mùa lạnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 15 Nov 2018 14:27:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mùa lạnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mùa lạnh, mùa cúm và viêm phổi http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-mua-cum-va-viem-phoi-16905/ Thu, 15 Nov 2018 14:27:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-mua-cum-va-viem-phoi-16905/ [...]]]>

Ước tính, thời điểm này, trẻ nội trú trong khoa hô hấp mỗi ngày khoảng từ 240-300.

Bệnh cúm là một bệnh hô hấp truyền nhiễm do siêu vi khuẩn cúm gây ra. Nó có thể gây ra tình trạng bệnh nhẹ đến nặng, và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Theo đó, hai nhóm bệnh chính liên quan đến hô hấp bao gồm nhóm bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính, nhẹ thì viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa…; nặng là các trường hợp viêm hô hấp dưới, đặc biệt ở trẻ em, với hai bệnh hàng đầu là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Hai bệnh này có thể khiến trẻ nhập viện điều trị, thậm chí tử vong do biến chứng viêm phổi nặng. Nhóm thứ hai là dị ứng đường hô hấp liên quan đến thời tiết lạnh như thế này là viêm mũi xoang dị ứng và hen suyễn. Nếu không được phòng ngừa tốt, có khả năng trẻ mắc hen suyễn có thể bị lên cơn nặng khi trời trở lạnh.

Theo BS. Tuấn, giữ ấm đúng cách tùy theo mức độ lạnh của từng địa phương, tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm lạnh nếu không thật sự cần thiết, là một biện pháp đơn giản nhưng bảo vệ sức khỏe cho trẻ rất hữu hiệu, nhất là ở trẻ nhỏ tuổi dưới 12 tháng tuổi và trẻ sơ sinh; sau nữa là các cháu có bệnh mạn tính như tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, não…

Mùa lạnh, mùa cúm và viêm phổi

“Không nên cho trẻ như mặc quần áo quá dày. Trẻ càng ho, quần áo quá dày khiến trẻ thở ra khó khăn hơn, quan trọng hơn, các bậc phụ huynh không thể theo dõi và kiểm soát được nhịp thở của trẻ, khó nhận biết khi nào trẻ có thể chuyển biến nặng để kịp thời đưa trẻ đi viện. Bên cạnh đó cũng không nên lạm dụng tinh dầu hoặc không sử dụng tinh dầu trực tiếp trên da trẻ vì có thể gây ngộ độc hoặc làm phỏng trẻ,” BS. Tuấn cảnh báo.

Viêm phổi, viêm phế quản, xoang và nhiễm trùng tai giữa là những ví dụ về các biến chứng do cúm

 

Ngoài ra, nên tránh cho trẻ và các đối tượng nguy cơ tiếp xúc gần gũi với một người đang mắc bệnh cảm ho. Đơn cử, virut gây ra bệnh viêm tiểu phế quản có thể tấn công mọi người, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Nhưng với trẻ lớn trên 2 tuổi mà mắc phải virut này có thể là cảm ho xoàng, vài ngày sẽ khỏi; còn ở trẻ nhỏ hơn, 90% bị viêm tiểu phế quản, tuổi càng nhỏ càng nặng nhất là em bé dưới 3 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia, hầu hết những người bị cúm sẽ hồi phục trong vòng vài ngày tới khoảng hai tuần, nhưng một số người sẽ tiến triển các biến chứng (như viêm phổi) do cúm, nhiều trường hợp có thể bị đe doạ đến tính mạng và tử vong. Viêm phổi, viêm phế quản, xoang và nhiễm trùng tai giữa là những ví dụ về các biến chứng do cúm. Bệnh cúm có thể làm các tình trạng bệnh mạn tính tồi tệ hơn. Ví dụ, những người bị hen có thể bị các cơn suyễn khi họ bị cúm, và những người bị suy tim sung huyết mạn tính có thể cảm thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn do bị cúm gây ra. Những người có nguy cơ cao do cúm bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên, người ở bất kỳ lứa tuổi nào với một số bệnh kinh niên (bệnh hen, tiểu đường, bệnh tim), phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Vì vậy, mọi người, từ trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến người cao tuổi, đều cần tiêm ngừa cúm càng sớm càng tốt, mỗi năm một lần, vì hiệu quả của chủng ngừa phải mất hơn ba tuần lễ, đặc biệt trẻ có bệnh mạn tính, người lớn tuổi, bệnh nhân hen suyễn, vì trong thời tiết lạnh, bệnh cúm và cả viêm phối có thể đến bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, chích ngừa phế cầu và Hibb có thể phòng ngừa viêm phổi. Phế cầu là một vi khuẩn hàng đầu gây ra các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở người lớn cũng như trẻ em, đặc biệt như là viêm phổi. Vì vậy việc chích ngừa phế cầu, cộng với một số vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chẳng hạn như Hibb, các chuyên gia thế giới đã chứng minh giảm 50% nguy cơ viêm phổi ở trẻ em.

