nhầm lẫn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 16 Jan 2019 15:20:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nhầm lẫn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm khớp sinh mủ dễ nhầm lẫn http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-sinh-mu-de-nham-lan-17825/ Wed, 16 Jan 2019 15:20:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-sinh-mu-de-nham-lan-17825/ [...]]]>

Nhiễm khuẩn thường khởi phát ở một vị trí khác của cơ thể, vi khuẩn sẽ đi vào máu và di chuyển đến khớp. Nếu không được phát hiện điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều hậu quả nguy hiểm.

Nguyên nhân do đâu?

Ai cũng có thể mắc viêm khớp sinh mủ, tuy nhiên những người đã mắc sẵn các bệnh về khớp như viêm khớp, gút hay lupus, có tiền sử phẫu thuật khớp, mắc một số bệnh về da, có vết thương hở, có hệ miễn dịch yếu,… Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu, lậu cầu khuẩn chiếm tới 70-75% nhiễm khuẩn khớp ở người lớn dưới 40 tuổi. Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu, nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn gram dương đặc biệt là tụ cầu vàng (50-70% trường hợp), liên cầu (20%), phế cầu… Tuy nhiên, có khoảng 5-10% trường hợp nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn, đây là loại nhiễm khuẩn khớp thường gặp sau chấn thương.

 

Bệnh do vi khuẩn sinh mủ nguyên nhân chính là do tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, não mô cầu gây nên.

Bệnh do vi khuẩn sinh mủ nguyên nhân chính là do tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, não mô cầu gây nên.

Dấu hiệu nhận biết

Thường xảy ra cấp tính, gồm hai bệnh cảnh viêm khớp nhiễm khuẩn không phải do lậu cầu và do lậu cầu. Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: Thường xảy ra ở một khớp đơn độc (90% trường hợp), hay gặp nhất là khớp gối khi đó triệu chứng tại khớp: sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp, co cơ, hạn chế vận động. Người bệnh sốt, kèm rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

Nhiễm khuẩn khớp do lậu cầu: Có hai bệnh cảnh lâm sàng trong nhiễm khuẩn do lậu cầu: Hội chứng nhiễm khuẩn lậu cầu phát tán: sốt, rét run, ban đỏ và mụn mủ  ngoài da cùng các triệu chứng viêm khớp, triệu chứng tại bộ phận sinh dục như đái buốt, đái rắt, đái máu – mủ… Viêm nhiều khớp nhỏ có tính chất di chuyển kèm viêm bao hoạt dịch – gân.

Viêm khớp thực sự do lậu cầu: Thường tổn thương một khớp đơn độc như háng, gối, cổ tay, cổ chân với triệu chứng sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp. Có thể  kèm theo viêm nhiễm ở đường tiết niệu, sinh dục như đái buốt, đái rắt, đái máu – mủ…

Dễ nhầm lẫn

Do bệnh xảy ra ở các khớp nên dễ nhầm với các bệnh trong đó có viêm khớp do gút cấp, viêm khớp do lao, viêm khớp do virut, nấm, kí sinh trùng,… Tuy nhiên, viêm khớp do gút cấp triệu chứng viêm rầm rộ, sưng nóng đỏ đau đột ngột, thường vị trí ở các khớp chi dưới, đặc biệt bàn ngón chân. Điều đặc biệt, tiền sử thường có những đợt viêm tương tự, thời gian kéo dài không quá 2 tuần, thường khởi phát sau bữa ăn thịnh soạn. Điều trị bằng colchicin hoặc chống viêm giảm đau không steroid đáp ứng nhanh.

Trường hợp viêm khớp do lao thì triệu chứng viêm kém rầm rộ, sưng nóng đỏ đau ít. Triệu chứng toàn thân kín đáo (sốt nhẹ về chiều, gầy sút, nổi hạch ngoại biên…),… Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm như: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm dịch khớp, cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh và các chẩn đoán hình ảnh như:  chụp Xquang, siêu âm khớp, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…

Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu điều trị sớm và tích cực

Liệu trình điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn thường bắt đầu bằng kháng sinh. Điều quan trọng là cần phải tuân thủ lịch trình điều trị và sử dụng hết liều thuốc kháng sinh đã được chỉ định. Nhiều trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn cần phải dẫn lưu dịch khớp để loại bỏ phần dịch bị viêm, giúp giảm đau, giảm sưng và phòng tổn thương cho khớp. Dịch khớp thường được dẫn lưu bằng nội soi hoặc mổ mở. Các biện pháp điều trị khác để giảm đau có thể được sử dụng kèm với điều trị nhiễm khuẩn như: cho khớp nghỉ ngơi, vật lý trị liệu,…

