nắng nóng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:13:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nắng nóng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-mua-nang-nong-14242/ Tue, 07 Aug 2018 05:13:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-mua-nang-nong-14242/ [...]]]>

Già, trẻ đều có khả năng bị bệnh khi nắng nóng. Đối tượng dễ đột quỵ nhất: người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp…).

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Người đang hoạt động ngoài trời nắng: đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 – 410C hoặc hơn. Bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người (liệt tay, chân, méo mặt…), không cử động được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng: có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng: ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút. Thân nhiệt tăng kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút. Có các biểu hiện tổn thương thần kinh: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Nhiều người khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu này thì thường là sẽ nghĩ rằng chắc là bệnh nhân bị say nắng, cảm nắng nên có thể bỏ qua. Điều này có thể gây nguy hiểm khi bỏ qua, bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu khẩn cấp, kịp thời, nhanh chóng hôn mê trong vài phút, thậm chí tử vong; thân nhiệt quá cao làm suy tim, suy thận và tổn thương não.

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóngBệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người…

Nguyên nhân đột quỵ do nắng nóng

– Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều. Do bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

– Ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

– Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ…khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra. Nhiều người còn tìm cách tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại hoặc để điều hòa với nhiệt độ quá thấp dễ dẫn tới giảm thân nhiệt đột ngột, khiến mạch máu dễ bị co lại và tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.

Phòng ngừa

Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, chúng ta cần chủ động phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra cho bản thân và gia đình mình như:

– Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.

– Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10g sáng đến 4g chiều. Ra ngoài trời cần có mũ nón, uống nước.

– Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

– Máy điều hòa: 26 – 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

– Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh.

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng

– Người cao tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10g sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

– Các yếu tố khác: kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá; khám sức khỏe định kỳ.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

 

Sơ cứu trong trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu đột quỵ và đưa đi cấp cứu ngay. Trong quá trình di chuyển cấp cứu cần chú ý những vấn đề sau:
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát. Bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm.
– Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

BS.CKII.HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày – Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

]]>
Nắng nóng, tăng nguy cơ nấm da đầu http://tapchisuckhoedoisong.com/nang-nong-tang-nguy-co-nam-da-dau-13616/ Sun, 05 Aug 2018 05:18:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nang-nong-tang-nguy-co-nam-da-dau-13616/ [...]]]>

Nấm da đầu là một dạng bệnh da liễu thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều đặc biệt, bệnh còn dễ nhầm lẫn do tổn thương trên da đầu có nhiều loại như chốc, vẩy nến, á sừng… và có rất nhiều loại nấm gây bệnh. Trên thực tế, nhiều trường hợp bị nấm da đầu trong đó có cả trẻ em được cha mẹ điều trị theo dân gian nên da đầu bị viêm nặng, rụng tóc và sẹo vĩnh viễn.

Bệnh lây lan thế nào?

Nấm da đầu là tình trạng nhiễm nấm của da đầu và thân sợi tóc. Thường phát sinh do điều kiện vệ sinh cá nhân kém, không sạch sẽ, hoặc lười vệ sinh da đầu cũng tạo môi trường cho nấm phát triển, khi mồ hôi tiết ra kết hợp với tế bào da chết sẽ làm cho da đầu trở thành nơi tá túc thuận lợi cho nấm gây bệnh, vì vậy, cần hạn chế để đầu tóc quá bẩn hoặc do người bệnh có thói quen xấu để tóc ướt đi ngủ.

Nguồn nước bẩn có chứa vi nấm gây bệnh nếu như gội đầu thường xuyên cũng sẽ gây nên bệnh. Mặt khác, nấm da đầu còn có thể lây nhiễm từ động vật (một số động vật nuôi như chó, mèo, gà, ngựa…) có thể mắc nhiễm vi nấm rồi lây nhiễm sang con người qua những đồ vật mà chúng từng tiếp xúc.

Điều đáng lưu ý, nhiễm nấm da đầu có thể lây từ người này sang người khác do chung đồ vật như: mũ, khăn, mặc chung quần áo, chung chăn màn…Nấm có thể tồn tại dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp qua da, thường là lây gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối… với người bị bệnh.

 

Tổn thương do nấm da đầu.

Tổn thương do nấm da đầu.

Dễ bị bỏ sót và nhầm lẫn

Các triệu chứng thường gặp là người mắc bệnh ngứa da đầu, có vảy và những mảng rụng tóc. Nguyên nhân gây bệnh thường do các vi nấm sợi tơ như Microsporum canis và Trichophyton tonsurans gây ra.

Nhiều bệnh nhân ở giai đoạn đầu xuất hiện gàu nhiều nên nhiều người chủ quan. Đến khi xuất hiện triệu chứng ngứa, da đầu nổi mụn đỏ thậm chí rụng tóc mới đến cơ sở y tế để khám thì đã ở giai đoạn muộn. Rụng tóc là một dấu hiệu muộn của bệnh nấm da đầu, ban đầu tóc sẽ rụng ít nhưng thời gian kéo dài tóc sẽ rụng với một số lượng lớn. Tóc thường rụng nhiều nhất khi gội đầu hoặc khi chải tóc vì vậy thời điểm này ngoài việc điều trị nấm đầu ra thì người bệnh cũng nên chú ý nhẹ nhàng để chăm sóc da đầu, hạn chế tóc gãy rụng. Trong một số trường hợp, bệnh nấm da đầu gây ra Kerion – một tình trạng viêm, gây đau đớn trầm trọng của da đầu. Kerion xuất hiện với biểu hiện: da đầu sưng phồng lên, mủ chảy màu vàng trên da đầu, làm cho tóc rơi ra hoặc có thể dễ dàng kéo ra.

