ngộ độc thực phẩm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 02 Aug 2018 14:51:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ngộ độc thực phẩm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-listeriosis-va-ngo-doc-thuc-pham-13321/ Thu, 02 Aug 2018 14:51:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-listeriosis-va-ngo-doc-thuc-pham-13321/ [...]]]>

(Lý Văn Khoa – TP.HCM)

Listeria là loại vi khuẩn có độc tính cao, chúng lây nhiễm thành dịch qua thực phẩm bị nhiễm. Vi khuẩn này tạo ra bệnh cảnh rất nặng ở phụ nữ có thai và những người bị suy giảm miễn dịch. Người khỏe mạnh hiếm khi bị bệnh do nhiễm listeria nhưng bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ (sữa bị nhiễm khuẩn), người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì có nguy cơ cao bị biến chứng nặng nề.

Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh phù hợp thì rất hiệu quả đối với vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường tủ lạnh và thậm chí trong ngăn đông, cho nên nhiều người ăn thực phẩm được bảo quản tốt vẫn bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong đất, nước và phân động vật. Con người bị nhiễm khuẩn chủ yếu do các con đường sau: qua trái cây tươi bị nhiễm khuẩn từ đất mà chưa được xử lý; thịt bị nhiễm khuẩn; sữa hoặc thực phẩm chế biến từ sữa không được tiệt khuẩn; quá trình chế biến thực phẩm gây nhiễm khuẩn (phô mát, thức ăn nhanh …). Những đối tượng có nguy cơ cao là người trên 60 tuổi, nhiễm HIV/AIDS, đang hóa trị liệu, bệnh đái tháo đường, suy thận, đang uống thuốc corticoide, dùng thuốc ức chế đào thải mảnh ghép…

Hiện nay, việc điều trị bệnh listeriosis rất thay đổi dựa trên mức độ nặng của triệu chứng. Phần lớn những người có biểu hiện nhẹ không cần phải điều trị. Nhiễm trùng nặng được điều trị với kháng sinh. Người có thai bị nhiễm trùng phải điều trị kháng sinh ngay tức khắc để phòng ngừa ảnh hưởng đến thai nhi. Listeria nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh đang có và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Phát hiện các bệnh do ngộ độc thực phẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-cac-benh-do-ngo-doc-thuc-pham-10723/ Wed, 25 Jul 2018 08:03:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-cac-benh-do-ngo-doc-thuc-pham-10723/ [...]]]>

Mỗi loại vi khuẩn thường “ưa thích” những loại thực phẩm riêng. Dưới đây là một số các loại thực phẩm và vi khuẩn song hành với nhau, nếu thực phẩm bị nhiễm các loại vi khuẩn này nó có khả năng  gây ngộ độc cho người.

Ngộ độc do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn này rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây, rau quả tươi, rau quả khô, các loại thực phẩm chế biến sẵn, phô mai, sữa kể cả sữa chua, xúc xích. Vi khuẩn listeria có thể sống ở nhiệt độ lạnh, nên việc trữ đồ ăn trong tỷ lạnh không thể làm chết vi khuẩn. Nhiều người cho rằng vi khuẩn thường không tồn tại trong các nhà máy chế biến công nghiệp, điều này hoàn toàn sai, đây là nơi vi khuẩn có thể sinh sôi và sống dai nhất. Vi khuẩn listeria có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, nhưng nó lại dễ bị ô nhiễm sau khi nấu chín hoặc có tiếp xúc với đồ đựng thực phẩm sống.

 

 

Triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria bao gồm sốt, đau cơ, đau bụng, tiêu chảy thường xuất hiện từ 2 ngày đến 2 tháng sau khi tiếp xúc…

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn listeria: Những người có nguy cơ cao bị bệnh bao gồm người già, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch yếu. Cần đảm bảo thực phẩm chế biến sẵn đã được ‘tiệt trùng”. Khi cắt gọt thực phẩm nên rửa sạch trước khi cắt, nên để thực phẩm vào tủ lạnh nhất là vào mùa nóng. Với các thực phẩm đã để qua đêm, cần đun sôi lại trước khi ăn.

