ngộ độc | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:33:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ngộ độc | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bảo vệ lá gan http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-la-gan-13747/ Sun, 05 Aug 2018 05:33:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-la-gan-13747/ Ngoài việc uống nhiều và thường xuyên như vậy, việc ăn uống và sinh hoạt không có điều độ nữa, ăn những thức ăn có [...]

The post Bảo vệ lá gan first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Ngoài việc uống nhiều và thường xuyên như vậy, việc ăn uống và sinh hoạt không có điều độ nữa, ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, khó tiêu và có khuynh hướng là ăn nhiều hơn so với bình thường, nên có thể nói là trong dịp tết có nhiều yếu tố đưa đến các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là về gan.

Các yếu tố này sẽ gây ra những vấn đề gì cho gan?

Các yếu tố này sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, trong số những rối loạn đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan. Tại vì trong dịp tết ta uống rượu bia nhiều, ăn những thức ăn khó tiêu và dầu mỡ, như vậy gan phải làm việc nhiều hơn so với bình thường rồi có những chất độc đối với gan như rượu bia. Do đó nó sẽ không những ảnh hưởng đến hoạt động của gan mà còn có thể gây ra tổn thương gan, trong số những yếu tố đó thì rượu bia có thể nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng nặng nề đến gan thường sẽ dẫn đến viêm gan. Đặc biệt, với những người bệnh đã có bệnh viêm gan từ trước như xơ gan thì dịp tết uống rượu bia nhiều nó sẽ làm cho bệnh gan đã có sẵn nó trở nên trầm trọng hơn.

Bảo vệ lá gan

Uống aspirin/ paracetamon, hoặc uống dầu ăn để tăng tửu lượng?

Việc này chắc chắn là không đúng, nó không giúp tăng tửu lượng, uống không say mà ngược lại có thể gây ra những tác hại nặng nề.

Chúng ta biết Paracetamol là một loại thuốc có độc tính ở trên gan, do đó nếu trước khi uống rượu bia mà uống thêm Paracetamol thì nó sẽ làm cho gan dễ bị ngộ độc hơn. Có rất nhiều trường hợp đã bị suy gan do uống Paracetamol. Mặc dù Aspirin không gây tổn thương trực tiếp đến gan nhưng mà khi chúng ta uống rượu bia và ăn uống thất thường không điều độ mà uống Aspirin vào thì dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là loét dạ dày tá tràng, thậm chí là gây ra xuất huyết dạ dày tá tràng.

Việc uống dầu ăn để tăng tửu lượng, uống nhiều không say thì do thông thường chúng ta nghĩ là dầu tráng bao tử nhưng thực tế thì không phải là như thế. Dầu ăn khi uống vào sẽ làm cho chúng ta bị rối loạn tiêu hóa và ăn khó tiêu thành ra uống dầu ăn hoàn toàn không có tác dụng tráng bao tử gì hết mà ngược lại còn làm chúng ta dễ bị rối loạn tiêu hóa. Khi chúng ta uống nhiều dầu ăn thì thức ăn sẽ chậm di chuyển xuống dưới ruột nó nằm ở dạ dày thành ra có thể làm cho người bệnh không có say ngaym nhưng mà khi tất cả lượng thức ăn đó mà xuống dưới ruột thì một lượng lớn rượu bia sẽ được hấp thu và người bệnh sẽ bị say ngay, thậm chí là bị ngộ độc do uống quá nhiều rượu bia. Thành ra vấn đề này là lợi bất cấp hại, tức là có thể thấy mình không say nhưng mà sau đó có thể bị ngộ độc rượu do uống quá nhiều.

Như đã trình bày ở trên, số các thuốc ở trên thì thuốc Paracetamol là đặc biệt gây ra tổn thương đến gan, thành ra khi uống rượu bia thì tuyệt đối không nên uống Paracetamol tại vì nó không giúp ích gì cho việc tăng tửu lượng cũng như không uốngAspirin hay dầu ăn.

Các cách giải rượu, thanh lọc gan mùa tết dễ thực hiện và an toàn cho sức khỏe?

Đó là ăn uống điều độ, uống nhiều nước, không nên uống rượu bia lúc bụng đói. Quan trọng nhất là phải uống rượu bia chừng mực nó phù hợp với tửu lượng từng người. Đây cũng là lời khuyên của bác sĩ về việc sử dụng bia rượu trong dịp tết.