Ở trẻ em từ 3-7 tuổi rất dễ lây lan, trẻ trai dễ mắc bệnh hơn trẻ gái. Trên lâm sàng, nhiều bệnh nhi đến khám trong tình trạng sốt, mệt mỏi; trên da đầu là những mảng da hình tròn, ngứa, có vảy màu trắng xám, tóc gãy, rụng tạo thành hình “chấm đen” trên da đầu. Các mảng da lớn dần tạo thành mảng rụng tóc lớn. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp nặng còn bị đau; đầu có mùi hôi, mụn mủ, sẩn, đóng mày, viêm đỏ; thậm chí bị hạch cổ và có triệu chứng toàn thân đi kèm như sốt, mệt mỏi.

Không được chủ quan

Khi mới mắc bệnh nhiều người chủ quan nghĩ nhiều gàu hoặc điều trị bằng các loại lá thảo dược, đắp lá nên nhập viện muộn khi tóc đã rụng. Do nhiễm nấm nên bệnh ở mức độ nhẹ có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm tại chỗ và toàn thân. Bệnh nặng sẽ bị sẹo và mất tóc vĩnh viễn.

Cần phân biệt bệnh nấm da đầu với các bệnh khác

Bệnh viêm da tiết bã ở da đầu: Bệnh viêm da tiết bã chỉ có gàu, ngứa và đôi khi kèm rụng tóc lan tỏa, nhưng không để lại sẹo và mất tóc vĩnh viễn.

Vảy nến da đầu: Triệu chứng là vảy tạo thành phiến màu trắng mica, dễ tróc, trên nền da đầu đỏ và thường tập trung ở vùng rìa chân tóc, ngoài ra còn có thể kèm các sang thương da ở các vị trí tì đè khác.

Điều trị nấm da đầu có khó?

Để điều trị hiệu quả cần nhận diện đúng bệnh nấm da đầu, không nên tự điều trị. Đặc biệt, nếu dùng dầu gội có thuốc tẩy nhiều, người bệnh sẽ rụng tóc. Dùng thuốc bôi chỉ là hỗ trợ trong điều trị bệnh chứ không thể giết được nấm nằm sâu trong nang lông. Nhiều trường hợp điều trị không đúng, nấm càng lan ra nhiều hơn, gây hoại tử nang lông, tóc không mọc được.

Lời khuyên thầy thuốc

Để hạn chế tình trạng lây lan của bệnh, nhất là thời tiết nắng nóng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt những nơi như nhà trẻ, trường học, ký túc xá… Dùng dầu gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu, phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. Đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về. Một điều cần chú ý là không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu làm cho tóc bị ẩm, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.

Tránh tiếp xúc với những vật nuôi bị nhiễm bệnh, có thể đưa các vật nuôi đi bác sĩ thú y khám định kỳ và kiểm tra xem có nấm không. Tránh dùng chung đồ với người khác để phòng tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. Không nên dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu của người khác, đặc biệt là người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm da đầu.

Nấm đầu dễ lây lan, vì vậy ngay khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi. Nếu trên đầu có quá nhiều gàu kèm theo các dấu hiệu như ngứa, tóc bết và có mùi, xuất hiện mụn đỏ… nên đi khám da liễu ngay để giúp tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được cào và gãi mạnh da đầu để tránh gây tổn thương và khiến gàu, nấm lan rộng hơn. Không tự ý mua thuốc để uống và bôi khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luôn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong những cách phòng bệnh.

BS. Nguyễn Thế Viện

]]>
Nắng nóng và những tác động xấu đến tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/nang-nong-va-nhung-tac-dong-xau-den-tim-mach-13505/ Sun, 05 Aug 2018 05:07:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nang-nong-va-nhung-tac-dong-xau-den-tim-mach-13505/ [...]]]>

Tình trạng này có thể dẫn đến giảm huyết áp và làm cho tim đập nhanh hơn. Nếu đang có vấn đề về tim mạch, nhiệt độ cao có thể gây thêm gánh nặng cho tim và hệ tuần hoàn, do đó cần giữ mát và chăm sóc bản thân trong thời tiết nắng nóng.

Thời tiết nóng và các bệnh lý tim mạch liên quan

Đau thắt ngực: Nếu bị bệnh mạch vành, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau thắt ngực tăng lên trong thời tiết nóng vì nhiệt độ tăng cao làm tăng khối lượng công việc lên tim và tăng nhu cầu về oxy của cơ thể, đặc biệt khi người bệnh tim hoạt động nhiều hơn trong thời tiết nóng.

Suy tim: Điều đặc biệt quan trọng là hãy giữ mát cơ thể khi bạn đang bị suy tim. Nếu được khuyến cáo hạn chế lượng nước uống hàng ngày do tình trạng suy tim, bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn về những cách khác để giữ mát cơ thể trong mùa hè.

 

Nắng nóng và những tác động xấu đến tim mạch

 

Đột quỵ nhiệt: Việc mất quá nhiều nước có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Các triệu chứng của đột quỵ nhiệt bao gồm đổ mồ hôi, da lạnh, chóng mặt, ngất xỉu, chuột rút cơ, phát ban nhiệt, phù nề ở mắt cá chân, thở nhanh nông, buồn nôn và nôn.

Đối tượng nguy cơ cao nhất trong thời tiết nóng?