AN QUÝ

]]>
Mùa lạnh, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-nguoi-benh-tang-huyet-ap-can-chu-y-16844/ Mon, 12 Nov 2018 14:25:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-nguoi-benh-tang-huyet-ap-can-chu-y-16844/ [...]]]>

Thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, vì  nhiệt độ thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tai biến mạch máu não, đột quỵ…Vậy người bệnh tăng huyết áp cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình trong mùa đông?

Giữ ấm cơ thể

Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh. Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Có thể dùng điều hoà và sử dụng bóng điện đỏ cho ấm, không nên dùng bếp than tổ ong hoặc than củi để sưởi trong phòng kín dễ gây ngộ độc khí CO, rất nguy hiểm.

Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ và luyện tập  đúng cách để nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim… Nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh, nhất là vào ban đêm. Nếu không có nhà vệ sinh trong nhà, nên dậy trước, mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho quen với nhiệt độ thấp bên ngoài sau đó mới ra.

Người bệnh không nên thức dậy quá sớm. Bởi sau một đêm nằm tĩnh trên giường, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi hơn và khí huyết lưu thông kém hơn. Nếu dậy quá sớm bước ra ngoài gặp cơn gió lạnh sáng sớm cũng có thể khiến huyết áp tăng cao. Và nhiều cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim buổi sáng đã xảy ra ở những người cao tuổi, người có thói quen tập thể dục sáng sớm.

Chế độ ăn uống

Cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Nên duy trì chế độ ăn nhạt 5-6g muối/ngày với người trưởng thành, người đã bị tăng huyết áp thì ăn càng nhạt càng tốt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi dưa hấu là những thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng: tim, gan, óc, thận). Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn không phù hợp với người bệnh tăng huyết áp. Không ăn quá nhiều chất đường, béo… vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo.

Không uống rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá. Rượu, bia tuy không phải là nguyên nhân gây tăng huyết áp nhưng lại là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong việc khởi phát cơn tăng huyết áp cũng như các biến chứng do tăng huyết áp.

Tập luyện

Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công… Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Vẫn cần lưu ý là không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm, thay vào đó những khi thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.

Giữ tâm lý thoải mái

Bệnh nhân tăng huyết áp cần hết sức chú ý đến các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… dễ không kiểm soát được huyết áp. Do vậy cần giữ cân bằng tâm lý bằng cách sống thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng lo âu.

Tuân thủ đúng chỉ định điều trị

Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Trên thực tế, có nhiều người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi đo huyết áp thấy ở mức bình thường, khi nào thấy huyết áp tăng cao thì lại uống. Điều này thực sự nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu dừng, nồng độ thuốc không còn nên chắc chắn huyết áp lại tăng cao. Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng như xuất huyết não, thường để lại di chứng nặng nề.

Bác sĩ Nguyễn Văn An

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh nhân tăng huyết áp cần luôn chú ý “lắng nghe” cơ thể mình. Bất cứ khi nào thấy các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực, mất vận động, mất thị lực thoáng qua… đều phải kiểm tra ngay huyết áp xem có gì bất thường không, thông báo ngay cho bác sĩ, đồng thời báo cho người nhà đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.

]]>
Mùa lạnh đề phòng giảm thân nhiệt http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-de-phong-giam-than-nhiet-16514/ Tue, 23 Oct 2018 14:30:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-de-phong-giam-than-nhiet-16514/ [...]]]>

Độ lạnh mùa đông có thể gây ra một số bệnh cho con người trong đó có sự giảm thân nhiệt. Bình thường, cơ thể có những cơ chế để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ chung quanh. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến thân nhiệt bị giảm gây ra một số nguy cơ. Vì vậy, khi thời tiết lạnh cần đề phòng giảm thân nhiệt để tránh tổn hại cho sức khỏe.

Mùa lạnh đề phòng giảm thân nhiệt 1Mùa lạnh cần mặc ấm để phòng giảm thân nhiệt.

Những nguyên nhân

Có nhiều nguy cơ đưa tới giảm nhiệt độ như: nhà không được sưởi đủ nóng; ăn không đủ chất dinh dưỡng; uống nhiều rượu; có bệnh mạn tính về tim, gan, tuyến giáp trạng; đang mắc bệnh nhiễm khuẩn; do tác dụng của một số dược phẩm; ở ngoài lạnh quá lâu; mặc quần áo không đủ ấm; mới gặp tai nạn hay ngã xuống nước; người sống cô đơn, túng thiếu…

Biểu hiện và những nguy cơ

Giảm nhiệt có thể xẩy trong vòng một vài giờ, tùy theo số lượng hơi nóng mất đi nhiều ít. Khi cơ thể bị giảm nhiệt, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, tâm thần rối loạn, nói ngượng nghịu, người lạnh giá, cơn run rẩy rùng mình, ngón chân ngón tay lợt lạt, cử động khó khăn, cơ thịt cứng nhắc, người lạnh toát.

