mưa lũ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:06:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mưa lũ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách phòng bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-tieu-hoa-mua-mua-lu-14230/ Tue, 07 Aug 2018 05:06:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-tieu-hoa-mua-mua-lu-14230/ [...]]]>

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ xin trình bày một vài bệnh thông thường để khi gặp mọi người biết cách xử trí kịp thời, tránh để bệnh quá nặng và xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Tiêu chảy cấp

Xảy ra khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh cao ở cả những nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Tiêu chảy thông thường không nặng, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể tiến triển nặng đột ngột và đe doạ tính mạng người bệnh. Tiêu chảy được coi là cấp tính nếu thời gian diễn biến của bệnh dưới 3 tuần.

Nguyên nhân chung nhất của tiêu chảy cấp tính là tiêu chảy nhiễm khuẩn do ký sinh trùng Giardia, vi khuẩn mang độc tính: E.coli, trực khuẩn tả, rotavirus, Norwalk virus.

Cán bộ y tế khử trùng nước giếng tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Cán bộ y tế khử trùng nước giếng tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Tiêu chảy xuất hiện đột ngột ở người khoẻ mạnh thường là do nhiễm khuẩn tiêu hóa. Các dấu hiệu toàn thân của tiêu chảy nhiễm khuẩn bao gồm: sốt, đau cơ, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, chán ăn. Bệnh cảnh tiêu chảy nhiễm độc thường diễn biến nặng nhưng thời gian nhiễm bệnh ngắn.

Tùy nguyên nhân mà có cách xử trí thích hợp. Nếu do thức ăn hoặc hóa chất thì cách tốt nhất là ngừng tiếp xúc với những tác nhân này. Nếu do nhiễm khuẩn, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, theo chỉ định của thầy thuốc. Kháng sinh không có tác dụng làm giảm thời gian bệnh, vì vậy, việc sử dụng kháng sinh có thể gây tác dụng phụ làm bệnh nặng thêm và gây tiêu chảy do kháng thuốc.

Việc bồi phụ nước theo đường uống (oresol) là biện pháp rất có ích trong trường hợp tiêu chảy ở mức độ nhẹ hay trung bình. Bồi phụ nước và chất điện giải theo đường tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp mất nước nặng.

Những thuốc cầm tiêu chảy hay ức chế nhu động ruột không được khuyên dùng trong những trường hợp này vì việc đi tiêu sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và độc tố của chúng.

Đối với tiêu chảy cấp do virut, không có thuốc đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng với việc bù nước, điện giải thích ứng và kịp thời.

Thói quen hạn chế ăn uống trong giai đoạn tiêu chảy mang lại những bất lợi do việc cung cấp không đủ calo cần thiết cho chuyển hóa. Các sản phẩm có chứa sorbitol trong một số sản phẩm hoa quả sẽ gây nên tiêu chảy và cần phải tránh tối đa. Bệnh nhân thường chán ăn nhưng phải duy trì tối đa để đảm bảo năng lượng cung cấp qua đường ăn.

Lỵ trực khuẩn

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè nóng nực và mưa lũ do ăn hoặc uống các đồ ăn, nước uống bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là trực khuẩn lỵ. Vật truyền bệnh trung gian nguy hiểm nhất là ruồi nhặng. Ruồi đậu vào phân người bị bệnh phóng uế bừa bãi hoặc phân người bệnh không được xử lý kịp thời và đúng cách rồi đậu vào thức ăn, đồ uống làm lây bệnh. Gián, chuột cũng là những con vật trung gian làm lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn. Uống nước không đun sôi, lấy từ các nguồn không đảm bảo vệ sinh cũng là một đường truyền bệnh và thường gây ra các vụ dịch nhỏ trong cộng đồng.

Vài ba ngày sau khi ăn hoặc uống phải vi khuẩn lỵ từ các nguồn kể trên, bệnh khởi phát một cách đột ngột, gồm các triệu chứng phổ biến là sốt, đau quặn bụng, mót rặn, đi đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ có rất ít phân lẫn với ít chất nhày và đặc biệt là phân có lẫn máu kiểu nhờ nhờ như máu cá. Sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh thấy dễ chịu hơn nhưng các lần đi thường rất gần nhau, có thể từ 15-20 lần trong 1 ngày hoặc hơn nữa. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già nhiều khi bệnh biểu hiện rất nặng dưới dạng nhiễm độc tiêu chảy nặng, phân như nước rửa thịt, li bì, kiệt nước, mạch nhanh nhỏ, sốt cao, đôi khi co giật, hôn mê và có thể tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày nếu không được đi khám và điều trị kịp thời.

Lỵ amíp

Bệnh này do đơn bào amíp tồn tại trong phân hoặc trong nước nhiễm phân của những người bị bệnh. Do loại đơn bào này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường dưới dạng kén nên bệnh có thể lây lan kéo dài và rất xa nếu nguồn nước ô nhiễm hoặc các vật trung gian truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián… tiếp tục tồn tại.

