nguy hiểm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 26 Aug 2018 04:59:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nguy hiểm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mẹ bầu mắc lao nguy hiểm thế nào cho thai nhi? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-mac-lao-nguy-hiem-the-nao-cho-thai-nhi-15635/ Sun, 26 Aug 2018 04:59:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-mac-lao-nguy-hiem-the-nao-cho-thai-nhi-15635/ [...]]]>

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác. Bệnh lao đặc biệt nghiêm trọng đối với bà mẹ mang thai. Nó có thể khiến suy thai, sảy thai, thai chết lưu, lây bệnh cho thai nhi… Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần tuân thủ nghiêm túc lộ trình điều trị nếu không may mắc bệnh.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc lao?

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới là do rất nhiều yếu tố. Trong đó đáng kể nhất là sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen, progesteron. Sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ… tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn,… kéo theo cả tổ chức phổi – những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động và tấn công hơn.

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, khi mang thai, cơ thể người mẹ giảm miễn dịch tự nhiên để chấp nhận một cơ thể lạ mà một nửa là của người khác; do ăn uống không đủ chất; sự vất vả trong mang thai, cuộc đẻ và lúc nuôi con… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến họ dễ nhiễm lao hơn bao giờ hết.

Điều nguy hiểm là, bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh, việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ. Ảnh: TM

Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ. Ảnh: TM

Khi nghi ngờ mắc lao, bà bầu nên làm gì?

Chính vì những điều kể trên, khi nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, bà bầu cần thực hiện ngay theo hướng dẫn sau đây:

Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện chuyên ngành để có chẩn đoán chính xác có bị bệnh lao hay không. Các xét nghiệm lao thường an toàn với thai kỳ nếu quy trình kỹ thuật được đảm bảo. Nhưng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên biết là đang mang bầu để họ thực hiện kỹ hơn các kỹ thuật an toàn cho thai nhi. Nếu phải kiểm tra Xquang, bạn nên nhắc nhân viên y tế sẽ đeo chì trên bụng để bảo vệ em bé của bạn khỏi tia X.

Dùng thuốc điều trị bệnh lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai mắc lao cần đặc biệt lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực phẩm phải có đủ lượng calo, giàu protein, vitamin và khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng cao. Tốt nhất nên uống viên canxi và dầu cá để tiện cho sự phục hồi vùng nhiễm bệnh của phổi (nếu bị lao phổi). Bà bầu có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để giảm sự hô hấp, có lợi cho phục hồi vùng phổi.

Sau khi sinh, mẹ vẫn đang trong quá trình điều trị lao phổi, cần lưu ý gì?

Sau khi sinh con, người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất để phục hồi sức khỏe và cần nghiêm túc thực hiện đúng phác đồ điều trị lao, không để vi khuẩn lao kháng thuốc. Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được viêm BCG sớm (bắt buộc) để phòng bệnh lao sơ nhiễm.

Khi mẹ bị nhiễm lao hay đang trong quá trình điều trị bệnh lao, cần thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ và nhân viên y tế về các kế hoạch chăm sóc bé.

Đối với những người mẹ vẫn còn vi khuẩn lao ở trong đờm. Cần tuyệt đối tránh không cho bé bú sữa mẹ khi mẹ đang bị lao phổi. Người mẹ cũng nên cách ly bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho bé. Để an toàn cao nhất, mẹ mắc lao không nên chăm sóc trẻ, ôm, hôn hay có những cử chỉ tiếp xúc thân mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh truyền trực tiếp sang cho con. Việc này cần thực hiện nghiêm túc cho đến khi mẹ xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính.

BS. Đinh Hằng

]]>
Viêm bao gân ngón tay có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-bao-gan-ngon-tay-co-nguy-hiem-13348/ Thu, 02 Aug 2018 15:01:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-bao-gan-ngon-tay-co-nguy-hiem-13348/ [...]]]>

Phạm Thị Nhuận ([email protected])

