người mẹ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 12:09:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png người mẹ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thực phẩm cần thiết cho người mệt mỏi mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-thiet-cho-nguoi-met-moi-man-tinh-4542/ Thu, 19 Jul 2018 12:09:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-thiet-cho-nguoi-met-moi-man-tinh-4542/ [...]]]>

Nhiều giả thuyết liên quan đến sự phát triển của bệnh, từ lý do nhiễm virut đến lý do stress tâm lý. Mệt mỏi mạn tính có thể ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau. Nhưng thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng mệt mỏi. Cần phải duy trì một chế độ ăn hợp lý để giảm bớt triệu chứng mệt mỏi và các hiện tượng liên quan.

Thực phẩm nên dùng

Các loại hạt bao gồm gạo nâu, bột yến mạch, hạt lanh, hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó… có chứa một lượng carbohydrate cao là serotonin, đây là chất hoạt động thần kinh được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng cải thiện tinh thần, tránh stress.

Các protein động vật chứa lượng axit amin thiết yếu nhất của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả loại thịt đều được khuyến cáo, vì thịt đỏ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn nếu ăn quá mức. Các nguồn protein động vật khỏe mạnh bao gồm cá, trứng và thịt gia cầm. Protein cũng có thể tìm thấy trong các sản phẩm thực vật như các loại hạt và đậu.

Thực phẩm cần thiết cho người mệt mỏi mạn tínhDầu ôliu nguyên chất cung cấp omega-3 và làm giảm đáng kể lão hóa của tế bào, giúp tăng cường sự linh hoạt của não bộ.

Không phải tất cả các chất béo đều có hại cho bạn. Chất béo lành mạnh có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cân bằng hormon và cũng giúp hỗ trợ chức năng nhận thức và là một nguồn năng lượng tuyệt vời. Một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh là dầu ôliu nguyên chất, vốn đã chứng tỏ không chỉ là nguồn cung cấp omega-3 mà còn làm giảm đáng kể lão hóa của tế bào, kháng viêm và giúp tăng cường trí nhớ. Dầu dừa, dầu vừng cũng chứa nhiều axít béo giúp tăng cường sự linh hoạt của não bộ.

Chất chống ôxy hóa: ngăn chặn các tác hại của gốc tự do, bảo vệ bộ não khỏi những tổn thương, giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi. Các chất ôxy hóa này có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, các vitamin A, C, E…

Những thực phẩm cần tránh

Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, trà, cà phê, soda… Nhiều người tìm đến chúng để giải sầu, quên đi những u buồn trong cuộc sống nhưng đây lại là liều thuốc độc làm cho người bệnh mất ngủ và dễ rơi vào tình trạng bất an. Bởi vậy bệnh càng trở nên trầm trọng hơn và khó mà thoát ra được.

Các loại thực phẩm gây viêm: Tình trạng tăng viêm đã được tìm thấy là một thành phần của hội chứng mệt mỏi mạn tính, do đó, tránh các loại thực phẩm dẫn đến viêm quá mức có thể mang lại một số lợi ích. Một số thực phẩm gây viêm như thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến và các sản phẩm chứa nhiều đường. Tránh thực phẩm nhiều đường vì có thể làm tăng đường huyết, làm tinh thần không ổn định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lời khuyên của thầy thuốc

Bên cạnh việc có thể phải dùng một số thuốc để cải thiện tình trạng mệt mỏi mạn tính, hãy viết ra tất cả các thức ăn bạn ăn để tìm ra thực phẩm nào giúp cải thiện triệu chứng và làm xấu đi sức khỏe của bạn. Ghi lại nhật ký và cung cấp cho bác sĩ của bạn những thông tin có giá trị để giúp chẩn đoán và can thiệp. Bằng cách này, nhiều bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính đã phát hiện ra rằng các triệu chứng của họ có liên quan đến hội chứng ruột kích thích, là một rối loạn chiếm từ 35 đến 90% ở bệnh nhân mệt mỏi mạn tính.

Không ăn uống có thể dẫn đến giảm cân và tăng triệu chứng mệt mỏi. Nhưng ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn sẽ giúp giữ mức năng lượng của bạn. Ý tưởng nấu ăn thường là một trong những rào cản lớn nhất khi bạn đang bị mệt mỏi mạn tính, nhưng với một sự chuẩn bị gọn nhẹ và đáp ứng ngay, bạn có thể đảm bảo các bữa ăn đã sẵn sàng khi có nhu cầu. Tốt nhất là thử các loại thực phẩm mới và xem việc cải thiện mức năng lượng của bạn. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn chọn được hướng dinh dưỡng riêng cho bản thân.

BS. Thanh Hoài

]]>