não bộ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 06 Dec 2018 04:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png não bộ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đột quỵ chảy máu gây tổn thương nặng nề cho não bộ http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-chay-mau-gay-ton-thuong-nang-ne-cho-nao-bo-17218/ Thu, 06 Dec 2018 04:47:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-chay-mau-gay-ton-thuong-nang-ne-cho-nao-bo-17218/ [...]]]>

“Nghiên cứu của chúng tôi đã thay đổi cách chúng ta xem xét trầm cảm sau đột quỵ chảy máu”, tác giả nghiên cứu tiến sĩ Alessandro Biffi, chuyên gia về thần kinh tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts cho biết.

Biffi, giám đốc nhóm nghiên cứu về lão hóa và sức khỏe não bộ thuộc bệnh viện, cho biết thêm rằng: “Trầm cảm không chỉ là một hiện tượng riêng lẻ sau đột quỵ chảy máu. Nó có thể xác định những người dễ bị sa sút trí tuệ, và điều này quan trọng khi bệnh nhân được đánh giá, đặc biệt là ở các cơ sở chăm sóc ngoại trú”.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã theo dõi gần 700 bệnh nhân bị đột quỵ chảy máu trong 5 năm. Một nửa trong số đó là phụ nữ, ¾ là người da trắng và phần lớn có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ bệnh tim như tăng huyết áp và/hoặc tiểu đường.


Các khảo sát được tiến hành mỗi 6 tháng sau đột quỵ để đánh giá tâm trạng, lo âu và sức khỏe tâm thần nói chung. Kết quả cho thấy, 40% bị trầm cảm trong vòng 4 năm sau đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cho biết, tỉ lệ này cao hơn đáng kể so với dân số chung. Hơn nữa, những người bị trầm cảm cũng đối mặt với nguy cơ cao hơn bị sa sút trí tuệ. Hơn 6/10 trường hợp, bệnh nhân cuối cùng bị cả trầm cảm và sa sút trí tuệ.

Tiến sĩ Biffi nói: “Khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ chảy máu, các bác sĩ có xu hướng tập trung phòng ngừa đột quỵ tái phát. Song chúng tôi phát hiện ra rằng, ở những bệnh nhân không bị đột quỵ tái phát, tỉ lệ trầm cảm và sa sút trí tuệ vẫn rất cao, các bác sĩ nên thận trọng để tư vấn cho bệnh nhân và gia đình họ”.

BS P.Liên

(Theo Healthday)

]]>
Unicef: Não bộ trẻ em bị tổn thương vì ô nhiễm http://tapchisuckhoedoisong.com/unicef-nao-bo-tre-em-bi-ton-thuong-vi-o-nhiem-10916/ Wed, 25 Jul 2018 08:23:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/unicef-nao-bo-tre-em-bi-ton-thuong-vi-o-nhiem-10916/ [...]]]>

Não bộ trẻ em bị tổn thương vì ô nhiễm

 

Trong đó, những trẻ em ở Nam Á là bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, với hơn 12 triệu em bé sống ở các khu vực có mức độ ô nhiễm cao gấp 6 lần so với mức độ an toàn. Ở Đông Á và Thái Bình Dương, ước tính có khoảng 4 triệu trẻ em khác có nguy cơ bị tổn thương não do ô nhiễm.

 

ô nhiễm không khí

 

Theo Unicef, những hạt ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương các mô não bộ và gây suy giảm sự phát triển nhận thức ở con trẻ. Trong báo cáo của mình, Unicef ghi rõ có sự liên quan giữa ô nhiễm và khả năng IQ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sự suy giảm điểm số, cấp bậc xếp hạng trung bình đối với học sinh trong trường học cũng như các vấn đề  liên quan tới hành vi thần kinh. Các hậu quả này còn tác động xấu suốt cả cuộc đời con người.

