ngày Tết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 15:47:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ngày Tết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thực đơn ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-14582/ Wed, 08 Aug 2018 15:47:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-14582/ [...]]]>

Sau mỗi dịp Tết nguyên đán, số người bệnh đái tháo đường phải nhập viện năm sau luôn tăng hơn năm trước và có không ít trường hợp bệnh nhân ở trong trạng thái hôn mê nguy kịch do đường máu tăng cao hoặc hạ đường huyết quá mức. Với người bệnh đái tháo đường, việc “ăn Tết” sao cho vui mà vẫn khỏe thật không dễ khi đa phần các món ăn truyền thống đều “gây khó” trong việc đảm bảo đường huyết ổn định.

Những ngày Tết, cuộc sống người bệnh đái tháo đường bị đảo lộn rất nhiều so với ngày thường: ăn, ngủ không đúng giờ, ăn vặt do phải tiếp khách liên tục, quên uống thuốc, thậm chí có thể hết thuốc mà chưa kịp mua, uống bia rượu, cà phê, thuốc lá. Ngoài ra, người bệnh còn phải ăn nhiều hơn ngày bình thường, mà hầu hết các món ăn phổ biến dịp Tết đều chứa rất nhiều tinh bột, chất béo.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều loại rau xanh.

Chính vì vậy, thực đơn lý tưởng trong những ngày Tết cho bệnh nhân đái tháo đường là lựa chọn những loại thức ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp để sau khi ăn, đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột.

Nhóm tinh bột: Với bánh chưng, bánh tét – món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết, người bệnh nên chọn loại bánh cỡ nhỏ, nhân ít thịt mỡ. Thay vì ăn cơm, xôi, bánh chưng người bệnh nên ăn các chế phẩm như mì, bún…

Nhóm đạm: Nên hầm xương cục cho các món canh hầm, hạn chế ăn thịt đông, thịt kho tàu, giò thủ vì chứa nhiều mỡ, chuyển qua giò nạc, giò bò. Tuyệt đối không ăn các phủ tạng động vật. Có thể ăn các loại nem rán, nhưng tăng lượng rau củ và giảm lượng miến để hạn chế chất đường.

Nhóm rau củ quả: Nên ăn nhiều loại rau xanh như bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang. Hoa quả thì nên lựa chọn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…

Nhóm đồ ngọt, giải khát: Cà phê, kẹo, socola, các loại mứt, hạt dưa, hạt bí nên ăn số lượng ít, nên chuyển qua bánh mặn và bánh kẹo dành riêng cho người đái tháo đường.

Nên uống rượu vang đỏ, tối đa 200ml/ngày. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Nước ngọt thì uống loại dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh vừa mát vừa tốt cho người tiểu đường.

Ngoài ra, để duy trì đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường: ăn đúng bữa, luyện tập nhẹ nhàng và nhớ uống thuốc. Đồng thời, để có những ngày Tết vui vẻ, an toàn, kết hợp với việc dùng thuốc Tây, người bệnh nên sử dụng đều đặn hạnh nhân, quả la hán… để hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol, trigricerid, ngăn ngừa biến chứng do lượng đường hấp thu vào máu bị “ngăn lại” tới 6 – 7 phần.

Bác sĩ  Quý Nhân

]]>
Chuyện “nhiều” và “ít” trong dịp tết http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-nhieu-va-it-trong-dip-tet-13171/ Sun, 29 Jul 2018 15:02:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-nhieu-va-it-trong-dip-tet-13171/ [...]]]>

Ít mặn, nhiều chay

Bữa ăn ngày tết cần ít “món mặn”, ăn nhiều “món chay” như: rau cải, chế phẩm đậu. Dùng món mặn chứa chất đạm hơi nhiều, thường gây ra bốc hỏa, táo bón, cảm giác mỏi mệt, ủ rũ, đường ruột trướng khí (sình bụng), bộc phát các bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não… Chất chống oxy hóa của rau lá màu xanh và các vitamin giúp bảo vệ gan; ăn nhiều chế phẩm đậu có chứa lecithin, đại táo, củ mài, câu kỷ… có tác dụng bảo vệ lá gan.

Ít béo, nhiều mát

Ngày tết cần ít ăn chất béo, ăn nhiều thức ăn thanh mát. Thịt nguội, thịt đông, thịt kho tàu… là thức ăn giàu chất béo. Chất béo quá nhiều gây ra rối loạn trao đổi chất, hình thành các bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp. Khuyến cáo có thể chọn một số phương pháp chế biến bằng nấu, luộc, hấp…, tránh chế biến thức ăn bằng chiên, rán. Thức ăn thanh mát gồm: xà lách, củ cải, rong biển, phối hợp với gan heo, gan gà, thịt nạc cắt sợi… chế ra những món thanh đạm, tươi ngon.

Ít mặn, nhiều nhạt

Dịp tết tổng lượng thức ăn đầu vào thường tăng, có người thích món lạp xưởng, thịt lạp, vịt lạp, cá muối, dưa món… hàm lượng muối trong cơ thể sẽ tăng cao. Thức ăn nhiều muối ăn quá nhiều, tăng gánh nặng cho tim, làm huyết áp tăng cao, bộc phát các bệnh tim mạch. Do vậy, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo ngày tết chế biến món ăn nên ít muối, vị nhạt hơn.