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể điều trị khỏi hoàn toàn được nếu được điều trị sớm và tích cực. Người bệnh thấy các triệu chứng hay nghi ngờ đau bất thường tại khớp cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

ThS. Bình Khánh

]]>
Nấm da đầu – nấm tóc: Dễ nhầm lẫn và gây mất thẩm mỹ http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-da-dau-nam-toc-de-nham-lan-va-gay-mat-tham-my-15231/ Tue, 14 Aug 2018 14:39:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-da-dau-nam-toc-de-nham-lan-va-gay-mat-tham-my-15231/ [...]]]>

Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.

Đa dạng các loại nấm gây rụng tóc

Có nhiều loại nấm da đầu trong đó có trường hợp nhiễm nấm tổ ong. Đây là một bệnh ít gặp do lây từ động vật như chó, mèo… Đầu tiên, các mụn mủ ở một số chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh, tạo thành mảng lớn nổi cao thâm nhiễm. Bề mặt tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy, lỗ chỗ như tổ ong chứa nhiều mủ nên gọi là”tầng ong mật”, tóc bị rụng tại đám thương tổn.

Nấm tổ ong thường gặp ở da đầu trẻ em nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra ở người lớn. Ở đàn ông, thương tổn có thể gặp ở vùng râu cằm.

Nguyên nhân gây bệnh là do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các loại nấm sợi. Các loài nấm hay gặp trong nấm tổ ong là Micosporum canis, Trichophyton tonsurans, Trichophyton verrucosum,Trichophyton mentagrophytes. Các loài nấm này có thể lây từ người sang người do dùng chung vật dụng. Điều đáng lưu ý có thể lây từ vật nuôi trong nhà (chó, mèo) sang người. Khi nhiễm nấm bệnh có biểu hiện ở da đầu nhưng có thể gặp ở các vị trí khác có phơi nhiễm với nấm như da mặt, cổ, chi trên, dễ bị chẩn đoán nhầm với ápxe do vi khuẩn. Kích thước của ápxe khoảng vài centimét, chỉ có một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn.Trong ổ ápxe chứa đầy các hốc mủ như sình lầy, nằm trên nền da viêm nề. Khi mủ chảy ra, khô để lại các mảng vảy tiết dày màu vàng. Tóc trong vùng thương tổn thường bị rụng. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng toàn thân khác như hạch vùng sưng to, sốt, mệt mỏi, các dát ngứa giống chàm (eczema).

Nấm da đầu - nấm tócNấm tóc là bệnh lây, nên cần lưu ý để phòng tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình

Bệnh cần được chẩn đoán phân biệt với: viêm nang lông lan tỏa ở da đầu, các bệnh nấm có mủ, ápxe do vi khuẩn, chốc ở da đầu.

Đối với một số loại nấm làm trụi tóc trong đó phải kể đến loại nấm Trichophyton violaceum,  Trichophyton tonsurarans, Trichophyton sondaneuse… Loại nấm này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Thương tổn cơ bản là các đám bong vảy ở da đầu. Tóc trong vùng bị bệnh gãy sát da đầu, nhìn kỹ thấy các chấm đen. Có thể các mảng bong vảy liên kết tạo thành mảng lớn tóc gãy không đều. không thấy ngứa.

Một số loại nấm như: Microsporum andouini, Microsporum langeroni, Microsporum canis gây xén tóc. Bệnh hay gặp ở trẻ em và lây truyền do dùng chung mũ, nón, lược. Thương tổn là các mảng da bong vảy ở đầu, hình tròn hay bầu dục. Tóc trong vùng đó bị xén cách da đầu khoảng 5 – 8cm. Chân tóc còn lại được phủ một lớp trắng như đi bít tất.

Điều trị bệnh nấm tóc

Nấm tóc là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc để điều trị hiệu quả. Không tự dùng các loại thuốc kháng nấm vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa da liễu

Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tại chỗ và có thể thuốc uống. Riêng nấm tổ ong bệnh nhân sẽ được chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm. Có thể cho kháng sinh chống nấm đường toàn thân.

Để chống nấm lan rộng trên da đầu, nên sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox. Tóc trên thương tổn thường mọc lại sau khi đã hết nhiễm trùng, tuy nhiên, rụng tóc có thể vĩnh viễn trong những trường hợp nhiễm trùng kéo dài.

