nám da | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Dec 2018 15:23:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png nám da | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng và trị một số bệnh ngoài da http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-tri-mot-so-benh-ngoai-da-17208/ Wed, 05 Dec 2018 15:23:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-tri-mot-so-benh-ngoai-da-17208/ Một số bệnh ngoài da thường gặp Viêm da cơ địa Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt [...]

The post Phòng và trị một số bệnh ngoài da first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Một số bệnh ngoài da thường gặp

Viêm da cơ địa

Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em và ít hơn ở người lớn. Nguyên nhân tạo nên viêm da cơ địa là yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Bệnh viêm da cấp tính thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề. Đây là lúc người bệnh rất ngứa đau rát nhất là về đêm.

Với người bệnh mạn tính, sắc tố da của người bệnh bị thay đổi, rối loạn và xuất hiện nhều đám da sần, dày sừng bong tróc và vẫn rất ngứa.

Phòng và trị một số bệnh ngoài da

Viêm da tiếp xúc

Là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất gây dị ứng. Triệu chứng: Nổi ban đỏ, phát ban các khu vực bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay và rất ngứa. Diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh trở nên nặng hơn.

Viêm da tiếp xúc gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Phòng và trị một số bệnh ngoài daGãi gây tổn thương da nặng nề

Eczema

Eczema (hay còn gọi là chàm) là một thể bệnh gồm một nhóm các bệnh ngoài da và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.Hiện nay, bệnh chàm chiếm đến 25% trên tổng số những người mắc bệnh ngoài da ở Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa người bệnh và do tiếp xúc với các hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ… hoặc do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém.Những triệu chứng của bệnh eczema thường là ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da. Những mụn nước này không mọc riêng rẽ mà tập trung thành từng mảng phát ban mẩn đỏ sưng tấy. Sau một thời gian, các vùng da bị chàm nhẵn lại và tạo lớp vảy trên bề mặt da bong tróc và rạn nứt. Sau đó, da dần chuyển đổi màu, sắc tố da có thể bị sẫm lại.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh vảy nến làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Theo nghiên cứu và thống kê thì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Đây là loại bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm theo mùa.

Nguyên nhân do di truyền, nhiễm khuẩn do tâm lý người bệnh bị stress… Người bị bệnh vảy nến thường trên da xuất hiện các đám đỏ có giới hạn rõ ràng, bề mặt da gồ ghề do phủ trên bề mặt da là những lớp vảy trắng đục dễ bong tróc, cạo ra thành vụn có hình dạng giống nến vụn. Bên cạnh đó, bệnh gây tổn thương trên da và cả cho khớp, cho móng chân tay, cho toàn thân nữa.

Viêm da mủ

Đây là bệnh ngoài da thường xảy ra vào mùa hè. Vào thời điểm này, trời nóng nực và cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Người bệnh bị viêm nang lông, bị mụn nhọt,chốc lở, hăm kẽ và ngoài ra còn bị chóc mép, chốc loét…

Nổi mề đay – mẩn ngứa

Đây là một bệnh da liễu thường gặp và cũng gây ngứa ngáy, đau bỏng rát khó chịu cho người bệnh. Bạn càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Dị ứng với thuốc, với thức ăn, với một số chất kích ứng; Côn trùng cắn, đốt; Tiêu thụ quá tải những loại thức ăn chứa nhiều đạm, canxi.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục… Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ. Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.

Những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch ở các đơn vị tập thể như ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, trại giam, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh.

Nấm da

Nấm da là căn bệnh có khả năng lây lan và tái phát khá cao gây nên những triệu chứng ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người bệnh.

Phòng và trị một số bệnh ngoài daBiểu hiện bệnh nấm trên da

Bệnh nấm da hình thành do vi nấm dermatophytes, thường gặp nhất vào mùa hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp… Khi xâm nhập vào da, các sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, đến lúc những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Nấm da gây ngứa cho người bệnh là bởi trong quá trình sống của mình, sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da.

Nấm da có các dạng phổ biến như: Nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da mặt, nấm da tay, nấm da đùi, nấm kẽ và nấm móng…

Điều trị các bệnh ngoài da như thế nào?

Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị. Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Thông thường, để điều trị các bệnh ngoài da có thể dùng một số loại thuốc như: Thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào phải theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng được sử dụng như steroid, kem làm mềm, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ để bôi ngoài da.

