Nguy cơ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 04:45:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Nguy cơ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những nguy cơ khi trẻ sinh non http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguy-co-khi-tre-sinh-non-16123/ Tue, 25 Sep 2018 04:45:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguy-co-khi-tre-sinh-non-16123/ [...]]]>

Ngọc Mai (Hải Dương)

Trẻ sinh non khi chào đời dưới 37 tuần tuổi chia ra 3 mức độ: sinh cực non (dưới 28 tuần), sinh rất non (28 đến dưới 32 tuần) và sinh non (32 đến dưới 37 tuần). Trẻ sinh càng non càng dễ tử vong và càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khoẻ trong những ngày đầu sau sinh và nhiều năm sau. Trẻ sinh non tuỳ mức độ phải đối mặt với một hay nhiều nguy cơ thường gặp sau đây: Cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc hơn, thường trong vài ngày đầu sau sinh; Suy hô hấp: hay gặp nhất ở trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi; Xuất huyết não: nguy cơ cao với trẻ sinh non dưới 30 tuần tuổi, thường trong vài ngày đầu sau sinh; Viêm ruột hoại tử: điển hình xảy ra vào tuần thứ 2-3 sau sinh, chủ yếu ở trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo; Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non: có thể gây mù loà nếu không được phát hiện và điều trị thành công, xảy ra chủ yếu ở trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc nhẹ cân dưới 1,5kg hoặc có yếu tố nguy cơ khác như ngạt sơ sinh, điều trị oxy kéo dài; Loạn sản phổi – phế quản: chủ yếu xảy ra ở trẻ sinh cực non hoặc trẻ sinh non suy hô hấp phải thở máy; Nhiễm trùng: do hệ thống miễn dịch non yếu, hay gặp viêm phổi, nhiễm trùng huyết, và viêm màng não; Vàng da nặng, thiếu máu.

Trường hợp của bạn là sinh non 35 tuần, như vậy, có thể xem cháu bé đã tránh được các nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng trong những ngày đầu nhưng vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ về sau như còn ống động mạch, bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non, nhiễm trùng, vàng da nặng, thiếu máu. Bạn cần nuôi bằng sữa mẹ (giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử), chăm sóc sạch sẽ như rửa tay kỹ trước và sau khi chăm sóc bé, tránh để bé tiếp xúc gần với người có bệnh nhiễm trùng, đưa bé đi khám sau sinh 1 tháng với bác sĩ chuyên khoa mắt trẻ em và với bác sĩ tim mạch nhi. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đi khám sức khoẻ tổng quát và tiêm ngừa đầy đủ theo lịch.

BS. Nguyễn Thu Phương

]]>
Polyp cổ tử cung và nguy cơ ác tính http://tapchisuckhoedoisong.com/polyp-co-tu-cung-va-nguy-co-ac-tinh-15836/ Thu, 06 Sep 2018 13:05:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/polyp-co-tu-cung-va-nguy-co-ac-tinh-15836/ [...]]]>

Đây là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Đa số polyp cổ tử cung không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ. Vậy, dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung là gì, có nguy hiểm không?

Polyp cổ tử cung là khối u lành tính phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô, xuất phát từ ống cổ tử cung, có chân hoặc không có chân, kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài cm, thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Người bệnh có polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể ra khí hư nhiều, rong huyết, ra máu sau giao hợp. Polyp tử cung thường lành tính, nhưng khoảng 1% các ca có chuyển dạng ác tính. Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 thường mắc, kích thước polyp cổ tử cung có thể nhỏ (bằng hạt gạo), cũng có khi rất lớn (đường kính có thể hơn 10cm). Polyp cổ tử cung thường có màu hồng, có đầu, mềm, khi chạm vào rất dễ chảy máu.

Hình ảnh polyp cổ tử cung.

Hình ảnh polyp cổ tử cung.

Polyp cổ tử cung do đâu?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân gây polyp cổ tử cung hình thành là do cổ tử cung bị viêm nhiễm mạn tính, khiến niêm mạc cổ tử cung bị viêm, gây tăng sản. Nguyên nhân gây ra polyp cổ tử cung tuy chưa được làm rõ nhưng sự gia tăng quá mức estrogen được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới polyp cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết

Mặc dù đã có rất nhiều người từng mắc phải bệnh lý này nhưng phần lớn đều phát hiện ra nó ở giai đoạn muộn bởi những triệu chứng thường không rõ ràng hoặc phát hiện tình cờ, tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng các dấu hiệu sau đây chị em nên quan tâm:

Bệnh polyp cổ tử cung thường khiến kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài, lượng máu nhiều và kéo dài số ngày hành kinh. Nếu không có cách khắc phục sẽ gây thiếu máu trầm trọng. Xuất hiện khí hư bất thường, âm đạo tiết ra nhiều khí hư màu sắc khác thường kèm mùi hôi tanh gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số trường hợp xuất hiện những cơn đau bụng dưới dữ dội, nhất là những ngày hành kinh và khi giao hợp, cảm giác đó càng tăng lên rất nhiều. Người bệnh còn có biểu hiện tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều, nếu kéo dài có thể gây bí tiểu.

Polyp tử cung có thể xuất hiện ở những phụ nữ sắp hoặc sau khi mãn kinh, những phụ nữ sau mãn kinh có thể chỉ cảm thấy xuất huyết âm đạo nhẹ.