Phòng bệnh nấm tóc

Không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gàu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu. Luôn giữ tóc khô, sạch. Nên xả nhiều nước sau khi gội đầu, làm khô tóc sau khi gội hay đi ngoài trời mưa. Không đội mũ quá chật và ủ quá lâu, sẽ làm cho tóc ẩm, dễ bị bệnh. Tránh gội đầu quá nhiều và dùng chung khăn, lược, mũ với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa da liễu. Việc tự ý bôi thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên nặng thêm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi.

BS. TRẦN THỊ HUYỀN

]]>
Nhầm lẫn giữa đau xương khớp và tắc động mạch có thể dẫn đến hoại tử chi http://tapchisuckhoedoisong.com/nham-lan-giua-dau-xuong-khop-va-tac-dong-mach-co-the-dan-den-hoai-tu-chi-14635/ Wed, 08 Aug 2018 15:54:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nham-lan-giua-dau-xuong-khop-va-tac-dong-mach-co-the-dan-den-hoai-tu-chi-14635/ [...]]]>

Một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đầu ngón tay phải tím tái, cánh tay hoàn toàn không thể cử động được nhưng vẫn tưởng là do đau xương khớp. Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công, lấy ra đoạn huyết khối dài 20cm. Đây là trường hợp tắc động mạch cánh tay cấp do huyết khối có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ tay. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường dễ bị bỏ qua vì nhầm tưởng với bệnh của xương khớp.

Suýt mất cánh tay

Vào 22 giờ ngày 21/11, bệnh nhân (BN) D.T.C (sinh năm 1957, ngụ tại An Nghiệp, Cần Thơ) nhập viện tại Bệnh viện (BV) đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng tay đau, tê và lạnh, đầu ngón tay tím tái và cử động khó khăn, không thể nhấc tay lên được. Ngay lập tức, BN được các bác sĩ thăm khám, chỉ định chụp CT và siêu âm mạch máu. Hình chụp CT cho thấy phần động mạch bị tắc từ đoạn gần khớp vai đến hết cánh tay. Để cứu chi bị tắc, vào lúc 1 giờ sáng ngày 22/11, các bác sĩ đã thực hiện can thiệp động mạch, dùng ống thông đưa vào mạch máu tay phải bệnh nhân và lấy ra đoạn huyết khối dài hơn 20cm.

Nhầm lẫn giữa đau xương khớp và tắc động mạch có thể dẫn đến hoại tử chiĐọan huyết khối lấy ra từ động mạch bệnh nhân

Theo Ths.BS. Trần Quốc Tuấn – khoa Ngoại Tim mạch, BV. Hoàn Mỹ Cửu Long: “Tắc động mạch cánh tay cấp do huyết khối là hiện tượng cục máu làm tắc động mạch, gây thiếu máu và có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ tay. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường vẫn được bỏ qua vì nhầm tưởng với bệnh của xương khớp. Việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật cần dựa trên mức độ tổn thương mô do tắc động mạch, tình trạng tổn thương của hệ thống động mạch và nguyên nhân gây tắc mạch. Trong đó, việc can thiệp lấy khối tắc mạch bằng ống thông là phương pháp phẫu thuật đơn giản và hiệu quả nhất đối với bệnh chưa hoại tử chi”. Phương pháp này được đánh giá là nhẹ nhàng, ít xâm lấn, thực hiện trong khoảng 60 phút, bệnh nhân sau can thiệp nhanh hồi phục, tiết kiệm được thời gian nằm viện cho người bệnh.

BN cho hay, trước đó, do đang được điều trị rối loạn tiêu hóa và có tiền sử bị đái tháo đường (ĐTĐ) lâu năm, trưa ngày 21/11 khi tay bắt đầu bị tê và đau, từ từ mất cảm giác và xuất hiện các vết bầm, bà và người nhà vẫn nghĩ là cơn đau xương khớp kéo dài gặp phải do tác dụng phụ của thuốc nên chỉ giải quyết bằng cách ngâm tay trong nước nóng. Đến khuya, do cơn đau càng lúc càng dữ dội và cánh tay gần như không thể cử động được nữa, người nhà lập tức đưa BN vào nhập viện để điều trị. Sau phẫu thuật, hiện tại tay BN đã không còn đau nhức và hoạt động bình thường, sức khỏe và tinh thần hồi phục rất tốt.

Tắc động mạch cấp do huyết khối hình thành như thế nào?

