ngực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 24 Aug 2018 04:56:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ngực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cần làm gì khi bị đau thắt ngực? http://tapchisuckhoedoisong.com/can-lam-gi-khi-bi-dau-that-nguc-15620/ Fri, 24 Aug 2018 04:56:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-lam-gi-khi-bi-dau-that-nguc-15620/ [...]]]>

Bùi Thanh Bình ([email protected])

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có một cái gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Cơn đau thường rất ngắn chỉ 10-30 giây hay một vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim. Có 2 loại đau thắt ngực: cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau thắt ngực ổn định là do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đạt đến một mức độ nào đó hay trong cùng một hoàn cảnh.

Còn hội chứng vành cấp khi đau thắt ngực xảy ra bất kỳ (đau thắt ngực không ổn định), cả lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức nhưng không đỡ khi ngừng gắng sức. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời vì dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim. Vì vậy, khi bị đau thắt ngực cần được nghỉ ngơi ngay lập tức, nghĩa là phải dừng ngay lập tức mọi loại gắng sức, dùng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi và đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đây là động tác cực kỳ quan trọng, giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân, vì chỉ cần một gắng sức rất nhỏ lúc này cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

]]>
Đánh trống ngực khi nằm, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/danh-trong-nguc-khi-nam-vi-sao-14281/ Tue, 07 Aug 2018 05:38:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/danh-trong-nguc-khi-nam-vi-sao-14281/ [...]]]>

Tình trạng này thường được gọi là đánh trống ngực. Đôi khi, bạn thấy cảm giác đánh trống ngực khi nằm xuống hoặc sau bữa ăn. Hiểu nguyên nhân đánh trống ngực khi nằm xuống giúp phát hiện sớm và ngăn chặn một số bệnh lý tim.

Nguyên nhân đánh trống ngực khi nằm

Mang thai: Mang thai có thể gây ra các triệu chứng của đánh trống ngực khi bạn nằm xuống, do sự thay đổi hormon và nhu cầu tim tăng lên trong thời kỳ mang thai, tim co bóp giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và con. Đây thường là một hiện tượng tạm thời nhưng nếu nó trở nên thường xuyên và có các triệu chứng khác đi kèm, cần gặp bác sĩ ngay để đảm bảo không có các nguyên nhân tiềm ẩn khác.

Mất nước: Mất nước có thể do không uống đủ nước và uống quá nhiều cà phê hoặc rượu. Tập thể dục có thể ra nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước và đánh trống ngực. Chỉ cần uống nhiều nước và chất lỏng, tránh uống cà phê và rượu có thể hạn chế đánh trống ngực.

Đánh trống ngực khi nằm có thể là dấu hiệu của suy tim.

Đánh trống ngực khi nằm có thể là dấu hiệu của suy tim.

Căng thẳng: Đánh trống ngực khi nằm xuống có thể do căng thẳng. Một số nguyên nhân làm căng thẳng như sang chấn tâm lý, lo lắng hoặc tâm trạng bất an có thể làm cho tim đập nhanh hoặc cảm giác tim bỏ nhịp đập. Các bài tập như yoga và thiền có thể giúp làm giảm căng thẳng và giảm bớt đánh trống ngực.

Một số chất kích thích: Một số chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim của bạn: Caffein là một chất kích thích có thể làm tăng hoạt động trao đổi chất và tăng nhịp tim của bạn. Nếu uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc thức uống có năng lượng, đặc biệt là trước khi ngủ, có thể bị đánh trống ngực khi nằm. Nicotin từ hút thuốc lá là chất kích thích nên tránh trước khi ngủ. Nicotin có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm xuống.

Khó tiêu: Nếu ăn uống quá nhiều và sau đó nằm xuống, có thể bị đánh trống ngực do tiêu hóa khó khăn. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ngực và ợ nóng xuất hiện cùng một lúc.

Mất cân bằng điện giải: Nếu cơ thể thiếu một số chất điện giải, bao gồm kali hoặc magiê, có thể bị đánh trống ngực khi nằm. Làm giảm đánh trống ngực bằng cách bổ sung các chất điện giải có trong thuốc bổ tổng hợp hoặc các dung dịch bù điện giải. Khi tập thể dục quá mức hoặc đang trong thời tiết nóng, bị ra nhiều mồ hôi, mất chất lỏng và điện giải, nên bổ sung các chất điện giải bị mất bằng cách uống thức uống thể thao có chứa chất điện giải.