Kéo theo nhiều bệnh lý khác

Nếu polyp nhỏ sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng, còn nếu polyp phát triển lớn hơn có thể gây tắc cổ tử cung, bịt kín cổ tử cung gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em. Khi bị polyp cổ tử cung, khả năng thụ thai của người phụ nữ sẽ bị giảm đi đáng kể. Ở một góc độ nào đó khi phụ nữ bị mắc polyp tử cung có bị ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục: các triệu chứng của bệnh polyp cổ tử cung như khí hư ra nhiều, chảy máu âm đạo… có thể khiến lo lắng khi giao hợp, điều này cũng sẽ làm giảm sự hưng phấn.

Mặt khác, polyp cổ tử cung là một khối u lành tính, tuy nhiên, có thể gây ra nhiều bệnh lý khác: polyp tử cung có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang… Đặc biệt, ở tỷ lệ nhỏ, polyp vẫn có thể là biểu hiện của ung thư trong tương lai bởi nó có thể phát triển từ các vị trí khác nhau của tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, có trường hợp chỉ cần điều trị nội khoa. Tuy nhiên, với trường hợp cần điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật cắt polyp và đốt chân polyp bằng điện. Nếu polyp có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể thực hiện xoắn polyp. Đây là một thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Đối với một số trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ sẽ gửi mẫu xét nghiệm để kiểm tra. Người bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh nếu polyp cho thấy có dấu hiệu của viêm nhiễm. Nếu polyp là ác tính (ung thư), việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư. Nếu polyp có kích thước quá to, bác sĩ có thể chỉ định cắt polyp và đốt chân polyp bằng điện để ngăn ngừa tái phát.

Vì polyp cổ tử cung có thể ảnh hưởng tới việc thụ thai ở phụ nữ nên việc khám sức khỏe định kỳ là việc rất cần thiết. Hoặc khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

BS. Nguyễn Thúy Thu

]]>
Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bể bơi http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-lay-nhiem-benh-tu-be-boi-13543/ Sun, 05 Aug 2018 05:11:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-lay-nhiem-benh-tu-be-boi-13543/ [...]]]>

Những bệnh thường gặp khi đi bơi

Viêm tai ngoài: Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây giảm thính lực kéo dài.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và kích ứng mắt: Đau mắt đỏ cũng là căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm ở nơi công cộng, đặc biệt là hồ bơi. Vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) sống rất thoải mái trong nước hồ bơi và gây bệnh. Bệnh lý này hay xảy ra ở những người không có thói quen đeo kính, thường mở mắt khi bơi, khiến nước tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều ghèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng… Nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.

Bể bơi không an toàn là nơi tập trung của vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Bể bơi không an toàn là nơi tập trung của vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, nếu đi bơi thường xuyên, bị kích thích và đỏ mắt, có thể là do tác động của chất clo và các hóa chất khử trùng khác được sử dụng trong các hồ bơi. Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của mắt. Ngoài ra, bụi bẩn và các yếu tố không hợp vệ sinh trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.

Bệnh hen ở trẻ: Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Bệnh tiêu chảy: Nước bể bơi, đặc biệt là bể bơi không hợp vệ sinh là môi trường lý tưởng để mầm bệnh gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium – một ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột sinh sống. Loại ký  sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, mọi người cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra nước hồ bơi cũng là nơi tập trung của vi khuẩn có hại như E.coli và Giardia, Shigella… gây bệnh tiêu chảy.

Các bệnh ngoài da: Không ai biết được rằng mỗi ngày hồ bơi tiếp nhận bao nhiêu lượt khách và trong số đó có ai bị các bệnh về da liễu, nấm ngứa hay không. Vì thế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lý về da khi đi bơi là hoàn toàn có thể. Nhiều người không có thói quen tắm vòi sen trước khi xuống hồ, lúc này mồ hôi, mỹ phẩm, kem dưỡng da, khói bụi sẽ bị hòa tan vào nước trong hồ và trở thành nguồn gây bệnh cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, việc xử lý nước trong hồ bơi cũng không đảm bảo khi nồng độ pH quá ít hoặc lượng clo quá nhiều cũng sẽ gây tổn thương da.

Thông thường, các bệnh ngoài da dễ bị lây qua nước ở hồ bơi là nấm, lang ben, viêm da… Và ngay khi có các dấu hiệu ngứa, rát, đỏ da, nổi mẩn thì nên dừng bơi, lên trên phòng tắm và tắm sạch, tránh gãi vì dễ gây kích ứng, tổn thương da. Sau đó cần đến các trung tâm da liễu để được điều trị đúng cách.

Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh viêm da tiếp xúc với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh ngoài da do hóa chất.

Nấm kẽ chân là bệnh dễ mắc khi đi bơi. Bệnh do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.