Người cao tuổi và trẻ nhỏ có nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và do đó có nguy cơ cao hơn từ tình trạng nhiệt độ khắc nghiệt, nhất là trời nắng nóng dữ dội. Trong thời tiết nắng nóng đang diễn ra như hiện nay, phải đảm bảo người cao tuổi và trẻ nhỏ luôn được sinh hoạt trong môi trường mát mẻ và thoải mái.

Khuyến cáo cho bệnh nhân tim mạch trong thời tiết nóng

Với bệnh nhân tim mạch trên 50 tuổi hoặc thừa cân, cần phải có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao. Một số loại thuốc điều trị bệnh tim như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh calci và thuốc lợi tiểu làm giảm lượng natri có thể làm gia tăng phản ứng của cơ thể đối với nhiệt độ cao.

Giữ đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước hoặc các đồ uống không có đường. Tránh uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc caffein. Thức uống có chứa caffein có thể khiến người bệnh mất nhiều chất lỏng hơn qua đường tiểu.

Ăn các thức ăn mát, đặc biệt là rau củ và trái cây có hàm lượng nước cao. Mặc quần áo bằng vải cotton nhẹ, rộng rãi và thông thoáng.

Tránh ở ngoài trời vào thời điểm nắng nóng nhất. Tránh nỗ lực vận động thể chất quá mức cần thiết. Dù đang ở trong nhà hay ở bên ngoài, đi xe đạp với bạn bè, chạy bộ trong công viên hoặc chỉ đi dạo quanh khu phố, điều quan trọng là giữ an toàn cơ thể khi nhiệt độ tăng lên. Nên trao đổi và kiểm tra với bác sĩ tim mạch của mình trước khi bắt đầu tập thể dục.

Nắng nóng và những tác động xấu đến tim mạchBù đủ nước trước và trong khi tập thể dục để bổ sung kịp thời chất điện giải bị mất.

Lời khuyên khi tập luyện ngoài trời khi trời nóng

Tốt nhất là tránh ở ngoài trời từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì mặt trời thường chiếu sáng mạnh nhất, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh nhiệt liên quan cao hơn. Trường Y học thể dục thể thao Hoa Kỳ (American College of Sports Medicine) khuyến cáo hủy bỏ các cuộc thi và hoạt động ngoài trời liên tục và tất cả các hoạt động thể thao ngoài trời ở chỉ số nhiệt trên 32 độ C.

Nên tập thể dục với bạn bè bởi vì nó an toàn hơn và thú vị hơn khi có người ở bên cạnh bạn.

Ăn mặc phù hợp. Mặc quần áo nhẹ, sáng màu với các loại vải thoáng khí như bông hoặc vải tổng hợp làm giảm bớt mồ hôi. Đội mũ và dùng kính mát. Chọn những đôi giày thông thoáng và tìm những chiếc vớ giúp đẩy lùi mồ hôi.

Uống đủ nước: Trước khi bắt đầu tập luyện ngoài trời, hãy bôi kem chống nắng. Bù đủ nước trước và trong khi tập thể dục và thay thế đủ chất điện giải bị mất, chẳng hạn như natri, kali và magiê với thức ăn hoặc đồ uống thể thao, thường bù 200ml nước/giờ. Tránh các đồ uống chứa caffein hoặc có cồn.

Thường xuyên nghỉ: Tìm một bóng mát hoặc một nơi mát mẻ, dừng lại trong vài phút, uống nước và bắt đầu tập lại.

Làm quen với nhiệt độ nóng: Nếu tập thể dục trong thời tiết nóng, điều quan trọng là phải thích nghi với sức nóng trong khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao. Điều này cho phép cơ thể bạn dần dần thích ứng với sức nóng trong môi trường mới.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Biểu hiện đột quỵ do nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-dot-quy-do-nang-nong-13353/ Thu, 02 Aug 2018 15:03:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-dot-quy-do-nang-nong-13353/ [...]]]>

Hà Nội đang trải qua những đợt nắng nóng  kéo dài, trên nền nhiệt độ cao, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Rất nhiều bệnh do nắng gây ra, trong đó đặc biệt nguy hiểm có bệnh đột quỵ. Đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng là người già và trẻ em.

Đột quỵ do nắng oi, nóng là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật. Đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và có thể hôn mê.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ do nắng

Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng oi nóng. Hoặc một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao.

Phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng.

Tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng.

Thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người cao tuổi dễ bị đột quỵ.

Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine.

Người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.

Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng

Bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).

Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 440C, da và niêm mạc khô, trụy mạch.

Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não.Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

BS.Thu Lan

 

Cách xử trí

Gặp nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 380C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.

Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.

]]>
Các biện pháp phòng ngừa nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-bien-phap-phong-ngua-nang-nong-10539/ Wed, 25 Jul 2018 07:15:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-bien-phap-phong-ngua-nang-nong-10539/ [...]]]>

Cần chú ý, tất cả các biện pháp điều trị cho các nạn nhân nắng nóng hiện nay đạt được hiệu lực rất thấp. Do vậy, chúng ta không nên mong chờ quá nhiều vào vấn đề điều trị. Các biện pháp khả thi có thể áp dụng để đảm bảo sự an toàn tính mạng đều tập trung vào 2 phương thức là phòng ngừa và cấp cứu.

Chúng ta có thể làm gì được gì đề phòng ngừa các rối loạn do nắng nóng đến phát bỏng giữa mùa hè gay gắt? Biện pháp có nhiều, công việc có nhiều, song để dễ thực hành, dễ nhớ, chúng tôi tạm tóm gọn lại trong 3 nhóm biện pháp cơ bản sau: nhóm biện pháp kỹ thuật, nhóm biện pháp tổ chức và nhóm biện pháp bù nước.