Nếu giảm thân nhiệt nặng, nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh sau đó chậm dần. Giảm nhiệt ảnh hưởng tới não bộ, nạn nhân kém nhận thức, hành động khó khăn với các hiểm nghèo và có thể rơi vào tình trạng hôn mê… có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, giảm nhiệt cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong khi chờ đợi, đặt nạn nhân nằm nơi ấm áp, kín gió; sưởi ấm ngực, cổ, đầu và bẹn với chăn thường hoặc chăn điện. Chú ý không được nâng cao chân người bị nạn vì làm vậy sẽ dồn máu nhiều về phía trên người khiến chân bị băng lạnh nhiều hơn.

Phòng giảm thân nhiệt

Về mùa đông cần kiểm soát nhà bằng cách lấp kín các khe hở làm mất nhiệt mà hơi lạnh lùa vào. Cần đóng cửa sổ và các ô thoáng. Luôn giữ nhiệt độ trong nhà luôn đủ ấm. Nếu không có các thiết bị làm ấm cần mặc thêm áo ấm như áo len. Mặc quần áo nhiều lớp, không bó sát quá để máu lưu thông và thoáng khí. Không khí là lớp cách nhiệt rất tốt.

Khi ra ngoài lạnh, nên mặc quần áo đủ ấm: trong cùng là loại vải hút hơi ẩm như lụa, lớp giữa là loại áo len giữ nhiệt trong cơ thể; lớp ngoài vừa giữ nhiệt vừa chắn gió, ngăn nước. Ngoài ra, cần đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang (che mũi miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở). Nếu quần áo, cơ thể bị ướt thì cần lau khô, thay quần áo ngay. Đồ ướt làm mất rất nhiều nhiệt của cơ thể.

Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mùa đông cần nhiều thực phẩm hơn để có nhiều nhiệt năng. Uống nước ấm, về mùa lạnh cũng như mùa nóng, cơ thể vẫn cần nước đầy đủ.

Bên cạnh đó, tránh uống nhiều rượu vì rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nhiều khi uống nhiều rượu cơ thể chỉ nóng lên một lúc ban đầu sau đó cơ thể bị giảm nhiệt làm người lạnh toát.

(Bác sĩ Nguyễn Ý Đức)

]]>
Phòng đau nhức khớp mùa lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-dau-nhuc-khop-mua-lanh-13855/ Sun, 05 Aug 2018 05:46:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-dau-nhuc-khop-mua-lanh-13855/ [...]]]>

Đặc điểm của chứng đau nhức xương khớp

Thông thường, khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mưa nhiều, lạnh, rét, người bị bệnh về xương khớp hay bị đau, nhức, tê buốt, cứng khớp đặc biệt là về đêm. Ở những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu quần áo ấm, chăn, đệm, nhà ở không kín gió, kèm theo ăn uống thiếu cả lượng và chất, bệnh đau nhức xương khớp càng hành hạ nhiều hơn, khổ cực hơn. Đau nhức, tê buốt các khớp xương có thể từ mức độ nhẹ cho đến các bệnh lý thực thể như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp do thoái hóa khớp hoặc bị cứng khớp. Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống lưng, nhầm tưởng là bệnh về tim mạch hoặc bệnh phổi làm cho người bệnh càng hoang mang, lo lắng, nhất là khi chuyển mùa thu sang đông (mưa, lạnh, rét, giá buốt…). Điều đáng nói là càng bị đau, nhức xương, khớp, người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay…

 

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp.

Tại sao mùa lạnh, rét dễ bị đau nhức xương khớp?

Lý do đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Vì vậy, vào mùa lạnh, rét nếu mặc không đủ ấm, nhà ở không kín gió để gió lùa, chăn, đệm không đủ ấm chứng đau nhức khớp xương càng dễ xảy ra, đặc biệt người có bệnh về khớp đã có tuổi, sức yếu. Ngoài ra, ở một số người bị loãng xương cũng gây nên đau nhức xương khớp hoặc ở người thừa cân, béo phì cũng tác động xấu đến các khớp chịu lực, khi bị lạnh, xương khớp càng bị đau nhức. Các hiện tượng đó nếu không được khắc phục dần dần sẽ dẫn đến khớp bị thoái hóa, nhất là khớp chịu lực nhiều như khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp cổ chân.

Điều trị như thế nào?