Bệnh phụ khoa: Do nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Dưới môi trường nước, các loại vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập và tấn công vào vùng kín, gây nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh lậu. Khi có các triệu chứng như ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu thì cần gặp ngay bác sĩ nam, phụ khoa để được điều trị kịp thời. Bởi vì những bệnh lý vùng kín không chỉ gây khó chịu tức thời mà còn ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi đi bơi

Lựa chọn hồ bơi có ít người, nguồn nước sạch, trong xanh, không có vật thể, mùi lạ. Tuyệt đối không đi bơi khi trên người đang có vết thương hở hoặc tình trạng sức khỏe không tốt. Trang bị đầy đủ kính bơi, mũ chụp đầu để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vào mắt, tai, mũi, họng. Không ngâm mình dưới hồ bơi quá lâu. Sau khi bơi cần tắm lại sạch sẽ, súc miệng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

 

Cách nhận biết bể bơi an toàn

Trước tiên hãy dùng các giác quan của mình để đánh giá xem đó có phải là một bể bơi sạch và an toàn hay không. Dùng mắt để quan sát độ trong xanh của nước ở dưới bể. Nếu màu nước tối, bị vẩn đục hoặc có các vật thể lạ thì môi trường nước ở đó sẽ không an toàn. Còn nếu cảm thấy mùi nước ở bể bơi rất khó chịu thì có thể là do khâu xử lý nước chưa được tốt, lượng clo nhiều mà độ pH thì quá ít. Điều này cũng sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.

 

BS. Nguyễn Trung

]]>
Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết vì mụn nhọt http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-nhiem-khuan-huyet-vi-mun-nhot-13488/ Sun, 05 Aug 2018 05:05:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-nhiem-khuan-huyet-vi-mun-nhot-13488/ [...]]]>

Bệnh dễ nhận biết

Mụn nhọt là nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang lông do tụ cầu vàng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Kích thước của nhọt từ 1-2cm, ở giữa có ngòi mủ hoại tử tổ chức. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng. Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Tiến triển của nhọt từ khi bắt đầu viêm đến khi khỏi khoảng 1 tuần. Nhọt lúc đầu cứng, dần dần mềm rồi nhọt vỡ hoặc dò mủ và có thể để lại sẹo to. Mủ vàng đặc, có thể nhìn thấy ngòi mủ bám vào nang lông. Nhọt có thể xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể. Vị trí da hay bị nhọt nhất là vùng râu cằm, sau gáy, vùng mông, nách. Biến chứng tại chỗ nhọt có thể gây viêm quầng là nhiễm khuẩn lan rộng và có nguy cơ gây nhiễm khuẩn máu. Thông thường, bệnh nhân chỉ bị 1-2 nhọt nhưng có khi người bệnh bị rất nhiều nhọt.

Khi bị mụn nhọt cần vệ sinh da sạch sẽ.

Khi bị mụn nhọt cần vệ sinh da sạch sẽ.

Mụn nhọt khi nào là nguy hiểm?

Mụn nhọt trên da chỉ gây đau, ngứa và chảy nước nhưng khi đã biến chứng lại rất nguy hiểm. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt quanh mũi miệng thường gọi là đinh râu. Đó là nhiễm tụ cầu ác tính vùng mặt, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Có trường hợp nhọt tập trung thành cụm nhiều nhọt và thường hay ở sau lưng nên gọi là hậu bối, khi các nhọt này vỡ để lại các lỗ rò mủ như gương sen. Hậu bối là một biểu hiện nặng của nhọt và hay xảy ra ở những người bị bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể như lao, tiểu đường… Hậu bối cũng là biểu hiện nặng của nhọt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhọt ổ gà là những nhọt xuất hiện ở nách. Đó là những cục nhọt cứng, thường nhiều nhọt và có thể loét lâu lành do vùng nách luôn ẩm ướt. Bệnh lại rất hay tái phát.

Khi bị nhọt, nếu chỉ có 1-2 nhọt thì có thể người bệnh không bị sốt. Nhưng nếu bị nhiều nhọt hoặc bị đinh râu hay hậu bối thì người bệnh kèm theo sốt, mệt mỏi… Đặc biệt, nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng thì cần phải theo dõi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang không? Vi khuẩn cũng có thể theo đường máu gây nhiễm ở van tim, khớp, các xương dài và phủ tạng, đặc biệt là thận. Một số người bệnh bị tái phát nhiều lần, đặc biệt ở những người bị đái tháo đường.

Một số trường hợp bệnh nhân bị nhọt mạn tính. Khi đó, cần khám xem người bệnh có bị ghẻ, chấy rận hay bệnh eczema không? Xét nghiệm đường máu, đường niệu để phát hiện bệnh tiểu đường. Cũng cần xét nghiệm vi trùng tại chỗ, trong mũi của bệnh nhân và những người sống cùng; nếu có tụ cầu trùng vàng thì cần dùng các dung dịch sát khuẩn để tránh tái phát nhọt cho người bệnh.

Xử lý mụn nhọt đúng cách

Nhọt là bệnh chữa khỏi khi điều trị sớm bằng kháng sinh và chích rạch hợp lý. Điều trị nhọt sử dụng kháng sinh phù hợp có hiệu quả diệt tụ cầu và chích rạch khi nhọt đã “chín” làm cho nhọt chóng lành hơn.