Nhóm biện pháp kỹ thuật là tất cả những biện pháp cải tiến vào khâu kỹ thuật của lao động, sản xuất, sinh hoạt. Mục đích của biện pháp này là cải tạo môi trường, vệ sinh lao động và cải thiện các trang bị bảo hộ cá nhân. Chúng ta có thể làm được rất nhiều việc hữu ích trong nhóm này. Đối với công nhân, người lãnh đạo hãy quan sát nhà xưởng, cần phải tạo thêm nhiều lỗ thông hơi nhằm đảm bảo tính thông thoáng. Giữa nguồn phát nhiệt như lò sấy, lò nung và người làm việc cần có vật thể che chắn nhằm cách ly bức xạ nhiệt với người lao động. Một bức tường chắn là cần thiết giúp khắc phục tình trạng này. Với một số lượng lớn người làm việc trong một công xưởng chật hẹp, có lẽ cần phải tích hợp hệ thống quạt gió thông minh, hệ thống quạt làm mát nhằm lưu thông không khí tốt. Đối với gia đình, trong sinh hoạt, việc trồng thêm thật nhiều cây xanh quanh khu vực sinh sống sẽ cắt giảm tối đa bức xạ nhiệt từ mặt trời. Cũng cần phải tính đến sự thông thoáng của khu vực nhà ở. Có lẽ, cần phải cải tạo mái nhà càng dày càng tốt, đặc biệt có lớp xốp cách nhiệt thì khí hậu khu vực sống sẽ ôn hòa hơn. Bạn có thể sử dụng quạt hơi nước, quạt hơi đá, hệ thống phun sương vào vị trí tiếp xúc nhiều với nhiệt nóng như cửa sổ, cửa nhà thì sẽ làm hạ nhiệt xuống đáng kể. Trong đại bộ phận gia đình, việc bố trí thêm điều hòa cho nhà ở là điều chưa dễ thực hiện được. Vì thế cần biết cách cải tạo nhà ở, sẽ làm cho điều kiện vi khí hậu nắng nóng bớt khắc nghiệt.

Cũng cần tính tới trang bị, quần áo mang mặc trên người. Chất liệu sử dụng phải dễ thấm mồ hôi. Để đạt được như vậy, quần áo càng nhiều chất liệu cotton càng tốt. Làm như thế nào để biết được? Có nhiều cách. Nhưng cách đơn giản mà nhân dân vẫn hay áp dụng đó là đốt thử một vài sợi xơ vải xổ ra. Nếu chúng vón cục lại rắn chắc đó là nhiều tơ nilon, không thấm mồ hôi và rất nóng. Nhưng nếu sau khi đốt, chúng vón cục, bóp vào vỡ vụn ra tựa như tro bếp, thì đó là bộ quần áo lý tưởng để mang mặc. Đừng chỉ đọc vào thông số nhãn mác nhà sản xuất dập trên quần áo, trang bị bảo hộ. Một chiếc mũ rộng vành (kiểu mũ du lịch) đội lên đầu thay cho chiếc mũ lưỡi trai hoặc mũ thời trang thì sẽ rất hữu ích cho nhóm người thích du lịch trên bãi biển. Chiếc mũ này sẽ ngăn cản ánh sáng và bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào đầu và gáy.

 

Nhóm biện pháp thứ hai là nhóm biện pháp tổ chức làm việc. Tổ chức làm việc ở đây nghĩa là lên kế hoạch làm việc sao cho hợp lý. Hãy tổ chức làm việc vào giờ mát trong ngày, nghỉ lúc nắng nóng. Nếu có thể được, hãy bắt đầu công việc từ lúc 6h sáng và kết thúc lúc 10h. Buổi chiều bắt đầu làm việc từ 14h và kết thúc vào lúc 18h. Như vậy khung giờ nắng gay gắt từ 10h sáng đến 14h chiều đã bị cắt bỏ hoàn toàn.

Nên tổ chức làm theo ca, ai làm ca sáng thì thôi làm ca chiều, nhằm để cơ thể có thời gian hồi phục. Cứ làm việc 4h thì nên có tối thiểu 1h nghỉ ngơi để cơ thể bình ổn lại các rối loạn tạm thời tiềm ẩn bên trong. Điều này đặc biệt ý nghĩa với nhóm người làm các công việc nặng. Với người dân sinh hoạt gia đình, nếu không thật sự cần thiết, không nên di chuyển ở ngoài đường, nhất là đường bê tông và đường nhựa, trong khung giờ từ 11h sáng đến 15h chiều. Nên tìm chỗ tránh nắng, tìm chỗ mát, tìm chỗ bóng râm, cách xa tường bê tông, mặt đường thì sẽ không bị hấp thụ nhiệt từ bức xạ mặt trời rọi xuống.

Nhóm biện pháp thứ ba là nhóm biện pháp bù nước. Thật ra tên gọi đầy đủ của nhóm biện pháp này là nhóm biện pháp dinh dưỡng. Song trong vấn đề nắng nóng, nước và muối là vấn đề quan trọng nhất so với các thành phần dinh dưỡng khác. Một nguyên tắc bất di bất dịch là bù đủ nước, ít nhất 2 lít nước một ngày tương đương với 4 chai nước khoáng thiên nhiên loại 500ml (chai cao chứ không phải chai lùn). Bù nước khi chưa thiếu, uống nước khi chưa khát mới có tác dụng khống chế tác hại của nắng nóng rõ nét. Tác dụng của nước và muối như thế nào, chúng ta sẽ không bàn lại. Điểm cần quan tâm hơn ở đây là uống loại nước nào và uống như nào?