Chúng ta thấy tửu lượng có người cao có người thấp thì chúng ta không thể nào muốn cho tất cả mọi người tửu lượng đều cao như nhau hết, đây là tùy theo cơ địa của từng người. Một câu hỏi rất thường gặp là uống như thế nào là không có hại cho sức khỏe và uống như thế nào là quá nhiều thì đã có những nghiên cứu về vấn đề uống rượu bia. Để cho dễ hiểu là lượng cồn khi chúng ta uống một chai bia thì cũng tương đương với lượng cồn khi chúng ta uống một ly rượu vang và nó cũng tương đương lượng cồn trong một ly nhỏ rượu mạnh. Để uống rượu bia nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đối với nam giới mỗi ngày chúng ta chỉ uống dưới 2 đơn vị tương đương với 2 chai bia hoặc là 2 ly rượu vang mỗi ngày, đối với nữ giới nên thì uống 1 đơn vị mỗi ngày.

Một ngày mà uống trên 4 đơn vị tức là 4 chai bia trở lên thì như vậy là nhiều. Có những người nói là uống không thường xuyên, có ngày uống 4 chai bia, còn có ngày thì không uống chai nào như vậy là chúng tôi có được xem là uống nhiều hay không? Trong những trường hợp chúng ta uống không thường xuyên thì có thể tính tổng trên một tuần, nếu trong một tuần mà chúng ta uống trên 14 đơn vị tương đương 14 chai bia như vậy thì được xem là uống nhiều.

Có cách nào giúp uống không say?
Lời khuyên là khi uống rượu bia chúng ta không nên uống lúc bụng đói mà nên ăn no thì sau đó nó sẽ làm hấp thu rượu bia sẽ từ từ không hấp thu nhanh thì sẽ đỡ say hơn. Nên uống nhiều nước, tại vì khi uống rượu bia sẽ làm mất nước. Đây là những cách giúp an toàn cho sức khỏe và giúp cho chúng ta ít bị say.

ThS.BS. Võ Ngọc Quốc Minh

The post Bảo vệ lá gan first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ngộ độc thực phẩm do Salmonella: Coi chừng biến chứng nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-do-salmonella-coi-chung-bien-chung-nguy-hiem-13578/ Sun, 05 Aug 2018 05:14:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-do-salmonella-coi-chung-bien-chung-nguy-hiem-13578/ Vì vậy, mùa nắng nóng đã đến cần hết sức cảnh giác với loại ngộ độc thực phẩm này bởi có thể làm cho nhiều [...]

The post Ngộ độc thực phẩm do Salmonella: Coi chừng biến chứng nguy hiểm first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Vì vậy, mùa nắng nóng đã đến cần hết sức cảnh giác với loại ngộ độc thực phẩm này bởi có thể làm cho nhiều người bị mắc bệnh và bệnh rất trầm trọng, nếu xử trí không kịp thời có thể gây tử vong.

Đặc điểm của vi khuẩn thương hàn

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho những người chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch. Sau khi vi khuẩn thương hàn vào trong cơ thể, một số vi khuẩn bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố rất độc hại làm tổn thương ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột), đồng thời nội độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương thần kinh và nhiễm độc toàn thân. Bên cạnh đó, vi khuẩn thương hàn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rất nặng.

Bệnh lây từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn chưa được đun nấu chín.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.LY

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.LY

Biểu hiện khi ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn thương hàn

Khoảng 12 – 72 giờ sau ăn, uống phải vi khuẩn thương hàn, người bệnh sẽ xuất hiện đột ngột sốt cao liên tục (39 hoặc 40oC), mệt mỏi, kèm theo đau bụng quằn quại hoặc âm ỉ, sôi bụng và trướng bụng là triệu chứng thường thấy. Đau bụng thường xuất hiện ở hố chậu phải, đi ngoài phân lỏng sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5-6 lần/ngày (hoặc một số người lớn có thể bị táo bón), các trường hợp này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và cấp cứu kịp thời.

Một số trường hợp sang tuần thứ hai có biểu hiện của nhiễm độc thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng), nặng hơn, bệnh nhân tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ dẫn, li bì, mê sảng, hôn mê. Một số trường hợp xuất hiện phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7 – 12 ngày rồi biến mất.

Những trường hợp vi khuẩn thương hàn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết với bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nếu không nhập viện sớm, không xử trí kịp thời, tính mạng người bệnh rất dễ bị đe dọa.

Để chẩn đoán bệnh thương hàn, ngoài các dấu hiệu lâm sàng, cần xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn (cấy phân vào tuần đầu và tuần thứ hai), cấy máu (tuần thứ hai).

Biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thương hàn là chảy máu đường ruột, hoặc thủng ruột hoặc nhiễm khuẩn huyết. Chảy máu đường ruột hoặc thủng ruột hoặc cả hai phải phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nếu không có thể bị tử vong. Các biến chứng do mắc bệnh thương hàn thường xảy ra vào tuần thứ ba của bệnh, mặc dù tỷ lệ biến chứng nguy kịch không nhiều (khoảng 5%). Tuy vậy, nếu chảy máu với số lượng nhiều sẽ làm tụt huyết áp gây sốc, có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.

Khi bị thủng ruột sẽ gây viêm phúc mạc cấp tính, nếu không phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời có thể bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa hoặc hậu quả để lại có thể rất xấu (gây dính ruột về sau).

Ngoài ra, còn có thể bị viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy tạng và gây nhiễm khuẩn một số cơ quan khác (bàng quang, thận, màng não, tủy sống, viêm khớp, viêm xương…)

 

Bệnh thương hàn lây theo đường ăn uống qua thức ăn, nước uống, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn thương hàn. Vì vậy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết. Cần ăn chín, uống chín (không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín, không ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi). Cần quản lý chất thải, phân người bệnh thật tốt, không để vương vãi và nên cho chất sát khuẩn mạnh (vôi bột, cloraminB), nhất là các vùng nông thôn, miền núi.

Trung tâm y tế dự phòng cần tổ chức kiểm tra thật gắt gao vệ sinh an toàn thực phẩm (lưu ý khâu giết mổ, bán, chế biến thực phẩm) và định kỳ kiểm tra sức khỏe đội ngũ buôn bán, chế biến thực phẩm để tìm người lành mang vi khuẩn thương hàn và điều trị dứt điểm cho họ, tránh để Vi khuẩn Salmonella đào thải ra môi trường gây thành dịch.

Ngoài ra, cần tuyên truyền và tạo điều kiện tốt cho người dân sử dụng vắc-xin phòng bệnh để có miễn dịch lâu dài.

 

PGS. TS. Bùi Khắc Hậu

The post Ngộ độc thực phẩm do Salmonella: Coi chừng biến chứng nguy hiểm first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Cách dùng than hoạt tính khi ngộ độc thực phẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-dung-than-hoat-tinh-khi-ngo-doc-thuc-pham-13441/ Fri, 03 Aug 2018 15:38:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-dung-than-hoat-tinh-khi-ngo-doc-thuc-pham-13441/ Than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… [...]

The post Cách dùng than hoạt tính khi ngộ độc thực phẩm first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… Tuy được coi là thuốc rẻ tiền nhưng nó lại luôn được xem là thuốc đầu tay trong cấp cứu ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong điều trị và xử lý ngộ độc nấm độc. Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố “Hướng dẫn sử dụng than hoạt tính trong phòng chống ngộ độc thực phẩm”. Xin giới thiệu để bạn đọc biết và tham khảo.

Than hoạt tính thường được làm từ gỗ hoặc từ các phế chất hữu cơ khác như xơ dừa, vỏ gáo dừa… Than hoạt tính không độc, khi uống vào không hấp thu vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân, có vai trò quan trọng trong xử trí và điều trị ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt than hoạt tính đã được các bác sĩ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai dùng trong cấp cứu, điều trị có hiệu quả một số trường hợp ngộ độc nấm độc.

Cách dùng than hoạt tính khi xử trí ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi sinh vật và độc tố: Thường dùng ở dạng viên nén nhai, viên nang, viên bao đường, với liều thường dùng từ 62,5 – 125 mg/1 lần x 2 – 3 lần/ngày, dùng sau bữa ăn, trong 4 – 5 ngày. Trường hợp ăn khó tiêu, người lớn có thể dùng 125mg/1 lần x 2 – 3 lần/ngày.

Ngộ độc thực phẩm cấp tính do hóa chất: Thường dùng ở dạng bột mịn hoặc dạng nhũ dịch.

Dạng bột mịn: Người lớn dùng 50g, khuấy trong 250ml, lắc kỹ trước khi uống, có thể dùng ống thông dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại nhiều lần từ 25 – 50g, cách nhau 4 – 5 giờ. Có thể phải kéo dài đến 48 giờ. Trẻ em dùng 1g/kg thể trọng, Trường hợp nặng có thể lặp lại 4 – 6g.

Dạng nhũ dịch: Liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200ml, trẻ em 100 ml. Tổng lượng phải dùng có thể từ 1 – 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc. Nếu là ngộ độc nhẹ, chỉ cần dùng 1 lọ, nhưng nếu là ngộ độc nặng (kim loại…), có thể phải dùng 6 lọ trở lên.