Khi nhọt mới xuất hiện có thể bôi dung dịch betadine nhiều lần, sử dụng các thuốc sát khuẩn khác như chlorhexidine, clindamycin, milian, castellani, các mỡ kháng sinh bôi. Cần vệ sinh cơ thể bằng xà phòng sát khuẩn, vệ sinh môi trường sống và chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, vitamin, hạn chế thức ăn có đường. Trường hợp nhọt nặng, nhiều và có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng, cần sử dụng kháng sinh toàn thân. Liều lượng dùng tùy theo trường hợp bệnh nhân và cần được thầy thuốc chỉ định. Có thể làm kháng sinh đồ trong trường hợp điều trị không đỡ để có thể xác định được kháng sinh, tốt nhất đối với vi khuẩn. Chích rạch nhọt là biện pháp làm cho nhọt chóng khỏi nhưng phải thận trọng, chỉ chích nhọt khi đã “chín”, chích non sẽ làm cho nhiễm khuẩn lan rộng hơn và gây nguy cơ nhiễm khuẩn máu.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nhọt thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, do vậy, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh môi trường cùng với vệ sinh cá nhân hằng ngày. Môi trường sạch sẽ, khô, thoáng mát sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Với những người hay bị nhọt cần phải sát khuẩn cho bản thân và những người sống chung ở các vùng vi khuẩn dễ khư trú như mũi, nách, vùng sinh dục – hậu môn. Những người bị tiểu đường, béo phì, bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày như các thuốc corticoid, thuốc chống ung thư và suy giảm miễn dịch mắc phải – AIDS rất dễ bị mụn nhọt. Cần vệ sinh cơ thể bằng các xà phòng sát khuẩn, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, vitamin, hạn chế thức ăn có nhiều đường.

BS. Duy Hưng

]]>
Triglyceride máu cao cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/triglyceride-mau-cao-cung-lam-tang-nguy-co-dot-quy-10627/ Wed, 25 Jul 2018 07:26:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/triglyceride-mau-cao-cung-lam-tang-nguy-co-dot-quy-10627/ [...]]]>

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho biết, chỉ số triglyceride trong kết quả xét nghiệm lipidcũng rất cần chú ý, vì chúng cũng là thủ phạm gây xơ vữa động mạch và là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch chuyển hóa và đột quỵ.

Các nguy cơ của tăng triglyceride máu

Nồng độ triglyceride bình thường thấp hơn 150mg/dL; 150-199mg/dL là cao nhẹ; 200-499mg/dL được gọi là cao; và ở mức cao hơn 500mg/dL được gọi là rất cao. Tăng triglyceride máu và các rối loạn do tăng triglyceride máu gây ra thực sự khá nguy hiểm. Tăng triglyceride máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, dẫn đến góp phần vào việc tắc nghẽn các động mạch khác của cơ thể và cuối cùng sẽ dẫn đến một cơn đau tim hoặc cơn đột quỵ.

Người bị bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc suy giáp có nguy cơ cao khi kèm tăng triglycerid máu.

Nồng độ triglyceride máu vượt quá 500mg/dL có thể dẫn đến bệnh viêm tụy cấp, đe dọa tính mạng.

Mức triglyceride cao liên quan đến chứng xơ vữa động mạch. Nếu mảng xơ vữa hoặc cục máu đông vỡ ra có thể làm tắc nghẽn dòng máu trong động mạch cung cấp cho cơ tim, có thể gây ra cơn đau tim, hoặc động mạch cung cấp cho não, có thể gây đột quỵ. Mức LDL (cholesterol xấu) cao, chứng béo phì và tình trạng kháng insulin cũng là những yếu tố quan trọng gây xơ vữa động mạch.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mức triglyceride cao có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển đột quỵ.Trong thời gian 4 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ đã thu thập dữ liệu trên hơn 1.000 bệnh nhân điều trị tại một trung tâm y tế với chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), còn được gọi là “đột quỵ nhẹ”. Tất cả các bệnh nhân này đều được xét nghiệm lipid sau khi nhập viện. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân có mức triglyceride cao có gấp 2,7 lần bị đột quỵ so với những người có mức triglyceride thấp.

Triglyceride máu cao làm xơ vữa động mạch gây nguy cơ bệnh mạch vành và gan nhiễm mỡ.

Triglyceride máu cao làm xơ vữa động mạch gây nguy cơ bệnh mạch vành và gan nhiễm mỡ.

Nguyên nhân tăng triglyceride máu

Mặc dù rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây triglyceride máu cao, nhưng có liên quan đến một số yếu tố, bao gồm: béo phì, thừa cân; Mắc bệnh đái tháo đường; Bệnh thận, giảm chức năng tuyến giáp và bệnh gan; Tuổi cao; Chế độ ăn không lành mạnh, quá nhiều đường hoặc rượu làm tăng lượng triglyceride sản xuất trong gan; Dùng thuốc tránh thai dạng uống, steroid và thuốc lợi tiểu; Yếu tố gia đình.

Làm thế nào để giảm triglyceride máu?

Khi nồng độ triglyceride máu cao, cần thực hiện những điều sau để giảm nồng độ triglyceride về giới hạn bình thường.

Giảm trọng lượng cơ thể là yếu tố tiên quyết nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì. Mất 5-10% trọng lượng hiện tại có thể làm giảm nồng độ triglycerid 20%. Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23 hoặc ít hơn, nhưng trên 18,5 dành cho người châu Á. Nếu chỉ số BMI của bạn trên 23, bạn đang bị thừa cân và trên 25, bạn đang bị béo phì, cần giảm ngay cân nặng. Kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: đàn ông <90 cm; phụ nữ <80 cm theo chuẩn người châu Á.

Giảm tiêu thụ đường: Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có mức tiêu thụ đường hàng ngày không vượt quá 10% lượng calo hàng ngày sẽ có nồng độ triglyceride máu thấp nhất. Tốt nhất là giữ mức tiêu thụ đường hàng ngày thấp hơn 5%. Có nghĩa không tiêu thụ hơn 150g đường mỗi ngày đối với nam giới và 100g mỗi ngày với phụ nữ.

