sớm.

Có nhiều dấu hiệu nhận biết trẻ mắc ADHD, các bậc phụ huynh cần chú ý để nhận diện sớm.

Nhận diện “thủ phạm” gây chứng ADHD

Chứng ADHD thường được phát hiện ở lứa tuổi 4-6 tuổi với dấu hiệu trẻ không tập trung và hiếu động. Đến 8 -11 tuổi các biểu hiện bệnh càng rõ nét. Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh so với trẻ gái là 3/1. Đến nay, giới y khoa toàn thế giới vẫn chưa có kết luận chính thức, xác định rõ ràng được nguyên nhân của ADHD, nhưng có thể thể tập trung những yếu tố chính như:

Do di truyền: đa số những trẻ em mắc ADHD thì trong gia đình của bé có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 số người đàn ông bị chứng ADHD khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.

Nguyên nhân tâm lý: Lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.

Do người mẹ tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai: như thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc ADHD.

Tai biến lúc sinh: như sinh non tháng, thiếu oxy lúc sinh (bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ)…

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ ADHD

Thiếu tự tin: Trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp với bạn bè và thầy cô, vì vậy trẻ khó thích nghi với môi trường sống học đường.

Trẻ dễ gặp phải những rối loạn thần kinh: lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh, chóng mặt, rối loạn cảm xúc… hay khiêu khích, gây sự, thái độ thù ghét, hung tợn…

Gặp rắc rối trong học tập: do độ tập trung ở trẻ kém nên kết quả học tập ở trẻ ADHD kém và thường tiến bộ chậm. Trẻ khó khăn về đọc, về viết. 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Trẻ tăng động giảm chú ý cần được hỗ trợ thế nào?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chứng ADHD cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tâm bệnh để được đánh giá cụ thể và có hướng điều trị. Cách điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là tâm lý liệu pháp kèm các biện pháp trị liệu. Các giải pháp cơ bản gồm:

Điều trị bằng chế độ ăn uống: Nên cho trẻ ăn những thức ăn ít gây ra dị ứng, có thể cải thiện được sự tập trung chú ý của trẻ. Nên tránh những loại thức ăn sau: Sữa và các sản phẩm từ sữa, lúa mì, bắp, đậu nành, trứng, sô-cô-la, đậu phộng; các lọai thực phẩm có thêm phụ gia nhằm ổn định thực phẩm, hóa chất và phẩm màu, cam, quít.

Cho trẻ ngủ đầy đủ: Tối thiểu từ 8-9 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trưa.

Tập vận động: Nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập tăng sự tập trung chú ý…

Liệu pháp hành vi nhận thức: Giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt. Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.

Chơi trị liệu phù hợp: Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi dễ kích thích tinh thần hay ngoài tầm kiểm soát của trẻ.

Xoa bóp (massage): Trị liệu bằng phương pháp massage thư giãn giúp trẻ trầm tĩnh hơn, ngủ ngon hơn, tránh được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện được hành vi, biết lắng nghe hơn.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để kiểm soát được chứng ADHD và giúp trẻ có được cuộc sống bình thường, việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn ADHD là rất cần thiết trong kiểm soát bệnh.

Không nên la mắng trẻ. Người dạy dỗ trẻ nên biết được những mặt hạn chế cũng như nhu cầu của trẻ để đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp. Trẻ hiếu động thường không biết nguy hiểm là gì, nên cần phải theo dõi trẻ sát sao. Dùng bạo lực, la hét hay đánh đập trẻ thường không mang lại lợi ích gì mà lại làm cho trẻ dễ tổn thương hơn. La mắng hay quở trách sẽ gây thêm rối loạn hành vi của trẻ. Trẻ hiếu động thường gặp phải vấn đề trầm trọng về khả năng tự tin của chúng. Điều quan trọng là làm thế nào để chỉ ra cho trẻ điều đó để chúng trở nên tốt hơn. Hãy rộng lượng và khuyến khích trẻ. Kiên trì là rất quan trọng để trị liệu bệnh cho trẻ.