Khi bị đau nhức khớp, nhất là vào mùa lạnh, người bệnh nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để được xác định nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là do viêm khớp phản ứng) để có chỉ định điều trị sớm. Không nên chủ quan, xem thường, không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình (nếu không am hiểu về chuyên môn y học) và không nên tự mua thuốc để điều trị, đặc biệt lưu ý là không tự động dùng thuốc corticoid (prednisolon, dexamethason,…) hoặc thuốc không steroid (meloxicam, mobic…). Lý do là một số thuốc giảm đau, chống viêm có thể có những tác dụng không mong muốn, ví dụ, với người có bệnh hen suyễn nếu dùng thuốc không steroid có thể làm cơn hen xuất hiện, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng hoặc người đau nhức xương khớp kèm theo viêm loét dạ dày, tá tràng, nếu dùng thuốc cortison (prednosolon, methylprednosolon, solu-medrol…) hoặc aspirin có thể gây chảy máu dạ dày cấp nếu không phát hiện kịp thời và cấp cứu khẩn trương sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh có khó?

Về phòng bệnh, cần giữ ấm cơ thể. Để làm tốt điều đó, cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất, đầu đội mũ ấm. Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn, không để cảm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến xương khớp gây đau, nhức, tê, buốt. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là khi ngủ dậy, ở vị trí nào, hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách cạo gió, xoa bóp dầu (dầu gió, dầu cao sao vàng…). Làm như vậy để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp. Cần tắm, rửa hằng ngày bằng nước nóng, trong phòng kín gió, tắm xong cần lau khô người và mặc quần áo ngay để tránh cảm lạnh và làm đau nhức xương khớp.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và trong các bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ các vi chất cần thiết. Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng để các khớp được vận động và xoa bóp các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm vừa ngủ dậy. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh và dùng các loại thực phẩm giàu canxi (tôm, cua, cá…)

BS. VIỆT ANH

]]>
Mùa lạnh: Cơ thể càng nhạy cảm với cúm! http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-co-the-cang-nhay-cam-voi-cum-13824/ Sun, 05 Aug 2018 05:43:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-co-the-cang-nhay-cam-voi-cum-13824/ [...]]]>

Cúm cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hay hiếm gặp hơn là viêm cơ tim và cần phải nhập viện.

Một buổi sáng, khi thức dậy bạn  hắt hơi, ho, sổ mũi hoặc đau nhức, sốt,  thân hình uể oải không muốn cử động, làm sao bạn biết mình mắc phải triệu chứng cảm lạnh hay cúm? Dân gian ta thường lầm “cảm cúm” là do virut cúm nhưng thật sự ra “cảm” và “cúm” là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Cúm nghĩa là nhiễm virut cúm với mỗi năm mỗi virut khác nhau, còn cảm là bệnh lý do virut thông thường gây ra hoặc do thay đổi thời tiết, tạng người dị ứng, sức đề kháng kém.

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thường bắt đầu bằng triệu chứng đau họng và sẽ khỏi sau một hoặc hai ngày. Các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, cùng với ho sẽ xuất hiện khoảng ngày thứ tư và thứ năm. Người lớn bị cảm lạnh thường ít sốt cao, nhưng có thể bị sốt nhẹ. Trẻ em có nhiều khả năng bị sốt khi mắc cảm lạnh. Vài ngày đầu, người  bệnh chảy nước mũi trong. Sau đó, nước mũi trở nên đặc và thẫm màu, đó là diễn tiến rất tự nhiên.

Mùa lạnh: Cơ thể càng nhạy cảm với cúm!

Phần lớn các trường hợp cảm lạnh không kéo dài ngày, triệu chứng nhẹ, ít sốt cao và khả năng lây ít hơn so với bệnh cúm, thường không gây đau nhức mình mẩy. Cảm ít khi gây ra biến chứng và sẽ tự hết. Tuy nhiên, ngủ kém, dinh dưỡng không đủ khiến sức đề kháng kém đi, đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng, nên mới dễ bị cảm sụt sùi. Do đó, cảm lạnh cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để virut cúm tấn công tiếp theo sau đó, đặc biệt là vào mùa lạnh.

Cúm

Vào mùa lạnh, người ta rất coi trọng bệnh cúm vì khả năng virut sống, tồn tại trong môi trường ở nhiệt độ thấp dễ dàng hơn và lây lan nhiều hơn. Đặc biệt vào mùa lạnh, cơ thể người “hợp” với virut cúm nhiều hơn vì lúc đó sức đề kháng dễ suy giảm.  Cúm nhiều khi lây cho cả gia đình. Triệu chứng cúm xuất hiện đột ngột và rất rầm rộ như sốt rất cao (39 – 40oC), đau nhức mình mẩy, đau hốc mắt, sổ mũi, hắt xì với tần suất nhiều, thậm chí cả nôn mửa và tiêu chảy.

Bệnh cúm ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động, vì người mắc bệnh cảm vẫn có thể đi làm được. Còn theo thời gian, các triệu chứng của bệnh càng diễn tiến càng làm cho người bệnh mệt mỏi, toàn thân đau nhức, đau hốc mắt, cay mắt, chảy nước mắt và dễ lây bệnh cho người khác nên phải ở nhà ít nhất từ 3 – 5 ngày.