Loại nước tốt nhất để sử dụng là nước đường pha muối. Bạn chỉ cần ra hiệu thuốc mua gói oresol cho người lớn, pha với 1 lít nước, sáng pha chế 2/3 chai coca cola cỡ đại (loại chai 1,5 lít), chiều pha chế 1 chai tương tự thì đã đủ nước cho cả ngày. Loại nước này tốt hơn rất nhiều nước tinh khiết thông thường, nước hoa quả đóng chai hoặc nước ngọt có ga, mặc dù vị của nó không dễ uống. Nó cung cấp nước, muối, đường làm cân bằng hóa rối loạn đầu tiên và rõ nét nhất của các bệnh lý nắng nóng là rối loạn nước và điện giải. Loại nước này cũng làm hết khát nhanh hơn tất cả các loại nước ở trên, kể cả nước đường chanh có đá.

Hãy uống nước đủ từ ngày hôm trước, trước khi bước vào làm việc hãy uống 2 ngụm nước to, tương đương với 150ml nước, hoặc uống 2/3 cốc nước thủy tinh vẫn để uống hàng ngày. Sau đó, cứ định kỳ 1 tiếng thì lại uống 1 cốc như vậy, tương đương với 200ml, mặc dù không khát. Một cốc nước như vậy tương đương với 3 ngụm nước to của người lớn. Làm việc 4h buổi sáng, bạn sẽ uống đủ 0,8 – 1 lít nước hữu ích. Nếu chẳng may bạn quên uống nước trong khi sinh hoạt hoặc khi làm việc. Cũng đừng lo lắng. Hãy uống ngay khi có thể. Uống từ từ, đầu tiên là uống chừng 1 cốc nước, ước chừng 200ml. Sau đó, cứ 15 phút lại uống 1 ngụm to. Uống cho tới khi nào giảm khát, người đỡ mệt, đi tiểu được thì khi đó thành công, thường sau 2h nghỉ ngơi. Nếu trong quá trình làm việc mồ hôi của bạn túa ra, không cần làm gì cả, cũng không nên lấy khăn lau hết mồ hôi đi. Hãy để mồ hôi tự bay hơi, như vậy, mới có giá trị thải nhiệt.

Phòng ngự sâu sắc và cấp cứu chuẩn mực dựa trên nền tảng khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khắc phục thiệt hại do nắng nóng gây ra.

BS. PHÚC HƯNG

(Học viện Quân y)

]]>
5 hệ luỵ sức khoẻ do thời tiết nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/5-he-luy-suc-khoe-do-thoi-tiet-nang-nong-10506/ Wed, 25 Jul 2018 07:12:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-he-luy-suc-khoe-do-thoi-tiet-nang-nong-10506/ [...]]]>

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm chuyển mùa, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao nên dễ gây ra các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng. Trong những ngày nắng nóng, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận một số trường hợp người bệnh ngất xỉu do nhiệt hay kiệt sức do nhiệt.

Các loại bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra (dân gian còn gọi là “cảm nắng”) và cách xử trí phù hợp

Theo BS.CKI Nguyễn Viết Hậu, đối với cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất là khoảng 25°C. Trong khoảng từ 20°C đến 30°C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là do có trung tâm điều nhiệt nằm trên não. Trung tâm này có chức năng giúp chúng ta thích nghi được với bất kì nhiệt độ nào, nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm này. Khả năng điều chỉnh với sự thay đổi nhiệt độ cũng kém ở trẻ nhỏ (nhỏ hơn 4 tuổi), hoặc người già (lớn hơn 70 tuổi) hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm.

Do đó, tùy theo mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng ra sao, nhiệt độ môi trường xung quanh như thế nào, thời gian bao lâu, công việc nặng nhọc hay không…thì các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ sẽ xuất hiện và  được chia theo các mức độ từ nhẹ đến nặng. “Cảm nắng” là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra. Một số bệnh thường gặp và cách xử trí phù hợp

Phù do nhiệt

Triệu chứng xuất hiện khi chúng ta thay đổi môi trường như đi du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với nơi ở thường ngày, ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra môi trường nắng nóng. Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân. Nguyên nhân là do mạch máu giãn ra để thải nhiệt, gây ra phù. Sau khi cơ thể thích nghi trong thời gian vài giờ hay một vài ngày thì triệu chứng sẽ mất đi. Nếu triệu chứng không mất đi, chúng ta có thể kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ này chúng ta không cần dùng thuốc.

Có nhiều người uống thuốc lợi tiểu để giảm phù, điều này không có lợi mà còn gây hại thêm cho cơ thể vì làm tăng tình trạng mất nước của cơ thể. Vì về cơ bản, thời tiết nắng nóng làm cơ thể mất nước, mà chúng ta lại dùng thuốc lợi tiểu thì sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn.

 

Phát ban do nhiệt

Nguyên nhân là do những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao bên ngoài dễ bị kích thích làm xuất hiện nổi mẩn ngứa, mề đay. Sau một thời gian sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều có thể dùng các loại thuốc kháng dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng; sau đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. Ở đây, chúng ta cần phân biệt với bỏng. Bỏng là do chúng ta tiếp xúc ánh nắng lâu hơn, các vùng da bị đỏ, sưng rộp.