 

BS. Hoàng Linh

]]>
Nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-tre-bi-tim-bam-sinh-15963/ Thu, 13 Sep 2018 05:49:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-tre-bi-tim-bam-sinh-15963/ [...]]]>

Hà Hương (Bình Thuận)

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là một bệnh lý tim mạch ngày càng gặp phổ biến trong thực hành nhi khoa, khi mà các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về thiếu dinh dưỡng ngày càng giảm dần.

Bệnh TBS nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong đáng tiếc do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây: trẻ hay ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú…; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…)

Muốn ngừa bệnh TBS cho trẻ, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khỏe trước và trong khi mang thai: cải thiện môi trường sống, tránh để ô nhiễm; tránh các tác nhân vật lý, hoá học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…; tiêm phòng đầy đủ hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như Rubella, quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsaskie B…; nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hoá như đái tháo đường, lupus đỏ lan toả… thì cần điều trị sớm.

BS. Tuấn Anh

]]>
Nhận biết và điều trị nấm thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-dieu-tri-nam-thuc-quan-15386/ Sat, 18 Aug 2018 14:51:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-dieu-tri-nam-thuc-quan-15386/ [...]]]>

Bệnh có những biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, dễ làm chúng ta lầm tưởng với các bệnh lý tiêu hóa khác, do vậy, khi được phát hiện thường ở giai đoạn muộn, điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Từ khi có máy nội soi ra đời (1960), đặc biệt khi có máy nội soi ống mềm, con người có thể quan sát trực tiếp để đánh giá tổn thương và lấy bệnh phẩm từ thực quản, nuôi cấy giúp chúng ta chẩn đoán sớm và chính xác. Năm 1976, Kodsi B và cộng sự đã mô tả chi tiết tổn thương thực quản do Candida. Sau đó cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học, các chủng nấm gây bệnh ở thực quản và đánh giá hiệu quả của một số thuốc chống nấm sử dụng trong điều trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bệnh nấm thực quản mới chỉ thực sự được bác sĩ quan tâm trong vài năm trở lại đây.

Loét thực quản lâu dần dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Loét thực quản lâu dần dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Loét thực quản lâu dần dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Những yếu tố thuận lợi phát triển bệnh

Có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm, tuy nhiên, để gây bệnh trên hệ thống tiêu hóa thì thường có một số yếu tố thuận lợi như sau:

Yếu tố sinh lý: trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ có thai…

Yếu tố bệnh lý: đái tháo đường, suy dinh dưỡng, ung thư, bệnh máu ác tính, nhiễm HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch…

Thuốc: dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài diệt hết các vi khuẩn, phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Lạm dụng thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Bệnh có biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, trong đó nuốt khó là triệu chứng hay gặp nhất; sau này khi tình trạng đã nặng lên có thể xuất hiện nuốt đau. Bệnh nhân có thể có cảm giác nghẹn, đau dọc xương ức khi nuốt và nôn ra máu. Ngoài ra, có một số yếu tố ít gặp: sốt, sút cân, tiêu lỏng…

Khám miệng: có thể thấy nấm miệng, tổn thương có thể riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, đặc biệt ở miệng và lưỡi.

Bên cạnh các triệu chứng trên, nhiều trường hợp viêm thực quản do Candida mà không có triệu chứng gì cả.

Biến chứng (ít gặp): Chảy máu thực quản, thủng thực quản, hẹp thực quản hoặc Candida xâm lấn toàn thân.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào quan sát trên nội soi, soi tươi và nếu có điều kiện thì cấy nấm.

Điều trị thế nào?

Ngày nay, có rất nhiều yếu tố làm cho các bệnh vi nấm ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về các thuốc kháng nấm ngày càng tăng. Mặc dù có sự nỗ lực rất lớn của các nhà nghiên cứu nhưng hiện nay, số thuốc kháng nấm dùng trong lâm sàng vẫn chưa nhiều, trong khi nguy cơ kháng thuốc đối với các thuốc điều trị nấm ngày càng tăng. Nhóm Azol ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc điều trị các bệnh do nấm gây ra, trong đó, Fluconazol là thuốc đầu tiên khá hiệu quả.