Ngộ độc do vi khuẩn salmonella

Loại vi khuẩn này có khả năng làm hỏng bất cứ sản phẩm nào, thường do tiếp xúc với phân của động vật như trứng gà. Mặc dù trứng gà có thể tươi bên trong nhưng rất có thể bị nhiễm khuẩn salmonella. Người ta còn tìm được khuẩn salmonella trên cà chua, ớt, rau xà lách, đu đủ, hay rau mầm. Vi khuẩn này thường phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, khi ăn các thức ăn sống hoặc nấu chín tái. Thịt các loại động vật sống trên mặt đất đều có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Cũng giống như listeria, khuẩn salmonella có thể sinh sôi trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Người ta đã phát hiện ra các đợt bùng phát dịch bệnh ở những nơi sản xuất khoai tây chiên, bánh quy. Nên nhớ vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, do vậy cần ăn chín uống sôi.

 

 

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn salmolella bao gồm: đau bụng, sốt, tiêu chảy, thường xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc từ 12-72 giờ, bệnh thường kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là đối với trẻ em, người già, kể cả trẻ sơ sinh, nguy cơ tử vong rất cao. Cần rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt sống.

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn salmonella: Cần ăn chín, uống sôi. Không nên ăn trứng sống, chín tái hoặc lòng đào. Giữ thực phẩm sống và chín ở các ngăn riêng biệt. Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng và khu vực chế biến. Thực phẩm mua về cần rửa sạch, để khô rồi cất tủ lạnh, tránh biến tủ lạnh thành ổ nhiễm khuẩn.

Ngộ độc do vi khuẩn E.coli

Các loại gia súc, gia cầm dễ nhiễm E.coli bởi trong quá trình giết thịt, các con vật thường được mổ trên mặt đất, vi khuẩn có thể lây lan vào từng miếng thịt. Các loại nước quả, sữa không tiệt trùng có nguy cơ nhiễm E.coli cao hơn. Những loại sữa thô mới vắt có thể bị nhiễm khuẩn E.coli từ bầu vú động vật. Trái cây, rau quả tươi cũng có nguy cơ nhiễm E.coli nếu người sản xuất dùng phân bón hay nước tưới bị nhiễm khuẩn, rau lá xanh có nguy cơ nhiễm cao nhất.

 

Các triệu chứng nhiễm khuẩn E.coli bao gồm nặng bụng, quặn bụng, tiêu chảy, nôn. Bệnh thường bùng phát sau khi ăn hoặc một vài ngày sau khi tiếp xúc, bệnh diễn tiến nặng ở những người mắc thêm bệnh mạn tính. Nhiễm khuẩn E.coli thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Phòng tránh nhiễm khuẩn E.coli: Tuyệt đối ăn các đồ ăn nấu chín kỹ, không ăn thịt vẫn còn màu hồng. Vệ sinh các đồ dùng nấu ăn, dùng riêng thớt, dao với thịt sống và chín, khi cất thịt vào tủ lạnh cần để riêng ngăn thịt chín và sống. Chỉ mua các sản phẩm sữa tiệt trùng, nếu không phải đun sôi trước khi uống. Đối với rau xanh, cần rửa kỳ và nấu chín.

Ngộ độc do

 

Đây là loại ngộ độc thường xuất hiện ở các món ăn xông khói, thực phẩm đóng hộp như pate, xúc xích, thực phẩm lên men như hun khói, cá muối hay mật ong. Với thể cấp tính, bệnh có khả năng phá hủy thần kinh trung ương, gây tử vong tương đối cao.