Thay đổi hormon: Thay đổi hormon trong hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh có thể dẫn đến đánh trống ngực. Thiếu estrogen cũng có thể dẫn đến tim đập nhanh. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế.

Do một số thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm. Thuốc dùng cho tăng huyết áp hoặc bệnh lý van tim có thể gây ra đánh trống ngực ngay cả khi không có gắng sức. Thuốc kháng histamin, thường được dùng trong điều trị dị ứng, có thể gây ra nhịp tim đập nhanh. Các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc giảm huyết áp và thuốc chữa cảm lạnh, cũng có thể gây ra đánh trống ngực.

Chức năng tuyến giáp bất thường: Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc giảm hoạt động, có thể gây đánh trống ngực khi nằm xuống. Nên trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc kiểm soát đánh trống ngực.

Suy tim nặng: Suy tim nặng có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm vì nó gây quá nhiều áp lực lên tim và nằm xuống chỉ làm cho tình trạng trở nên tệ hơn. Người bệnh có thể bị khó thở, ứ trệ chất lỏng và tăng cân. Nếu gặp các triệu chứng vừa nêu, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Các nguyên nhân khác:

Thần kinh hoạt động quá mức có thể kích thích tim và khiến cơ tim co bóp nhanh, cảm giác như nhịp tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực. Điều này gây khó chịu nhưng thường chỉ kéo dài vài giây.

Axit thừa trong dạ dày do sử dụng một số thực phẩm chiên xào, cay chua có thể gây đánh trống ngực. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.

Nếu bị tăng huyết áp và bị giãn cơ tim, có thể bị đánh trống ngực khi nằm. Dùng thuốc để kiểm soát huyết áp sẽ giải quyết vấn đề này.

Ngủ không đủ giấc có thể bị đánh trống ngực. Khi ngủ bù đủ giấc, đánh trống ngực thường sẽ biến mất.

Xử trí đánh trống ngực khi nằm

Xử trí phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đánh trống ngực. Thông thường, đánh trống ngực là vô hại và tự biến mất. Trong trường hợp đó, không cần phải điều trị. Nếu bác sĩ kiểm tra không có nguyên nhân thương tổn thực thể, bác sĩ có thể khuyên bạn tránh những điều có thể gây ra đánh trống ngực. Các khuyến cáo có thể bao gồm:

Làm dịu lo lắng và giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thể dục dưỡng sinh (thái cực quyền).

Cắt bỏ một số thực phẩm nhất định, bao gồm: rượu; nicotin (thuốc lá); caffein.

Tránh các loại thuốc gây ra đánh trống ngực, như thuốc ho, thuốc cảm.

BS. Thanh Hoài

]]>
Làm gì với chứng thắt nghẹn trong ngực và cổ họng? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-voi-chung-that-nghen-trong-nguc-va-co-hong-13896/ Sun, 05 Aug 2018 05:50:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-voi-chung-that-nghen-trong-nguc-va-co-hong-13896/ [...]]]>

Chứng thắt nghẹn trong ngực và cổ họng không phải lúc nào cũng liên quan đến các vấn đề về tim, khám sức khỏe tổng quát có thể loại trừ các bệnh nghiêm trọng và tiềm ẩn. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây thắt nghẹn trong ngực và cổ họng, một số cách xử trí cho những trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân gây thắt nghẹn trong ngực và cổ họng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Chứng GERD là rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới (LES). Tình trạng này làm cho acid dạ dày và thực phẩm di chuyển từ dạ dày vào thực quản, do đó gây ra tình trạng thắt nghẹn ở cổ họng hoặc ngực.

Các dấu hiệu và triệu chứng: tức ngực; cảm giác nóng rát trong ngực có thể lan đến cổ họng và thấy chua trong miệng; ho khan; đau họng hoặc khàn tiếng; nôn trớ thức ăn hoặc dịch lỏng.Trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân có thể gây cảm giác thắt nghẹt ở cổ họng hay ngực.

Trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân có thể gây cảm giác thắt nghẹt ở cổ họng hay ngực.

Những lựa chọn điều trị: Thuốc kháng acid như thuốc chẹn thụ thể H-2 và chất ức chế bơm proton thường được bác sĩ sử dụng để kiểm soát chứng ợ nóng và các triệu chứng khác của GERD. Nếu những thuốc này không có hiệu quả sau hai tuần, bác sĩ có thể thay đổi thuốc khác hoặc can thiệp thủ thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới khi cần thiết.