Trước đây, khi điều trị nhiễm nấm, người ta thường dùng amphotericin B, nystatin để điều trị nhưng vì độc tính với gan thận và tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao nên gần đây, các bác sĩ lâm sàng thường dùng nhóm thuốc triazole mà đại diện là fluconazol .

Fluconazole hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và pH dịch dạ dày; Phân bố tốt vào dịch cơ thể, kể cả dịch não tủy; Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 25 – 30 giờ.

Khi sử  dụng fluconazol có thể gặp một số tác dụng không mong muốn: Thần kinh: đau đầu, chóng mặt; Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp như: Gan: tăng men transaminase, bilirubin huyết thanh; Da: nổi ban, ngứa…

 

Nấm là một bệnh lý cơ hội, thường chỉ xảy ra khi có sự suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút; do đó, để hạn chế bệnh lý do nấm gây ra, trước hết, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt không được tự ý sử dụng hay lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể như corticoid. Mặt khác, chúng ta cần có ý thức hơn trong ăn uống, sinh hoạt và lao động để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc phải các bệnh mạn tính dễ tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển.

 

BS. Phạm Đào

]]>
Nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-roi-loan-khop-thai-duong-ham-13602/ Sun, 05 Aug 2018 05:16:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-roi-loan-khop-thai-duong-ham-13602/ [...]]]>

Khớp thái dương kết hợp như bản lề chuyển động trượt. Các bộ phận của xương tương tác trong khớp được che phủ bằng sụn và được ngăn cách bởi một đĩa hấp thụ nhỏ, giữ các chuyển động trơn tru. Chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể xảy ra nếu: Đĩa bị giảm hoặc di chuyển trong sự liên kết thích hợp; Sụn của khớp bị tổn thương do bệnh viêm khớp; Khớp bị tổn thương bởi một cú đánh hoặc tác động khác.

Nguyên nhân do đâu?

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể bị gây ra bởi nhiều loại vấn đề khác nhau – bao gồm viêm khớp, chấn thương xương hàm hay cơ bị mỏi do hàm siết chặt hoặc mài răng. Bệnh gây đau ở khớp thái dương – khớp ở hai bên đầu ở phía trước của tai, nơi điểm xương hàm tiếp ứng sọ. Ngoài ra còn có thể do các cơ khớp bị mỏi do làm việc quá sức, có thể xảy ra nếu thường xuyên nghiến chặt hàm răng hoặc mài răng vào nhau.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của chứng rối loạn khớp thái dương hàm không rõ ràng.

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm phổ biến nhất xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Ngoài ra, có thể có nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn khớp thái dương hàm nếu được sinh ra với một biến dạng bẩm sinh xương mặt có ảnh hưởng đến hoạt động hàm hoặc răng. Chứng rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra thường xuyên hơn ở những người có viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mạn tính hoặc rối loạn giấc ngủ.

Cấu tạo khớp thái dương hàm.

Cấu tạo khớp thái dương hàm.

Nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn khớp thái dương hàm  bao gồm: Đau hàm; Đau nhức trong và xung quanh tai; Khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai; Đau nhức mặt; Cứng khớp, làm cho khó mở hoặc đóng miệng; Nhức đầu; Khi cắn khó chịu; Cắn không đều… Bệnh cũng có thể gây ra tiếng kêu khi mở miệng hoặc nhai. Nếu bị đau dai dẳng hoặc đau ở khớp thái dương hàm, hoặc không thể mở hay đóng hàm hoàn toàn, người bệnh cần đến bác sĩ nha khoa để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để.

Có cần phải phẫu thuật?

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hoặc bảo vệ khớp cắn để giúp giữ cho khỏi mài răng vào ban đêm. Trong trường hợp rất hiếm, có thể phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.

Bảo vệ khớp cắn: Nếu mài răng trong khi ngủ, có thể đeo một hoặc một thiết bị mềm gắn trên răng. Điều này bảo vệ ngăn ngừa răng cắn với nhau. Bảo vệ khớp cắn đôi khi làm nặng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

Điều trị nha khoa khắc phục: Nha sĩ có thể cải thiện bằng cách cân bằng mặt nhai của răng, thay thế chiếc răng bị mất hoặc thay thế chất trám cần thiết. Tuy nhiên, các loại phương pháp điều trị đôi khi làm trầm trọng thêm đau khớp thái dương hàm.