Ít thịt đỏ, nhiều thịt trắng

Phần đông người ta thích dùng thịt, nhất là thịt đỏ (bò, heo, dê, cừu…) vì có nhiều dinh dưỡng, ăn ngon. Tuy nhiên, ta lại e sợ thịt chứa nhiều chất béo, dễ ràng buộc bởi chứng cao mỡ máu, thậm chí dẫn đến bệnh mạch vành, đái tháo đường, đột quỵ. Giải quyết vấn đề nan giải này là ít dùng thịt đỏ, dùng nhiều thịt trắng. Thịt trắng (gà, vịt, ngỗng) mặc dù đều cùng thuộc chất béo động vật, nhưng thịt gia cầm có kết cấu chất béo khác với thịt bò, heo, cừu, dê, hơn nữa kết cấu chất béo này gần giống với dầu ô liu, nên có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Ít lạnh, nhiều nóng

Thời tiết dịp tết vẫn mát lạnh, có người thích dùng đồ nguội, món gỏi. Đồ lạnh gây tổn thương tỳ vị, lại kèm thức uống lạnh, làm cho các hệ thống bên trong cơ thể xuất hiện tình trạng co thắt, máu chảy không đều. Có thể chọn dùng thức ăn ôn bổ dương khí như: hành, hẹ, tỏi, gừng, bù tạt…; người có tỳ vị kém ít dùng thức ăn hàn lạnh như: dưa chuột, củ niễng…

Ít rượu, nhiều trà

Cồn tạo ra kích thích thành dạ dày, làm cho niêm mạc dạ dày sung huyết, lở loét, tổn hại các cơ quan như gan, não. Sau khi uống rượu bia có cảm giác no, không thèm với cơm, nếu như buộc phải dùng bia rượu, trước tiên dùng điểm tâm, bánh, cháo. Nhà dinh dưỡng khuyến cáo uống nhiều nước đun để nguội, uống trà, dùng trà thay cho rượu.

Ít tinh chế, nhiều món tươi

Chả lụa, giò thủ, lạp xưởng, jăm-bông, thịt xông khói… là thức ăn chế biến sẵn, khẩu vị không kém, có lẽ bạn càng yêu thích với những thực phẩm tinh chế này. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, thêm vào chất phụ gia hàn the, nitrat, mục đích có tác dụng chống mốc, làm giòn, giúp thực phẩm luôn tươi ngon, một khi những chất độc hại này đi vào cơ thể, phân giải thành chất nitrosamine có tác dụng gây ung thư cực mạnh, nguy hại đến sức khỏe nghiêm trọng. Cho nên, tránh xa các món tinh chế, dùng nhiều các món tươi tự chế biến có ích cho cơ thể.

Ít ngọt, nhiều đắng

Ngày tết nên giảm ăn ngọt, dùng thêm một số thức ăn vị đắng, chẳng hạn như: khổ qua (mướp đắng), cải bẹ, tim sen, hạnh nhân, trà, cà phê, chocolate đen… Thức ăn vị đắng cân bằng âm dương, theo đó đảm bảo quả tim hoạt động bình thường, mang máu và oxy đến khắp các cơ quan và tổ chức trong cơ thể.

 

Ít ăn, nhiều vận động
Thời gian nghỉ tết, người thành thị thường dùng điện thoại, tin nhắn, email để chúc tết, nằm nhà xem tivi. Ngày thường đi làm bằng xe máy, xe hơi, ít vận động, dịp tết được nghỉ dài ngày không cần đến công sở, càng ít vận động. Không ít người còn tận dụng ngày tết ngủ bù, vận động càng ít. Cho nên, khuyến cáo mỗi người ngày tết ít ăn, vận động nhiều. Ăn uống cần có sự điều tiết, bên cạnh vận động cũng cần có sự điều tiết phù hợp.

LY.DS. BÀNG CẨM

]]>
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/giu-gin-suc-khoe-ngay-tet-11687/ Wed, 25 Jul 2018 12:04:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giu-gin-suc-khoe-ngay-tet-11687/ [...]]]>

Để có thể vừa tận hưởng những ngày tết thật trọn vẹn, vừa giữ được sức khỏe, mỗi người trong chúng ta nên thực hiện những lời khuyên sau đây:

Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trong đời sống ngày thường và trong những ngày tết thì việc cảnh giác với ngộ độc thực phẩm càng quan trọng hơn. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do thiếu vệ sinh. Do đó, chúng ta cần cẩn thận với các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống và nhất thiết cần phải duy trì những thói quen có lợi là rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị bữa ăn; để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, thức ăn phải được nấu chín trước khi ăn, chỉ dùng nước sạch và thực phẩm an toàn.

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết 1

Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến. Ảnh minh họa, nguồn: internet

 

Cẩn thận với cúm gia cầm

Tết cổ truyền không thể thiếu thịt gà, đây cũng là yếu tố nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm. Cần tránh tiếp xúc với gia cầm ốm và chết, đeo khẩu trang, găng tay trong khi giết mổ và sử dụng chất tẩy rửa sau khi giết mổ gia cầm; phải nấu chín thịt gia cầm, tuyệt đối không nên ăn thịt còn màu hồng, không ăn trứng ốp la chưa chín, không ăn tiết canh vịt.

Hạn chế dùng chất béo

Trong những ngày tết, các món ăn như thịt kho tàu, bánh chưng bánh tét… là những món khoái khẩu, tuy nhiên đây cũng là những món làm cho chúng ta tăng cân, tăng cholesterol máu, mầm mống của bệnh tim mạch. Để tránh tăng cân trong những ngày tết, chúng ta cần hạn chế ăn những món ăn nhiều mỡ, chia bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ và cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây.