Điều trị cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng cách hạ sốt, giảm ho, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây tươi. Đối với cúm nặng hoặc cúm trên cơ địa đặc biệt, người ta mới dùng đến thuốc kháng virut. Một biến chứng phổ biến của cúm là viêm phổi, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, hen suyễn hoặc những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, phổi.

Do đó, bệnh nhân phải theo dõi hơi thở. Nếu bị khó thở, thở hổn hển, thở gấp hoặc thở mệt, bệnh nhân phải được nhập viện để bác sĩ theo dõi sát diễn tiến của bệnh và kịp điều trị, phòng ngừa các biến chứng nặng. Một dấu hiệu thông thường khác của bệnh viêm phổi là sốt xuất hiện trở lại sau khi đã biến mất trong một hoặc hai ngày.

Giống như các loại virut, virut cúm xâm nhập vào cơ thể qua các màng nhầy ở mũi, mắt, hoặc miệng và có thể lây nhiễm nếu chạm tay vào các mặt phẳng bị nhiễm bẩn. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa đầu tiên và rất quan trọng là phải giữ rửa sạch bàn tay để ngăn ngừa cả cúm và cảm lạnh. Trẻ em trên 6 tháng cho đến người cao tuổi nên đi chích ngừa cúm mỗi năm một lần, vì virut cúm có đặc tính thay đổi theo năm.

 

Ở người lớn, lâu nay ít bệnh, tự nhiên sốt cao, đau nhức mình mẩy, sụt sùi, ho, sổ mũi thường là mắc phải cúm.

Trẻ em dễ bị cảm hơn cúm, vì có nhiều loại virut khác virut cúm ảnh hưởng. Và trẻ em chưa tích lũy đủ

lượng kháng thể so với các loại virut có trong tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam ghi nhận, ở trẻ bị ho – sốt – sổ mũi, chỉ 20 – 30% do virut cúm.

BS. TRƯƠNG HỮU KHANH

]]>
Bí quyết bảo vệ trẻ mùa lạnh để tránh viêm phổi http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-bao-ve-tre-mua-lanh-de-tranh-viem-phoi-10860/ Wed, 25 Jul 2018 08:18:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-bao-ve-tre-mua-lanh-de-tranh-viem-phoi-10860/ [...]]]>

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng nguy cơ dễ mắc viêm phổi trong mùa lạnh

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng nguy cơ dễ mắc viêm phổi trong mùa lạnh

 

Hiện nay không chỉ phía Bắc bước vào mùa giá rét, thời tiết các tỉnh thành phía Nam cũng trở lạnh tạo điều kiện cho các bệnh về phổi xuất hiện, đặc biệt là ở trẻ em. Ước tính, trẻ nội trú tại khoa Hô hấp mỗi ngày từ 240 – 300.

Hai nhóm bệnh chính

BS. Tuấn cho biết, “Nhóm bệnh đầu tiên là nhiễm trùng hô hấp cấp tính, nhẹ thì viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa….; nặng là các trường hợp viêm hô hấp dưới, đặc biệt ở trẻ em, phải lưu ý tới hai bệnh hàng đầu là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Hai bệnh này có thể khiến trẻ nhập viện điều trị, thậm chí tử vong do biến chứng viêm phổi nặng.”

Nhóm bệnh thứ hai là dị ứng đường hô hấp liên quan đến thời tiết lạnh như thế này là viêm mũi xoang dị ứng và hen suyễn. Nếu không được chăm sóc và phòng ngừa tốt, có khả năng trẻ mắc hen suyễn có thể bị lên cơn nặng khi trời trở lạnh.

Giữ ấm trẻ đúng cách

Theo BS. Tuấn, đây là một biện pháp đơn giản nhưng bảo vệ sức khỏe cho trẻ rất hữu hiệu, đặc biệt ở trẻ nhỏ tuổi dưới 12 tháng tuổi, nhất là các cháu sơ sinh. Sau nữa là đối tượng là các cháu có bệnh mạn tính như tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, não, và cả người cao tuổi…

“Giữ ấm phải hợp lý và đúng mức tùy theo mức độ lạnh của từng địa phương. Ví dụ, TP.HCM lạnh vừa phải như thế này, một cái áo ấm hay một cái áo khoác vừa phải là hợp lý. Nhưng ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, trẻ cần mặc cho thật sự đủ ấm như phải mang cả găng tay, tất, nón hoặc khăn quàng cổ…, đặc biệt tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm lạnh nếu không thật sự cần thiết. Lưu ý, tránh sử dụng các phương tiện giữ ấm có thể gây hại cho trẻ như mặc quần áo quá dày. Trẻ càng ho, quần áo quá dày khiến trẻ thở ra khó khăn hơn, quan trọng hơn, các bậc phụ huynh không thể theo dõi và kiểm soát được nhịp thở của trẻ, khó nhận biết khi nào trẻ có thể chuyển biến nặng để kịp thời đưa trẻ đi viện,” BS. Tuấn cảnh báo.