Chọc rửa khớp: Thủ tục này bao gồm việc chèn kim vào khớp, dùng chất lỏng để loại bỏ các mảnh vụn và các sản phẩm phụ viêm.

Phẫu thuật: Là một phương sách cuối cùng, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.

Các phương pháp giảm đau

Ý thức hơn về thói quen liên quan đến căng thẳng – siết chặt xương hàm, nghiến răng hoặc nhai – sẽ giúp giảm bớt tần số đau. Ngoài ra, tránh sử dụng quá mức cơ quai hàm bằng cách: Ăn thức ăn mềm, thực phẩm được cắt thành miếng nhỏ; Tránh thực phẩm dính hoặc dai, không mở miệng quá rộng trong khi ngáp; Thực hiện các bài tập kéo căng các cơ hàm và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng có thể các bài tập để nâng cao đầu, cổ và tư thế vai giúp thư giãn cơ và giảm bớt đau đớn.

 

Stress có thể là nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm. Làm giảm căng thẳng – kỹ thuật thư giãn có thể làm giảm hàm siết chặt hay nghiến răng và có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm: Hít thở sâu. Để thực hành hít thở sâu, ngồi thoải mái với bàn chân bằng phẳng trên sàn nhà. Hít thở bằng mũi, bụng và cho phép mở rộng miệng khi hít vào và sau đó thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng đẩy tay vào bụng; Thư giãn cơ bắp. Điều này liên quan đến việc thư giãn một loạt cơ. Đầu tiên, tăng mức độ căng trong một nhóm cơ, chẳng hạn như một chân hay cánh tay bằng cách thắt chặt các cơ bắp và thư giãn chúng. Sau đó, chuyển sang các nhóm cơ bắp tiếp theo. Thiền là một cách để bình tĩnh tâm trí và cơ thể. Điều này làm nhập vào một trạng thái yên tĩnh sâu làm giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể. Thở chậm lại, cơ thư giãn và hoạt động sóng não cho thấy một trạng thái thư giãn. Yoga kết hợp thở đúng, chuyển động và tư thế.

 

BS. Văn Thắng

]]>
Nhận biết các thể lao sinh dục nữ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-cac-the-lao-sinh-duc-nu-13560/ Sun, 05 Aug 2018 05:12:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-cac-the-lao-sinh-duc-nu-13560/ [...]]]>

Lao sinh dục nữ thường là lao thứ phát, sau khi bị lao ở một số bộ phận khác, đặc biệt là lao ở phúc mạc (màng bụng). Từ ổ bụng vi khuẩn lao sẽ di chuyển vào gây bệnh ở vòi trứng và từ đó lan vào buồng dạ con, cổ dạ con, âm đạo. Tuy nhiên, vi khuẩn lao cũng có thể lan tới bộ phận sinh dục nữ theo đường bạch huyết hay đường máu.

Các loại lao sinh dục nữ hay gặp

Lao phần phụ: Hay gặp nhất là lao vòi trứng. Người ta ít thấy lao ở buồng trứng hoặc ở các dây chằng. Tổn thương lao ở vòi trứng thường là các tổn thương mạn tính, âm ỉ gây nên tắc vòi ảnh hưởng đến khả năng thụ thai (gây chửa ngoài dạ con khi tắc không hoàn toàn và vô sinh khi bị tắc hoàn toàn cả hai vòi). Lao ở vòi trứng có thể kèm theo lao phúc mạc. Về tiến triển có khi biến thành túi mủ. Chẩn đoán lao phần phụ khó phân biệt với các viêm phần phụ khác không phải do lao. Nhiều trường hợp không có triệu chứng. Chỉ khi khám vô sinh cho chụp dạ con – vòi trứng mới phát hiện được tổn thương lao.

Xét nghiệm phát hiện lao sinh dục.

Xét nghiệm phát hiện lao sinh dục.