Ăn uống vừa phải, không quá no và ăn kèm với thực phẩm lên men như: dưa cải, kim chi nhằm tăng khả năng tiêu hóa nhờ sự hoạt động của các loại men vi sinh. Không nên ăn những thức ăn đã để quá 6 giờ và tốt nhất là ăn ngay sau khi chế biến.

Thực hiện tốt an toàn giao thông

Uống rượu vào sẽ làm gia tăng sự kích thích, người uống rượu trở nên hoạt bát, hưng phấn, vui vẻ, nhưng khi uống quá nhiều, rượu lại ức chế thần kinh, khiến người uống không kiểm soát được lời nói, hành vi, gây nguy hại cho sức khỏe và không làm chủ được bản thân dẫn đến không làm chủ được tay lái khi sử dụng các loại phương tiện giao thông

Để thực hiện tốt an toàn giao thông ngoài việc đội mũ bảo hiểm còn phải không bao giờ lái xe sau khi uống rượu, bia dù chỉ một lượng nhỏ.

Cố gắng duy trì chế độ tập luyện

Trong những ngày tết hẳn mọi người sẽ mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, đi chúc tết… thế là không còn thời giờ cho việc tập luyện thể thao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tập luyện tại nhà, chỉ cần 15 phút tập mỗi ngày trong suốt những ngày nghỉ với những động tác vận động toàn thân nhằm giúp cho cơ thể tiêu hao lượng calo thừa.

Ngoài việc phải duy trì chế độ tập luyện, chúng ta cần bố trí thời gian sinh hoạt hợp lý, điều độ không nên thức quá khuya, nhất là những người cao huyết áp, bệnh tim mạch.

Uống nhiều nước lọc

Vào những ngày tết, chúng ta cần phải uống thật nhiều nước vì trong những bữa ăn đã uống nước ngọt hoặc bia nhiều hơn nước lọc. Mà những thức uống đó và trà, cà phê, thực chất chỉ giúp giải khát chứ không thể bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc.

Quan tâm hơn đến trẻ em

Với trẻ em, cần chú trọng đến các bệnh dễ mắc trong những ngày tết như:

sốt xuất huyết tuy là bệnh xảy ra quanh năm chứ không riêng gì ngày tết thế nhưng chúng ta cũng không nên mất cảnh giác với bệnh này. Nếu em bé sốt liên tục trên 2 ngày thì phải đến bệnh viện để khám ngay.

– Tiêu chảy và ngộ độc thức ăn: nếu em bé bị tiêu chảy hoặc ói thì chúng ta nên cho trẻ uống nhiều nước, tuyệt đối giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi tiêu. Nếu thấy trẻ tiêu chảy kèm theo nổi mụn nước ở bàn tay, bàn chân, trong miệng, lưỡi thì phải chú ý bệnh tay chân miệng, đây là bệnh có thể gây biến chứng viêm não rất nguy hiểm.

– Một số tai nạn cũng hay gặp ở trẻ khi chúng ta bất cẩn, thiếu chú ý trong lúc trẻ chơi đùa, chạy giỡn như: sặc thức ăn, bỏng, điện giật, ngã xuống nước. Nếu không may bé gặp nạn, việc cấp cứu tại chỗ là rất quan trọng. Dùng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực nếu thấy trẻ đang ăn đột nhiên bị tím tái khó thở, ho sặc sụa. Hãy nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay hoặc đầu gối của mình và vỗ lưng thật mạnh ngay sau hai xương bả vai 5 cái để dị vật văng ra ngoài, sau đó lật ngửa trẻ lên ấn vào ngực trẻ 5 cái, lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ hết khó thở.

Trong trường hợp trẻ bị ngưng thở, ngưng tim do điện giật, chết đuối, té bất tỉnh… thì thực hiện các động tác hà hơi thổi ngạt theo cách như sau: người cấp cứu hít một hơi thật dài rồi thổi vào miệng trẻ thật mạnh làm lồng ngực phồng lên, sau đó dùng tay ấn vào vùng trên xương ức, mỗi lần thổi miệng thì ấn tim 5 lần, kéo dài cho đến khi trẻ tự thở được và tim đập lại mới ngừng.

 

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Dinh dưỡng ngày Tết cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-ngay-tet-cho-tre-10737/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-ngay-tet-cho-tre-10737/ [...]]]>

Tiếp đãi khách, thăm viếng họ hàng, đi chơi đầu Xuân… người lớn rất dễ làm đảo lộn giờ giấc ăn, ngủ của bé. Vì thế, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho con mình.

Với bé còn bú mẹ

Tết sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn của bé vì sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng chính, được duy trì đều đặn. Để đảm bảo đủ lượng sữa cho con, mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn: các món ngày Tết thường nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu. Vì thế, khi mẹ ăn vào có thể khiến mùi vị sữa thay đổi. Bé sẽ khó chịu và biếng ăn. Do đó, bạn nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu, càri… Một số món lên men như: dưa, kiệu, dưa chuột bao tử… không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà chúng còn chứa vitamin L, có tác dụng kích thích tiết sữa.

Đồ uống: cố gắng uống nhiều nước và tránh thức khuya để có đủ sữa cho bé bú. Ngay cả khi gia đình bận rộn, bạn cũng nên tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của con. Cho bé ăn và ngủ đúng giờ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể làm những món chế biến nhanh và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé như: bột sữa, trứng, cháo thịt (bò, lợn) hay rau củ…

Nếu cả nhà cùng đi chơi, bạn có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng hoặc thức ăn đóng hộp. Các bé ở độ tuổi này cũng cần bổ sung nhiều trái cây. Mâm ngũ quả ngày Tết chính là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bé. Khi mua trái cây, bạn nên ưu tiên chọn các loại: vú sữa, quýt ngọt, đu đủ, xoài cát… Tránh cho con bạn ăn quả lạnh vì bé sẽ bị buốt răng và rất dễ viêm họng.