Bệnh viêm bao gân có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, phổ biến là vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và gót chân. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể gặp như: Cảm giác đau xảy ra phổ biến ở ngón tay (viêm bao gân ngón tay), gót chân (viêm bao gân gót chân)… cùng nhiều vị trí khác như: khuỷu tay, vai, cổ tay, viêm chỗ nào thì cảm thấy đau chỗ đó. Nguyên nhân viêm bao gân thường do mắc phải một số căn bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, bệnh thoái hóa khớp… hoặc bệnh tiểu đường khiến viêm phần mềm quanh khớp. Những người thường xuyên thực hiện các động tác lặp đi lặp lại một cách kéo dài cũng dễ bị viêm bao gân ngón tay. Viêm bao gân luôn gây ám ảnh cho người bệnh bằng những cơn đau liên tục mỗi khi sinh hoạt hay làm việc. Lâu dần nếu bệnh không được hỗ trợ điều trị, sẽ làm bệnh nhân suy kiệt cơ thể, sút cân, mệt mỏi… Nếu bị viêm nhiễm, các gân bị sưng phồng gây chèn ép lẫn nhau dẫn đến đau và hạn chế vận động. Về điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau, chống viêm giảm sưng nề và điều trị các nguyên nhân của bệnh để bệnh không tái phát.

BS. Vũ Ngọc Anh

 

]]>
Viêm gan C nguy hiểm thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-c-nguy-hiem-the-nao-13129/ Sun, 29 Jul 2018 14:56:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-c-nguy-hiem-the-nao-13129/ [...]]]>

Nguyễn Thị Nhài (nguyê[email protected])

Viêm gan virut C lây qua đường máu, có thể gây viêm gan virut cấp, viêm gan mạn, dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Sau khi bị nhiễm virut viêm gan C, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2-26 tuần. Giai đoạn đầu gọi là nhiễm bệnh cấp tính, giai đoạn này thường chấm dứt sau 2-12 tuần. Phần lớn bệnh không có triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng nếu có thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa đau cơ; có thể gặp vàng da nhẹ, kín đáo, xuất hiện từng đợt, sốt, gầy sút;… Đặc điểm của viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trường hợp của bạn cũng không phải ngoại lệ và đã vô tình phát hiện khi xét nghiệm máu. Về điều trị viêm gan virut C là phải loại trừ virut ra khỏi cơ thể. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc  khác nhau. Thời gian dùng thuốc thường từ 3-6 tháng. Nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến 1-2 năm tùy vào khả năng tiêu diệt virut của cơ thể. Do bệnh lây truyền qua đường máu nên bạn cần phòng tránh lây cho các thành viên trong gia đình bằng cách: không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải  răng, đồ cắt, hoặc dũa móng tay,… thực hiện tình dục an toàn (dùng bao cao su), giữ vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh vì viêm nướu răng chảy máu cũng là một cách lây nhiễm bệnh. Bạn cần định kỳ khám sức khỏe để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh để được điều trị kịp thời.

BS. Trần Duy Minh

]]>
Thiếu máu não và sự nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-va-su-nguy-hiem-13071/ Sun, 29 Jul 2018 14:47:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-va-su-nguy-hiem-13071/ [...]]]>

Nguyễn Khánh (Hà Nội)

Não được cung cấp bởi 2 cặp động mạch: động mạch đốt sống thân nền và động mạch cảnh trong. Sau khi 2 cặp động mạch hợp nhau thành đa giác ở đáy não chia ra các động mạch não trước, não giữa, não sau để cung cấp máu cho tổ chức não. Vì vậy, khái niệm bệnh thiếu máu não rất đa dạng. Nếu người bệnh bị đột quỵ não sẽ gặp 2 loại: chảy máu não và thiếu máu não cục bộ (còn gọi là nhồi máu não hoặc nhũn não). Còn nếu lượng máu cung cấp cho não từ 30-50ml thì gọi là thiểu năng tuần hoàn não, chưa gây nên tổn thương thần kinh khu trú. Nguồn cung cấp máu giảm do mạch máu bị vữa xơ hoặc một số bệnh lý đốt sống cổ gây nên chèn ép động mạch đốt sống thân nền làm giảm dòng máu nuôi não. Nếu sự chèn ép ở động mạch cảnh trong thì sẽ gây giảm dòng máu cung cấp cho não trước, nếu chèn ép ở động mạch đốt sống thân nền gây giảm dòng máu cung cấp não sau và khu vực dưới lều tiểu não. Bệnh sẽ gây ra triệu chứng lâm sàng như đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ…

Để phòng bệnh, bạn nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao vừa sức, có chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế mỡ động vật, tăng cường đạm thực vật, rau và hoa quả. Giảm lượng cholesterol máu, phòng chống xơ vữa động mạch, điều trị một số bệnh lý cột sống cổ. Dùng một số thuốc làm tăng cường tuần hoàn não theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Nguyễn Minh Hiện

]]>
Bệnh thương hàn có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-thuong-han-co-nguy-hiem-13049/ Sun, 29 Jul 2018 14:44:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-thuong-han-co-nguy-hiem-13049/ [...]]]>

Trần Thăng (Nam Định)

Bệnh thương hàn do vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây ra. Trực khuẩn thương hàn có tên khoa học là Salmonella typhi.