Lao ở dạ con: Chủ yếu ở lớp niêm mạc. Vi khuẩn lao từ vòi trứng đi xuống, vì thế ít khi thấy lao dạ con đơn thuần mà thường đã có lao dạ con thì kèm theo có lao vòi trứng. Tổn thương lao có thể ăn sâu hết lớp niêm mạc để xâm lấn vào lớp cơ dạ con, nhưng hiếm gặp. Do các thương tổn nằm ở niêm mạc dạ con nên bệnh thường gây ra rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh, kinh ít và có khi lại bị vô kinh do niêm mạc dạ con bị dính. Chẩn đoán lao dạ con không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà cần phải làm các xét nghiệm như: cấy máu kinh tìm vi trùng Koch, nạo sinh thiết dạ con tìm tổn thương lao hoặc chụp điện quang dạ con – vòi trứng để phát hiện tổn thương và cũng để kiểm tra xem vòi trứng có bị dính hay không.

Lao cổ dạ con: Đây là loại ít gặp hơn, nhất là với lao cổ dạ con đơn thuần. Nó cũng thường kết hợp với lao phần phụ và lao thân dạ con. Nhiều khi rất khó phân biệt các thương tổn lao ở cổ dạ con với các tổn thương ung thư vì nó cũng có thể gây loét, sùi, dễ bị chảy máu khi giao hợp hoặc thăm khám. Vì thế, muốn khẳng định lao và loại trừ ung thư cần phải làm sinh thiết để tìm các thương tổn điển hình của lao trên kính hiển vi.

Lao âm đạo: Hiếm gặp và cũng thường phối hợp với các lao ở phần trên. Tổn thương lao cũng là các vết loét, xung quanh có những hạt sẩn màu vàng. Không thể khẳng định được lao nếu không làm sinh thiết để phân biệt với các tổn thương do bệnh khác. Lao âm đạo có thể gây rò bàng quang (bọng đái) hoặc rò trực tràng.

Lao âm hộ: Đây là loại hiếm gặp hơn cả. Tổn thương lao ở đây là các vết loét trợt trên da giống như các lao da khác, có bờ nhẵn và nền vết loét mềm. Cũng chỉ xác định được bệnh khi làm sinh thiết. Lao âm hộ hay gặp ở trẻ gái do trẻ lê la, da vùng âm hộ bị sây sát, từ đó vi khuẩn lao xâm nhập.

Chẩn đoán lao sinh dục nữ có khó?

Lao sinh dục nữ thường không có những triệu chứng sớm điển hình, vì vậy, đa số bệnh nhân không tự phát hiện sớm. Có trường hợp bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt… nhưng chỉ nghĩ đó là những vấn đề về nội tiết thông thường, do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định… chứ ít nghĩ đó là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.Vì thế, đa phần lao sinh dục nữ được phát hiện chậm.

Mặt khác, lao sinh dục nữ rất dễ lẫn với các loại bệnh viêm nhiễm khác không phải do vi khuẩn lao hoặc có những triệu chứng lâm sàng cũng như trên phim chụp điện quang có thể lẫn lộn với ung thư hoặc các  bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Do đó cần phải có các xét nghiệm như thử phản ứng lao, tốc độ lắng máu, khám xét kỹ toàn thân để phát hiện lao ở các bộ phận khác, nhất là lao phổi nhưng cần nhất vẫn là các xét nghiệm đặc hiệu đối với lao sinh dục như cấy máu kinh tìm vi khuẩn lao, nạo sinh thiết dạ con, chụp điện quang dạ con – vòi trứng…

Các biện pháp phòng bệnh

Phòng bệnh lao sinh dục nữ không nằm ngoài các biện pháp phòng chống lao nói chung như: nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, sinh hoạt và cách ly đúng mực rất quan trọng như: không chung đụng bát đũa, không dùng chung quần áo, chăn gối, chậu tắm rửa…

Bệnh lao và lao sinh dục nói chung ngày nay là bệnh có khả năng điều trị khỏi nhưng di chứng do các tổn thương lao gây ra tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và rất khó chữa để có thể có lại được chức năng sinh sản bình thường.