 

Dinh dưỡng ngày Tết cho trẻ

 

Với các bé đã có thể dùng thức ăn như người lớn.

Bé có thể cùng tham gia những bữa tiệc Tết của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ vẫn luôn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con.

Thức ăn: những món thường gặp trong ngày Tết là giò chả, bánh chưng, mứt… Đây là các món chứa nhiều mỡ, có độ ngọt, chất béo cao. Những thứ giàu năng lượng này rất dễ gây béo phì cho trẻ, nhất là với bé phàm ăn. Bé cũng rất thích nhâm nhi bánh kẹo khi đi chúc Tết. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa.

Đồ uống: ăn nhiều đồ béo, đi chơi và hoạt động nhiều, cơ thể trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Hạn chế cho bé uống nước ngọt đóng hộp, các loại nước có ga. Vài miếng hoa quả tươi, cốc nước quả ép hay một ly cocktail trái cây nhiều màu sắc sẽ làm thực đơn ngày Tết của bé hấp dẫn hơn. Như thế, các bé cũng sẽ thích thú và ăn nhiều hơn.

Cho bé ăn đúng giờ: ngoài việc cố gắng giữ đúng giờ cho những bữa ăn chính vào buổi sáng, trưa và tối, bố mẹ có thể mang theo một ít bánh flan, sữa hộp, sữa chua… để cho bé ăn giữa cuộc dạo chơi, thăm hỏi.

Như thế, bạn vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp con thoải mái vui chơi trong ngày Xuân.

BS. NGỌC LAN

 

]]>
Những tác dụng tuyệt vời của rau mùi ngày Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-tac-dung-tuyet-voi-cua-rau-mui-ngay-tet-5033/ Thu, 19 Jul 2018 13:21:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-tac-dung-tuyet-voi-cua-rau-mui-ngay-tet-5033/ [...]]]>

Rau mùi có mùi thơm dễ chịu, hay được dùng ăn sống hoặc trong các món nộm, salat. Ở VN, rau mùi tươi được dùng để làm gia vị nêm các món súp, điều chế các loại nước xốt, trang trí trên các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá.

Dưới đây là những tác dụng nổi bật của rau mùi

Rau mùi, hạt mùi

1. Chống viêm: rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6 do vậy có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm và ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác, như hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ em.

2. Bảo vệ mắt, giúp mắt sáng: do có chứa hàm lượng beta carotene cao cùng với rất nhiều  chất chống oxy hóa, rau mùi được xem là thảo dược giúp giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực rất tốt. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

3. Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.

4. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ rau mùi trong khoảng vài tháng cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc rau mùi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và chống lại bệnh tiểu đường.

5. Giúp xương chắc khỏe: rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp  cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.

6. Bảo vệ tim mạch: rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

7. Hỗ trợ chữa mất ngủ: rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

8. Phòng chống ung thư: các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.

9. Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.

10. Tác dụng làm đẹp tuyệt diệu: không chỉ tốt cho sức khỏe, rau mùi còn là một loại “mỹ phẩm” từ tự nhiên rất tuyệt.

  • Giúp giảm khô da, da có mụn: giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.
  • Chữa mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép rau mùi trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ, giúp tươi nhuận da, giảm mụn trứng cá.

Hạt mùi, hương vị ngày Tết

Hạt mùi thực chất là phần quả chín đã sấy khô của cây rau mùi, tuy là quả nhưng vẫn hay được gọi với cái tên hạt mùi. Hạt mùi đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày bởi rất phổ biến, dễ tìm và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Tác dụng với sức khỏe của hạt mùi

Trong quả mùi có chứa tinh dầu từ 0,8 đến 1,8%, các loại dầu béo từ 20 – 22%. Mùi trồng ở Việt Nam quả có chứa 0,79 – 1,17% tinh dầu và hàm lượng lanalol trong tinh dầu thường cao hơn tài liệu thế giới, đạt từ 86,1 – 96,3%.

Tinh dầu hạt mùi với tên thương phẩm là Coriander oil,  là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm. Thành phần chính của tinh dầu mùi là linalol 63,1 – 75,5%. Tinh dầu hạt mùi được dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, các sản phẩm thuốc, kỹ nghệ hương liệu.

Theo kết quả nghiên cứu được ghi nhận trong Pubmed (Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), thì hạt mùi chứa tinh dầu, chủ yếu là linalol (58,22%), dùng ngoài da có tác dụng kháng nấm. Dịch chiết cây mùi có tác dụng hạ đường huyết và chống gốc tự do. Tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp từ dịch chiết hạt mùi cũng được ghi nhận.

Một số bài thuốc dân gian ở Việt Nam có sử dụng hạt mùi

Hạt mùi có màu nâu sậm, nhẹ, có mùi thơm đặc trưng, rất nhỏ, chỉ khoảng 3- 4 mm. Hạt mùi được sử dụng làm hạt giống, gia vị hay dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng chính của hạt mùi là có công dụng kháng khuẩn, làm sạch, đặc biệt thích hợp với việc tắm làm sạch da, tránh một số bệnh truyền nhiễm, thích hợp cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn cho đến trẻ em.