Ngộ độc thực phẩm do nấm độc: Người lớn dùng 1g/kg thể trọng, trẻ em 1 – 2 g/kg thể trọng. Trường hợp nặng cho uống than hoạt tính nhiều lần (3 – 4 giờ/1 lần), kèm theo sorbitol (người lớn 6 gói, trẻ em 2 – 4 gói). Than hoạt tính và sorbitol dùng ít nhất trong vòng 3 ngày.

Dùng than hoạt tính dù ở dạng nào phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1-3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc ngay.

Than hoạt tính không độc nhưng lưu ý tác dụng phụ của các thành phần của thuốc khác khi sử dụng dạng biệt dược, vì vậy cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hoặc tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc. Nếu uống quá nhiều than hoạt tính có thể gây táo bón, làm buồn nôn, nôn mửa.

Không nên dùng thường xuyên, lâu dài

Không nên dùng than hoạt tính thường xuyên và lâu dài vì khi uống, trong đường tiêu hóa than hoạt tính không chỉ liên kết các chất độc mà còn làm giảm tác dụng của nhiều chất có lợi trong cơ thể (các men, vitamin, axit amin…).

Không uống than hoạt tính cùng một lúc với các thuốc khác mà nên uống cách nhau khoảng 2 giờ, do thanh hoạt tính có thể hấp phụ loại thuốc dùng chung, dẫn đến làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu và làm thuốc kém tác dụng.

Không dùng trong trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Theo Cục An toàn thực phẩm

The post Cách dùng than hoạt tính khi ngộ độc thực phẩm first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Sau tết, nói chuyện về cái “bụng bia” http://tapchisuckhoedoisong.com/sau-tet-noi-chuyen-ve-cai-bung-bia-13380/ Thu, 02 Aug 2018 15:14:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sau-tet-noi-chuyen-ve-cai-bung-bia-13380/ Nguyên nhân gây ra “bụng bia” Ăn nhiều: bia có thể sản sinh nhiều calo hơn, nguồn chính là do cồn và các thành phần [...]

The post Sau tết, nói chuyện về cái “bụng bia” first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nguyên nhân gây ra “bụng bia”

Ăn nhiều: bia có thể sản sinh nhiều calo hơn, nguồn chính là do cồn và các thành phần dinh dưỡng khác. Do có nhiều loại bia, calo nhiều hay ít cũng khác nhau, chai bia dung tích 600ml có khoảng 160Kcal, các thành phần khác chuyển hóa thành 90Kcal, những calo này bằng khoảng 1/5 lượng calo hằng ngày của người bình thường. Trong bia không chứa chất béo làm cho ta mập, cho nên bản thân bia không làm cho ta mập. Điều đáng nói là bia có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch vị, tăng sự thèm ăn, khi uống bia đi kèm những món nhiều calo, tăng hấp thu chất béo. Do vậy, ăn uống cuồng bạo một cách không tiết chế mới là nguyên nhân chính làm cho ta béo phì.

Ít vận động: rất nhiều đàn ông trung niên ngồi làm việc thời gian dài, thiếu vận động, dễ làm cho chất béo tích tại vùng bụng. Dưới tình trạng sức ép công việc hơi nhiều, không ít người ăn uống quá nhiều, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, cũng gây cho thể trọng vượt cân.

Ngủ kém: đối với người trung niên, chất lượng giấc ngủ là nguyên nhân chính của béo phì. Độ tuổi tăng dần, giai đoạn ngủ sâu của nam giới lại giảm dần, theo đó bài tiết hoóc-môn sẽ giảm xuống. Thiếu hoóc-môn sẽ làm cho tổ chức mỡ trong cơ thể tích tụ tại vùng bụng.

Di truyền: có người cho rằng “bụng bia” do thừa dinh dưỡng, cũng có người cho rằng do suy dinh dưỡng. Nghiên cứu mới nhất của Hội Y học dinh dưỡng liên bang Đức cho thấy, “bụng bia” có liên quan đến gen của nam giới, tương tự như nữ giới ban đầu béo phì ở vùng mông, phần nhiều chất béo của nam giới sẽ tích tụ tại vùng bụng.

“Bụng bia” gây ra những bệnh gì?