BS. Nguyễn Đức Minh

]]>
Nhận biết chàm sữa http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-cham-sua-13436/ Fri, 03 Aug 2018 15:34:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-cham-sua-13436/ [...]]]>

Đỗ Thị Bưởi (@gmail.com)

Chàm sữa còn gọi lác sữa, là bệnh hay gặp ở trẻ em độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đặc tính của bệnh là viêm da dị ứng. Bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe của bé nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu, ngứa ngáy, có khi bội nhiễm. Tổn thương thường 2 bên má, đối xứng, có thể lan ra cằm, trán nhưng không có ở mắt, mũi, có thể lan ra thân mình và tứ chi nhưng vùng tã lót, vùng nách không có. Trên lâm sàng phân chàm sữa cấp tính và chàm sữa mạn tính và chàm sữa bán cấp. Chàm cấp tính: tổn thương màu hồng, mụn nước, rỉ dịch, đóng vẩy, ngứa dữ dội; Chàm mạn tính tổn thương là mảng da dày, khô, ráp, tróc vẩy, với nhiều rãnh ngang dọc và thay đổi sắc tố da sau viêm. Chàm bán cấp là giai đoạn giữa cấp và mạn. Nguyên nhân gây chàm sữa rất phức tạp, có thể do bụi nhà, phấn hoa, thức ăn (sữa trứng, đồ biển…). Theo thư mô tả thì bé bị chàm sữa cấp tính. Về điều trị, tốt nhất là chị nên đưa bé đi khám bác sĩ da liễu để được hướng dẫn sử dụng loại thuốc bôi phù hợp. Đã có nhiều trường hợp nghe theo mách bảo tự ý mua thuốc bôi cho bé hết loại này đến loại khác, thậm chí trong đó có coticosteroid, bôi lâu gây tác dụng phụ khiến trẻ nhiễm nấm, teo da, mất màu da.

BS. Vũ Lan Anh

]]>
Nhận biết sốt xuất huyết thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-sot-xuat-huyet-the-nao-13119/ Sun, 29 Jul 2018 14:55:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-sot-xuat-huyet-the-nao-13119/ [...]]]>

Nhưng khi về nhà, cháu có hiện tượng tiêu chảy, trên da vùng cẳng tay, cẳng chân xuất hiện nốt đỏ như muỗi đốt. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị sốt xuất huyết?

Ngô Thị Thuỷ ([email protected])

Sốt cao có thể gặp trong nhiều bệnh, kể cả bệnh về tai mũi họng. Nhưng chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có 3 đặc điểm: sốt đột ngột bất thình lình (trước đó hoàn toàn bình thường); sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một vài giờ lại tăng lên.

Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc… Xuất huyết dưới da biểu hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào – đây cũng chính là điểm để phân biệt với trường hợp nốt đỏ do phát ban khi ấn vào sẽ biến mất), thường ở cẳng tay cẳng chân, nách ngực, thắt lưng…; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn máu, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Nếu bệnh nhẹ từ ngày thứ 3-7 của bệnh giảm sốt hoặc hết sốt với những biểu hiện phục hồi dần dần.

Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết rất nguy hiểm. Có thể gây rối loạn chức năng gan, thận… Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Vì vậy, trường hợp con bạn nên đến khám lại ngay, xét nghiệm tiểu cầu giảm nặng, men gan tăng cần nhập viện điều trị ngay.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Cách nhận biết bệnh tay-chân- miệng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng-13096/ Sun, 29 Jul 2018 14:51:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng-13096/ [...]]]>

Tôi băn khoăn không biết có phải dấu hiệu bệnh tay- chân-miệng?