 

bảo vệ trẻ khỏi viêm phổi mùa lạnh

 

Đặc biệt, hàng năm, vào mùa này, đặc biệt ở vùng sâu hay vùng núi thường có thói quen sử dụng than hoặc than tổ ong để sưởi ấm và thường đưa đến những trường hợp thương tâm như bỏng hay thậm chí tử vong.

Tắm trẻ vào mùa lạnh như thế nào?

Giữ vệ sinh là điều cần thiết và cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Lạnh vừa phải, chúng ta có thể tắm cho trẻ vào thời điểm ấm nhất trong ngày. Khi tắm cho trẻ phải cố gắng đóng cửa tránh gió lùa. Không nên ngâm hết cả mình trẻ vào trong nước mà nên tắm từng phần. Tắm đến đâu lau khô người đến đó và sau đó cho trẻ mặc quần áo khô thoáng, tay dài đủ ấm.

Ở các tỉnh phía Bắc, có khi 2 – 3 ngày mới tắm toàn diện cho trẻ. Còn không, các bậc phụ huynh nên sử dụng nước ấm để lau người cho trẻ.

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Ngoài ra, nên tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với một người đang mắc bệnh cảm ho, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ như đã đề cập ở trên. Đơn cử, đối với bệnh viêm tiểu phế quản là một bệnh do virut gây ra. Loại virut này tấn công mọi người, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Nhưng với trẻ lớn trên 2 tuổi mà mắc phải virut này có thể là cảm ho xoàng, vài ngày sẽ khỏi; còn ở trẻ nhỏ hơn, 90% bị viêm tiểu phế quản, tuổi càng nhỏ càng nặng nhất là em bé dưới 3 tháng tuổi.

Cảm, ho, sổ mũi: Bệnh thời tiết tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trong thời gian qua, một vài ca sốt xuất huyết nhưng có triệu chứng ban đầu là cảm, ho, sổ mũi; nên thường bị lầm với bệnh thời tiết. Bệnh nhân rất đa dạng, nên bao giờ cũng phải cảnh giác. Trong nhi khoa, ngoài những triệu chứng căn bản, chúng ta cũng phải lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo, có thể xuất hiện không chỉ trong những bệnh do nhiễm trùng hô hấp mà còn nhiều bệnh khác để đưa trẻ đến cơ sở y tế.

 

Trẻ đang điều trị tại khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1

Trẻ đang điều trị tại khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1

 

Ví dụ, trẻ bị co giật có thể do viêm hô hấp nhưng cũng có thể do viêm não – màng não; hoặc trẻ ngủ li bì; hoặc trẻ bị nôn, không bú được… Trẻ sốt cao (39 – 40oC) kéo dài liên tục trên 3 ngày cũng nhất thiết phải đi khám.

Ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, giúp tăng đề kháng cho trẻ chống lại mọi bệnh tật, chứ không chỉ riêng hô hấp.

Tinh dầu, nên dùng ra sao?

Tinh dầu cũng có một hiệu quả nhất định, đặc biệt hiện nay, đang trở thành một trào lưu. Trong y học cổ truyền, người ta có thể sử dụng tinh dầu bôi vào các huyệt đạo, trong phòng ngừa các bệnh hô hấp, chẳng hạn như huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân.

Nhưng cần lưu ý, da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, nếu sử dụng các loại dầu, đặc biệt là tinh chất, có nguy cơ gây kích ứng da, nên cần tránh bôi trực tiếp các tinh dầu. Tại BV Nhi Đồng 1, các bác sĩ gặp không ít trường hợp trẻ bị phồng rộp, phỏng do cha mẹ sử dụng tinh dầu quá mức. Điều nguy hại nữa là, một số loại tinh dầu có thể thấm qua da em bé và gây ngộ độc.

Chủng ngừa

Cần tiêm ngừa cúm, phế cầu sớm vì hiệu quả của chủng ngừa phải mất hơn ba tuần lễ, đặc biệt trẻ có bệnh mạn tính, người lớn tuổi, bệnh nhân hen suyễn, vì trong thời tiết lạnh, bệnh cúm và cả viêm phối có thể đến bất cứ lúc nào.

An Quý

]]>
Những lưu ý khi cho trẻ đi chơi lễ trong mùa lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-cho-tre-di-choi-le-trong-mua-lanh-10845/ Wed, 25 Jul 2018 08:16:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-cho-tre-di-choi-le-trong-mua-lanh-10845/ [...]]]>

Ở các tỉnh miền Trung và đặc biệt miền Bắc, đây là mùa bệnh hô hấp quan trọng trong năm do đã bước vào mùa lạnh. Ở những vùng này cần đặc biệt lưu ý đến một số bệnh như: cảm lạnh thông thường (do Rhinovirus), cúm, viêm tiểu phế quản (do virút hợp bào hô hấp). Đây là một loại bệnh viêm phế quản đặc biệt (do viêm các phế quản cở nhỏ có đường kính dưới 2mm), rất phổ biến và chỉ xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh này thường đạt đến đỉnh cao vào những tháng mùa lạnh. Bệnh có khả năng lây lan cao và là nguyên nhân hàng đầu khiến các bé dưới 2 tuổi phải nhập viện ở thời điểm này.