Một báo cáo của Trung tâm Dự phòng bệnh tật của Mỹ cho biết, hằng năm tại Mỹ tốn khoảng 750 triệu USD điều trị các bệnh liên quan béo phì, số tiền này đã vượt quá cho việc điều trị các bệnh do hút thuốc và nghiện rượu gây ra. Nếu cho rằng béo phì toàn thân xuất hiện sau tuổi trung niên có tỉ lệ hơi cao, thì béo phì vùng bụng (thường gọi “bụng bia”) lại tăng dần theo độ tuổi. Béo phì vùng bụng đã gây ra sự quan tâm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bởi vì rất nhiều quốc gia đã đi vào giai đoạn già hóa dân số, nếu không quan tâm béo phì vùng bụng, “bụng bia” rất có thể trở thành một trong những hung thủ rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Béo phì vùng bụng là một trong những nhân tố chính gia tăng sự lão hóa, đã có chứng minh có trên 15 loại bệnh gây tử vong có liên quan trực tiếp với béo phì vùng bụng, trong đó bao gồm bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, ung thư tuyến vú, suy gan, suy thận… Trước đó, có nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nam giới mang “bụng bia” mắc bệnh tăng huyết áp so với đàn ông bình thường cao gấp 8 lần; tỉ lệ mắc bệnh mạch vành tăng gấp 5 lần; tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp 7 lần; tai biến mạch máu não và nhũn não… cũng thường gặp ở nam giới mang “bụng bia”.

Tại sao béo phì vùng bụng tác hại lớn như vậy? Một nghiên cứu của đại học Saint Louis tại Washington (Mỹ) cho thấy, chất béo vùng bụng với hình thức chất béo tự do rất dễ đi vào máu, theo máu trực tiếp đi vào gan. Khi lá gan có quá nhiều phân tử axít béo tự do, sẽ chuyển thành cholesterol LDL, rồi theo máu đến tim, phổi và động mạch. Trong đó, một phần cholesterol LDL chuyển thành chất béo có hại, gây bộc phát bệnh tim mạch.

Làm thế nào biến mất cái “bụng bia”?

Hằng ngày vận động: chuyên gia y học Nhật Bản chế tác ra một quy trình vận động mọi lúc mọi nơi, hiệu quả rất tốt đối với việc loại bỏ “bụng bia”. Một là khoanh tay trước ngực, hai chân thẳng đứng; hai là ít đi thang máy, thang cuốn, đi thang bộ; ba là phàm việc gì có thể hoàn tất trong tư thế đứng thì cứ đứng, chẳng hạn khi chờ đợi, gọi điện thoại, đọc báo, mang vớ, giầy… Khi đứng bằng mũi chân, làm cho cơ thể trong trạng thái hơi căng thẳng vậy.

Một ngày ba bữa: nếu không dùng bữa trưa, bạn rất có thể đói cồn cào khi về đến nhà, bữa tối sẽ ăn một bữa no nê. Một ngày nên chia ăn ba bữa. Ít ăn vặt, khuyên bạn chỉ mang những thức ăn ít béo và ít calo, chẳng hạn như trái cây, rau cải, bánh quy…

Uống nhiều bia tuy làm ta béo phì, nhưng không trực tiếp gây ra cái “bụng bia”

 

Ly nước trên bàn làm việc: trong ngày cần uống nước thường xuyên. Khi bạn muốn ăn đồ ngọt, uống chút nước thì sự thèm đồ ngọt sẽ biến mất lập tức. Không cho sự căng thẳng thúc đẩy ăn nhiều: lúc gặp stress, ra ngoài tản bộ, thay vì tay cầm đồ ăn đưa vào miệng. Vận động thể lực giúp giải tỏa stress tốt hơn là ăn vặt.

Không ăn tại quán: những món ăn tại quán thường chứa nhiều chất béo và calo. Bạn lưu ý những “quán ăn phù hợp” gần công sở của mình. Bạn không đến những tiệm fast food, bởi vì nơi đó rất ít món ăn không béo để bạn chọn.

Ăn chung với bạn bè: ăn chung với bạn bè, đồng nghiệp. Dồn sự tập trung vào buổi trò chuyện với bạn bè, mà không quan tâm đến thức ăn. Không dùng bữa ăn buffet, vì bữa ăn tự chọn thường dẫn đến ăn rất nhiều.

Lưu ý tửu lượng: cồn chứa calo hơi nhiều, gây cản trở tiêu hao chất béo, bên cạnh còn giảm sức tập trung. Bạn cần lưu ý về tửu lượng, tốt nhất uống nhiều nước và thức uống có calo thấp.