Ths.BS. Trần Quốc Tuấn cho biết, tắc động mạch thường gặp nhất ở người lớn tuổi, người có bệnh ĐTĐ, BN van tim, người nghiện thuốc lá… Bệnh xảy ra do sự tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, hậu quả là làm thiếu máu nuôi cấp tính phần chi mà động mạch đó nuôi dưỡng. Các mô khác nhau có khả năng chiụ đựng tình trạng thiếu máu khác nhau. Mô da và xương có khả năng chịu đựng lớn nhất. Mô thần kinh có khả năng chiụ đựng kém nhất. Mô cơ đứng ở vị trí trung gian. Trung bình sau 6 giờ bị thiếu máu, mô cơ sẽ bị hoại tử.

Nhầm lẫn giữa đau xương khớp và tắc động mạch có thể dẫn đến hoại tử chiHình chụp CT phần  mạch  máu bị tắc. Ảnh: BV

Bệnh thường có các triệu chứng ban đầu như: đau đột ngột và dữ dội ở chi bị tắc mạch, cảm giác tê và cảm giác như bị kiến bò, sau đó phần chi sẽ lạnh, trở nên nhợt nhạt… Nếu để lâu, phần chi bị tắc sẽ mất luôn cảm giác, xuất hiện những đốm tím rải rác do sự xuất huyết hoại tử ở vùng mô thiếu máu nuôi, mất mạch, giảm chức năng hoạt động, cơ yếu đi và sau đó sẽ bị liệt hoàn toàn.

BS. Tuấn cho hay:  “Thời gian vàng trong điều trị bệnh tắc động mạch cấp là 6 tiếng đồng hồ. Sau 6 giờ vàng từ lúc bắt đầu tắc mạch, hiệu quả điều trị sẽ giảm đi. Nếu để tình trạng thiếu máu kéo dài có thể làm các mô chết đi, dẫn đến hoại tử phải cắt bỏ chi. Chính vì thế, người bệnh nên quan tâm đến những biểu hiện ban đầu của bệnh và nhanh chóng đến cơ sở y tế đáng tin cậy, đầy đủ trang thiết bị thực hiện cận lâm sàng để phát hiện và điều trị kịp thời”.

HƯƠNG THU

]]>
Nhầm lẫn đột quỵ và đau nửa đầu: nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/nham-lan-dot-quy-va-dau-nua-dau-nguy-hiem-11394/ Wed, 25 Jul 2018 09:52:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nham-lan-dot-quy-va-dau-nua-dau-nguy-hiem-11394/ [...]]]>

Đôi khi cảm giác từ một cơn đau nửa đầu (Migraine) nặng dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu đột quỵ. Ngược lại, tuy hiếm hoi nhưng đột quỵ cũng có thể có một số triệu chứng không bình thường khiến nó bị chẩn đoán sai như một ca đau nửa đầu.

Một số triệu chứng của đột quỵ và đau nửa đầu Migraine trùng lên nhau và đây là lý do dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt quan trọng giữa đột quỵ và đau đầu Migraine có thể giúp phân biệt hai căn bệnh này.

Những triệu chứng tương tự dễ nhầm lẫn

Đột quỵ và đau đầu Migraine đều gây nhiều triệu chứng. Cả hai chứng bệnh này đều có thể gây ra cảm giác mất phương hướng, mặc dù sự mất phương hướng của đột quỵ thường do sự mất ý thức, trong khi sự mất phương hướng của cơn nhức đầu Migraine thường gây ra bởi sự xáo trộn của đau đớn.

Cả hai đều có thể gây ra sự thay đổi thị lực hoặc mất thị lực. Sự mất thị lực của đột quỵ thường là mất thị lực một mắt, đôi khi là hai mắt, có khi gây ra song thị. Trong khi sự thay đổi thị lực của chứng đau nửa đầu thường được mô tả như là những chớp lóe ánh sáng. Tuy nhiên, một cơn đau đầu Migraine nặng cũng có thể thực sự gây ra mất thị lực.Thiếu máu não cục bộ tạm thời có thể bị nhầm với cơn đau nửa đầu.

Thiếu máu não cục bộ tạm thời có thể bị nhầm với cơn đau nửa đầu.

Cả hai bệnh đều liên quan đến chóng mặt hoặc cảm giác quay đảo.

Nói chung, cả hai căn bệnh đều tạo ra một cảm giác chung là cảm thấy “khủng khiếp” một cách mơ hồ. Những người bị đau đầu Migraine thường có thể mô tả các triệu chứng của họ một cách chi tiết, trong khi những người bị đột quỵ thường không thể mô tả các triệu chứng của họ và đôi khi không thể giao tiếp.