Hen suyễn: Hen suyễn là một căn bệnh làm viêm và hẹp đường dẫn khí cung cấp không khí cho phổi. Đường hô hấp bị viêm trở nên nhạy cảm và khó thở hơn. Các triệu chứng hen bao gồm thở khó, thở khò khè, ho và thắt nghẹn trong ngực và cổ họng.

Điều trị: Bệnh hen suyễn khó chữa triệt căn, nhưng nó có thể được kiểm soát hiệu quả bằng ống hít có chứa các chất gây giãn phế quản và corticosteroid, ngoài ra thay đổi lối sống lành mạnh cũng giúp hạn chế tái phát bệnh hen suyễn.

Suy tim: Suy tim xảy ra khi cơ tim bị suy yếu và không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể về máu và ôxy.

Các triệu chứng sau đây thường đi kèm với suy tim: ho; thắt nghẹn trong ngực và cổ họng; yếu người; mệt mỏi; ăn mất ngon; khó thở; nhịp tim không đều; mắt cá chân và bàn chân bị sưng; tăng cân; gan to…

Những lựa chọn điều trị: Đầu tiên nên thay đổi lối sống, như hạn chế lượng natri và rượu, bỏ hút thuốc, hoạt động phù hợp, giảm cholesterol và nghỉ ngơi đầy đủ. Thuốc được sử dụng để giúp ngăn ngừa suy tim trầm trọng thêm, giúp bơm máu một cách có hiệu quả, ngăn chặn sự xuất hiện các cục máu đông, giãn mạch máu và giảm tổn thương tim. Một số phẫu thuật thường được khuyến cáo, bao gồm phẫu thuật bắc cầu mạch vành, phẫu thuật van tim, lắp máy tạo nhịp tim, hoặc sử dụng máy khử rung tim.Hen phế quản gây thắt nghẹn đường thở.

Hen phế quản gây thắt nghẹn đường thở.

Đau ngực: Đau ngực xảy ra khi cơ tim không nhận được đủ máu chứa ôxy. Có rất nhiều loại đau thắt ngực và bệnh nhân có thể cảm thấy thắt nghẹn trong ngực và cổ họng cũng như nhiều khó chịu khác, bao gồm: buồn nôn; mệt mỏi; đau ở hàm, cổ, vai, cánh tay và lưng; khó thở; chóng mặt; vã mồ hôi.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể khác nhau. Đau ngực dưới dạng đau thắt ngực thường được mô tả như là cảm giác thắt nghẹn trong ngực, hoặc có đè ép ngực. Nếu bạn nhận thấy rằng các triệu chứng đang tăng lên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất, vì điều này có thể dự báo một cơn đau tim.

Lựa chọn điều trị: Những thay đổi trong lối sống thường có hiệu quả, bao gồm bỏ hút thuốc, giảm cân, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn các bữa ăn nhỏ, tránh căng thẳng và tập thể dục. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này như: nitrat, aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, thuốc statin, thuốc chẹn kênh canxi. Các điều trị can thiệp tim mạch có thể được yêu cầu, như các thủ thuật nong mạch và đặt stent mạch vành, cũng như phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Lo lắng: Thắt nghẹn trong ngực và cổ họng có thể là kết quả của lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, cách tốt nhất là đi khám sức khỏe để loại trừ tình trạng đau ngực do các vấn đề về tim và để biết liệu có liên quan đến lo lắng hay không. Thắt nghẹn trong ngực và cổ họng do lo lắng thường kéo dài khoảng 10 phút, thường xảy ra với các triệu chứng khác liên quan đến lo lắng và có thể có đau ở lưng hoặc cánh tay.

Có một số phương pháp đơn giản có thể giúp giảm các triệu chứng thắt nghẹn trong ngực và cổ họng do lo lắng gây ra: cố gắng lấy lại kiểm soát hơi thở của bạn bằng cách thở sâu và tập trung; khống chế buồn nôn, nôn mửa bằng nước uống, dùng thuốc chống nôn; đi dạo, trò chuyện với bạn bè hoặc gia đình, hoặc thực hành các sở thích cá nhân; tìm ra lý do tại sao lo lắng và kiểm soát một cách hiệu quả.

BS. Hoài Châu

]]>