Các trường hợp dễ bị lây bệnh là: uống nước lã, nước đá; ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn như trai, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… chưa nấu chín kỹ; ăn rau sống; dùng sữa và các chế phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn thương hàn; ruồi, nhặng làm lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm vào thức ăn… Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày. Bệnh nhân bị bệnh thương hàn có dấu hiệu đặc biệt là sốt liên tục, sốt cao đến 40oC, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy dẫn đến mất nước trầm trọng. Bệnh có thể để lại các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa (có khi rất trầm trọng); thủng ruột non (là biến chứng rất nặng có thể gây tử vong); viêm não; viêm túi mật, viêm nội tâm mạc, viêm xương…

Nói chung thương hàn là bệnh nguy hiểm. Để phòng bệnh cần thực hiện ăn chín uống sôi. Rửa tay sạch trước khi ăn uống, sau khi lao động, tiếp xúc với đồ vật. Tích cực diệt ruồi, nhặng, gián… Khi có dấu hiệu bệnh thì cần đi bệnh viện để điều trị kịp thời.

BS. Thanh An

]]>
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-dia-dem-co-nguy-hiem-13042/ Sun, 29 Jul 2018 14:43:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-dia-dem-co-nguy-hiem-13042/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phạm Nga(Quảng Ninh)

Giữa hai đốt sống có một đĩa đệm có hình giống thấu kính lồi, cấu tạo bởi lớp vỏ sợi bên ngoài bọc một nhân nhầy ở trung tâm. Đĩa đệm bình thường được giữ ở vị trí giữa hai đốt sống trên và dưới bởi các dây chằng nối giữa hai đốt sống. Nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, giúp cho cột sống thực hiện chức năng vận động một cách mềm dẻo. Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, khi đĩa đệm chỉ mới phồng (lồi) ra sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây chèn ép thần kinh.

Do đó, trong đa số trường hợp phồng đĩa đệm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau cột sống thắt lưng và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, từ phồng đĩa đệm có thể trở thành thoát vị thực sự với các triệu chứng chèn ép thần kinh nặng nề hơn. Thực chất phồng đĩa đệm chỉ là hình ảnh nhìn thấy trên phim cộng hưởng từ chứ không phải căn nguyên gây đau lưng. Bạn bị đau lưng cấp có thể do thực hiện các động tác sinh hoạt, lao động gắng sức, sai tư thế, hoặc ngồi lâu… dẫn đến khối cơ cạnh cột sống thắt lưng co cứng gây đau.

Vì vậy, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh gắng sức, kết hợp vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, có thể phối hợp thuốc giảm đau, giãn cơ trong vài ngày là hết đau. Còn bản chất phồng đĩa đệm thì nhìn chung không có thuốc điều trị khỏi, chỉ dựa vào chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh đau tái phát hoặc tiến triển sang thoát vị đĩa đệm.

BS. Bùi Hải Bình

]]>
Nhiễm virut viêm gan B có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-virut-viem-gan-b-co-nguy-hiem-10439/ Wed, 25 Jul 2018 07:03:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-virut-viem-gan-b-co-nguy-hiem-10439/ [...]]]>

Hoàng Minh Giang ([email protected])