Biểu hiện của nhiễm độc Botulism: đau bụng, nôn mửa, khó thở, khó nuốt, nhìn đôi, yếu hoặc tê liệt môi, lưỡi, họng, dấu hiệu điển hình là các triệu chứng liệt thần kinh ở mắt, tê, liệt ở vòm họng. Nếu bạn nghi ngờ bị ngộ độc, hãy gọi cấp cứu ngay.

Cách phòng tránh: Cần đun sôi các loại thực phẩm trước khi dùng, tuyệt đối không dùng các thực phẩm đóng hộp bị phồng, vỡ hoặc có mùi bất thường.

Viêm gan siêu vi A

Đây là bệnh gan thường lây qua đường ăn uống, chủ yếu do mất vệ sinh khi chế biến hoặc chế biến không đúng cách. Viêm gan A là loại virus tấn công gan.

Biểu hiện của viêm gan: Bệnh có thể gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân, vàng da. Hầu hết các nhiễm trùng này thường nhẹ và tự khỏi. Nó có thể lây lan khi một người bị nhiễm bệnh rửa tay sạch, sau đó chạm vào thức ăn và người khác ăn phải.

Phòng bệnh viêm gan A: Luôn luôn rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn. Nên tiêm phòng vaccin viêm gan A, nhất là với những người làm việc chế biến thực phẩm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hầu hết các bệnh do ngộ độc  thực phẩm đều tự khỏi, nhưng bạn sẽ cần đi khám bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện sau:

– Sốt cao.

– Phân có máu.

– Nôn mửa kéo dài.

– Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.

– Có dấu hiệu mất nước (khô miệng, chóng mặt, đi tiểu ít).

Lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm:

-Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.

– Rửa các dụng cụ cắt gọt, đồ dùng và bàn sau khi tiếp xúc với thịt sống.

– Rửa các loại thực phẩm dưới vòi nước chảy.

– Vứt bỏ lá ngoài của rau xà lách hoặc bắp cải.

– Nấu thịt, gia cầm và trứng thật chín.

–  Làm nóng thức ăn đã để qua đêm

 

Một số nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh do thực phẩm là phụ nữ mang thai, người ốm, trẻ em người già, và những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín và trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, xúc xích chưa nấu chín và thịt nguội, hải sản sống.

Nguyễn Hoàng Mai

]]>
Ăn khoai mì như thế nào để không bị ngộ độc http://tapchisuckhoedoisong.com/an-khoai-mi-nhu-the-nao-de-khong-bi-ngo-doc-5956/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-khoai-mi-nhu-the-nao-de-khong-bi-ngo-doc-5956/ [...]]]>

Người dân thường luộc hoặc hấp củ sắn; lá sắn dùng để muối chua… Theo tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, trong sắn chứa lượng acid cyanhydric (HCN) đáng kể. Hàm lượng độc chất HCN trong khoai mì cao hay thấp phụ thuộc vào giống sắn. Sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt. Ngoài ra chất này có nhiều ở vỏ củ, lõi củ; ở lá cao hơn củ 3-5 lần…

Hàm lượng HCN cao vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Chất độc này khiến hồng cầu không hấp thu được oxy, nạn nhân rơi vào trạng thái suy hô hấp, khó thở. Chỉ sau 1-3 giờ, người ăn đã có khả năng biểu hiện ngộ độc.

an-khoai-mi-nhu-the-nao-de-khong-bi-ngo-doc

Năm 2014, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận một số trẻ bị ngộ độc sắn, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê. Nguyên nhân là do trẻ ăn loại sắn cao sản, nhiều nhựa vốn chuyên dùng làm thức ăn cho gia súc. Năm 2005, một bé gái 4 tuổi tại Bình Thuận tử vong vì ngộ độc sắn. 