Chuột rút do nhiệt

Bệnh thường xuất hiện ở những người lao động nặng hay những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Trong khi cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao sẽ dễ gây ra chuột rút do nhiệt.

Biểu hiện, đau ở các bắp thịt, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân. Các triệu chứng đau xuất hiện là do khi hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng co thắt cơ. Nếu gặp các triệu chứng trên, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng. Lưu ý không sử dụng nước lọc vì không thể đáp ứng nhu cầu mất muối và nước của cơ thể. Nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường… Sau khi nghỉ ngơi, bù nước các triệu chứng sẽ tự giới hạn và sẽ biến mất.

Ngất xỉu do nhiệt

Thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự… từ đó gây ra tình trạng mất muối và nước. Đến một giai đoạn nào đó việc mất muối và nước quá nhiều nếu không bổ sung kịp sẽ làm nước trong lòng mạch máu giảm đi, làm giảm huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu lên não gây triệu chứng ngất xỉu.

Vai trò sơ cứu trong trường hợp này rất quan trọng. Chúng ta cho người bị ngất xỉu nằm đầu thấp, di chuyển đến vùng có không khí thoáng mát, nới rộng áo quần, bù nước có muối khoáng, theo dõi khoảng 30 phút, nếu ổn định thì không cần đến bệnh viện.

Kiệt sức do nhiệt:

Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên. Biểu hiện không chỉ là ngất xỉu thông thường, mà kèm theo các dấu hiệu của triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói… Bệnh này nếu chúng ta sơ cứu kịp thời, ngưng các hoạt động hiện tại, đến được môi trường thoáng mát thì cơ thể sẽ phục hồi hoàn toàn. Nếu vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển qua môi trường khác thì sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Sốc nhiệt là thể bệnh nặng nhất của các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra.

Sơ cứu người bị kiệt sức do nhiệt giống như đã nói ở trên, nhưng phải theo dõi kĩ lưỡng hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại khăn lạnh chườm vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn… để hấp thu nhiệt nhanh, giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn, cố gắng cho người bị nạn uống càng nhiều nước càng tốt. Trong vòng từ 30 phút đến 1 giờ mà triệu chứng không được cải thiện (đau đầu, nôn ói, chóng mặt nhiều hơn…) thì nên đưa đến bệnh viện.

Sốc nhiệt (Đột quỵ do nhiệt), đây là loại bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận đặc biệt là hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 400C, có kèm các triệu chứng thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật thậm chí hôn mê …). Khi thấy triệu chứng của bệnh này thì phải sơ cứu tạm thời bằng cách cho người bị nạn nằm đầu thấp, di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao, làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút, dùng gạc có thấm nước lạnh hay nước đá đặt ở các vùng trên cơ thể như đã hướng dẫn ở trên; đồng thời gọi điện thoại cho bộ phận cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Cách phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra

Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có các biện pháp sau đây

Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng từ 10h đến 16h, nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao  thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần /giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.

Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước vừa cung cấp nước và muối khoáng như đã nói ở trên.

Trong thời tiết nóng bức hay trong thời điểm giao mùa, chúng ta phải lưu ý thêm các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân là do mọi người có xu hướng ở trong các phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng nhiều quạt hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá…những hoạt động như vậy vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Việc này sẽ làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên… Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển mạnh của các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián…dễ gây ngộ độc thực phẩm đặc biệt là các vụ ngộ độ tập thể.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chú ý đến các bệnh lý về da. Khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già lớn tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn…

Nguyễn Na

]]>
Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-suc-khoe-tre-trong-mua-he-nang-nong-10440/ Wed, 25 Jul 2018 07:03:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-suc-khoe-tre-trong-mua-he-nang-nong-10440/ [...]]]>

Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa hè nắng nóng cũng ít nhiều giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh bệnh tật cho trẻ.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóngTiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát

Những bệnh phổ biến ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy: nhất là tiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.

Ngộ độc thức ăn: thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non.

Viêm đường hô hấp cấp tính: thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm amiđan, viêm VA… Hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm siêu vi trùng. Khi bị bệnh, trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn… khiến trẻ mệt đừ và khó ăn uống. Một số trường hợp có thể do bị nhiễm vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viết tắt Hib) và phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumonia), khi thấy trẻ bệnh phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nhiễm siêu vi: ghi nhận tại những bệnh viện nhi, mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ vì trẻ thường bị sốt cao, một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng… Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên cũng có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ cần chú ý như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi sởi, siêu vi cúm, siêu vi gây bệnh thủy đậu…

Những bệnh “đến hẹn lại lên” cũng thường xuất hiện vào mùa nắng nóng

Bệnh thủy đậu (trái rạ): vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan cho trẻ qua con đường hô hấp. Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm, tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4. Bệnh thủy đậu hiện đã có vắcxin phòng ngừa hiệu quả mang lại sự chủ động cho việc phòng ngừa.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóngBệnh thủy đậu (trái rạ): vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em

Nhóm bệnh sởi – quai bị – rubella: cũng giống như bệnh trái rạ, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh “đến hẹn lại lên” vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 – tháng 6 hàng năm. Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới, bệnh rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng vắcxin 3 trong 1.

Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B): mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỉ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6 – tháng 7), bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm xảy ra hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Một điều may mắn là hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.