Thành phần hoạt chất của hạt mùi phần lớn là các tinh dầu,vitamin A, B, và sắt. Hạt mùi có vị cay, tính ấm. Đông y dùng làm thuốc bổ tì vị, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, lợi tiểu, hạ sốt, giải cảm, chữa ho, ngạt mũi.

Nước tắm hạt mùi

Hạt mùi nấu làm nước tắm sẽ có công dụng diệt khuẩn rất tốt, thường được các mẹ tin tưởng dùng làm nước tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là để chống nhiễm sởi.

Tắm nước hạt mùi làm sạch da, thơm và mịn màng làn da. Đặc biệt trong những ngày Tết, nước tắm nấu từ hạt mùi hoặc cây mùi già sẽ mang lại hương thơm cổ truyền rất đặc biệt.

Chữa bệnh sởi trẻ em

Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng hạt mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Nước tắm hạt mùi có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ có tác dụng phòng bệnh sởi phần nào đó. Muốn phòng tránh bệnh sởi ngoài tắm nước hạt mùi còn phải kết hợp với việc tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh và giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Dùng ngoài: Hạt rau mùi ( hoặc cả thân lá) 100 – 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ (theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Dân gian còn dùng quả mùi để chữa sởi: giã nhỏ quả, ngâm với rượu và xoa khắp cơ thể, sởi sẽ mọc đều.
  • Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 – 2 lần.

Trị bệnh trĩ: với những người bị trĩ, lòi dom, lấy 100g hạt mùi rang thơm sau đó xay thành bột mịn, hòa với rượu, uống lúc đói.

Trị cảm cúm: hạt mùi sắc lấy nước uống 2 lần một ngày, sẽ làm giảm hiệu quả các triệu chứng nhức đầu, sổ mùi và lại rất an toàn cho bạn.

Trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài ra máu: dùng 7g hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi uống 2 lần trong ngày.

Phụ nữ sau đẻ cạn sữa: Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.

Trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.

Trị giun kim: hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.

Những lưu ý khi dùng rau mùi và hạt mùi

Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc.

Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính vì có thể gây các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ths.Bs Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việ Nam

]]>
Ngày Tết tìm hiểu 8 sự thật về caffein http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-tet-tim-hieu-8-su-that-ve-caffein-4963/ Thu, 19 Jul 2018 13:11:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-tet-tim-hieu-8-su-that-ve-caffein-4963/ [...]]]>

Caffeine là chất kích thích có trong café, trà, và nhiều nước giải khát, nước tăng lực. Sau đây là 8 sự thật bạn cần biết về caffeine.

1. Caffeine có thể làm giảm nguy cơ ung thư da

Một số bằng chứng khoa học cho thấy caffeine có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư da. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cancer Research tháng 7/2012 cho thấy người nào tiêu thụ caffeine cao hơn thì nguy cơ hình thành ung thư tế bào biểu mô thấp hơn. Tương tự như vậy, trong hai nghiên cứu năm 2015 công bố trên Journal of the National Cancer Institute và Epidemiology, các nhà khoa học đã liên kết được mối liên quan giữa hàm lượng caffeine hấp thu cao và nguy cơ thấp của ung thư tế bào hắc tố melanoma, dạng ung thư da nguy hiểm.

2. Caffeine giúp tập thể dục dễ dàng hơn

TS. Michael Duncan, giảng viên Khoa học thể dục trường Đại học Coventry (Anh) cho hay uống một vài ly café tại một quán café yêu thích của bạn trước khi đến phòng gym có thể giúp bạn tăng sức mạnh tập luyện. Trong một nghiên cứu thực nghiệm được ông thực hiện và đăng tải vào tháng 12/2014 trên tạp chí Dinh dưỡng, Sức khỏe và Lão hóa, 19 người khỏe mạnh ở độ tuổi 61 đến 79 uống 4 ly café hòa tan hoặc 2 ly café pha phin trước khi tập thể dục có khả năng dồn sức cao hơn, kỹ thuật tinh xảo hơn so với những người không uống café.

3. Caffeine có thể giúp kiểm soát cơn đau

Trong một phân tích bốn nghiên cứu ngẫu nhiên đăng tải tháng 7/2015 trên Cochrane Database of Systematic Reviews, các nhà khoa học nhận thấy rằng một liều duy nhất 200mg ibuprofen với 100mg caffeine có hiệu quả đáng kể so với giả dược trong quá trình giảm đau sau mổ và đau nửa đầu hơn 6 giờ. Liều lượng trên có thể đạt được bằng cách uống 200mg ibuprofen cùng với một ly café đen.

4. Caffeine có thể cải thiện trí nhớ

Caffeine có thể cải thiện trí nhớ

 

Một nghiên cứu đăng tải tháng 7/2015 trên tạp chí Alzheimer’s & Dementia chứng minh tiêu thụ caffeine liên quan đến việc có trí nhớ tốt hơn và hoạt động quản trị tốt hơn (lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thời gian) ở những người lớn tuổi khỏe mạnh (trung bình là 74 tuổi). Các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện Brighal and Women ở Boston (Mỹ) cho biết uống café đều đặn có lợi cho sức khỏe. Những nghiên cứu khác trên chuột cho thấy caffeine có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh Alzheimer.

5. Một lượng café vừa đủ có thể có lợi cho sức khỏe của tim

TS. Susanna C. Larsson, giảng viên chính của Viện Y tế môi trường thuộc Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển cho biết uống 3 đến 4 ly café một ngày sẽ giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Hơn nữa, theo một nghiên cứu của bà được công bố trên tạp chí BMC Medicine tháng 09/2015, việc uống café chứa caffeine không làm tăng nguy cơ rung tâm nhĩ, loại phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim.

