nghẹt mũi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:19:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nghẹt mũi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nghẹt mũi không khó trị http://tapchisuckhoedoisong.com/nghet-mui-khong-kho-tri-14251/ Tue, 07 Aug 2018 05:19:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nghet-mui-khong-kho-tri-14251/ [...]]]>

Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai bên lỗ mũi bị bít tắc làm cho người bệnh không thở được dễ dàng. Tình trạng bít tắc này có thể do các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên. Sự dư thừa dịch nhầy cũng khiến mũi bị bít tắc.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Trong nhiều trường hợp, tắc nghẹt mũi chỉ là một vấn đề cấp tính. Nghẹt mũi có  thể xảy ra khi bị nhiễm virut. Cảm cúm do virut là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Trong số các virut gây cảm cúm, Rhinovirrus là hay gặp nhất. Ngoài nghẹt mũi, cảm cúm còn có thể gây hắt hơi, đau họng và ho.

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân đứng hàng thứ hai. Bên cạnh nghẹt mũi, các triệu chứng có thể bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng có đặc điểm gợi ý là thường gây hắt hơi kịch liệt, mỗi lần thường hắt hơi liên tiếp 5-6 cái. Nghẹt mũi trong viêm mũi dị ứng thường là nghẹt cả hai bên. Dịch mũi đa phần là dịch lỏng, màu trắng nhạt. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể biểu hiện mạnh mẽ theo mùa (mùa phấn hoa, cỏ) hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm nếu nguyên nhân là nấm mốc, bọ nhà, gián, lông thú cưng, bụi…

Viêm mũi không dị ứng bao gồm viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có viêm mũi khác như viêm mũi nghề nghiệp, viêm mũi teo, viêm mũi liên quan đến thuốc… mà triệu chứng đều có liên quan tới nghẹt  mũi.

Nghẹt mũi không khó trịNghẹt mũi có thể giảm nhờ xông hơi nước nóng với tinh dầu.

Mang thai ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể và có thể bao gồm cả mũi. Trong thời kỳ mang thai, hormon progesterone và estrogen tăng lên. Sự gia tăng hormon cùng với sự gia tăng lưu lượng máu có thể gây ra sưng nề niêm mạc mũi. Các triệu chứng có thể bao gồm ngạt mũi và hắt hơi… thường xuất hiện trong một giai đoạn nào đó của thai kỳ, có thể kéo dài trong thai kỳ nhưng sẽ biến mất ngay sau khi sinh.

Nguy cơ của nghẹt mũi

Trong hầu hết các trường hợp, ngạt mũi không chỉ đi một mình mà còn kèm theo các triệu chứng khác, vì thế bên cạnh việc giảm triệu chứng ngạt mũi tại nhà, quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng để đến khám bác sĩ kịp thời. Nghẹt mũi cấp tính chỉ thường kéo dài vài ba ngày đến một tuần, khi kéo dài trên 3 tuần nó có nguy cơ trở thành mạn tính hoặc biến chứng.

Các biến chứng của nghẹt mũi có thể phát triển tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu mũi ngạt là do nhiễm virut, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang. Một số trường hợp tắc nghẹt mũi gây ù tai, giảm khả năng nghe do viêm phù nề và mủ đọng, làm tắc nghẽn đường thông giữa mũi và tai. Viêm nhiễm ở mũi lâu dài cũng có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt,… Nghẹt mũi mạn tính kéo dài có thể gây biến dạng khuôn mặt, hình thể như: hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp,… Thiếu không khí thường xuyên do hít thở khó khăn khiến bệnh nhân trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, nhức đầu và khó tập trung, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Các triệu chứng đi kèm có thể báo hiệu một bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm: dịch mũi có màu vàng, xanh; cảm thấy đau trên mặt, đau tai, đau đầu; sốt; ho; tức ngực. Khi thấy các triệu chứng này người bệnh cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Các phương pháp điều trị làm giảm nghẹt mũi

Nghẹt mũi có thể gây khó chịu từ mức độ nhẹ tới nặng và phần nào đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị cho ngạt mũi từ các biện pháp  tại nhà đến dùng thuốc.

Chẳng hạn hơi nước nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi. Vì vậy, tắm nước nóng với vòi hoa sen, xông hơi mũi… có thể giúp dịch nhầy lỏng hơn và thoát ra dễ dàng, cải thiện hô hấp. Mặc dù tác dụng của hơi nước nóng có thể không kéo dài, nhưng ít nhất nó sẽ giúp tạm thời giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.