Chứng đau nửa đầu thường kèm theo đau, trong khi đột quỵ thường không liên quan đến đau. Tuy nhiên, đôi khi đột qụy, đặc biệt là đột quỵ do chảy máu não hoặc vỡ động mạch gây đau. Trong trường hợp này có thể gây khó xác định nguyên nhân đau do cơn đau đầu dữ dội hay là đột quỵ. Thông thường, đau đầu của đột quỵ đột ngột và áp đảo dữ dội, trong khi đau nửa đầu Migraine thường là tăng dần dần.

Đột quỵ thường gây liệt một bên mặt, tê một bên cơ thể, mất thị giác một phần, khó nói hoặc kết hợp các triệu chứng này.

Đau nửa đầu Migraine thường không liên quan đến tình trạng yếu, tê, mất thị lực hoặc khó nói. Tuy nhiên, vẫn có dù hiếm gặp, chứng đau nửa đầu có thể gây ra các triệu chứng thể chất này.

Tăng huyết áp mạn tính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Cơn tăng huyết áp đột ngột có thể gây đột quỵ hoặc đau đầu Migraine nếu một người đã có yếu tố nguy cơ này.

Lý do có sự chồng chéo giữa các triệu chứng đau nửa đầu và các triệu chứng của đột quỵ là cả hai đều do sự thay đổi của não.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chứng đau nửa đầu và đột quỵ nhiều hơn đáng kể so với những điểm tương đồng.

Sự khác nhau giữa đột quỵ và đau nửa đầu Migraine

Đau nửa đầu là một tình trạng thường xuyên. Đa phần, đau đầu Migraine không gây ra những suy nhược, mất cảm giác hoặc mất thị lực. Tình trạng này thường có liên quan đến các yếu tố kích hoạt như thực phẩm, thay đổi hormon, chu kỳ kinh nguyệt, stress, thiếu ngủ, tiếng ồn lớn và mùi hóa học…

Đột quỵ thường không liên quan đến các yếu tố trong cuộc sống bình thường mà do những thay đổi đột ngột về huyết áp, tim mạch. Các cơn đột quỵ thường xảy ra ở người lớn hơn 60 tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ như bệnh tim, tăng huyết áp, rối loạn máu hoặc cholesterol cao. Những yếu tố nguy cơ này thường không liên quan đến chứng đau nửa đầu. Đau đầu Migraine lại thường ở những người từ 20 đến 30 tuổi và khi người nào đó bị đau nửa đầu sau 50 tuổi thì rất không bình thường.

Đau nửa đầu và đột quỵ là hai chứng bệnh liên quan đến xu hướng di truyền. Một người có tiền sử gia đình bị đột quỵ có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn, trong khi một người có tiền sử gia đình bị chứng Migraine có nguy cơ bị nhức đầu Migraine cao.

Chứng đau nửa đầu có thể gây đột quỵ không?

Trong vài trường hợp hiếm hoi, đau nửa đầu có thể gây ra một cơn đột quỵ. Đây được gọi là nhồi máu nhanh. Tuy nhiên, may mắn là đại đa số những người bị đau đầu Migraine sẽ không gặp phải biến chứng này.

Đột quỵ có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu?

Một số người sống sót sau đột quỵ có cảm giác đau đầu, nhưng chứng nhức đầu này không được mô tả như nhức đầu Migraine và chúng thường không liên quan đến triệu chứng thần kinh.

Đau đầu Migraine dễ nhầm với cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời

Thiếu máu não cục bộ tạm thời (TIA) không gây tổn thương não vĩnh viễn nhưng nó cũng gây các triệu chứng đột quỵ do lưu lượng máu trong động mạch não tạm thời giảm. Các triệu chứng này kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Do đó, nó có thể gây nhầm lẫn với cơn đau nửa đầu. Chính điều này có thể gây nguy hiểm bởi hầu hết những người bị THA đều có nguy cơ cao đột quỵ sau đó. Và đây là lý do tại sao cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng thần kinh nào khi bạn bị đau đầu. Bác sĩ có thể kiểm tra để phân biệt xem bạn đang gặp THA hay đau đầu Migraine.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Không phải lúc nào cũng gặp sự nhầm lẫn giữa đau nửa đầu với đột quỵ, tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn không thể biết liệu bạn đang bị đột quỵ, bị tăng huyết áp hay đau đầu Migraine, điều quan trọng là nên đến cơ sở y tế để tránh rủi ro chịu hậu quả nặng nề của đột quỵ.

BS. Nguyễn Thông

]]>