6. Giảm nguy cơ tái phát ung thư đại tràng

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Oncology tháng 11/2015, bệnh nhân ung thư đại tràng thường xuyên uống café có thể làm giảm nguy cơ tái phát khối u và tử vong. Nghiên cứu thấy rằng bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 uống 4 hoặc nhiều hơn 4 ly café một ngày có tỷ lệ bệnh tái phát hoặc tử vong thấp hơn 52% so với những người không uống. Thậm chí những người uống 2 hoặc 3 ly café một ngày cũng có được những lợi ích tương tự mặc dù ở mức độ thấp hơn.

Một nghiên cứu khác công bố trên Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention vào tháng 4/2016 đã so sánh thói quen uống café của hơn 9.000 người lớn đã phát hiện ra rằng “việc uống café có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, và uống café càng nhiều thì rủi ro càng thấp”.

7. Giảm nguy cơ ung thư miệng

Một nghiên cứu thực hiện bởi Hiệp hội Ung thư Mỹ công bố tháng 01/2013 trên tạp chí American Journal of Epidemiology đã tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa lượng caffeine tiêu thụ và nguy cơ tử vong do ung thư miệng. Trong số 968.432 đàn ông và phụ nữ không có ung thư, 868 người chết vì ung thư miệng trong suốt 26 năm nghiên cứu. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những người uống hơn 4 ly café một ngày giảm một nửa nguy cơ tử vong do ung thư miệng so với những người thỉnh thoảng chỉ uống một ly. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy khi thay café bằng trà.

8. Quá nhiều caffeine sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức

Batayneh cảnh báo: “Caffeine là một loại thuốc, và giống như tất cả những loại thuốc khác, nó có thể có hại khi tiêu thụ ở một hàm lượng cao. Ở hàm lượng trên 200 mg, khoảng hơn 4 ly café, caffeine gây ra tình trạng căng thẳng, dễ bị kích thích, mất ngủ, đau dạ dày, run cơ, và rối loạn nhịp tim”.

ThS Nguyễn Khánh

(EverydayHealth)

]]>
Lợi ích của các loại rau trong mâm cỗ Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-ich-cua-cac-loai-rau-trong-mam-co-tet-4961/ Thu, 19 Jul 2018 13:10:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-ich-cua-cac-loai-rau-trong-mam-co-tet-4961/ [...]]]>

Cho dù y học đang có những bước phát triển không ngừng trên nhiều hướng, song các chuyên gia y tế và dinh dưỡng vẫn tiếp tục ca ngợi lợi ích của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Chế độ ăn chứa những thực phẩm này đã được chứng minh là giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và thậm chí là một số bệnh ung thư.

Dưới đây là danh sách và các thông tin liên quan đến lợi ích sức khỏe của những loại rau hết sức thông dụng cả trong ngày thường cũng như trong mâm cơm Tết. Những loại rau này giúp mang lại món ăn bổ dưỡng cho những ai muốn tăng cường sức khỏe thông qua ăn uống lành mạnh.

1. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh chứa hàm lượng cao chất xơ (cả hòa tan và không hòa tan) và là một nguồn giàu vitamin C. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa lượng vitamin A, sắt, vitamin K, vitamin B, kẽm, phospho và các chất dinh dưỡng thực vật dồi dào.

Các nghiên cứu đã thấy rằng, súp lơ xanh có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp, bảo vệ da trước tác động của tia cực tím, đẩy lùi tổn thương tim do bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ ung thư bàng quang.

2. Cà rốt

Cà rốt là nguồn vitamin A tuyệt vời. Một củ cà rốt cung cấp 210% nhu cầu hàng ngày trung bình của người lớn.

Những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của cà rốt bao gồm: ngăn ngừa ung thư phổi, tiêu diệt các tế bào bệnh bạch cầu (ung thư máu), ức chế tiến triển của bệnh và giúp phục hồi thị lực.

3. Súp lơ trắng

Là một thành viên trong gia đình các loại rau họ cải, súp lơ trắng có chứa những chất chống ôxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư, chất xơ giúp tạo cảm giác no, giúp giảm cân và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chất cholin thiết yếu cho học tập và trí nhớ cũng như nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của súp lơ trắng bao gồm ngăn ngừa đột biến và giảm stress từ các gốc tự do, phòng ngừa táo bón và giúp ích cho trí nhớ.

4. Cần tây

Cần tây là loại rau rất giàu chất chống ôxy hóa và vitamin K.

Những lợi ích sức khỏe của cần tây bao gồm hạ thuyết áp, ngăn ngừa ung thư và làm dịu khớp đau.

5. Tỏi

Tỏi được sử dụng rộng rãi để trị nhiều chứng bệnh khác nhau có liên quan đến hệ tuần hoàn và tim mạch.

Các nghiên cứu đã cho thấy, tỏi có đặc tính kháng sinh rất mạnh, giúp bảo vệ tim trong phẫu thuật tim và sau cơn đau tim, giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, giảm cholesterol và huyết áp.

 

 

6. Gừng

Trong củ gừng có một chất thường được sử dụng như một thành phần trong thuốc kháng acid dạ dày, thuốc nhuận tràng và trị đầy hơi.

Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, gừng có thể ngăn ngừa tình trạng viêm của đại tràng, giảm đau cơ do tập luyện, giúp giảm buồn nôn do hóa trị và giảm đau khi “đèn đỏ”.