Món ăn thay thuốc: người Hồng Kông dùng thảo dược chế tác “Món canh cho cha” được mệnh danh khắc tinh của “bụng bia”, món canh không chỉ loại bỏ khí lạnh bụng dưới, tiêu tan chất béo vùng bụng, mà còn có tác dụng làm ấm vùng bụng. Cụ thể: cá trích khoảng 1kg, rau cần 200g, gừng một ít, hương phụ chế 5g, sa nhân 5g, hoài sơn 5g, chỉ thực 5g. Cá trích cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch, cho vào chảo có dầu, chiên đến ngả màu vàng, vớt ra. Rau cần và thảo dược dùng 10 chén đun 20 phút kể từ lúc sôi, thêm vào cá trích nấu khoảng 2 giờ thì hoàn tất. Nêm nếm theo khẩu vị tùy người.

“Bụng bia” có liên quan đến gen của nam giới

 

“Bụng bia” không do uống nhiều bia!

Những ai do cái bụng phệ ngày càng nhô ra mà chịu đựng từ bỏ bia, về sau sẽ không còn lo lắng nữa, bởi vì nhà khoa học người Đức và Thụy Điển cùng nghiên cứu cho thấy, “bụng bia” có thể do gen gây ra. Uống nhiều bia tuy làm ta béo phì, nhưng không dẫn đến “bụng bia”.

Nhà nghiên cứu người Đức và Thụy Điển tiến hành cuộc nghiên cứu thăm dò kéo dài đến 8,5 năm đối với 7.876 nam giới và 12.749 nữ giới, ngay từ ban đầu ghi nhận cân nặng, vòng eo và vòng mông của người được thử nghiệm, cũng như yêu cầu họ định kỳ tự đo lường rồi ghi nhận lại các số liệu của mình trong khoảng thời gian này.

Các nhà nghiên cứu báo cáo trên “Tạp chí dinh dưỡng học lâm sàng châu Âu” (European Journal of Clinical Nutrition) cho thấy, uống bia làm cho vòng eo nam giới tăng lên, nhưng đối với vòng eo nữ giới ảnh hưởng không nhiều.

Nghiên cứu cho thấy, trong một ngày, nam giới cứ uống mỗi lít bia, vòng eo tăng lên so với người rất ít uống bia có tỉ lệ là 17%, bên cạnh đó cân nặng và vòng mông cũng tăng theo. Vòng eo của nữ giới uống ít bia so với chị em tuyệt không uống bia cũng chỉ tăng lên 0,88% mà thôi. Với nữ giới, uống bia ảnh hưởng trực tiếp là tăng cân.

Thực phẩm đi kèm mới là kẻ gây ra “bụng bia”

Ngoài ra, tuy uống bia làm cho nam giới tăng cân, nhưng quý ông không uống bia cũng sẽ tăng cân.

Nhà nghiên cứu đúc kết rằng, uống nhiều bia tuy làm ta béo phì, nhưng không trực tiếp gây ra cái “bụng bia”. Nói cách khác, béo phì ở những bộ phận cơ thể được quyết định bởi gen. Tờ báo Daily Mail (Anh) đã nêu: “Phân tích cho thấy, người ta nhận biết bụng bia chỉ dựa vào kinh nghiệm. Phát sinh cái bụng bia là do béo phì, chứ không do uống nhiều bia. Uống nhiều bia hầu như làm cho toàn thân càng dễ béo phì hơn”. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo mỗi người rằng không nên cậy vào kết quả nghiên cứu này mà uống bia xả láng! Muốn đảm bảo cân nặng lý tưởng thì phải hạn chế uống nhiều bia.

LY.DS. BÀNG CẨM

The post Sau tết, nói chuyện về cái “bụng bia” first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-listeriosis-va-ngo-doc-thuc-pham-13321/ Thu, 02 Aug 2018 14:51:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-listeriosis-va-ngo-doc-thuc-pham-13321/ (Lý Văn Khoa – TP.HCM) Listeria là loại vi khuẩn có độc tính cao, chúng lây nhiễm thành dịch qua thực phẩm bị nhiễm. Vi [...]

The post Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

(Lý Văn Khoa – TP.HCM)

Listeria là loại vi khuẩn có độc tính cao, chúng lây nhiễm thành dịch qua thực phẩm bị nhiễm. Vi khuẩn này tạo ra bệnh cảnh rất nặng ở phụ nữ có thai và những người bị suy giảm miễn dịch. Người khỏe mạnh hiếm khi bị bệnh do nhiễm listeria nhưng bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ (sữa bị nhiễm khuẩn), người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì có nguy cơ cao bị biến chứng nặng nề.

Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh phù hợp thì rất hiệu quả đối với vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường tủ lạnh và thậm chí trong ngăn đông, cho nên nhiều người ăn thực phẩm được bảo quản tốt vẫn bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong đất, nước và phân động vật. Con người bị nhiễm khuẩn chủ yếu do các con đường sau: qua trái cây tươi bị nhiễm khuẩn từ đất mà chưa được xử lý; thịt bị nhiễm khuẩn; sữa hoặc thực phẩm chế biến từ sữa không được tiệt khuẩn; quá trình chế biến thực phẩm gây nhiễm khuẩn (phô mát, thức ăn nhanh …). Những đối tượng có nguy cơ cao là người trên 60 tuổi, nhiễm HIV/AIDS, đang hóa trị liệu, bệnh đái tháo đường, suy thận, đang uống thuốc corticoide, dùng thuốc ức chế đào thải mảnh ghép…

Hiện nay, việc điều trị bệnh listeriosis rất thay đổi dựa trên mức độ nặng của triệu chứng. Phần lớn những người có biểu hiện nhẹ không cần phải điều trị. Nhiễm trùng nặng được điều trị với kháng sinh. Người có thai bị nhiễm trùng phải điều trị kháng sinh ngay tức khắc để phòng ngừa ảnh hưởng đến thai nhi. Listeria nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh đang có và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

The post Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Sơ cứu ngộ độc rượu http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-ngo-doc-ruou-10914/ Wed, 25 Jul 2018 08:23:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-ngo-doc-ruou-10914/ Biểu hiện khi bị ngộ độc rượu Các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường có biểu hiện như sau: [...]

The post Sơ cứu ngộ độc rượu first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Biểu hiện khi bị ngộ độc rượu

Các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường có biểu hiện như sau: Kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều; Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường; Nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ…

Các biểu hiện ngộ độc nặng, nguy hiểm: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng, tiểu, đại tiện ra quần, tiểu ít, hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tụt huyết áp, hôn mê, truỵ tim mạch… có thể dẫn tới tử vong.

Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Cách sơ cứu

Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối cho bệnh nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh cho nằm nghiêng sang một bên. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng… để tránh hạ đường huyết.

Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi… có thể giúp giải độc rượu dạng nhẹ.

Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

Luôn quan sát kỹ người bệnh, nếu người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí có co giật… Hoặc nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, song thị, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái… thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

BS. Nguyễn Văn An

The post Sơ cứu ngộ độc rượu first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Phòng ngừa ngộ độc thủy – hải sản ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-ngo-doc-thuy-hai-san-o-tre-em-10411/ Wed, 25 Jul 2018 06:59:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-ngo-doc-thuy-hai-san-o-tre-em-10411/ Những triệu chứng và nguyên nhân Các triệu chứng của dị ứng  thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt [...]

The post Phòng ngừa ngộ độc thủy – hải sản ở trẻ em first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Những triệu chứng và nguyên nhân

Các triệu chứng của dị ứng  thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy… Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố.

Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng

Các loại: tôm, cua, ốc, cá… đều có thể nhiễm vi khuẩn. Nhiều người cho rằng nước biển mặn sẽ hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhưng thực ra có những loại vi khuẩn ưa mặn sống được cả trong nước biển. Đáng chú ý là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một trong những nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc thức ăn ở vùng biển. Vi khuẩn này gây ra hai loại hội chứng lâm sàng là tiêu chảy kiểu tả nhẹ và tiêu chảy phân có nhiều máu kèm theo đau bụng và sốt nhẹ. Trong hải sản có thể chứa các độc tố từ tảo gây nguy hiểm cho người ăn. Độc tố tảo phycotoxins sinh sản trong các rạn san hô ven bờ, là nơi sinh sống của các loài thân mềm như: nghêu, sò, cua, tôm… Các độc tố tảo này không nguy hại đến các sinh vật biển nhưng chúng sẽ gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Độc tố tảo phycotoxins không bị phân hủy khi đun nấu, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ…

Hải sản cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến… rất dễ bị nhiễm độc. Các loài cá to cũng thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình… vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn.

Thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại virút, vi khuẩn phát triển mạnh, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu, đạm như  hải sản nếu ôi thiu hoặc không được chế biến kỹ thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Nếu loại trừ yếu tố nói trên, nếu  hải sản tươi sống không được nấu chín kỹ, hoặc chỉ chín một phần cũng là nguyên nhân gây ngộ độc.

Thêm một điểm cần đặc biệt chú ý là có nhiều trẻ cơ địa không thích ứng với một vài loài hải sản (tôm, cua, mực, ốc…), do vậy khi dùng thức ăn có nguồn gốc từ những loài đó cũng sẽ gây ngộ độc và dị ứng.