 

nên đeo khẩu trang và hạn chế tối đa ra đường

 

Unicef kêu gọi sử dụng rộng rãi khẩu trang và hệ thống lọc không khi và han chế tối đa cho trẻ con ra ngoài đường vào những thời điểm cao điểm ô nhiễm.

A.H

(theo BBC)

]]>
Mẹo đơn giản cải thiện sức khỏe não http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-don-gian-cai-thien-suc-khoe-nao-10688/ Wed, 25 Jul 2018 07:59:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-don-gian-cai-thien-suc-khoe-nao-10688/ [...]]]>

Từ khi chúng ta được sinh ra cho đến khi chết, não liên tục tự điều chỉnh, làm mới chính nó. Hoạt động của chúng ta có thể tác động vào quá trình này. Những hoạt động lành mạnh dưới đây sẽ góp phần khiến não hoạt động hiệu quả hơn.

Tập luyện

Tập thể dục thường xuyên giúp não hoạt động hết khả năng bằng cách khiến cho các tế bào thần kinh nhân lên, tăng cường sự liên kết giữa chúng và tránh cho chúng khỏi bị tổn thương. Tập luyện mang đến hiệu quả bảo vệ não bằng cách tăng cường lưu thông máu tới não và giúp não hoạt động và học tập nhanh hơn.

Uống ít rượu

Điều này có vẻ “lạ” nhưng trên thực tế uống một lượng rượu nhỏ giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo chỉ uống lượng nhỏ, nếu không sẽ phản tác dụng.

Kiểm soát đường huyết

Không phải những người bị tiểu đường mới cần kiểm soát lượng đường huyết. Những biến động lớn trong hàm lượng insulin của cơ thể có thể làm chậm phản ứng của não. Mặt khác, nếu hàm lượng insulin thấp cũng ảnh hưởng tới hoạt động não. Vì vậy, cần đảm bảo lượng insulin luôn trong tầm kiểm soát.

Mẹo đơn giản cải thiện sức khỏe não

Giảm xem TV

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người xem TV nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày dễ bị chẩn đoán mắc dạng nào đó của rối loạn chú ý như ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Cách đơn giản nhất để não hoạt động hiệu quả hơn trong trường hợp này là giảm xem TV.

Ăn uống lành mạnh

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thịt tự nhiên, các loại ngũ cốc, hoa quả tươi có chỉ số IQ cao hơn những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bị phân hủy khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, vì vậy nên tránh dùng những loại thực phẩm này.

Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3

Ăn nhiều cá hồi, cá ngừ, quả óc chó và các loại thực phẩm khác giàu axít béo omega-3. Nếu không thích ăn cá, bạn cần bổ sung dầu cá để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Cách này sẽ giúp máu lưu thông tới não và giảm viêm.

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm trì trệ hoạt động não bằng cách giảm tốc độ và khả năng tư duy. Vì vậy, hãy cố gắng từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

BS Tuyết Mai

Theo Boldsky

 

(Univadis)

]]>
Lòng nhân ái – phương thuốc nhiệm màu cho não bộ http://tapchisuckhoedoisong.com/long-nhan-ai-phuong-thuoc-nhiem-mau-cho-nao-bo-10156/ Wed, 25 Jul 2018 05:08:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/long-nhan-ai-phuong-thuoc-nhiem-mau-cho-nao-bo-10156/ [...]]]>

Cuộc sống thật có ý nghĩa khi có sự “hài hòa” giữa những điều cho đi và những điều nhận lại. Sự oán trách, ghen tuông…chỉ đem lại những điều bất lợi cho sức khỏe!

Jerome Kagan-Giáo sư Đại học Harvard- Chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết não bộ con người đã có “lập trình” để làm những điều tốt hay nói cách khác là con người luôn có bản tính tốt đẹp, tử tế và nhân ái…  Con người cũng như động vật đều có một “bản năng nhân ái” từ trong xương tủy!