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ để làm giảm nồng độ triglyceride máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Tiêu thụ nhiều hơn thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong các loại cá béo như: cá trích, cá hồi, cá mòi. Nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Tuy nhiên nếu triglyceride cao, cũng nên uống bổ sung omega-3.

Uống thuốc làm giảm triglyceride: Trong trường hợp nồng độ triglyceride máu cao hoặc rất cao, bác sĩ có thể sẽ khuyên uống một số loại thuốc như niacin, statin hoặc fibrate để đưa nồng độ triglyceride về giới hạn bình thường. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu chỉ giảm triglyceride máu bằng cách sử dụng các loại thuốc sẽ không làm giảm nguy cơ phát triển một cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Vì vậy nên kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt và hoạt động thể chất theo khuyến cáo.

Giảm các chất béo không lành mạnh: Càng dùng nhiều các chất béo, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, càng làm tăng nồng độ triglyceride trong máu. Có thể làm giảm triglyceride bằng cách tránh tiêu thụ chất béo không lành mạnh có trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo, bơ và da gà; hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa có trong thức ăn nhanh và chiên xào.

TS. BS. Lê Thanh Hải

]]>
9 nguy cơ dễ xảy ra trong quá trình phẫu thuật http://tapchisuckhoedoisong.com/9-nguy-co-de-xay-ra-trong-qua-trinh-phau-thuat-10533/ Wed, 25 Jul 2018 07:15:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/9-nguy-co-de-xay-ra-trong-qua-trinh-phau-thuat-10533/ [...]]]>

Để giúp bạn đọc hiểu thêm những nguy cơ trong phẫu thuật, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS.TS. Trần Trung Dũng – Phó Giám đốc BVĐK Xanh Pôn, Giảng viên Bộ môn Ngoại (Đại học Y Hà Nội) nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về những nguy biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

Khi dự định thực hiện phẫu thuật, vấn đề người bệnh cũng như người thân bệnh nhân quan tâm lớn nhất và gần như duy nhất là kết quả cuối cùng của quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, một trong những vấn đề rất quan trọng mà người nhà bệnh nhân cũng như bệnh nhân cần quan tâm, hiểu rõ và ý thức được – đó là các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật.

Các nguy cơ này do nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan, khách quan nhưng đều để lại những hậu quả mà cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều không mong muốn. Không có bất kỳ phẫu thuật nào mà không có nguy cơ, tuy nhiên, việc hiểu rõ các nguy cơ giúp cho người bệnh được lựa chọn sáng suốt: phẫu thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống hay là chấp nhận tình trạng hiện tại để tránh các nguy cơ có thể xảy ra. Một số trường hợp khác, khi được bác sĩ thông báo về các nguy cơ có thể xảy ra, một số bệnh nhân không hiểu rõ, sẽ e ngại, lo lắng và đôi khi từ chối việc phẫu thuật, làm mất đi cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Điều quan trọng nhất là người nhà cũng như bệnh nhân cần nắm chắc, hiểu rõ các nguy cơ trong và sau phẫu thuật có thể gặp phải là:

1. Các nguy cơ và biến chứng do gây mê hồi sức

Quá trình phẫu thuật đòi hỏi sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của gây mê hồi sức. Tùy theo yêu cầu của cuộc phẫu thuật mà bác sĩ gây mê có thể thực hiện 2 loại gây mê cơ bản: gây tê vùng và gây mê toàn thân. Đối với gây mê toàn thân, bác sĩ gây mê phải kiểm soát và chỉ huy gần như hoàn toàn vấn đề hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân để đảm bảo yêu cầu cho phẫu thuật. Đối với gây tê vùng, có thể chỉ cần làm giảm đau đủ mức độ cần thiết để bệnh nhân hết đau, có thể thực hiện được phẫu thuật.

Trong quá trình phẫu thuật, các nguy cơ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong quá trình phẫu thuật, các nguy cơ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

2. Nguy cơ chảy máu

Nguy cơ chảy máu là nguy cơ thường trực của tất cả các loại phẫu thuật. Nguy cơ này nếu xảy ra, có thể đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật lại để cầm máu hoặc là truyền máu nếu cần thiết. Việc chảy máu sau phẫu thuật có thể do rất nhiều nguyên nhân: quá trình đông máu của bệnh nhân kém, sự bong cục máu đông sau phẫu thuật do bệnh nhân cử động mạnh, có thể tổn thương các mạch máu trước hoặc trong phẫu thuật mà trong khi phẫu thuật, do những điều kiện khách quan mà bệnh nhân không phát hiện ra…

Nếu xảy ra chảy máu sau mổ, việc mổ lại để cầm máu có thể được đặt ra, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về chuyên môn của bác sĩ mới có thể có được kết quả tốt nhất.

3. Nguy cơ hình thành cục máu đông

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một nguy cơ sau phẫu thuật, đặc biệt, nguy cơ này có thể dẫn đến tử vong nếu cục huyết khối rời ra khỏi lòng mạch, trôi vào hệ thống mạch máu quan trọng của tim và phổi.

