ngưng thở – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 13 Aug 2018 16:17:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ngưng thở – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngừng thở lúc ngủ: Bệnh lý nghiêm trọng nhưng dễ bị bỏ qua http://tapchisuckhoedoisong.com/ngung-tho-luc-ngu-benh-ly-nghiem-trong-nhung-de-bi-bo-qua-15186/ Mon, 13 Aug 2018 16:17:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngung-tho-luc-ngu-benh-ly-nghiem-trong-nhung-de-bi-bo-qua-15186/ [...]]]>

Nguồn cơn gây bệnh

Ngừng thở lúc ngủ thường là do đóng khí quản một cách không thích hợp đường thở trên trong lúc ngủ có thể dẫn đến ngừng thở và hiện tượng này thường kết thúc bằng hiện tượng thở gấp hoặc chợt tỉnh dậy. Một số lý giải về hiện tượng đóng đường thở này: Thứ nhất, có thể do đường thở quá nhỏ mở ra nhưng nó không phải là ngừng thở lúc ngủ. Nó cũng có thể do thay đổi của một số cơ xung quanh đường thở làm cho nó đóng lại nhiều hơn bình thường. Những người béo phì hoặc có vòng cổ quá lớn cũng có nguy cơ hay bị do phát triển của vùng mô xung quanh ép vào đường thở. Khi thức, bệnh nhân có ngừng thở lúc ngủ có thể giữ cho đường thở không bị đóng nhưng khi ngủ, các cơ hô hấp giãn ra làm cho bệnh nhân có nguy cơ ngừng thở lúc ngủ.

Một khi đường thở bị đóng lại, sẽ xuất hiện ngừng thở, thường sau một ngủ ngáy, đồng thời kích thích làm cho bệnh nhân tỉnh giấc giữa đêm.

Ngừng thở lúc ngủ thường là do đóng khí quản một cách không thích hợp đường thở trên trong lúc ngủ.

Nhận biết ngừng thở lúc ngủ

Các triệu chứng của ngừng thở lúc ngủ nhiều khi chỉ biểu hiện giống như ngủ ngáy hay thỉnh thoảng tỉnh giấc giữa đêm. Ngừng thở lúc ngủ nên nghi ngờ ở những bệnh nhân mệt mỏi nhiều trong ngày và thường có ngủ ngáy, tỉnh giấc bất chợt vào đêm, đột ngột ngừng thở trong khi ngủ. Có nhiều rối loạn giấc ngủ cũng có triệu chứng tương tự nên chúng ta phải phân biệt, nên các triệu chứng ngủ ngáy và mệt mỏi không thể chẩn đoán ngay là ngừng thở lúc ngủ được.

Nam giới thường bị ngừng thở lúc ngủ nhiều hơn nữ. Tuổi trên 60 cũng làm cho tỷ lệ ngừng thở lúc ngủ tăng lên. Những người béo phì, hút thuốc lá và lạm dụng rượu. Những người có vòng cổ lớn trên 43 cm có nguy cơ cao ngừng thở lúc ngủ.

 

Nếu bạn nghi ngờ bạn có ngừng thở lúc ngủ thì nên đến khám để có thể làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán.

Ẩn chứa nhiều dấu hiệu bệnh lý

Ngừng thở lúc ngủ có thể là triệu chứng ẩn giấu của nhiều bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, rối loạn nhịp và thậm chí là phình tách động mạch chủ. Ngừng thở lúc ngủ có thể phối hợp với tình trạng kháng insulin gây nên bệnh lý đái tháo đường.

Về mặt thần kinh và tâm thần, ngừng thở lúc ngủ có thể làm giảm độ tập trung, ít hoạt động, suy giảm trí nhớ và các kỹ năng vận động. Những người này dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

Làm thế nào để giảm ngừng thở lúc ngủ?