Việc xịt nước muối có thể giúp giảm viêm mũi và giảm nghẹt thở. Xịt  nước muối an toàn khi sử dụng nhất là trong thời kỳ mang thai. Nước muối xịt mũi có thể mua tại nhà thuốc, cũng có thể pha chế tại nhà với nước ấm và muối sạch. Người bị ngạt mũi có thể dùng phương pháp rửa mũi xoang. Hiện có nhiều thiết  bị rửa mũi xoang trên thị trường hoặc đơn giản là hít nước muối sinh lý ấm vào khoang mũi, giữ lại vài giây, sau đó để nước muối tự thoát ra theo đường miệng. Cách này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Lưu ý dung dịch xịt rửa phải đảm bảo vô khuẩn, ấm, tránh gây nhiễm khuẩn cho mũi, xoang.

Khi cảm thấy khó chịu với một cái mũi tắc nghẹt, bạn có thể thử chườm nóng với một cái khăn ẩm. Chỉ cần lưu ý là khăn ẩm không quá nóng khiến bỏng da. Việc chườm  nóng có thể làm giảm nghẽn xoang và cảm giác nặng ở mũi và mặt.

Thử với tinh dầu khuynh diệp cũng là một cách hay tại nhà. Hít tinh dầu có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi và làm cho thở dễ dàng hơn. Đơn giản là chỉ cần  nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi và hít hơi nước.

Dùng thuốc dị ứng: Trong một số trường hợp, ngạt mũi là do một phản ứng dị ứng. Thuốc chống dị ứng kháng histamin sẽ ngăn chặn phản ứng này. Người sử dụng cần đọc hướng dẫn sử dụng thuốc và nhận thức được các phản ứng phụ. Một số loại thuốc dị ứng có thể gây buồn ngủ, vì vậy nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc chống sung huyết: Thuốc làm cho các mạch máu nhỏ ở mũi co lại làm giảm sung huyết trong niêm mạc mũi và làm giảm sự nghẹt mũi. Tại nhà thuốc có một số thuốc xịt trị ngạt mũi không cần kê đơn. Tuy nhiên, bất cứ ai bị huyết áp cao đều nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi.

Uống đủ nước luôn là điều quan trọng khi bạn bị bệnh, với một cái mũi nghẹt cũng không ngoại lệ. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy của mũi và giúp đẩy chất nhầy khỏi mũi, giảm áp lực trong xoang, cũng giảm viêm và kích ứng.

BS. Nguyễn Bội Hoàn

]]>
Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-nghet-mui-khi-chuyen-mua-13476/ Sun, 05 Aug 2018 05:04:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-nghet-mui-khi-chuyen-mua-13476/ [...]]]>

Thực tế, đây là một trong những phàn nàn nhiều nhất và phổ biến nhất của người bệnh đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng, đặc biệt là trong những lúc thời tiết chuyển mùa.

Nguyên nhân và các biện pháp hóa giải chứng nghẹt mũi khi nằm

Nguyên nhân có thể chỉ là trọng lực. Trong ngày, niêm mạc mũi sản xuất ra chất nhầy và thường xuyên chảy xuống phía sau cổ họng và bị nuốt xuống. Khi nằm xuống, chất nhầy khó khăn hơn để đi xuống mặt sau cổ họng. Mặt khác, chúng ta cũng có xu hướng nuốt ít thường xuyên hơn trong khi ngủ, vì vậy, chất nhầy có thể dễ dàng tích tụ trong cổ họng và phía sau mũi, cuối cùng dẫn đến nghẹt mũi. Ngoài ra, dòng máu chảy vào mũi khi nằm xuống bị giảm đi do trọng lực, góp phần làm tắc nghẽn mũi.

Để tránh bị nghẹt mũi vì lực hấp dẫn, hãy thử ngủ với đầu nâng lên, duy trì vị trí mà đầu của bạn cao hơn mức của tim. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự nghẹt mũi gây ra do trọng lực.

Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùaPolyp phát triển như chùm nho cản trở không khí đi qua mũi gây nghẹt mũi.

 

Do không khí khô: Không khí khô có xu hướng làm nặng thêm đau nhức ở mũi, dẫn đến niêm mạc mũi tăng tiết ra chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi. Như đã giải thích ở trên, chất nhầy dư thừa có thể gây tắc nghẽn mũi khi nằm.

Khắc phục: Sử dụng máy làm ẩm không khí có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về mũi liên quan đến không khí khô. Luôn chú ý thay đổi các bộ lọc và nước của máy làm ẩm không khí để đạt hiệu quả làm ẩm mong muốn.

Bệnh cảm lạnh, cúm, viêm phế quản cấp và viêm phổi là những nguyên nhân gây ngạt mũi. Khi nằm xuống, chất nhầy có khuynh hướng tăng lên nhiều hơn so với khi bạn đang di chuyển.