Nguy cơ hình thành cục máu đông là nguy cơ thường trực cho tất cả các bệnh nhân nằm lâu chứ không chỉ các bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật là yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhân nằm lâu, do đó, bệnh nhân cần ý thức rất rõ điều này trước khi tham gia quá trình phẫu thuật để có thể hiểu rõ vai trò chủ yếu và quan trọng của mình trong việc ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Ngăn ngừa nguy cơ này đòi hỏi sự phối hợp của bệnh nhân và bác sĩ, trong đó, bệnh nhân đóng vai trò trung tâm. Đối với những phẫu thuật có nguy cơ, bác sĩ sẽ chủ động bổ sung thêm thuốc điều trị để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một nguy cơ và là một tình trạng nên chủ động phòng bệnh chứ không nên ỷ lại vào việc điều trị. Nếu xảy ra tình trạng này, việc điều trị cũng hết sức khó khăn và chi phí cũng rất tốn kém.

4. Nguy cơ tử vong

Mọi phẫu thuật đều có nguy cơ tử vong, mặc dù nguy cơ này có thể nhỏ. Quá trình phẫu thuật phải dùng thuốc và các biện pháp can thiệp điều trị, tất cả các biện pháp này đều có nguy cơ và nặng nề nhất là dẫn đến tử vong. Những phẫu thuật lớn, nặng nề như phẫu thuật tim mạch, não, nguy cơ tử vong là đương nhiên nhưng những phẫu thuật nhỏ như: cắt amiđan, cắt mộng thịt của mắt… cũng thường trực nguy cơ này mặc dù rất nhỏ.

5. Khó thở sau phẫu thuật

Đối với những phẫu thuật đòi hỏi việc gây mê toàn thân, nguy cơ khó thở và khó khăn trong việc bỏ máy thở là một trong những nguy cơ có thể gặp. Một số bệnh nhân có thể phải thở máy lâu hơn, một số bệnh nhân có thể phải thực hiện việc phục hồi chức năng đồng thời với việc cai máy thở. Những bệnh nhân có thể gặp những nguy cơ này thường là những bệnh nhân có nguy cơ mạn tính về bệnh lý hô hấp và tim mạch.

6. Nhiễm khuẩn sau mổ

Mọi cuộc phẫu thuật đều đòi hỏi phải phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể, trong đó lớn nhất là da. Đây là cơ hội rất tốt để vi khuẩn xâm nhập. Quá trình phẫu thuật được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn, tuy nhiên, theo tính toán thì không thể có sự vô trùng tuyệt đối, do đó, nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra.

7. Chấn thương trong quá trình phẫu thuật

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, vì những điều kiện khách quan mà có thể xảy ra những chấn thương khác trong phẫu thuật như: cắt ruột thừa bị thủng ruột, cắt tử cung phạm phải niệu quản, kết hợp xương phạm phải mạch máu… Những thương tổn này có thể được phát hiện và xử lý ngay nhưng cũng có thể sau phẫu thuật mới phát hiện ra. Khi phát hiện xảy ra sự cố, việc can thiệp lại có thể được đặt ra và thực hiện ngay.

8. Liệt sau phẫu thuật

Một trong những biến chứng ít gặp nhưng rất nặng nề có thể xảy ra là liệt thần kinh sau phẫu thuật. Việc này thường gặp hơn ở các phẫu thuật não và tủy sống, tiếp theo là các phẫu thuật chi như kết hợp xương, phẫu thuật khớp… Các phẫu thuật này có sử dụng garô để giảm thiểu sự chảy máu, tuy nhiên, do sự nhạy cảm của thần kinh ngoại vi của từng bệnh nhân có thể dẫn đến liệt thần kinh. Nguyên nhân của liệt thần kinh trong các trường hợp này là do tổ chức thần kinh bị thiếu máu nuôi. Về cơ bản, liệt này có thể hồi phục nhưng vẫn có tỷ lệ không hồi phục thần kinh sau mổ. Một số trường hợp có thể cải thiện chức năng bằng các phẫu thuật chỉnh hình chuyển gân, một số trường hợp khác thì khó khăn hơn.

9. Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn

Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn là điều mà cả phẫu thuật viên và bệnh nhân đều không mong muốn. Trong một số trường hợp, mặc dù tất cả mọi biện pháp điều trị đều tốt và chuẩn mực nhưng kết quả phẫu thuật vẫn không được như mong muốn. Điều này được giải thích do nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng như: vấn đề cơ địa, vấn đề kỹ thuật. Trong một số trường hợp, khi nguyên nhân của kết quả kém sau phẫu thuật được xác định, việc can thiệp phẫu thuật lại có thể được đặt ra.

Như vậy, khi đứng trước sự lựa chọn phẫu thuật, phải hiểu rằng bệnh nhân phải chấp nhận các nguy cơ của phẫu thuật và gây mê hồi sức. Các nguy cơ này có thể tỷ lệ rất nhỏ nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu bệnh nhân quyết định lựa chọn phẫu thuật, vấn đề nên quan tâm trước tiên là có thực sự tin tưởng vào bác sĩ phẫu thuật và êkíp thực hiện phẫu thuật cho hay chưa? Nếu bệnh nhân tin tưởng vào trình độ chuyên môn của êkíp sẽ thực hiện phẫu thuật cho thì có thể tin rằng họ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có thể để đạt được kết quả phẫu thuật tốt nhất và cuộc phẫu thuật diễn ra được an toàn nhất.

PGS.TS. Trần Trung Dũng

]]>
Nguy cơ khi phụ nữ có testosterone cao http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-phu-nu-co-testosterone-cao-10338/ Wed, 25 Jul 2018 06:48:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-phu-nu-co-testosterone-cao-10338/ [...]]]>

Cùng với hormone sinh dục nữ estrogen, testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì mô và xương cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên, sẽ ra sao khi lượng  testosterone trong cơ thể phụ nữ cao hơn bình thường?