Nếu bạn quá cân, giảm cân là cách tốt nhất. Giảm được 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm tỷ lệ ngừng thở lúc ngủ được 25%, thậm chí có thể đảo ngược nhiều bệnh lý nguy hiểm của ngừng thở lúc ngủ. Như giảm cân có thể làm giảm huyết áp ở người tăng huyết áp, giảm mức cholesterol. Chiến lược giảm cân tốt nhất là tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 6 ngày trong tuần. Thay đổi chế độ ăn với thức ăn ít chất bột và chất béo. Một số người cân nặng quá thừa có thể phải dùng đến thuốc giảm cân như orlistat, lorcaserin. Nếu cân nặng quá thừa có nguy cơ cao có thể phải dùng đến phẫu thuật để làm giảm cân nặng.

Bỏ thuốc lá: Bạn có thể lúc đầu dùng các cách điều trị thay thế như nhai kẹo cao su, dùng thuốc ngậm. Một số thuốc được dùng có thể thay thế như bupropion, varenicline. Bạn cũng có thể dùng thuốc lá điện tử nhưng việc dùng thuốc lá điện tử hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi.

Ngừng dùng rượu hoặc các thuốc an thần. Một số thuốc có thể dùng để cai rượu như naltrexone, acamprosate, dissulfiram.

Nằm ngủ nghiêng người về một phía cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng ở những người có ngừng thở lúc ngủ nhẹ.

Cách điều trị có hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất là bạn có thể dùng một máy trợ thở có áp lực dương liên tục (thường gọi máy CPAP). Máy này có một mặt nạ làm thổi khí liên tục vào mũi và mồm giúp cho đường thở liên tục mở làm hạn chế việc đóng lại của đường thở. Máy này giúp cho hạn chế ngừng thở lúc ngủ ngay lập tức làm giảm mất ngủ, cải thiện chất lượng cuộc sống, thêm vào nữa, nó có thể làm giảm huyết áp và đường máu. Điều trị bằng máy CPAP là cốt lõi trong điều trị ngừng thở lúc ngủ.

Một số bệnh nhân ngừng thở lúc ngủ do cung hàm có thể phải đến bác sĩ nha khoa để chỉnh lại hàm.

TS.BS. Phạm Như Hùng

((Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam))

]]>
Nguyên nhân gây ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-ngay-va-ngung-tho-khi-ngu-o-tre-14679/ Wed, 08 Aug 2018 15:59:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-ngay-va-ngung-tho-khi-ngu-o-tre-14679/ [...]]]>

Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể bị những bệnh khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. Khoảng 12% trẻ em có thói quen ngáy và 2% bị ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ

Tắc nghẽn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ngáy và ngưng thở khi ngủ. Nó dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở ngăn không cho không khí tới phổi. Tình trạng này được phân loại thành tắc nghẽn đường hô hấp trên và tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Tắc nghẽn đường hô hấp trên xuất hiện ở khu vực từ mũi và môi tới thanh quản và có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng phải cấp cứu trong một số trường hợp. Tắc nghẽn đường hô hấp dưới có thể xuất hiện giữa thanh quản và các khí quản hẹp của phổi. Dưới đây là những nguyên nhân nhân gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp:

1. Phản ứng dị ứng

Nếu trẻ bị dị ứng với vết ong đốt, thuốc, phấn hoa hoặc thực phẩm nào đó, trẻ có thể bị phù nề khí quản hoặc họng, do đó có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp.

2. Hít phải khói hoặc dị vật bên ngoài

Hít phải khói do cháy hoặc bỏng hoặc các dị vật nhỏ như tiền xu, đồ chơi nhỏ, cúc áo hoặc thậm chí là đậu phộng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.

nguyen-nhan-gay-ngung-tho-o-tre

Các bệnh viêm đường hô hấp

3. Viêm phế quản

Trong một số trường hợp, ngay cả viêm phế quản (các ống đưa không khí tới phổi) có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ.

4. Viêm nắp thanh quản

Nắp thanh quản là một cấu trúc phân tách khí quản khỏi thực quản. Bất cứ nhiễm trùng nào ở nắp thanh quản (viêm nắp thanh quản) đều có thể cản trở sự lưu thông không khí tới phổi và gây ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ ngáy.