Làm sao phòng tránh?

Để phòng tránh các bệnh ngoài da, cần thực hiện:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc là vừa tập thể dục hoặc chơi thể thao thì cần tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn. Những ai mới đi ngoài nắng về cũng không nên tắm liền vì rất dễ bị bệnh.

Phải sử dụng nước sạch để tắm, không tắm nước ở ao hồ, sông suối vì chứa rất nhiều vi khuẩn. Sử dụng dầu gội có chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không dùng móng tay cào mạnh lên da đầu khi gội vì rất dễ làm tổn thương da đầu, gội đầu xong phải lau khô, không đi ngủ khi tóc còn ướt dẫn tới nấm dễ xâm nhập vào da.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Làn da vốn rất nhạy cảm, nhất là da mặt nên việc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây viêm da, nám da thậm chí là ung thư. Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.

Không dùng chung đồ đạc cá nhân

Không nên mặc chung hoặc cho ai mượn đồ của mình mặc. Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ, phơi khô ngoài ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn, bảo quản treo quần áo ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da. Một số loại quần áo vải, ni lông, sợi tổng hợp cũng gây dị ứng da vì vậy cần lựa chọn chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho da.

Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng

Một chế độ ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp da tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn. Việc thiếu dinh dưỡng dễ gây ra các triệu chứng ngứa da. Đặc biệt các chất kích thích, cà phê, trà, các loại hải sản như cua, tôm, mực hay gây dị ứng cho da nên hạn chế ăn. Trong trường hợp da bị mẫn cảm với các thức ăn trên thì nên kiêng chúng. Thay các thực phẩm này bằng các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…

BS. Nguyễn Hữu Trường

The post Phòng và trị một số bệnh ngoài da first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Nấm da đầu – nấm tóc: Dễ nhầm lẫn và gây mất thẩm mỹ http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-da-dau-nam-toc-de-nham-lan-va-gay-mat-tham-my-15231/ Tue, 14 Aug 2018 14:39:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-da-dau-nam-toc-de-nham-lan-va-gay-mat-tham-my-15231/ Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung [...]

The post Nấm da đầu – nấm tóc: Dễ nhầm lẫn và gây mất thẩm mỹ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.

Đa dạng các loại nấm gây rụng tóc

Có nhiều loại nấm da đầu trong đó có trường hợp nhiễm nấm tổ ong. Đây là một bệnh ít gặp do lây từ động vật như chó, mèo… Đầu tiên, các mụn mủ ở một số chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh, tạo thành mảng lớn nổi cao thâm nhiễm. Bề mặt tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy, lỗ chỗ như tổ ong chứa nhiều mủ nên gọi là”tầng ong mật”, tóc bị rụng tại đám thương tổn.

Nấm tổ ong thường gặp ở da đầu trẻ em nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra ở người lớn. Ở đàn ông, thương tổn có thể gặp ở vùng râu cằm.

Nguyên nhân gây bệnh là do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các loại nấm sợi. Các loài nấm hay gặp trong nấm tổ ong là Micosporum canis, Trichophyton tonsurans, Trichophyton verrucosum,Trichophyton mentagrophytes. Các loài nấm này có thể lây từ người sang người do dùng chung vật dụng. Điều đáng lưu ý có thể lây từ vật nuôi trong nhà (chó, mèo) sang người. Khi nhiễm nấm bệnh có biểu hiện ở da đầu nhưng có thể gặp ở các vị trí khác có phơi nhiễm với nấm như da mặt, cổ, chi trên, dễ bị chẩn đoán nhầm với ápxe do vi khuẩn. Kích thước của ápxe khoảng vài centimét, chỉ có một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn.Trong ổ ápxe chứa đầy các hốc mủ như sình lầy, nằm trên nền da viêm nề. Khi mủ chảy ra, khô để lại các mảng vảy tiết dày màu vàng. Tóc trong vùng thương tổn thường bị rụng. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng toàn thân khác như hạch vùng sưng to, sốt, mệt mỏi, các dát ngứa giống chàm (eczema).

Nấm da đầu - nấm tócNấm tóc là bệnh lây, nên cần lưu ý để phòng tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình

Bệnh cần được chẩn đoán phân biệt với: viêm nang lông lan tỏa ở da đầu, các bệnh nấm có mủ, ápxe do vi khuẩn, chốc ở da đầu.