Các chuyên gia y tế cũng lưu ý các bậc cha mẹ, khi cho trẻ đi chơi Noel hoặc tết Tây, đặc biệt trong đêm Giáng sinh, các cháu có thể sẽ gặp một số điều bất lợi khiến cho các bé dễ mắc bệnh đường hô hấp. Chẳng hạn, nhiễm lạnh, ô nhiễm không khí (do khói xe, bụi bặm), tiếp xúc với đám đông (dễ lây nhiễm các bệnh hô hấp),…Vì vậy, nên tránh cho các bé nhỏ hơn 12 tháng tuổi đi chơi nơi đông người. Nên tránh cho các bé đi chơi bên ngoài khi trời quá nắng hoặc quá khuya. Không cho trẻ đi chơi quá lâu ngoài trời, nhất là khi trời nắng hay về đêm.

Khi đi cần cho các bé mặc đủ ấm (tùy nhiệt độ bên ngoài), có thể mang khẩu trang khi phải vào đám đông. Cần chú ý vệ sinh ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt là rửa tay. Và khi đi chơi về cần chú ý nên rửa tay cẩn thận.

Tùy mức độ nhiễm lạnh và tùy tuổi của trẻ, có thể có các dấu hiệu như nhảy mũi, chảy nước mũi, ho, chảy nước mắt nhiều, nhức đầu, sốt, phát ban. Khi trẻ nhiễm lạnh phụ huynh có thể thực hiện một số giải pháp xử trí ban đầu là cần cho trẻ mặc đủ ấm. Quần áo phải khô ráo, không ẩm ướt. Trẻ nhỏ có thể mặc thêm áo ấm, đội mũ, mang găng, vớ, khăn choàng. Nên cho trẻ vào ngay chỗ kín gió, đủ ấm cho đến khi tình trạng trẻ cải thiện thì nên cho trẻ về nhà. Chú ý làm sạch mũi trẻ để trẻ dễ thở. Cho trẻ uống đủ nước. Phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

BS. Trần Anh Tuấn, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết, những dấu hiệu cho thấy cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay: tím tái; bỏ bú hay bú ít hơn một nửa lượng sữa bình thường (trẻ nhỏ hơn 2 tháng), không uống được (trẻ lớn hơn 2 tháng), nôn tất cả mọi thứ; ngủ li bì, khó đánh thức; thở có tiếng rít; co giật; có bất kỳ dấu hiệu bệnh nặng nào khác. Các dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay: sốt cao, khó thở (thở nhanh, thở co lõm lồng ngực). Ngoài ra, khi trẻ ho trên 1 tuần không cải thiện với điều trị thông thường cũng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

MINH ANH

]]>
Cách chặn hen suyễn trong mùa lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chan-hen-suyen-trong-mua-lanh-10812/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chan-hen-suyen-trong-mua-lanh-10812/ [...]]]>

viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Không khí lạnh khô làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn trong mùa đông. Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để giúp phòng ngừa hen suyễn trong mùa lạnh.

Cách chặn hen suyễn trong mùa lạnhKhi trẻ có dấu hiệu của bệnh hen suyễn, phụ huynh nên cho trẻ đi khám để bác sĩ chữa trị kịp thời.             Ảnh: CHÍ CƯỜNG

Rửa tay: Đúng cách và thường xuyên. Rửa tay bằng xà phòng và nước là một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để tránh lây lan cảm cúm và các virut khác. Càng quan trọng hơn trong việc rửa tay đúng cho trẻ em để giảm hơn nữa các cơ hội của mầm bệnh lây lan.Trước khi chạm tay vào mắt, mũi hay miệng phải chắc chắn rằng bạn đã rửa hoặc vệ sinh bàn tay một cách cẩn thận, đặc biệt ở nơi công cộng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng hầu hết mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để giúp bảo vệ chống lại virut cúm. Trên một cơ địa đang mắc hen suyễn, nếu bị cúm, có thể làm khởi phát đợt cấp hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chích ngừa viêm phổi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vì viêm phổi do phế cầu là một ví dụ về một biến chứng liên quan đến cúm nặng có thể gây tử vong.

Đừng ngồi bên lò sưởi, tránh khói thuốc lá: Ngồi bên đống lửa âm thanh đáng yêu và ấm cúng nhưng nó không tuyệt vời như vậy cho bệnh hen suyễn của bạn. Hút thuốc lá và khói có thể gây kích ứng phổi, nhất là khi có bệnh hen suyễn. Hệ thống sưởi ấm trong nhà, dầu hỏa, nến thơm, hương đều có thể tạo ra chất kích thích phổi, làm nặng thêm bệnh hen suyễn.