5. Sưng VA

Tình trạng này không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn làm gia tăng nguy cơ bị các rối loạn ở tai.

6. Viêm amiđan

Viêm amiđan khiến gây cản trở đường hô hấp vì amiđan bị sưng to, từ đó làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.

7. Nhiễm trùng hoặc chấn thương

Nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn ở đường hô hấp trên hoặc dưới có thể làm tăng nguy cơ ngủ ngáy ở trẻ.

8. Nhiễm trùng họng

Ngoài ra, sự hình thành mủ trong các mô ở mặt sau họng trong hoặc ngay sau khi nhiễm trùng họng là nguyên nhân quan trọng gây ngừng thở khi ngủ.

9. Hen

Viêm đường hô hấp gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và làm giảm lượng không khí phổi hít vào.

Cách xử trí nếu bé ngưng thở khi ngủ

Nếu bé nhà bạn bị ngưng thở khi ngủ hoặc khó có giấc ngủ ngon ban đêm, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là cần xử lý những rối loạn giấc ngủ một cách sớm nhất vì lợi ích của trẻ. Giấc ngủ kém không chỉ ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng học tập mà còn ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch, huyết áp và sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thiếu ngủ dẫn tới cảm giác thèm những thực phẩm nhiều carbonhydrat, điều này có thể gây béo phì. Gián đoạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự chú ý, tập trung của trẻ và khiến trẻ bị tăng động hoặc lười biếng.

BS. Cẩm Tú/Univadis

(theo THS)

]]>
Ngáy và hội chứng ngừng thở khi ngủ có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-va-hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-co-nguy-hiem-13882/ Sun, 05 Aug 2018 05:49:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-va-hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-co-nguy-hiem-13882/ [...]]]>

ngáy có thể gây ra hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ gây ra mệt mỏi, ngủ ngày, ảnh hưởng lớn tới lao động và học tập.

Ai dễ bị ngáy và mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ?

Ngáy được hiểu đơn giản là âm thanh phát ra trong khi ngủ do rung động một phần lớn của phần khẩu cái mềm và các phần mềm tương ứng ở hầu-họng khi hít vào trong giấc ngủ. Nếu âm thanh nhỏ, đều, không ảnh hưởng đến người xung quanh, khi ngủ dậy có cảm giác thoải mái thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu âm thanh ngáy to, có từng cơn tắc nghẽn ngừng thở, kèm rối loạn giấc ngủ, mơ hoảng, ngộp thở và ngẹn cổ không thở được… khi dậy tinh thần và toàn thân mệt mỏi không thoải mái, ban ngày dễ ngủ gật, làm việc khó tập trung, hiệu quả công việc không cao… thì đây là trường hợp ngủ ngáy bất thường và có thể liên quan tới hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp nặng nhất (co thắt khép kín toànbộ đường thở) gọi là ngưng thở tắc nghẽn. Người ta chia làm nhiều mức độ, trong đó mức độ nặng có thể ngưng thở hơn 1 phút. Cơ chế chính gây ngáy và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ là do bị xẹp đường thở khi ngủ, đặc biệt là vùng hầu – họng thanh quản.

Hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ gồm ngủ ngáy và có từng đợt ngưng thở trên 10 giây gặp ở khoảng 5% ở người lớn với thể trạng mập, chỉ số BMI lớn hơn, có cổ ngắn, chu vi vòng cổ hơn 37cm. Bên cạnh đó, những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, người có những vấn đề liên quan tới hẹp, tắc nghẽn đường hô hấp trên như vẹo vách ngăn, nghẹt mũi do cuốn mũi phì đại, amidan quá phát, lưỡi và mô mềm đáy lưỡi quá dầy, màn hầu chùng, lưỡi gà dài, hẹp eo họng và một số bệnh lý dị dạng bất thường hàm mặt… rất dễ mắc hội chứng này. Ở trẻ em, hội chứng thường liên quan đến nguyên nhân viêm VA, amidan quá phát, béo phì hoặc có bất thường phát triển vùng hàm – mặt, sọ mặt…

Ngáy và hội chứng ngừng thở khi ngủ có nguy hiểm?Mô phỏng luồng khí đi vào phổi khi ngủ.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ gây hậu quả gì?