7. Bạc hà

Bạc hà thực ra là tên chung cho một nhóm gồm khoảng 15-20 loại cây khác nhau, thực vật trong đó có húng bạc hà. Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng trong kem đánh răng, kẹo cao su, kẹo và nhiều sản phẩm làm đẹp, trong khi lá được sử dụng hoặc tươi hoặc khô trong các loại trà và chế biến thức ăn.

Bạc hà là một trong những loại rau có đặc tính chống ôxy hóa cao nhất so với bất kỳ thực phẩm nào khác. Bạc hà có tác dụng tích cực đối với dị ứng, cảm lạnh, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích (IBS) và da.

8. Nấm

Dù được phân loại là rau trong thế giới thực phẩm, song về mặt kỹ thuật thì nấm không phải là cây. Chúng về vương quốc của nấm và mặc dù không phải là rau, nấm vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nấm bao gồm hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, điều hòa huyết áp và cải thiện phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng.

9. Hành

Hành có rất nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng và hương vị khác nhau. Những loại phổ biến nhất là màu tím, màu vàng và màu trắng. Hương vị có thể đa dạng từ ngọt và nhiều nước với mùi hành nhẹ đến cay và hăng nồng, thường phụ thuộc vào mùa trồng và tiêu thụ. Ước tính mỗi năm thế giới thu hoạch khoảng 53 triệu tấn hành.

Những lợi ích sức khỏe của việc ăn hành gồm giảm nguy cơ một số loại ung thư, cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe của da và tóc.

10. Khoai tây

Khoai tây là cây thuộc họ cà, cùng với cà chua và cà tím, trong họ này có một số loài thực sự rất độc. Hiện nay, khoai tây là một trong những loại cây trồng đại trà có giá rẻ nhất và có sẵn quanh năm.

Ăn khoai tây sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe bao gồm duy trì cấu trúc xương, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm viêm mạn tính và ngăn ngừa táo bón.

11. Măng tây

Măng tây rất giàu chất xơ và chứa hàm lượng cao vitamin B6, canxi, kẽm và magiê.

Măng tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa sỏi thận và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

12. Cà chua

Cà chua được coi là “thực phẩm chức năng”, một loại thực phẩm không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản, mà còn phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính và mang lại những lợi ích sức khỏe khác, do các chất thực vật có lợi như lycopen.

Cà chua – nguồn thức ăn giàu vitamin A, C và axit folic. Cà chua có chứa một loạt các chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa có lợi, bao gồm axit alpha-lipoic, lycopen, cholin, axít folic, beta-caroten và lutein.

Lợi ích của việc ăn rau và hoa quả nói chung, bao gồm cả cà chua là không thể tính hết. Khi ăn nhiều những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư sẽ giảm.

(Theo Medicalnewstoday.com)

BS. Cẩm Tú

]]>
4 món canh chua dọc mùng thanh mát chống ngấy trong mâm cỗ Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/4-mon-canh-chua-doc-mung-thanh-mat-chong-ngay-trong-mam-co-tet-4947/ Thu, 19 Jul 2018 13:09:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-mon-canh-chua-doc-mung-thanh-mat-chong-ngay-trong-mam-co-tet-4947/ [...]]]>

1. Canh chua cá lóc

Món canh nổi tiếng của người miền Nam thực ra có cách làm rất đơn giản, chỉ cần đủ các nguyên liệu là bạn đã có thể dễ dàng chế biến.

Món canh nổi tiếng của người miền Nam thực ra có cách làm rất đơn giản, chỉ cần đủ các nguyên liệu là bạn đã có thể dễ dàng chế biến.

Nguyên liệu:

– 1 con cá quả (hay còn gọi là cá lóc) tầm 400 g

– 1-2 cây dọc mùng

– 2 quả cà chua lớn

– 10-15 quả đậu bắp

– 2 lát dứa vừa ăn

– 100 g giá đỗ

– 1 vắt me chua

– 1 nhánh nhỏ cần tây

– Rau mùi tàu (ngò gai), rau ngổ (ngò om)

– Nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tỏi, hành khô.

2. Canh cá dọc mùng

Mâm cơm mùa hè mà có món canh chua cá nấu với dọc mùng giòn, thơm mùi thì là thì thật hết sẩy.

Nguyên liệu:

– 2-3 khúc cá trắm hoặc đầu cá

– Vài cây dọc mùng

– 1-2 quả cà chua, 1 mớ thì là

– 2 cái tai chua

– Gia vị.

3. Canh chua chay

Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều rau và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.

Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều rau và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.

Nguyên liệu:

– 1 hộp đậu phụ non, có thể thêm đậu phụ rán tùy theo sở thích của bạn

– 1 lát dứa vừa ăn

– 1-2 quả cà chua

– 200 g đậu bắp

– Vài nhánh dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà)

– Một ít me khô loại dùng để nấu canh chua

– Hành barô, đường, muối.

4. Canh nấm nấu chua

Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.

Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.

Nguyên liệu:

– 1 hộp nấm kim châm hay nấm rơm (200 g)

– 1 lát dứa vừa ăn

– 1 quả cà chua

– Vài cây dọc mùng

– Hành lá, mùi tàu, hành khô

– Muối, nước mắm, đường.

Huyền Vân

(Theo Ngôi sao)

]]>
“Bí kíp” để không tăng cân sau Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-kip-de-khong-tang-can-sau-tet-4933/ Thu, 19 Jul 2018 13:08:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-kip-de-khong-tang-can-sau-tet-4933/ [...]]]>

Thời gian “ăn Tết”, hầu hết mọi người đều mắc phải tình trạng ăn uống lu bù với những món ăn giàu dinh dưỡng như giò chả, thịt đông, thịt gà, cá chép, bánh chưng… nên khả năng tăng ký là rất cao. Làm thế nào để không tăng là câu hỏi nhiều bạn quan tâm. Bí quyết được bật mí trong bài viết dưới đây.