Đối với một số loại nấm làm trụi tóc trong đó phải kể đến loại nấm Trichophyton violaceum,  Trichophyton tonsurarans, Trichophyton sondaneuse… Loại nấm này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Thương tổn cơ bản là các đám bong vảy ở da đầu. Tóc trong vùng bị bệnh gãy sát da đầu, nhìn kỹ thấy các chấm đen. Có thể các mảng bong vảy liên kết tạo thành mảng lớn tóc gãy không đều. không thấy ngứa.

Một số loại nấm như: Microsporum andouini, Microsporum langeroni, Microsporum canis gây xén tóc. Bệnh hay gặp ở trẻ em và lây truyền do dùng chung mũ, nón, lược. Thương tổn là các mảng da bong vảy ở đầu, hình tròn hay bầu dục. Tóc trong vùng đó bị xén cách da đầu khoảng 5 – 8cm. Chân tóc còn lại được phủ một lớp trắng như đi bít tất.

Điều trị bệnh nấm tóc

Nấm tóc là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc để điều trị hiệu quả. Không tự dùng các loại thuốc kháng nấm vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa da liễu

Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tại chỗ và có thể thuốc uống. Riêng nấm tổ ong bệnh nhân sẽ được chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm. Có thể cho kháng sinh chống nấm đường toàn thân.

Để chống nấm lan rộng trên da đầu, nên sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox. Tóc trên thương tổn thường mọc lại sau khi đã hết nhiễm trùng, tuy nhiên, rụng tóc có thể vĩnh viễn trong những trường hợp nhiễm trùng kéo dài.

Phòng bệnh nấm tóc

Không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gàu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu. Luôn giữ tóc khô, sạch. Nên xả nhiều nước sau khi gội đầu, làm khô tóc sau khi gội hay đi ngoài trời mưa. Không đội mũ quá chật và ủ quá lâu, sẽ làm cho tóc ẩm, dễ bị bệnh. Tránh gội đầu quá nhiều và dùng chung khăn, lược, mũ với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa da liễu. Việc tự ý bôi thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên nặng thêm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi.

BS. TRẦN THỊ HUYỀN

The post Nấm da đầu – nấm tóc: Dễ nhầm lẫn và gây mất thẩm mỹ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Nám da khi mang thai có cần chữa trị? http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-da-khi-mang-thai-co-can-chua-tri-9993/ Wed, 25 Jul 2018 02:58:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-da-khi-mang-thai-co-can-chua-tri-9993/ Em có bầu 6 tháng, da bụng và da vùng cổ bị nám rất xấu. Xin hỏi bác sĩ em nên điều trị thế nào? [...]

The post Nám da khi mang thai có cần chữa trị? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Em có bầu 6 tháng, da bụng và da vùng cổ bị nám rất xấu. Xin hỏi bác sĩ em nên điều trị thế nào? Có cách nào để ngăn ngừa không?

Đặng Thị Hồng ([email protected])

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, 50-70% phụ nữ mang thai bị nám da, đây là bệnh hoàn toàn lành tính. Nám da xảy ra với tất cả các loại da và màu da, nhưng với những phụ nữ có màu da trung bình, nám da thường nhiều nhất. Mặc dù, nám thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa nhưng nó cũng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nám da thường có khuynh hướng di truyền. Việc tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố gây nám da. Các hormon, đặc biệt là estrogen cao trong thời kỳ mang thai cũng tăng nguy cơ bị nám. Nám có thể biến mất sau sinh mà không cần điều trị, nhưng đa số các bệnh nhân là mạn tính và có thể kéo dài trong nhiều năm. Phòng ngừa bằng cách bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và điều đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ bị nám. Hãy lựa chọn loại kem chống nắng với UVA/UVB phổ biến, chỉ số SPF ít nhất là 50 và chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide là những hóa chất an toàn trong khi mang thai. Nên đội mũ, mặc quần áo chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hầu hết các phương pháp điều trị nám thường không an toàn khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú, vì vậy bạn nên cân nhắc những rủi ro và lợi ích. Lưu ý: Nám da chỉ có triệu chứng là đổi màu da, nên nếu bạn bị đau hoặc ngứa trên da, hãy đến bác sĩ da liễu.

BS. Vũ Lan Anh

The post Nám da khi mang thai có cần chữa trị? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>