Hội chứng ngừng thở khi ngủ gây tình trạng “căng thẳng trong giấc ngủ” vì phải thức dậy liên tục, giấc ngủ không ngon, sáng dậy mệt mỏi, khô họng, nhức đầu, nặng đầu vùng gáy, làm việc không hiệu quả, khó tập trung, buồn ngủ và ngủ gật ban ngày, nguy hiểm, dễ gây tai nạn khi lái xe và vận hành máy móc…, giảm oxy trong máu ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, tinh thần và một số bệnh lý rối loạn tâm lý khác. Ngáy và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ kéo dài gây ra các rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Đặc biệt ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, ngáy – tắc nghẽn ngừng thở khi ngủ kéo dài, do phải há miệng để thở gây ảnh hưởng đến sự phát triển vùng hàm mặt, gây lệch khớp cắn, hô hàm, mũi tẹt…

Điều trị như thế nào?

Trong điều kiện lý tưởng, tốt nhất là thực hiện đa ký giấc ngủ hay còn gọi là đo đa chức năng khi ngủ (Polysomnography) gồm đo đa kênh liên tục trong 1 đêm: Điện não đồ,  điện cơ kí, điện động mắt, điện tâm đồ, đo nồng độ O2 bão hòa trong máu, đo lưu lượng khí thở qua mũi, miệng, đo đánh giá thở gắng sức thông qua chuyển động của ngực, bụng, đo áp lực không khí thở qua mũi, đo cường độ âm ngáy… Đa ký giấc ngủ là test đầy đủ cho phép đánh giá chính xác, chi tiết nguyên nhân và mức độ của ngáy và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ và những rối loạn giấc ngủ kèm theo. Từ đó có các biện pháp điều trị bao gồm các biện pháp tổng hợp như giảm cân, tuyệt đối nghiêm ngặt tránh rượu, đặc biệt là buổi tối, không dùng thuốc ngủ, không có bữa ăn nặng thời gian ban đêm, vệ sinh giấc ngủ, luôn giữ thông mũi, có thể dùng những biện pháp để tránh lật khi ngủ như kê chăn, hoặc dùng những áo chống ngáy, các sản phẩm dùng cố định hàm.

Khi các biện pháp trên không hiệu quả cần hỗ trợ thở máy tạo áp lực dương liên tục khi ngủ, gọi là thở CPAP, mục đích tạo áp lực dương trong đường thở, chống xẹp đường thở gây tắc nghẽn khi ngủ. Thở CPAP hiệu quả trên bệnh nhân với hội chứng ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân thần kinh trung ương.Trong trường hợp tìm được nguyên nhân  tắc nghẽn ngoại biên đường hô hấp trên thì xử trí bằng phẫu thuật can thiệp, dựa theo nguyên nhân. Ví dụ như: Cắt cuốn mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo VA, phẫu thuật chỉnh hình màn hầu, chỉnh hình lưỡi gà, cắt amiđan, phẫu thuật chỉnh hàm, mang dụng cụ chống tụt lưỡi… Đặc biệt ở trẻ em, cắt amiđan và nạo VA mang lại hiệu quả cao trong điều trị tắc nghẽn đường thở và ngủ ngáy.

 

PGS.TS. Phạm Trần Anh

]]>
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ngoại biên http://tapchisuckhoedoisong.com/ngung-tho-khi-ngu-do-tac-nghen-ngoai-bien-13826/ Sun, 05 Aug 2018 05:43:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngung-tho-khi-ngu-do-tac-nghen-ngoai-bien-13826/ [...]]]>

Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường không thể thiếu được đối với cuộc sống hàng ngày của con người: khoảng 1/3 cuộc đời của chúng ta dành để ngủ. Sự rối loạn liên quan đến ngủ có thể kể đến: khó ngủ, mất ngủ, mơ ngủ, ác mộng, rối loạn hành vi và bệnh thần kinh… Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa về Giấc ngủ Hoa Kỳ (AAMS), khoảng 81 dấu chứng và bệnh lý trên cơ thể, liên quan với những rối loạn giấc ngủ.