Dấu hiệu testosterone cao ở phụ nữ

Sự mất cân bằng testosterone có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khoẻ của phụ nữ. Nếu cơ thể sản sinh quá nhiều testosterone, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên thất thường hoặc mất hẳn, lông trên mặt và trên cơ thể nhiều hơn bình thường. Người phụ nữ có thể xuất hiện các tình trạng như: Mọc mụn trứng cá, giọng nói trầm hơn, tóc thưa hơn, thậm chí bị hói,  tăng cân, âm vật lớn hơn bình thường, giảm hoặc mất ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng, giảm kích thước vú. Mức độ nghiêm trọng của dư thừa testosterone ở phụ nữ có thể gây ra chứng béo phì và vô sinh.

Phụ nữ có testosterone cao gây ra chứng rậm lông.

Phụ nữ có testosterone cao gây ra chứng rậm lông.

Testosterone cao và các yếu tố nguy cơ

Testosterone cao ở phụ nữ thường là do có bệnh tiềm ẩn, như tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH). Những người bị CAH thiếu một trong các loại enzym cần thiết để điều chỉnh sản xuất các hoocmon, vì vậy tiết ra quá ít cortisol và quá nhiều testosterone. Ở trẻ gái có thể có tình trạng tăng trưởng nhanh nhưng lại có chiều cao thấp hơn bình  thường khi trưởng thành, lông mu xuất hiện sớm. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một rối loạn nội tiết thông thường ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cũng  liên quan tới tình trạng testosterone cao. Hội chứng buồng trứng đa nang là hậu quả của testosterone quá cao, bệnh có thể phát triển ở bất kì lứa tuổi nào sau khi dậy thì. PCOS phát triển vì testosterone ngăn cản trứng không thể rụng khỏi nang. Vì nang không mở nên trứng và dịch tích tụ trong buồng trứng, hình thành nên tình trạng giống như có vô số nang trứng. Tiểu đường typ 2 thường có nguyên nhân do béo phì và dẫn đến sản xuất quá nhiều insulin, mà insulin khiến buồng trứng sản xuất nhiều testosterone hơn. Vì vậy béo phì, tiểu đường typ 2 (kháng insulin), testosterone cao và hội chứng PCOS thường xảy ra chung với nhau sau một thời gian phát triển đủ dài.

Để chẩn đoán testosterone cao ở phụ nữ có thể thông qua thăm khám, xét nghiệm máu. Thông thường, máu sẽ được lấy vào buổi sáng khi mức testosterone cao nhất (khoảng 15-70 nanograms/deciliter). Siêu âm có thể cho biết người phụ nữ có bị hội chứng buồng trứng đa nang hay không.

Điều trị

Việc điều trị testosterone cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của nó.  Thay đổi  chế độ sinh hoạt và dùng  thuốc thường được áp dụng.

Một khi hội chứng PCOS phát triển do testosterone cao mạn tính thì nguy cơ ung thư tử cung sẽ tăng nếu bị mất kinh nguyệt (đối với phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh). Vì vậy phải “kích hoạt” kinh nguyệt hoạt động trở lại để giảm rủi ro ung thư. Điều này có thể thực hiện bằng cách uống viên bổ sung progesterone hay thuốc ngừa thai chứa estrogen và progesterone một cách đều đặn. Nếu mắc hội chứng PCOS thì lợi ích của thuốc ngừa thai là rất rõ. Thông thường phụ nữ phải uống thuốc ngừa thai trong sáu tháng mới nhận thấy thay đổi ở các triệu chứng liên quan đến testosterone cao, chẳng hạn như giảm mọc râu (đặc biệt là trên môi trên) và mụn.

Tuy nhiên, thuốc ngừa thai có thể không phù hợp với những phụ nữ đang có mong muốn mang thai, và chúng cũng có thể gây ra những phản ứng phụ bất lợi như giảm ham muốn, tâm trạng thất thường, tăng cân, nhức đầu, đau ngực và buồn nôn. Sử dụng thuốc kháng androgen là một lựa chọn khác cho phụ nữ có testosterone cao mạn tính, đặc biệt nếu họ không bị bệnh tiểu đường và không muốn uống thuốc ngừa thai.

Đối với phụ nữ có testosterone cao, tình trạng rậm lông có thể đem đến những trở ngại về tâm lý và mất thẩm mỹ. Để cải thiện tình trạng này có thể dùng phương pháp kiểm soát lông không mong muốn bằng laser hoặc xung điện. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị này sẽ không giải quyết được sự mất cân bằng hormon cơ bản. Và hơn nữa phải điều trị làm nhiều đợt. Lưu ý rằng các phương pháp điều trị loại bỏ lông có thể gây ra các phản ứng phụ, và chúng có thể có các nguy cơ liên quan khác. Một số phụ nữ chọn cách giảm lông trên khuôn mặt và cơ thể của mình bằng cách cạo, tẩy lông, hoặc sử dụng các hóa chất tẩy trắng làm cho lông có mầu nhạt hơn, khó nhìn thấy hơn.