Viêm màng não ở trẻ em: theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ em, nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng thường để lại nhiều di chứng nặng nề như trẻ bị bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh… Hiện tại bệnh cũng đã có vắcxin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Những bệnh xảy ra quanh năm

Bệnh tay chân miệng (TCM): hiện tại bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước, thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh… Nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóngTrẻ cần được tiêm ngừa đầy đủ

Sốt xuất huyết (SXH): bệnh phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa (mùa hè). Bệnh SXH vẫn được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cho trẻ em vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh, nhất là tình trạng sốc SXH nặng. Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2 – 7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm/mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam (máu mũi), chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen… Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Hiện tại bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa.

Các bệnh lý khác: với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.

 

Phòng ngừa hiệu quả bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: như rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình, rửa tay được xem như “liều vắcxin miễn phí” cho mọi người.

Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng… để thực hiện tốt phương châm “nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết”.

Tăng cường lượng dịch uống: để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.

Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”: cũng là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể rất dồi dào giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.

Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắcxin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

 

ThS.BS. ĐINH THẠC

]]>
Chăm sóc trẻ trong ngày hè nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-trong-ngay-he-nang-nong-10426/ Wed, 25 Jul 2018 07:00:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-trong-ngay-he-nang-nong-10426/ [...]]]>

Những đợt nắng nóng xen kẽ những ngày oi nồng đã làm cho số trẻ phải nhập viện tăng lên đột biến, phần lớn là những ca bệnh nặng. Tuy nguyên nhân gây bệnh có khác nhau nhưng đều có cùng một bệnh cảnh lâm sàng. Bệnh thường bắt đầu đột ngột và nguy kịch ngay, bệnh diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao (20-30%). Một số trường hợp trước đó có thể có một số triệu chứng như : nôn, tiêu chảy hoặc theo sau một bệnh khác như cúm, sốt phát ban… nhưng trong trường hợp điển hình, thường thấy trẻ sốt cao kèm co giật toàn thân; các cơn xảy ra liên tiếp; rồi đi vào hôn mê, phần lớn bị hôn mê sâu. Trẻ bị rối loạn nhịp tim hoặc truỵ mạch, thở không đều; nhưng không có biểu hiện liệt (liệt nửa người hay liệt dây thần kinh).

Do thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ không kịp thích nghi, cộng thêm môi trường ô nhiễm nên số trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da cũng gia tăng rõ rệt. Tỷ lệ viêm đường hô hấp do virut (siêu vi) khá cao, thường biểu hiện bằng các triệu chứng viêm họng, viêm mũi – họng (sốt cao, ho, chảy mũi, đau họng) rồi viêm phổi. Nhiều cháu bị viêm phổi nặng nhưng bố mẹ cứ tưởng là con chỉ bị viêm mũi-họng thông thường, tự cho con uống thuốc; khi bệnh nặng mới cho con đi khám bệnh thì đã muộn.

Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường; nhiệt độ không khí dao động, độ ẩm môi trường cao… đã là cơ hội cho vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Để chủ động phòng ngừa các loại bệnh nói trên, các gia đình, các bậc cha mẹ cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

– Chú ý bảo đảm đủ dinh dưỡng cho trẻ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn quả xanh, rau sống, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm;

– Chú ý chăm sóc trẻ chu đáo: bảo đảm vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường; hằng ngày nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ (vài ba lần/ngày) bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt;

– Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng; mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành; có đủ nước cho trẻ uống khi ở nhà và cả khi ở trường.

 

– Nhà ở phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng. Khi dùng quạt điện, nên đặt quạt hướng về phía tường hoặc màn để làm mát; không để quạt xối gió thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ. Ở đô thị, nếu có sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10oC hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28oC; nhớ cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ; để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt nên để trong phòng một chậu nước hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng. Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).

– Tiêm vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B. Với cháu mới tiêm lần đầu cần tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất hai tuần lế; với cháu đã tiêm mũi hai, cần tiêm nhắc lại sau mũi thứ hai một năm.

– Nhớ cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay để tránh muỗi đốt; ngủ màn, kể cả giấc ngủ ban ngày của trẻ; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại bỏ nơi muỗi đẻ (vũng nước đọng, lon bia, vỏ dừa, mảnh chai lọ đọng nước mưa); thả cá đuôi cờ vào chum vại bể chứa nước ăn để diệt loăng quăng.

– Khi thấy trẻ sốt cần theo dõi sát sao; nếu trẻ sốt từ 38,5oC trở lên cần hạ sốt cho bé bằng cách nới rộng quần áo, chườm khăn dấp nước ấm vào trán, nách, bẹn; cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol), rồi cho bé đi khám bệnh ngay.

BS. Nguyễn Quang Ngọc

]]>
Nước uống lý tưởng trong mùa nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/nuoc-uong-ly-tuong-trong-mua-nang-nong-5872/ Sat, 21 Jul 2018 02:39:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nuoc-uong-ly-tuong-trong-mua-nang-nong-5872/ [...]]]>

Mùa hè nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều, cơ thể mất nước và chất điện giải. Cơ thể không đủ nước, chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu chất điện giải người bệnh lừ đừ, nôn mửa, thậm chí co giật, rối loạn nhịp tim…

Thạc sĩ Trương Thúy Vinh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, không cung cấp đủ nước vào những ngày nắng nóng có thể khiến cơ thể suy nhược, thậm chí có trẻ bị ngất choáng. Vì thế, điều quan trọng là phải bù nước cho cơ thể trong những ngày này.

nuoc-uong-ly-tuong-trong-mua-nang-nong

Nước dừa thêm vài giọt chanh rất tốt cho cơ thể vào những ngày trời nắng gay gắt. Ảnh: Stindia. 