 

long nhan ai, Long nhan ai la lieu thuoc nhiem mau cho nao bo

 

Theo Charles Darwin thì bộ não con người cũng được “cài đặt, lập trình điều này” như đó là sự tồn tại của loài. Hơn nữa điều này cho phép con người có nhiều lựa chọn để tồn tại, để sống sót (tạo điều kiện hỗ trợ nhau, đảm bảo sự tồn tại) hơn là sống một mình! Lòng nhân ái là một xu hướng hoàn toàn tự nhiên vì tự thân nó đã quan trọng đối với sự sinh tồn của con người.

Khi đề cập đến vấn đề tâm lý học thì những điều oán giận, ganh tỵ, căng thẳng…đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể xác. Một trong những lý do mà lòng nhân ái giúp chúng ta tránh được các stress là cảm giác hài lòng, phản ứng căng thẳng của não sẽ giảm đáng kể khi chúng ta gặp được những thái độ tử tế. Đôi lúc trong cuộc sống do những tính cách “cực đoan”, dần dần chúng ta hiểu rằng như vậy là không tốt vì đã đi quá xa bản chất, gốc rễ vốn có trong mỗi con người.

Bộ não con người cũng nhận biết rất rõ những khuynh hướng, những tác động tiêu cực đã ngăn cản sự kết nối với mọi người, đôi khi dẫn đến sự cô đơn và tuyệt vọng. Trong cuộc sống nếu mỗi người đối xử với nhau với niềm thương yêu, tử tế…thì điều này có ảnh hưởng “tích cực” đến cân bằng nội tâm, mang lại cảm giác bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Sự tử tế giúp chuyển hóa tâm trạng từ tiêu cực sang trạng thái tích cực.

Một người có tấm lòng nhân ái, tử tế thường trực quan, nhạy cảm và ý thức với những điều xung quanh hơn. Khi chúng ta thấy ai đó tham gia vào một hành động nhân đạo hoặc giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ được truyền cảm hứng và có cảm giác ấm áp và hứng khởi. Trong cuộc sống gia đình, điều này như là tấm gương cho trẻ noi theo, một mẫu hình cho bạn bè, người thân. Một việc làm nhỏ nhưng có “ảnh hưởng” lớn nếu mọi người cùng nhau thắp sáng ngọn lửa của lòng tử tế, của nhân ái. Sự tử tế của mỗi người sẽ góp phần làm cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

BS. Ái Thủy

(theo Amelioreta Sante)

]]>
Trứng gà, trứng vịt loại nào bổ hơn? http://tapchisuckhoedoisong.com/trung-ga-trung-vit-loai-nao-bo-hon-5451/ Thu, 19 Jul 2018 14:15:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trung-ga-trung-vit-loai-nao-bo-hon-5451/ [...]]]>

Trứng gà, trứng vịt và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn, nó khác nhau ở những chất gì. Nghe nói những người bị phong tê thấp không nên ăn trứng vịt vì trứng vịt độc và lạnh có đúng không? Phụ nữ mang thai và sau khi sinh có ăn được không?

Nguyễn Văn Huệ (Nghi Sơn, Hà Tĩnh)

Trứng là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và cân bằng dinh dưỡng nhất trong các loại thực phẩm mà từ trẻ em đến phụ nữ mang thai và người già đều ăn được (trừ một số ít dị ứng với trứng). Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2006 thì trong trứng chứa protein, lipit, gluxit, các chất sắt, canxi, phốt pho, be-ta caroten, vitamin A, B1, B2, PP… (riêng trong trứng lộn còn có thêm vitamin C) cần thiết cho cơ thể. Nếu so sánh  thành phần dinh dưỡng trong 100g (trứng gà, vịt và vịt lộn) thì trong trứng vịt lộn có hàm lượng sắt, canxi, phốt pho, beta-caroten, vitamin A, PP cao hơn hẳn trứng gà, và trứng vịt thường. Ví dụ: vitamin A trong trứng gà: 700mcg, trứng vịt thường: 360mcg, vịt lộn: 875mcg; canxi trong trứng gà: 550mg, trứng vịt thường 710mg, vịt lộn 820mg.