Các biểu hiện chính khi ngộ độc chất này gồm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và ỉa chảy; ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững; nặng hơn thì co giật, hôn mê; khó thở, suy hô hấp cấp, xanh tím, giảm huyết áp, tăng nhịp tim… Nếu bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Các biện pháp sơ chế, chế biến như xay nghiền, lọc bột, ngâm, luộc kỹ, ủ chua có thể loại bỏ phần lớn HCN trong sắn. Để tránh ngộ độc sắn, người dân chú ý:

– Không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn vì chứa hàm lượng HCN cao.

– Nghi ngờ sắn độc, tuyệt đối không sử dụng để ăn.

– Khi sơ chế, củ sắn cần gọt, bóc vỏ kỹ, rửa ngâm nước sạch, luộc mở vung và nấu chín kỹ trước khi ăn. Lá sắn cần ngâm nước, rửa sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ trước khi ăn.

– Khi ăn cảm giác sắn có vị đắng thì không nên ăn.

Với những người không may bị ngộ độc sắn thì cần tiến hành sơ cứu kịp thời. Trước hết nhanh chóng loại trừ tác nhân ngộ độc bằng gây nôn; cho bệnh nhân uống dung dịch đường (tốt nhất là đường glucosa 30-50%) và chuyển đến cơ sở điều trị gần nhất.

Hà An

]]>
Bộ Y tế khuyến cáo 4 cách chọn bánh kẹo tránh ngộ độc dịp Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/bo-y-te-khuyen-cao-4-cach-chon-banh-keo-tranh-ngo-doc-dip-tet-4991/ Thu, 19 Jul 2018 13:14:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bo-y-te-khuyen-cao-4-cach-chon-banh-keo-tranh-ngo-doc-dip-tet-4991/ [...]]]>

Do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong dịp tết, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt, chả, mứt bánh kẹo, rượu, nước giải khát… của người dân tăng đột biến, thị trường thực phẩm tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi lưu thông đánh lừa người tiêu dùng.

Vì vậy, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết khuyến cáo, người tiêu dùng nên cẩn thận khi chọn mua và sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc, và có mùi khó chịu.

Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Và quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công Thương, chính quyền xã, phường…) để  có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.

Người dân nên cảnh giác với các loại bánh kẹo bắt mắt. Ảnh minh hoạ.

 

Bánh kẹo nằm trong danh mục thực phẩm thường bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm. Trong đó sản phẩm khi lưu thông trên thị trường phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế có thẩm quyền. Vì vậy khi lựa chọn mua bánh kẹo trong dịp Tết nguyên đán chúng ta nên:

+ Chọn mua các sản phẩm bánh kẹo đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (xem trên nhãn mác có ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp YT+tên viết tắt tỉnh, thành phố -XNCB)

+ Lựa chọn bánh kẹo của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng, nhãn hiệu.

+ Quan sát kỹ thông tin trên bao bì  bánh kẹo (nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm).

+ Mua giỏ quà cần chú ý chất lượng bánh kẹo bên trong, nên tự chọn bánh kẹo rồi nhờ chủ quán xếp thành giỏ quà.

Để đón Tết an toàn, bảo đảm sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, mỗi người dân cần lưu ý chọn mua và sử dụng thực phẩm ở những cơ sở có địa điểm cố định, địa chỉ rõ ràng, có uy tín, được phép kinh doanh thực phẩm, thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm.

D.Hải

]]>
Ngộ độc thực phẩm- Làm sao tránh http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-lam-sao-tranh-4835/ Thu, 19 Jul 2018 12:57:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-lam-sao-tranh-4835/ [...]]]>

Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella

Khi bị nhiễm salmonella, mùi vị thức ăn không hề thay đổi nên rất khó phát hiện. Những thức ăn dễ nhiễm khuẩn salmonella như thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa, cá, thịt băm nhuyễn, trứng gà, gan gà…

Khi ăn phải thức ăn nhiễm salmonella khoảng vài giờ đến 1 ngày sau người bệnh sẽ có các triệu chứng: Đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt, suy nhược cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Đây là tình trạng hay gặp trong các vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể như ở các trường học bán trú, các công ty các buổi liên hoan, hiếu, hỉ…

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn E. coli

Vi khuẩn E.coli thường nhiễm vào đất, nước… từ phân của động vật. Khi nhiễm vi khuẩn này thông qua đường thức ăn, người bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng: Đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít khi nôn mửa, thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp đổ mồ hôi.