Khi ăn phải các loại thịt cá, hải sản có chứa dư lượng phân urê cao tới một mức nào đó, người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều lần… rất nguy hiểm. Còn nếu ăn phải thường xuyên, nay một ít, mai một ít, về lâu dài người ăn sẽ bị ngộ độc mạn tính, với các dấu hiệu mất ngủ kéo dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, giảm trí nhớ, v.v…

Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố

Làm sao đề phòng?

Để phòng ngừa ngộ độc hải sản ở trẻ nhỏ, các bà mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

– Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng.

– Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.

– Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.

– Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.

– Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.

– Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.

– Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy – hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

The post Phòng ngừa ngộ độc thủy – hải sản ở trẻ em first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Thịt cóc – Dùng thế nào để tránh ngộ độc? http://tapchisuckhoedoisong.com/thit-coc-dung-the-nao-de-tranh-ngo-doc-5276/ Thu, 19 Jul 2018 13:51:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thit-coc-dung-the-nao-de-tranh-ngo-doc-5276/ Giá trị dinh dưỡng cao…. Cóc là động vật lưỡng cư, thuộc họ Bufonidae có nhiều loài khác nhau, cư trú ở khắp nơi trên [...]

The post Thịt cóc – Dùng thế nào để tránh ngộ độc? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Giá trị dinh dưỡng cao….

Cóc là động vật lưỡng cư, thuộc họ Bufonidae có nhiều loài khác nhau, cư trú ở khắp nơi trên thế giới. Thịt cóc rất giàu dinh dưỡng, cao hơn thịt bò, thịt lợn (53,37% protit, 12,66% lipit, rất ít gluxit), đặc biệt có nhiều axít amin cần thiết (Asparagine, Histidine, Tyrosine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tryptophan, Cystein, Threonine..) và nhiều chất vi lượng (Mangan, Kẽm…) được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc…

Trong đông y và dân gian, nhựa cóc, gan cóc được sử dụng để chống sưng, tiêu viêm dưới dạng cao, dùng ngoài da (da chưa bị tổn thương) điều trị nhọt độc, đầu đinh, sưng tấy…

Độc tố chỉ có một số bộ phận cơ thể cóc như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan và buồng trứng. Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin… Tác động sinh học của độc tố tùy theo cấu trúc hoá học: Bufagin tác động đến tim mạch như nhóm Glycoside tim mạch; Bufotenine gây ảo giác; Serotonin gây hạ huyết áp… Thành phần độc tố thay đổi tuỳ theo loài cóc. Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da bình thường, nhưng gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt, niêm mạc người.

Ăn thịt cóc thế nào để tránh ngộ độc?

Ngộ độc thực phẩm do độc tố cóc xảy ra do ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố (nhựa cóc, gan, mật bị dập nát dính trên thịt cóc) và có trường hợp do ăn gan, trứng cóc. Triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện từ 1 – 2 giờ sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện: bị chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, Block nhĩ – thất, truỵ tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp. Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc…

Thịt cóc

Ngộ độc do độc tố cóc tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao nên cần phát hiện sớm, sơ cứu, cấp cứu kịp thời ở những trung tâm y tế mới có hiệu quả. Cụ thể:

– Phát hiện dấu hiệu ngộ độc sớm (người bệnh còn tỉnh táo): cần gây nôn chủ động; chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu.

– Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở ô xy, thở máy, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận….

–  Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày, uống than hoạt, thụt, tháo…

Cóc với sức khoẻ của con người bên cạnh những lợi ích là những nguy cơ rất lớn đe doạ đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Để dự phòng ngộ độc thực phẩm do ăn thịt cóc chỉ sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành; nếu muốn sử dụng thịt cóc để ăn cần loại bỏ cóc tía (cóc có mắt mầu đỏ), thịt cóc theo đúng quy trình (cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch), chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm.

TS. Lâm Quốc Hùng

The post Thịt cóc – Dùng thế nào để tránh ngộ độc? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-xu-ly-nhu-the-nao-la-dung-cach-va-hieu-qua-nhat-4276/ Thu, 19 Jul 2018 11:29:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-xu-ly-nhu-the-nao-la-dung-cach-va-hieu-qua-nhat-4276/   Nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột [...]

The post Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

 

Nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng (sau vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày): buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC. Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng thường nặng.

Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao làm mất cảm giác khát); mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

Thức ăn vỉa hè không đảm bảo ATVSTP – một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

 

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.

Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.

Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ).

Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. Trường hợp đến muộn, cần gửi bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu để xử trí. Có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Trung ương để hỏi thông tin khi cần thiết.

BS. Vũ Ngọc Anh

The post Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>