“Tất cả loại nước đều có thể dùng được, tuy nhiên ngày nắng nóng gay gắt thì uống nước lọc thôi chưa đủ. Lời khuyên là dùng nước bù điện giải như oresol xen kẽ nước hoa quả, nước thường”, thạc sĩ Vinh nhấn mạnh. Khi đi ra ngoài đường vào những ngày trời nắng gắt, cần chú ý bổ sung nước bằng cách nên có nửa lít nước oresol pha sẵn mang đi uống thay thế nước thường.

Cũng theo bác sĩ, người dân có thể uống nước dừa thêm một vài giọt chanh, có đủ các thành phần như oresol. Nước dừa non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, thành phần gồm 95% nước, còn lại là đường và một số vi chất như kali, sắt, canxi, photpho… Mỗi quả dừa non cung cấp khoảng 70 kcal.

Tuy nhiên, không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Dừa cũng là một loại nước giải khát bình thường, không tốt đến mức thay thế nước uống hằng ngày.

Một số loại nước uống tốt cho sức khỏe trong mùa hè là:

– Nước ép trái cây tươi như nước cam, quýt, bưởi, dưa chuột, táo… khi uống không nên cho thêm đường. Chúng vừa cung cấp nước lại cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Loại nước này xóa tan mệt mỏi, tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt trong cơ thể.

– Các loại nước ép từ rau củ như củ đậu, bí xanh, nước rau má… cũng rất tốt cho cơ thể; có tác dụng giải nhiệt.

– Sữa đậu nành không đường cũng là nước uống và thức ăn bổ dưỡng vừa cung cấp nước, cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác.

– Nước rau luộc rất tốt cho cơ thể vì cung cấp các vitamin và khoáng chất.

Hà An

]]>
5 loại thực phẩm giúp giảm mụn trứng cá mùa nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-thuc-pham-giup-giam-mun-trung-ca-mua-nang-nong-4528/ Thu, 19 Jul 2018 12:08:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-thuc-pham-giup-giam-mun-trung-ca-mua-nang-nong-4528/ [...]]]>

Mặc dù không một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi mụn nhưng các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên bỏ lỡ 5 loại thực phẩm sau để cải thiện chất lượng da và giảm nguy cơ viêm gây mụn.

 

thực phẩm giảm mụn trứng cá

 

Các loại hạt

Hạt hồ trăn và quả hạch Brazil chứa vitamin E giúp cải thiện sức sống của da. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả hồ trăn có tác dụng có lợi trên cơ thể bằng cách điều chỉnh mức insulin có thể dẫn đến giảm mụn trứng cá. Ngoài kẽm, nó cũng chứa các vitamin A, C và E.

Mặt khác, hạt Brazil chứa một chất chống oxy hóa có tên là selen có thể giúp cải thiện mụn bằng cách giảm viêm. Một nghiên cứu phân tích mẫu máu từ 37 người đàn ông đã cho thấy những người bị mụn có nồng độ selen thấp hơn đáng kể.

 

Trái cây

Táo, anh đào, chuối và quả mâm xôi rất giàu vitamin có đặc tính bảo vệ da. Theo TS. Rachelle Wood, một chuyên gia dinh dưỡng tại Canada, trái cây và các loại hạt chứa hóa chất tự nhiên và chất chống oxy hóa mạnh mẽ đã được chứng minh là điều trị các tình trạng viêm da như bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

 

thực phẩm giảm mụn- trái cây

 

Bên cạnh đó, quả bơ không chỉ giàu vitamin E mà còn chứa chất xơ và dầu không bão hòa đơn, có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và kích thích tố. Loại trái cây này cũng thường được sử dụng như một mặt nạ để làm mới và giữ ẩm cho làn da.

 

Rau

Hầu hết các loại rau xanh và lá đều thực sự tốt cho da. Rau bina, rau diếp, cải xoăn, bông cải xanh và lá cải… đều giàu vitamin, chất chống oxy hóa, sắt và canxi.

 

thực phẩm giảm mụn- rau

 

Trong khi rau xanh cung cấp dưỡng chất có tác dụng bảo vệ và chống lại các gốc tự do phá vỡ collagen thì các lại rau củ có màu cam như khoai lang và cà rốt có thể giúp phục hồi collagen. Đặc biệt, những loại củ này còn cung cấp vitamin A lành mạnh, tự nhiên giúp duy trì độ mềm mại của da bằng cách ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.

Trà

Trà bạc hà có thể làm giảm mức độ androgen (các hormone liên quan đến phát triển mụn) được khuyên dùng cho những người bị mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố.

 

trà giảm mụn

 

Trà nghệ có tác dụng điều trị và đặc tính chống viêm, trong đó hoạt chất curcumin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nhắm mục tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. Thành phần này cũng có thể được sử dụng dưới dạng các sản phẩm chăm sóc da từ nghệ.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt như diêm mạch (quinoa) có thể làm giảm nguy cơ bị mụn trứng cá vì chúng có chỉ số glycemic thấp (GI) và giàu selen.

 

thực phẩm giảm mụn- ngũ cốc

 

Bên cạnh đó, gạo lứt cũng cung cấp nhiều protein, magiê, vitamin B và chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe làn da. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho thấy chế độ ăn có hàm lượng glycemic thấp và protein cao giúp giảm mụn trứng cá ở 43 nam giới trong vòng 12 tuần.

Lê Thu Lương

(Theo medicaldaily.com)

]]>