Đặng Thị Thu Thủy ([email protected])

Triệu chứng điển hình của bệnh tay- chân- miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân. Cụ thể: Giai đoạn ủ bệnh (từ 3-6 ngày), bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như sốt, có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39-40oC, đau họng, chảy nước bọt nhiều, trẻ biếng ăn, có khi tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, ho, chảy mũi; Giai đoạn khởi phát sau 1 – 2 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh là phát ban dạng bóng nước ở lòng bàn tay, chân, mông, gối và loét miệng. Loét miệng gây đau, vì thế trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Có khi dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng. Nếu bệnh nhẹ thường sau 7-10 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp sốt cao nhiều mụn có thể gặp biến chứng nặng. Tuy nhiên cần phân biệt các bệnh có phát ban da như: Sốt phát ban biểu hiện là các ban màu hồng xen kẽ ít, dạng sẩn và bệnh nhân thường có hạch sau tai; Với bệnh dị ứng, toàn thân trẻ nổi ban hồng đa dạng nhưng không có nốt phỏng nước điển hình như tay chân miệng; Với bệnh viêm da mủ thì các ban đỏ và có mủ đục; Với bệnh thủy đậu, dấu hiệu điển hình là xuất hiện phỏng nước rải rác toàn thân. Còn với tay – chân – miệng thì ban phỏng nước xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Lời khuyên là gia đình nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Nhận biết trẻ bị nấm lưỡi http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-tre-bi-nam-luoi-13015/ Sun, 29 Jul 2018 14:39:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-tre-bi-nam-luoi-13015/ [...]]]>

Nguyễn Thu Giang (Thái Bình)

Theo như bạn mô tả, có thể con bạn đã bị bệnh nấm lưỡi. Bệnh nấm lưỡi còn gọi là đẹn hoặc tưa lưỡi. Trẻ bị nấm lưỡi thường do bị lây nhiễm nấm Candida albican từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh. Trẻ bị bệnh nấm lưỡi có đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy… Bạn không nên tự cạo hoặc bóc ra vì như vậy sẽ làm trẻ rất đau và thường bỏ ăn. Bạn nên vệ sinh lau lưỡi cho con hằng ngày bằng nước muối sinh lý: dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho bé ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Sau đó dùng nystatine 25.000 đơn vị dạng gói. Pha với 1-2 muỗng nước sôi để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ lau lưỡi và miệng cho bé ngày 1 lần, sau khi lau khoảng 20 – 25 phút mới cho bé ăn.

Nếu việc vệ sinh tại nhà và dùng thuốc không mang lại kết quả điều trị bệnh nấm lưỡi cho cháu, bạn cần đưa con đến khám và xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi của các bệnh viện.

BS. Lê Hằng

]]>
Dấu hiệu nhận biết ung thư vú http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-ung-thu-vu-12997/ Sun, 29 Jul 2018 14:37:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-ung-thu-vu-12997/ [...]]]>

Gần kỳ kinh nguyệt thì vú đau như có nhọt. Có phải tôi bị ung thư vú? Dấu hiệu nhận biết ung thư vú thế nào? Cảm ơn bác sĩ.

([email protected])

Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, chiếm tỷ lệ từ 7-10% tổng số các loại ung thư ở nữ. Những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư vú gồm: Nếu như đột nhiên cảm thấy bị nhói đau như có luồng điện nhẹ đi từ ngực trái sang ngực phải thì đây có thể là biểu hiện của ung thư vú. Ngứa ở ngực là triệu chứng liên quan tới ung thư vú ở dạng viêm. Nguyên nhân là các tế bào ung thư phát triển mạnh sẽ ngăn chặn mạch máu và bạch huyết ở da, khiến cho các chất lỏng tích tụ ở da và dưới da, gây kích thích và ngứa ở phần ngực. Cảm thấy đau ở vai hoặc lưng chứ không đau ở ngực. Cơn đau cũng thường xảy ra ở phần lưng hoặc là giữa 2 bả vai. Nhiều người không sờ thấy khối u mà họ lại thấy ở ngực to hơn hoặc chảy xuống thấp hơn. Đây cũng là triệu chứng hay gặp ở ung thư vú, đặc biệt là các phụ nữ có mô vú dày. Núm vú dẹt hơn, thụt vào trong hoặc tiết dịch từ núm vú, có thể kèm cả máu. Da ở phần quanh núm vú có thể trở nên sần sùi, viêm hoặc có vảy. Sưng, có khối u, hạch ở nách. Ngực sưng đỏ…

Bạn nên đi khám ung bướu để làm các xét nghiệm thăm dò và được chẩn đoán chính xác nhất.

BS. Nguyễn Lan

]]>