Thực hiện chế độ ăn tiết chế

Đã hết kỳ nghỉ Tết, cơ quan, doanh nghiệp trở lại làm việc bình thường, bạn cần quay trở về chế độ sinh hoạt giờ giấc phù hợp để đảm bảo công việc. Đây là cơ hội để bạn thực hiện giảm cân thừa trong dịp Tết càng nhanh càng tốt. Nếu bạn hành động chậm, các khối mỡ thừa này chưa được loại bỏ sẽ trở nên rắn chắc, tạo thành những khối mỡ cứng, rất khó thải loại. Vì vậy, bạn cần làm ngay những biện pháp sau đây:

Ăn kiêng mỡ: đây là biện pháp hạn chế đầu vào. Trong những ngày họp mặt cơ quan hay tiệc tân niên với bạn bè, bạn nên tránh những món ăn có nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật: thịt ba chỉ, nạm gầu, thịt nhiều mỡ, gà vịt ngan ngỗng, da gà vịt, giò mỡ, giò thủ, các món xào, rán… Bạn cũng cần phải tránh xa các món ngọt như: bánh, kẹo, nước ngọt, món ăn nhanh chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp… vì chúng tăng cân ghê lắm.

Bạn nên chọn ăn các thực phẩm ít béo hoặc chỉ có chất béo “chưa no” sau đây: cơm trắng, bánh mỳ, khoai, ngô, đậu, rau củ quả, cá, tôm, cua, đậu phụ, thịt nạc bò, lợn, gà vịt (không da). Để đảm bảo mỗi bữa bạn vẫn ăn no thì các loại thức ăn nhiều khối lượng mà ít năng lượng như miến dong, su hào, bắp cải, suplơ, măng nấm, cà chua, rau muống, mùng tơi… nên được ưu tiên sử dụng.

 

Cá, tôm, sò… là những thực phẩm tốt giúp kiêng mỡ.

Nhân đây, xin nói kỹ với bạn về việc sử dụng rau sống. Rau sống là món khoái khẩu của người Việt, là món ăn rất tốt cho sức khỏe vì rau sống gồm nhiều loại rau thơm cung cấp cho cơ thể một lượng các vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, các vitamin trong rau sống được bảo toàn gần như nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với rau nấu chín. Các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. Nhưng xin bạn hãy thận trọng vì rau sống thường không đảm bảo vệ sinh nên ăn rau sống bạn dễ bị viêm nhiễm khuẩn tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu của Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP. Hồ Chí Minh cho thấy: 97,12% mẫu rau nhiễm amip, trứng giun đũa, giun móc, trứng giun đũa của chó mèo và ấu trùng giun. Vì thế, nếu bạn muốn sử dụng món này, bạn phải rửa rau sạch đất cát, xử lý kỹ bằng máy sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước máy có hỗ trợ thêm của nước rửa rau chuyên dụng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Nên ăn nhiều rau xanh

Hạn chế rượu bia, nước ngọt có ga: dù gặp mặt đầu năm vui đến đâu bạn cũng nhớ kiêng chất cồn, vì chúng giúp bạn ăn nhiều và càng thừa năng lượng. Rượu, bia, nước uống có ga đều giúp bạn đồng hành tăng trọng phi mã đấy. Bạn nên uống một ly nước vắt trái cây trong bữa tiệc như nước cam, chanh, nước ép cà chua, cà rốt, xoài, dưa hấu…, trong đó, nước thanh thủy nên là ưu tiên lựa chọn để giúp bạn giải độc cho gan sau mấy ngày Tết mà lại tiện dụng dễ kiếm.

Một vài điểm cần chú ý: Trước khi đến điểm hẹn ăn uống hay trước khi lên đường đi tham quan, thị sát cơ sở…, bạn nên ăn trước một vài món ở nhà do chính bạn nấu như cơm, phở, bún, miến để khi đi trên đường, bạn không phải dùng các món ăn nhanh, bày bán sẵn dọc đường dễ làm bạn tăng cân thêm. Khi ăn, bạn chỉ nên ăn chậm và khi bắt đầu cảm thấy vừa no, hãy dừng lại. Bạn nên chuẩn bị trái cây trong hành trang để tiêu thụ với mục đích vẫn khỏe nhưng giảm cân. Bạn có thể ăn trái cây giữa các bữa ăn thay vì ăn vặt các món khác.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Rèn luyện các động tác thể dục, thể thao thường xuyên là yếu tố rất quan trọng nhằm ngăn ngừa béo phì và các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đau lưng…

Tập luyện thể dục thể thao giúp bạn giữ gìn sức khỏe thể chất như duy trì trọng lượng hợp lý, làm cho hệ cơ, xương, khớp, chắc khỏe, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Trong quá trình luyện tập, bạn hít thở không khí trong lành giúp quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng được tốt, cung cấp đầy đủ oxy cho não và các cơ quan trong cơ thể, nhờ đó mà thải loại chất cặn bã, chống lão hóa và thừa cân.

Bạn cũng nên đi dạo sau bữa tối để tiêu thụ bớt calo và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt. Đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn tận hưởng nếu đi cùng bạn là người thân, bè bạn…

Bí kíp để không tăng ký sau dịp Tết là bạn phải biết ăn uống và tập luyện hợp lý, khoa học.

BS. Trần Thanh Tâm

 

]]>