Nếu so về năng lượng thì trứng gà: 166 Kcal/100g, trứng vịt thường 484 Kcal, vịt lộn: 162 Kcal. Như vậy, về thành phần dinh dưỡng thì cả 3 loại trứng đều bổ và không độc, mọi người đều ăn được kể cả người bị phong tê thấp và rất tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, với người có cholesterol cao, béo thì nên hạn chế, chỉ nên dùng 2-3 quả/1 tuần. Chú ý, khi ăn trứng nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ. Trước kia, một số người cho lòng đỏ trứng là tốt nên thường ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng và cho rằng lòng trắng khó tiêu là sai lầm vì chính lòng trắng có chất lecithin giúp chuyển hoá cholesterol. Tốt nhất là ăn kèm sữa vì sữa có nhiều lecithin giúp trung hoà cholesterol.

BS. TRẦN KIM ANH

]]>
Dinh dưỡng vàng cho phát triển tối ưu não bộ trong những năm tháng đầu đời. http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-vang-cho-phat-trien-toi-uu-nao-bo-trong-nhung-nam-thang-dau-doi-5325/ Thu, 19 Jul 2018 13:57:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-vang-cho-phat-trien-toi-uu-nao-bo-trong-nhung-nam-thang-dau-doi-5325/ [...]]]>

Dưỡng chất vàng – Thời gian vàng

Là những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và con trong quá trình chuẩn bị, mang thai và những năm tháng sau sinh. Chúng phải được cung cấp đúng, đủ, đều (đúng về thời gian, đủ về liều lượng và đều về tần xuất). Nếu để lỡ nhịp hay khiếm khuyết các yếu tố nêu trên thì không có cơ hội thứ hai cho sự phát triển tối ưu hệ thần kinh của trẻ.

Vài điều cần biết trong từng giai đoạn phát triển hệ thống thần kinh.

Khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, các tấm phôi thần kinh bắt đầu gấp vào trong, hình thành ống thần kinh, phát triển dần để cuối cùng trở thành não và tủy sống. Quá trình này cần a-xit folic, đồng và vitamin A.

Bảy tuần sau khi thụ thai, sự phân chia tế bào bắt đầu trong ống thần kinh, tạo ra hệ thống thần kinh hoàn chỉnh bao gồm 5 quá trình:

  1. Tăng sinh tế bào thần kinh (chất xám), quá trình này bắt đầu từ tuần 7 thai kỳ và tăng tốc đến khoảng 4-5 tháng sau sinh. Sau đó nó vẫn diễn ra chậm hơn và kết thúc ở tuổi trưởng thành.
  2. Tăng trưởng Sợi trục và Tua gai (chất xám). Đối với Sợi trục, chúng bắt đầu tăng trưởng vào tuần thứ 7 thai kỳ và liên tục phát triển đến ít nhất 2 năm sau khi sinh. Tuy nhiên ở một số vùng não thì Sợi trục phát triển hoàn chỉnh ở tuần 15 và 32 của thai kỳ. Về phần Tua gai, chúng bắt đầu phát triển ở tuần 15 và kết thúc sau sinh 2 năm.
  3. Xây dựng, chỉnh sửa và hình thành chức năng các khớp thần kinh (Synapse). Quá trình này bắt đầu từ khoảng tuần 23 thai kỳ xuyên suốt đến hết vòng đời. Tùy theo vùng đặc thù của não mà mật độ các khớp thần kinh đạt mức cao nhất tại những thời điểm khác nhau. Vùng thị giác đạt mức đỉnh trong khoảng tháng 4 – 12 sau sinh và vùng thùy trước trán vào tháng thứ15 sau sinh.  Quá trình chỉnh sửa nhằm hoàn thiện các khớp thần kinh lỗi diễn ra song song và kéo dài đến tuổi trưởng thành.
  4. My-ê-lin hóa, bản chất là chất trắng bao quanh sợi trục giúp tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh. My-ê-lin  hóa xảy ra từ tuần thứ 12 – 14 thai kỳ và liên tục đến tuổi trưởng thành. Tốc độ My-ê-lin  hóa mạnh nhất trong giai đoạn từ giữa thai kỳ đến 2 năm sau sinh. Trước khi sinh, quá trình My-ê-lin hóa mạnh ở các vùng não liên quan chức năng định hướng, cân bằng và sau khi sinh là các vùng nghe, nhìn và khả năng về ngôn ngữ chữ viết.
  5. Tự chết theo chương trình, là một quá trình loại trừ các tế bào thần kinh lỗi hay các tế bào có xu hướng biệt hóa, phát triển theo hướng có hại. Quá trình này diễn ra từ khi mang thai đến tuổi trưởng thành nhờ một số hoạt chất dinh dưỡng thần kinh từ não như BDNF (brain-derived neurotrophic factor), ; IGF-1 (insulin-like growth factor-1)…