Biện pháp: Điều trị cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi, có thể cần phải khám sức khỏe. Thuốc xịt mũi làm thông mũi sẽ giúp bạn giảm bớt nghẹt mũi trong khi chờ đợi.

Dị ứng: là một nguyên nhân phổ biến khác gây nghẹt mũi khi nằm. Các chất gây dị ứng thông thường là phấn hoa, bụi, khói, lông vật nuôi trong nhà… Thuốc kháng histamin có thể giúp bạn làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng trong một khoảng thời gian kéo dài. Thay vào đó, hãy khám sức khỏe và xác định nguyên nhân thực sự của dị ứng. Bằng cách xác định chất gây dị ứng, bạn có thể tránh nó càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, cố gắng thay đổi gối và ga giường bạn đang sử dụng hàng tuần.

Lệch vách ngăn mũi: Thông thường, vách ngăn mũi nằm ở giữa mũi. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đôi khi vách ngăn không nằm ở giữa mũi. Điều này được gọi là vách ngăn mũi bị lệch. Trong trường hợp này, mũi sẽ không hoạt động như bình thường. Chất nhầy có xu hướng tạo thành ở phía mũi bị hẹp hơn dẫn đến tắc nghẽn mũi, đặc biệt khi nằm xuống.

Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùaLệch vách ngăn mũi cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi.

 

Điều trị phẫu thuật là cần thiết trong trường hợp nghiêm trọng của một vách ngăn lệch. Điều trị để sửa lại vị trí của vách ngăn. Tuy nhiên, trong trường hợp ít nghiêm trọng, nâng đầu khi nằm hoặc nằm nghiêng một bên sẽ giúp bạn ngăn ngừa tích tụ nhầy.

Polyp mũi có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm. Polyp mũi là những tế bào tăng sinh lành tính bên trong mũi có khuynh hướng ngăn chặn luồng không khí đi qua mũi, dẫn đến tích tụ chất nhầy. Chúng mọc thành từng cụm, giống như nho.

Corticosteroid, thuốc chống nấm hoặc kháng histamin được khuyến cáo dùng để điều trị polyp mũi. Tuy nhiên, trong những trường hợp khi những polyp mũi này không thể co lại được, cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi.

Viêm mũi vận mạch là một chứng viêm của niêm mạc mũi do sự kiểm soát thần kinh bất thường đối với các mạch máu mũi. Trong một phản ứng dị ứng, niêm mạc mũi phù nề, gây nghẹt mũi. Căng thẳng, nước hoa hoặc khói thuốc lá có thể gây ra viêm mũi vận mạch.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn điều trị bệnh viêm mũi vận mạch. Thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng như histamin có thể giúp ích. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng của viêm mũi vận mạch là nghiêm trọng, cần trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Viêm xoang có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm xoang có đặc điểm là tăng tiết chất nhầy gây ra nghẹt mũi. Các triệu chứng của viêm xoang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm do vị trí và tư thế ngủ.Các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà bao gồm thuốc giảm đau, thuốc thông mũi hoặc ngủ với đầu ngẩng lên. Nếu viêm xoang nặng, thuốc kháng sinh có thể được yêu cầu vì viêm xoang có thể là kết quả của nhiễm khuẩn do vi khuẩn.

Mang thai: Khi bé phát triển bên trong tử cung, bụng của phụ nữ mang thai căng lên gây áp lực lên cơ hoành, ảnh hưởng đến hô hấp. Một phụ nữ có thai thường bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cả hai yếu tố vừa nêu đóng góp lớn vào tăng tiết chất nhầy và sự tích tụ chất nhầy ở mũi.

Không có phương pháp chữa trị cho nghẹt mũi do mang thai trước khi sinh, có thể thay đổi tư thế ngủ và giữ ẩm không khí phòng ngủ để làm giảm nghẹt mũi khi nằm.

 

Khi nào cần phải đến khám bác sĩ?

Nhìn chung, nghẹt mũi thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, đôi khi có thể tự xử trí đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải đến khám bác sĩ trong trường hợp nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng dưới đây:

Mũi của bạn bị nghẹt trong hơn 3 tuần.

Bạn đang bị sốt cao cũng như chảy nước mũi.

Bạn nhận thấy các đốm trắng hoặc vàng trên amidan của bạn.

Bạn bắt đầu cảm thấy ho kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo chất nhầy màu xám hoặc chất nhầy màu vàng cùng với tình trạng nghẹt mũi.

Bạn nhận thấy sưng phù mặt, đặc biệt là vùng trán, má, mũi hoặc mắt.

Bạn nhận thấy một mùi lạ của chất xỉ mũi hoặc thay đổi màu sắc của chất xỉ mũi.

 

 

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>