Một trong những rối loạn thường gặp, gây hậu quả nặng nề nhất là ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea). Theo ghi nhận của y văn thế giới, ở độ tuổi 30, có 20% số nam giới và 5% số nữ giới ngủ ngáy. Tỉ lệ này tăng theo tuổi tác, ở độ tuổi 60 có 60% số nam giới và 40% số nữ giới ngủ ngáy, và có khoảng gần 1/3 trong số những người này có tắc nghẽn ngưng thở.

Hội chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ thường gây ra:

Ngáy to gây ồn ào, ảnh hưởng tới người xung quanh.

Rối loạn giấc ngủ làm cho ngủ không ngon, tỉnh dậy bị mệt mỏi, nhức đầu, nặng đầu vùng gáy, làm việc không hiệu quả, khó tập trung, buồn ngủ và ngủ gật ban ngày, nguy hiểm, dễ gây tai nạn…

Ngáy và ngưng thở kéo dài, cơ thể bị thiếu oxy, tim phải làm việc nhiều hơn, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp, tăng áp lực tuần hoàn phổi,dẫn tới suy tim phải, xơ phổi, tắc nghẽn phổi và suy hô hấp…

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ngoại biên

Ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, ngáy – tắc nghẽn ngừng thở khi ngủ kéo dài, do phải há miệng dể thở gây ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng hàm mặt, biến dạng mặt, hô hàm, mũi tẹt…

Tất cả mọi người có ngủ ngáy, nghi ngờ có tắc nghẽn ngưng thở… đều cần đo đa ký giấc ngủ (polysomnography – PSG). Những người bị nghi có rối loạn giấc ngủ thường kèm các bệnh lý khác như: cao huyết áp, bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, rối loạn chuyển hóa, thể trạng mập…

Quá trình đo đa ký giấc ngủ:

Khám nội soi đánh giác tình trạng hốc mũi, họng, thanh quản.

Đo đa ký: người bệnh sẽ được đo đa ký giấc ngủ từ 21 – 4g sáng hôm sau.

Bác sĩ tai mũi họng chuyên PSG phân tích, đọc kết quả và đề nghị hướng điều trị. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá về rối loạn giấc ngủ, điện tim – nhịp tim – oxy bão hòa máu, chỉ số ngưng thở – giảm thở AHI (bình thường – nhẹ – trung bình – nặng…), nguyên nhân gây ngưng thở – giảm thở (ngoại biên, trung ương, hỗn hợp…).

Điều trị:

Người bệnh chỉ có rối loạn giấc ngủ, ngáy và không kèm hội chứng ngưng thở: chuyển chuyên khoa nội thần kinh để điều trị rối loạn giấc ngủ.

Người bệnh có hội chứng ngưng thở, xử trí tùy theo mức độ và nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do tắc nghẽn ngoại biên với AHI>30 tư vấn để phẫu thuật chỉnh hình màn hầu, lưỡi gà, kết hợp cắt amidan. Ở trẻ em thường cắt amidan + nạo VA.

Người bệnh có thể được tư vấn điều trị nội khoa, sử dụng dụng cụ hỗ trợ như thở CPAP hoặc BiPAP tùy thuộc vào nguyên nhân ngưng thở, mức độ và những người bệnh không muốn điều trị phẫu thuật.

Tắc nghẽn đường thở ngoại biên do viêm xoang, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn, VA quá phát, viêm amidan quá phát… Nhiều người phải đeo máy CPAP khi ngủ, sau khi được phẫu thuật điều trị các tật trên, kết hợp với ăn uống và vận động, bệnh nhân có thể không cần mang máy khi ngủ và cải thiện giấc ngủ, hết ngáy. 

BS.CKII. TRẦN CAO KHOÁT

]]>