Dưỡng chất vàng

1. Nhóm dưỡng chất 1: Chứa A-xit folic (vitamin B9), Đồng và Vitamin A là những hoạt chất hỗ trợ quá trình biệt hóa, phát triển, từ phôi thần kinh thành ống thần kinh, một bộ phận mà từ đấy các thành tố của hệ thần kinh được hình thành. Quá trình này diễn ra rất sớm, từ khoảng tuần 4 – 7 của thai kỳ.

Thực phẩm bổ sung a-xit folic là gan, lòng đỏ trứng, họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ họ cải, chuối, cam…; bổ sung Đồng là thịt, trứng, sữa, thủy sản…; bổ sung vitamin A là sữa, gan, trứng, cá…

2. Nhóm dưỡng chất 2: Chứa Vitamin nhóm B, B1(thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin hay niacinamide), B5 (axit pantothenic), B6 (pyridoxine, pyridoxal, hay pyridoxamine, hay pyridoxine hydrochloride), B7 (biotin)(vitamin H), B9 (axit folic), B12 (các loại cobalamin), giúp tăng sinh tế bào gốc thần kinh, tế bào thần kinh chính và đệm từ ống phôi thần kinh trong những tuần đầu thai kỳ; hỗ trợ phát triển phân nhánh đuôi gai ở tân võ não và tiểu não, tăng sinh các khớp thần kinh ở võ não và các khớp thần kinh đặc biệt ở thể vân và hỗ trợ tổng hoợp My-ê-lin .

Thực phẩm bổ sung Vitamin nhóm B: các loại ngũ cốc, gạo lứt, các loại rau xanh, trứng, thịt gà, trái cây họ cam quýt, các loại hạt như lạc, hạt điều, óc chó, đậu đỏ hạt to, chuối, vitamin B5 có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm.

3. Nhóm dưỡng chất 3: Dinh dưỡng giàu đạm và giàu năng lượng để tránh tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng và suy dinh dưỡng bào thai. Tình trạng suy dinh dưỡng này có thể gây ra hậu quả là giảm số lượng, khối lượng tế bào thần kinh, sợi trục, tua gai, khớp thần kinh cũng như chất xám võ não. Bên cạnh đó, thiếu protein – năng lượng cũng gây ra giảm quá trình My-ê-lin  hóa và làm giảm các chất dinh dưỡng thần kinh từ nào như BDNF (brain-derived neurotrophic factor), ; IGF-1 (insulin-like growth factor-1)

Thực phẩm giàu đạm và năng nượng: Thịt, trứng, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu, rau quả có vị ngọt, béo…