Khác với bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh lỵ do đơn bào amíp gây ra thường  xuất hiện từ từ, không rầm rộ, không sốt. Người bệnh đi ngoài nhiều lần, cũng đau quặn, mót rặn mỗi khi đi đại tiện và phân cũng có lẫn máu, nhày nhưng thường số lần đi ít hơn (khoảng 5-15 lần mỗi ngày). Bệnh có thể giảm một cách tự phát hoặc sau khi uống một vài thứ thuốc. Nhưng thường là bệnh không khỏi mà vẫn âm ỉ hoặc kéo dài, dần dần chuyển sang thể mạn tính (tái phát từng đợt đau quặn bụng, mót rặn, phân lẫn máu và nhày mỗi khi cơ thể yếu, khi làm việc quá sức hoặc khi ăn thức ăn lạ có vị tanh và nhiều mỡ). Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lỵ amíp là áp-xe gan. Nên khi mới bị bệnh, người bệnh cần đi khám sớm để làm xét nghiệm phân tìm vi khuẩn hoặc đơn bào amíp, làm các xét nghiệm cần thiết và được điều trị đúng, kịp thời như dùng thuốc giảm đau, bù dịch và điện giải, điều trị kháng sinh đủ, có hiệu quả nhất. Ăn các thức ăn dễ tiêu, nhiều chất dinh dưỡng như sữa, các thức ăn có tính bao bọc niêm mạc như cháo ngũ cốc…

Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau từ 5-7 ngày chữa trị đúng cách. Ăn kiêng như một số người thường nghĩ thực ra không những không đỡ bệnh mà còn rất có hại cho sức khỏe, làm cho bệnh kéo dài hơn.

 

Cách tốt nhất để mọi người bảo vệ mình không mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là ăn các thức ăn mới nấu, đậy kín, chỉ uống nước sạch đã đun sôi, không ăn các thức ăn nguội mà ruồi nhặng có thể đậu vào. Khi một người trong gia đình bị bệnh cần đậy kín phân, xử lý kỹ tránh ruồi nhặng, gián, chuột làm lây bệnh cho người khác. Các vùng mưa lũ ngập úng cần có biện pháp xử lý nguồn nước và môi trường khoa học, đúng quy trình để tránh làm bệnh có nguy cơ bùng phát. Sau khi chăm sóc người bệnh cần rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy trùng như cloramin B. Một điều cần chú ý là một khi đã đi ngoài có lẫn máu, chất nhày (hoặc chỉ có lẫn máu hoặc nhày đơn thuần) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám. Không nên tự chữa bằng các bài thuốc dân gian vì bệnh có thể bị kéo dài, nặng lên và khó chữa hơn.

BS. Trần Thị Minh Phương

]]>
Các bệnh rình rập mùa mưa bão và cách phòng tránh http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-rinh-rap-mua-mua-bao-va-cach-phong-tranh-12986/ Sun, 29 Jul 2018 14:24:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-rinh-rap-mua-mua-bao-va-cach-phong-tranh-12986/ [...]]]>

Những bệnh nào có nguy cơ xảy ra?

Bệnh do ấu trùng xâm nhập da: Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo, hơi nổi cao, rộng khoảng 2 – 3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp là ở cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay; ấu trùng tồn tại trên da trung bình 2 – 8 tuần. Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân.

Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter…) hoặc amíp. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy. Đứng hàng đầu là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống).


Hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt sau khi nước rút.

Bệnh về da: Bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Các bệnh này bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là nước ăn chân); mẩn ngứa; viêm da. Theo đó, bệnh nhiễm khuẩn da chủ yếu lây do nguồn nước bẩn. Vì vậy cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước đã được làm trong, khử khuẩn để phòng bệnh ngoài da.

Bệnh sốt xuất huyết: Sau mưa lũ các bệnh do vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virut sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.

Diệt bọ gậy bằng cách thả cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước để cá diệt bọ gậy; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: (thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ và gáo dừa, lốp xe…); đậy kín các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum, vại, lu khạp; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), thường xuyên thay rửa lọ hoa (bình bông); phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở.

Bệnh viêm gan A: Bệnh do một loại virut lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virut từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác. Để phòng tránh viêm gan A, cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. Các loại hải sản có vỏ như sò, trai được bán khá rẻ trong mùa mưa vì dễ đánh bắt nhưng cần được nấu tối thiểu 4 phút để đảm bảo diệt hết vi khuẩn.

Bệnh đau mắt đỏ: Khi mùa mưa, bão lụt điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm; thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut gây bệnh đau mắt. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây nên rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virut; cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh; dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh…

Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ lây lan thành dịch: Vệ sinh cá nhân phải đảm bảo, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (0,9%) ít nhất 3 lần/ngày. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Nên đeo kính râm khi ra đường.

Phòng bệnh trong mùa mưa bão

Trước tình hình mùa mưa bão đang diễn ra, để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần chú ý:  Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

ThS.BS. Phạm Hùng Quang

]]>