Cố gắng đạt và duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ cố gắng đạt và giữ được trọng lượng cơ thể phù hợp, khỏe mạnh có thể giúp   giảm các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể chỉ cần giảm 5 – 10 % trọng lượng cơ thể đã có thể cải thiện triệu chứng của PCOS, giảm mức testosterone, và ngăn ngừa các biến chứng, kể cả vô sinh. Liên quan đến tình trạng testosterone cao còn có bệnh tiểu đường typ 2, vì vậy việc thay đổi lối sống, kiểm soát đường huyết cũng là một biện pháp điều trị có hiệu quả nhất định. Một chế độ ăn tăng cường estrogen thực vật (đậu nành và các chế phảm từ đậu nành), giảm tiêu thụ chất béo, giảm cacbohydrat tinh chế… có thể giúp hỗ trợ điều trị testosterone cao.

BS. Nguyễn Thị Lý

]]>
Nguy cơ khi lạc nội mạc tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-lac-noi-mac-tu-cung-8692/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-lac-noi-mac-tu-cung-8692/ [...]]]>

Máu kinh cũng rất xấu, có nhiều máu cục. Chị bạn em bị lạc nội mạc tử cung có biểu hiện giống, vậy em có phải cũng bị bệnh giống chị ấy? Em mới cưới nên  rất lo… Bị lạc nội mạc tử cung có phải sẽ không thể có con? Bệnh có điều trị được không?

Nguyễn Thanh Huyền (Ý Yên, Nam Định)

Bệnh lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa khá đặc biệt, xảy ra khi các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc, trực tràng, bàng quang, thận, thậm chí ở phổi…

Lạc nội mạc tử cung gây ra các cơn đau. Các cơn đau vùng chậu trong thời gian hành kinh và ngày càng nặng lên. Có thể đau trước, trong và sau khi hành kinh. Đau khi đại, tiểu tiện trong kỳ kinh nguyệt. Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đau thắt lưng và đau bụng. Nói chung đau bụng kinh là một dấu hiệu cơ năng gợi ý nhất về lạc nội mạc tử cung. Kinh nguyệt thất thường, lượng máu kinh nhiều, kỳ kinh kéo dài. Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có những triệu chứng nói trên, có thể gợi ý là bạn bị lạc nội mạc tử cung. Nhưng một số triệu chứng trên cũng có thể là triệu chứng bệnh khác như buồng trứng đa nang chẳng hạn. Vì thế, các dấu hiệu lâm sàng chỉ là gợi ý, nếu muốn biết bạn có bị lạc nội mạc tử cung hay không, cần phải nội soi. Tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để được chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng khác.

BS. Nguyễn Lý

]]>
Những nguy cơ sức khỏe của trẻ sinh non http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguy-co-suc-khoe-cua-tre-sinh-non-8683/ Sun, 22 Jul 2018 03:26:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguy-co-suc-khoe-cua-tre-sinh-non-8683/ [...]]]>

Các bà mẹ cần tránh những yếu tố nguy cơ này để phòng tránh sinh non vì sinh non có thể khiến cho con bạn gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng dưới đây:

1. Khó thở

Nhiều trẻ sinh non bị khó thở vì đường hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này có thể gây tử vong hoặc dẫn tới các rối loạn hô hấp mạn tính.

2. Huyết áp thấp

Trẻ sinh non có thể bị huyết áp thấp vì mạch máu không đủ khỏe để duy trì lưu lượng máu bình thường. Do vậy có thể dẫn tới các dị tật tim khác nhau sau này.

3. Các rối loạn máu

Những tình trạng như thiếu máu, vàng da và các vấn đề liên quan tới máu khác khá phổ biến ở trẻ sinh non vì các tế bào máu của trẻ còn yếu do chưa phát triển đầy đủ.

 

nguy-co-suc-khoe-cua-tre-sinh-non

 

4. Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch yếu cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến ở trẻ sinh non, vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng này có thể khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh.

5. Chuyển hóa bất thường

Ở nhiều trẻ sinh non, tốc độ chuyển hóa rất chậm. Điều này có thể cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan và dẫn tới sản sinh các hormon bất thường.

6. Có vấn đề về thị lực và thính lực

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn về thị lực và thính lực vì những cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện. Phụ huynh cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.

7. Bại não

Bại não là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng ảnh hưởng tới các cơ và làm suy yếu cư động bình thường. Trẻ sinh non dễ bị rối loạn này do lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển.

8. Rối loạn hành vi

Nhiều trẻ sinh non bị các rối loạn hành vi tâm thần trong thời thơ ấu do hệ thần kinh kém phát triển. Những tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý, kỹ năng nhận thức kém…có thể xuất hiện.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo Boldsky)

]]>
Nguy cơ khi viêm lợi lúc mang bầu http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-viem-loi-luc-mang-bau-8604/ Sun, 22 Jul 2018 03:14:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-viem-loi-luc-mang-bau-8604/ [...]]]>

Nhiều người nói tôi bị viêm lợi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách chữa?

Hoàng Thị Liên (Hà Nội)

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Viêm lợi là khi lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.

Lợi bị sưng là do lượng máu dồn lên miệng tăng. Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn); Do thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn nên khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Tuy nhiên, thực tế những biến chứng của thai kỳ không liên quan đến bệnh răng miệng. Dù vậy, vấn đề chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai vẫn rất quan trọng. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh nha chu (viêm quanh răng), khi đó sự viêm nhiễm sẽ đi qua lợi vào đến tận xương và các mô khác hỗ trợ xung quanh răng. Chính vì những nguy cơ có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm lợi nên cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị triệt để. Nếu đã mắc viêm lợi, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

BS. Minh Châu

]]>