4. Nhóm dưỡng chất 4: Chứa chất béo không bảo hòa chuỗi dài, đặc biệt là DHA (Docosahexaenoic Acid); ARA (Arachidonic Acid) và Omega 3-6-9. Các axit béo này giúp tổng hợp các phospholipid màng, một thành phần quan trọng của tế bào, màng các khớp thần kinh và là thành phần chủ yếu trong cấu trúc My-ê-lin. Thực phẩm bổ sung chất béo: Sữa, hải sản và các loại dầu – mỡ cá, trứng, đậu, các loại hạt…

5. Nhóm dưỡng chất 5: Chứa chất Sắt, rất cần để tổng hợp Ribonucleotide reductase, là một loại men qui định việc phân chia tế bào thần khinh trung ương. Thiếu sắt có thể giảm kích thước nào, giảm sợi trục, ngắn đuôi gai vùng hồi hải mã, một cấu trúc dưới võ của thùy thái dương giữ vai trò trong việc học tập, định hướng và trí nhớ dài hạn. Ngoài ra, thiếu sắt còn làm giảm khớp thần kinh và các chất dẫn truyền thần kinh tại khớp cũng như giảm quá trinht tổng hợp My-ê-lin .

Thực phẩm bổ sung sắt: Sữa, trứng, cá và hải sản, thịt, gan, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau lá màu xanh đậm…

6. Nhóm dưỡng chất 6: Chứa I-ốt,  tham gia vào quá trình tổng hợp Hoóc – môn điều chỉnh sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Đã có bằng chứng cho thấy thiếu I-ốt làm tăng tỷ lệ thai chết lưu và suy giáp sơ sinh, giảm trọng lượng não và tổng hợp My-ê-lin , giảm phân nhánh đuôi gai và khớp thần kinh ở vùng thị – thính giác và tiểu não.  Thực phẩm bổ sung I-ốt: Rau chân vịt, rau cần, hải sản, muối biển, muối ăn có I ốt, trứng…

7. Nhóm dưỡng chất 7: Chứa Kẽm, giữ vai trò tổng hợp DNA phục vụ quá trình phân chia tế bào và là thành tố của nhiều loại men quan trọng trong hoạt động của não. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng giảm số lượng và khối lượng tế bào não ở khu vực tiểu não, hệ viền và võ não; giảm quá trình phân nhánh đuôi gai và điều tiết hoạt động chức năng ở các khớp thần kinh và hạn chế hoạt tính của các hooc môn tăng trưởng.

Thực phẩm bổ sung kẽm: Sữa, trứng, cá, thịt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu…

8. Nhóm dưỡng chất 8: Chứa Cholin, giúp tăng sinh tế bào gốc, tham gia vào quá trình kích thích phân chia tế bào thần kinh và là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kin. Cholin giúp kiểm soát quá trình tự chết theo chương trình . Tất cả ảnh hưởng của thiếu Cholin thai kỳ sẽ khó phục hồi.

Thực phẩm bổ sung Cholin: Sữa, trứng, cá, thịt, gan, hải sản, đậu, rau…

 

Vai trò tuyệt vời của sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là bất biến

Optimum Mama Gold – mẹ hấp thu khỏe, bé thông minh hơn.

Uống sữa là cách hấp thu được rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng một cách thuận tiện và hữu hiệu cho thai phụ và thai nhi. Sữa bột bầu Optimum Mama Gold được bổ sung Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thêm DHA để hỗ trợ phát triển trí não bé từ trong bụng mẹ. Đồng thời, Optimum Mama Gold còn chứa chất xơ hòa tan thê hệ mới SC-FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ. Để có thể hấp thu thật tốt các dưỡng chất để có thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp bé phát triển trí thông minh từ trong thai kỳ, mẹ hãy nhớ uống 2 ly Optimum Mama Gold mỗi ngày nhé!