Thống kê ở Việt Nam cho thấy hiện người lành mang mầm bệnh virut viêm gan B chiếm khoảng 10-15% dân số. Những người lành mang mầm bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với virut viêm gan B đến suốt đời. Trường hợp thứ 2 là người mắc bệnh viêm gan B cấp hoặc mạn. Viêm gan B cấp có triệu chứng rầm rộ như vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng nhưng sẽ tự khỏi sau vài tuần, một số trở thành viêm gan mạn. Viêm gan mạn thường có rất ít triệu chứng như đau hạ sườn phải, chán ăn, xét nghiệm men gan tăng, HbsAg(+), HbeAg(+), HBV-DNA(+). Nếu có HbeAg+++ chứng tỏ số virut hoạt động trong máu nhiều thì phải điều trị tích cực. Như trên đã nói viêm gan cấp có thể sẽ tự khỏi sau vài tuần nhưng sẽ chuyển thành viêm gan mạn và khi bị viêm gan mạn dễ dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan sau này. Điều trị viêm gan virut B rất tốn kém. Lời khuyên, bạn cần định kỳ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa của các bệnh viện gần nhà để được theo dõi và hướng dẫn điều trị cụ thể. Đặc biệt người mang virut viêm gan b nói riêng cũng như người bệnh viêm gan virut nói chung cần chú ý chế độ ăn uống, tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc. Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cho những người cùng chung sống trong gia đình như vợ (chồng), con cái (bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nhưng nếu ai đã nhiễm thì không cần tiêm vắc-xin nữa).

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Mất kinh có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-kinh-co-nguy-hiem-10360/ Wed, 25 Jul 2018 06:52:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-kinh-co-nguy-hiem-10360/ [...]]]>

Xin quý báo cho biết nguyên nhân và có cần phải đi khám bác sĩ không?

Ngọc Trinh (Hà Nội)

Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormon (hormon của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: estrogen và progesterone của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh.

Phụ nữ có thể mất kinh do: Có thai; Cho con bú; Stress; Dùng một số thuốc: tránh thai, corticoid, chống trầm cảm…; Mắc một số bệnh mạn tính; Mất cân bằng về hormon: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài; Vận động quá nhiều; Tuyến giáp hoạt động kém; U tuyến yên…

Chị không nên quá lo lắng khi bị mất kinh. Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau như: Mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn; Nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực; Vú tiết ra sữa hay dịch; Sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh khác.

Việc điều trị cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc đến tư vấn bác sĩ chuyên khoa sản, chị cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức.

BS. Nguyễn Anh Vũ

]]>
Tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-kinh-o-tuoi-day-thi-co-nguy-hiem-8582/ Sun, 22 Jul 2018 03:12:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-kinh-o-tuoi-day-thi-co-nguy-hiem-8582/ [...]]]>

Nếu trục trặc chỉ diễn ra dưới 3 tháng, rồi kinh nguyệt đều đặn và ổn định thì không đáng ngại. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, bất thường về kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, bế kinh, tắc kinh… kéo dài trên 6 tháng cũng đều có thể là những tín hiệu không tốt cho sức khỏe sinh sản, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của bạn gái.

Tắc kinh là một dạng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt hoặc có kinh bình thường nhưng 2-3 tháng sau lại không thấy có kinh, có nhiều trường hợp trên 18 tuổi vẫn chưa thấy kinh nguyệt. Những trường hợp này khá giống với hiện tượng vô kinh.

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì như: hội chứng Turner, do tuyến giáp hoạt động kém cũng như những bất thường ở tuyến giáp, do rối loạn nội tiết tố…

Bên cạnh đó, những bạn gái có sức khỏe thể chất yếu hoặc phải làm việc quá sức, vận động mạnh hay tâm lý thường căng thẳng, bất ổn định cũng dễ mắc phải chứng tắc kinh nguyệt.

Tắc kinh ở tuổi dậy thì nếu không có hướng xử lý nhanh chóng có thể gây ra những nguy hại như: Trường hợp bạn gái bị tắc kinh do stress, căng thẳng dài ngày hoặc tâm sinh lý không ổn định, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm. Hiện tượng tắc kinh cũng có liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng của tuyến yên. Trường hợp tắc kinh do suy buồng trứng sớm có thể dẫn đến nguy cơ teo nhỏ cơ quan sinh dục, từ đó có thể dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng. Trường hợp tắc kinh ở tuổi dậy thì do huyết kinh bị ứ đọng lại, không thoát được ra ngoài có thể khiến vòi tử cung và tử cung giãn căng, thậm chí có thể phá hủy niêm mặc của vòi tử cung và tử cung…

Kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của bạn gái. Vì vậy, mọi bất thường v ề kinh nguyệt đều tiềm ẩn dấu hiệu không tốt về sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ sau này. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu bất thường thì bậc phụ huynh cần đưa con đi khám để điều trị.

LÊ THỤC ANH

]]>