Ngộ độc thực phẩmThực phẩm chưa nấu chín hoặc ôi thiu dễ gây ngộ độc cho người ăn.

Ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu

Thông thường khi con người ăn những loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thức ăn chưa được nấu chín kỹ, các món gỏi, rau sống chưa được rửa sạch, các thức ăn biến chất, ôi thiu, ươn, bị bốc mùi… sẽ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Các thức ăn như thịt, cá biển tươi hoặc đóng hộp, tôm, tép, sò huyết, nghêu… bị biến chất khi chưa nấu chín hoặc bị ôi thiu sau khi chế biến sẽ sinh ra histamin, gây ngộ độc cho người ăn.

Người bị ngộ độc có dấu hiệu choáng váng, đau bụng, tiêu chảy, nóng bừng mặt, ngứa ngáy ở cổ và mặt, chảy nước mắt ngay sau khi ăn vài giờ đồng hồ. Người bệnh phải được cấp cứu và giải độc kịp thời tại các đơn vị y tế.

Phòng tránh thế nào?

Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ việc chọn thực phẩm đảm bảo, bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối…) hoặc đã chế biến (đậy, hâm, ướp lạnh…) đến quá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Cụ thể:

Chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống sôi; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ…

Khi đi ăn ở ngoài (ăn quán, cơm bụi, hàng rong, quà vặt, ăn chè, sinh tố… ở các quán cóc ven đường) cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Khi vào quán nên quan sát khu bếp, khu chế biến và nơi bảo quản thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nếu muốn thử một món lạ, nên hỏi rõ thành phần của món ăn, tránh những thứ có thể gây ngộ độc, chọn các món còn nóng. Không nên gọi món sống hoặc tái, các món rau trộn khi đi ăn ở bên ngoài. Dùng đồ uống của các nhà sản xuất có uy tín, nhớ xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng. Nên cảnh giác với các loại rượu dân tộc, rượu ngâm, đồ uống tự chế vì nếu các loại đồ uống này không đảm bảo vệ sinh rất dễ gây hại cho sức khỏe.

BS. Ngọc Bích

]]>
Cách chế biến thực phẩm tránh bị ngộ độc trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-che-bien-thuc-pham-tranh-bi-ngo-doc-trong-mua-he-4295/ Thu, 19 Jul 2018 11:30:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-che-bien-thuc-pham-tranh-bi-ngo-doc-trong-mua-he-4295/ [...]]]>

Gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong mùa hè, với thời tiết nóng và ẩm, thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá ăn uống, nguyên liệu tươi sống bảo đảm an toàn, chế biến thức ăn không gia nhiệt kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao, nhất là thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa…

Mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín.

 

Sử dụng thực phẩm an toàn, đúng cách tránh nguy cơ ngộ độc trong ngày hè.Sử dụng thực phẩm an toàn, đúng cách tránh nguy cơ ngộ độc trong ngày hè. Ảnh minh họa.

 

Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng. Theo kết quả điều tra của Cục An toàn thực phẩm, kiến thức của các nhóm đối tượng người sản xuất, kinh doanh, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm đang được nâng cao đáng kể nhưng “thực hành đúng” về an toàn thực phẩm còn khá hạn chế. Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh dễ gây ô nhiễm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

rau quả sạch

 

Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “Lợi – Hại” của chiếc tủ lạnh. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.

Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

 

Không nên đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh dễ gây ô nhiễm thực phẩmKhông nên đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh dễ gây ô nhiễm thực phẩm. Ảnh minh họa.

 

10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

 

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

2. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

3. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Dương Hải

]]>