Bs. Nguyễn Vũ Linh

Đào tạo – Truyền thông Trung tâm Dinh dưỡng – Vinamilk

]]>
Cơm nếp và cơm tẻ, thứ nào bổ dưỡng hơn? http://tapchisuckhoedoisong.com/com-nep-va-com-te-thu-nao-bo-duong-hon-4931/ Thu, 19 Jul 2018 13:08:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/com-nep-va-com-te-thu-nao-bo-duong-hon-4931/ [...]]]>

Cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ do nhiều dinh dưỡng

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100 g gạo tẻ có 350 kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, với cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, việc ăn nhiều hay ăn ít cơm nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ ăn cơm nếp nhiều không ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí ngược lại, cơm nếp có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thậm chí ăn nếp thay cơm.

Sở dĩ có sự khác nhau về độ dẻo của hai loại gạo này là bởi hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo, ngô tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo, ngô nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.


Sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo. Hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Cơm nếp bị nóng

Về điều này, BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao cho hay, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.

Còn về việc nhiều người quan niệm ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, lương y Hồng Minh giải thích: người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.

Bài thuốc chữa bệnh từ gạo nếp

Theo lương y Bùi Hồng Minh, gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:

Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.

Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Cơm nếp ngũ sắc được nhuộm bằng màu thực phẩm – một món ăn truyền thống của người Việt

Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.

Người viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng để ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần.

Người nôn mửa không dứt: gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g , sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.

Trị thiếu máu: gạo nếp 100 g, đậu đen 30 g, hồng táo 30 g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần.

Tăng tiết sữa: gạo nếp, cho thêm nước vào nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

Thanh Loan (lược ghi)

]]>
Những thực phẩm làm tăng hàm lượng “vui vẻ” cho não bộ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-lam-tang-ham-luong-vui-ve-cho-nao-bo-4337/ Thu, 19 Jul 2018 11:36:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-lam-tang-ham-luong-vui-ve-cho-nao-bo-4337/ [...]]]>

Dưới đây là những phân tích của PGS.TS. Phạm Văn Hoan – Viện Y học ứng dụng Việt Nam về mối liên hệ giữa thực phẩm và tác dụng làm giảm Stress

Mối liên hệ giữa thực phẩm và tâm trạng

Mối liên quan giữa tryptophan và serotonin được coi như sự kết nối giữ thực phẩm và tác dụng cải thiện tâm trạng.

Serotonin không có mặt trong thực phẩm nhưng thay vào đó là tryptophan. Những thực phẩm giàu protein, sắt, riboflavin và vitamin B6 cũng thường chứa hàm lượng cao loại amino acid này. Tuy nhiên, để cải thiện nồng độ serotonin trong não bộ không hề đơn giản như ăn nhiều thực phẩm giàu tryptophan là đủ.

Thành phần tryptophan trong thực phẩm phải cạnh tranh với các amino acid khác để có thể được hấp thu vào não, do vậy chưa thể đảm bảo rằng những thực phẩm này có tác dụng cải thiện mức nồng độ serotonin của não bộ. Điều này khác với thực phẩm chức năng bổ sung tryptophan do có chứa tryptophan tinh khiết và có thể giúp làm tăng serotonin trong cơ thể.

Liệu carbohydrate có thể là giải pháp

Có lý do riêng để các thực phẩm như pho mát và khoai tây nghiền được coi là “thực phẩm cứu vãn tâm trạng”, nhất là khi thời tiết có vẻ ảm đạm.

Người ta cho rằng kết hợp giữa thực phẩm giàu tryptophan với một số khẩu phần carbohydrate có thể có hiệu quả tốt đối với nồng độ serotonin.

Khi bạn nạp carbohydrate cho cơ thể, insulin sẽ được giải phóng nhiều hơn và kích thích sự hấp thu các amino acid vào trong tim, cơ và các hệ cơ quan. Khi đó, lượng tryptophan rất có thể được hấp thu nhiều hơn qua hàng rào máu não.

Mặc dù không thể so với thực phẩm chức năng – nên được sự cho phép của bác sỹ trước khi sử dụng – những thực phẩm liệt kê dưới đây đều chứa hàm lượng cao tryptophan. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng chúng kèm với một khẩu phần hợp lý carbohydrate như cơm, yến mạch hay bánh mỳ nguyên cám.

Trứng

Theo một nghiên cứu mới đây, protein có trong trứng có thể làm tăng đáng kể nồng độ tryptophan trong huyết tương. Chế biến các món ăn từ trứng cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể làm món trứng ốp lết hoặc chế biến cùng với các thức ăn còn dư. Lưu ý: đừng để mất một chút lòng đỏ nào bởi chúng cực kỳ giàu cả tryptophan lẫn tyrosine là những thành phần chính có tác dụng chống oxy hóa của trứng.

 

Pho mát

Pho mát cũng là một loại thực phẩm giàu nguồn tryptophan. Macaroni và pho mát là món ăn mới chỉ nhìn thôi cũng đã hấp dẫn. Ở hàng loạt các nước như Mỹ và Châu Âu, đây luôn là món nằm trong thực đơn yêu thích của cả người lớn và trẻ nhỏ bởi sự kết hợp tài tình giữa pho mát cheddar với trứng và sữa, cũng là nguồn cung cấp tryptophan dồi dào.

Đậu phụ

Các sản phẩm từ đậu nành cũng chứa hàm lượng tryptophan dồi dào. Bạn có thể sử dụng đậu phụ để chế biến vô số các món ăn ngon, bổ mà vẫn cung cấp đủ protein. Do vậy, đậu phụ được coi như là nguồn bổ sung tryptophan cực kỳ tuyệt vời cho những người ăn chay.

Cá hồi

Cá hồi luôn là một loại thực phẩm hàng đầu bởi rất nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá, trong đó có tryptophan. Bạn có thể nướng cá hồi kèm với măng tây và chút pho mát feta vụn hoặc hơi phá cách một chút với món cá hồi hun khói nếu kèm trứng và sữa.

Các loại hạt và quả hạch

Bạn có thể lựa chọn bất cứu loại nào bởi hầu hết các loại hạt và quả hạch đều có chứa tryptophan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần ăn khoảng một nắm quả hạch mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư, mắc bệnh tim mạch và các bệnh về hô hấp. Quả hạch và các loại hạt cũng rất giàu chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa. Bạn có thể thêm chúng vào rất nhiều món ăn và công thức nấu nướng khác nhau bao gồm cả món chính lẫn các món tráng miệng.

Gà tây

Gà tây vốn là món ăn truyền thống của các quốc gia phương tây trong những ngày lễ tạ ơn. Bên cạnh đó, nó cũng là loại thực phẩm cực giàu tryptophan. Bạn có thể chế biến món cơm gà tây kiểu châu Á vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng cho cả gia đình.

Những biện pháp khác giúp cải thiện hàm lượng serotonin của não bộ

Thực phẩm và thực phẩm chức năng không phải là những cách duy nhất để kích thích nồng độ serotonin. Một số biện pháp sau đây cũng có thể phát huy hiệu quả cải thiện tâm trạng:

  • Luyện tập: Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng giảm chứng trầm cảm.
  • Ánh nắng mặt trời: Quang liệu pháp được coi là một phương pháp khá phổ biến trong điều trị chứng trầm cảm theo mùa. Nghiên cứu đã chứng minh có một mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và nồng độ serotonin của cơ thể. Để ngủ ngon hơn hoặc giúp cải thiện tâm trạng, bạn có thể ra ngoài trời đi dạo một chút sau giờ ăn trưa.
  • Sống tích cực: Một nghiên cứu cho thấy rằng cách bạn nhìn cuộc sống hàng ngày cũng như sự tương tác của bạn với những người khác với một thái độ tích cực có tác dụng cải thiện nồng độ serotonin của não bộ. Do đó, đôi khi những gì bạn cần chỉ là “hãy sống tích cực và lạc quan”.

Thanh Loan (ghi)

]]>