Che kín miệng, mũi khi đi ra ngoài: Dùng khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh để tránh hít thở không khí lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhiễm virut… là các yếu tố làm dễ tái phát bệnh hen suyễn đang mắc phải. Làm nóng người trước khi ra khỏi nhà và tuyệt đối không thở bằng miệng, nhất là khi ra ngoài trời lạnh.

Thay thế bộ lọc hệ thống sưởi ấm nhà và vệ sinh nhà cửa: Nếu có sử dụng hệ thống sưởi ấm trong nhà, có thể bụi và chất bẩn bị thổi bung ra trong ngôi nhà, đặc biệt là khi bạn lần đầu tiên tái sử dụng lại vào mùa đông. Làm sạch và kiểm tra các bộ lọc định kỳ trong suốt mùa nóng để tránh các bụi bẩn làm khởi phát đợt cấp hen suyễn vào mùa đông. Ngoài ra, cố gắng giữ cho nhiệt độ và độ ẩm trong nhà của bạn ở mức cho phép, có thể dùng các thiết bị hút ẩm. Chú ý vệ sinh nhà cửa và tạo môi trường thông thoáng, hạn chế bụi nhà, lông súc vật và ẩm mốc.

Tập thể dục trong nhà: Có thể tập trong nhà, tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày trong nhà kín và ấm. Không nên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh, những môn phù hợp để tập trong nhà như dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền. Tập thể dục giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể trong những ngày trời lạnh và giúp chức năng hô hấp làm việc tốt.

Cách chặn hen suyễn trong mùa lạnhGiãn phế quản gây ho cơn, xuất hiện nhiều về sáng sớm, đặc biệt khạc rất nhiều đờm trắng.

Ăn uống đủ chất và tránh mất nước: Chọn các món ăn theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn, tránh các thực phẩm gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen. Bù đủ nước hàng ngày, uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày, người lớn tuổi cần uống nhiều lần trong ngày. Không uống cà phê hay rượu vì dễ làm mất nước cơ thể. Đủ nước để luôn làm ẩm đường thở và long đờm dễ hơn.

Lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra để kiểm soát bệnh: Luôn luôn biết phải làm gì nếu các triệu chứng hen suyễn của bạn bùng phát. Kế hoạch hành động của bạn nên chi tiết làm thế nào để kiểm soát hen suyễn của bạn về lâu dài và phải làm gì nếu có một cơn cấp của bệnh hen suyễn xuất hiện. Uống một liều phòng bệnh thuốc hen suyễn trước khi đi ra ngoài, cho dù là tập thể dục, đi bộ hoặc đi công việc; tất nhiên thuốc và liều dùng đã được bác sĩ khuyến cáo, chỉ định và hướng dẫn trước đó. Liều thuốc dự phòng sẽ giúp thông đường thở và cung cấp một sự bảo vệ phòng hen suyễn cần thiết.

Theo dõi sát các triệu chứng hen suyễn: Nếu có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ khó thở, cần tự xử trí ngay trong giai đoạn sớm theo hướng dẫn của bác sĩ đã tư vấn trước đó. Ví dụ: sử dụng bơm xịt giãn phế quản với liều lượng hướng dẫn. Tự nhận biết các triệu chứng nặng để gọi ngay bác sĩ và nhập viện khi cần.

Điều quan trọng là làm đúng theo kế hoạch điều trị. Đừng để một công việc bận rộn làm cho bạn bỏ qua kiểm tra sức khỏe. Nếu thấy các triệu chứng hen suyễn xấu đi trong thời tiết lạnh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc duy trì hay thay đổi điều trị.

Giữ bệnh hen suyễn của bạn dưới sự kiểm soát có thể mất công sức nhiều hơn một chút trong cái lạnh của mùa đông, nhưng các khuyến cáo mang tính chiến lược này sẽ giúp bạn đi qua những ngày lạnh mùa đông mà không làm tồi tệ thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẵn có.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Mùa lạnh, đề phòng bệnh cúm cho trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-de-phong-benh-cum-cho-tre-em-10776/ Wed, 25 Jul 2018 08:09:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-de-phong-benh-cum-cho-tre-em-10776/ [...]]]>

Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao do bệnh cúm.

Yếu tố “thiên thời địa lợi” làm lan truyền lây nhiễm virút cúm

Thời tiết khí hậu: ở môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không cao (khí hậu lạnh, ẩm) dễ làm phát tán bệnh cúm.

Môi trường sống: không thông thoáng, mật độ dân cư đông đúc, môi trường ô nhiễm hoặc ẩm thấp dễ làm lây truyền virút cúm.

Phương tiện di chuyển công cộng đông đúc: nhất là khoảng cách giữa người bệnh và người lành không còn an toàn (<1m) làm người dễ hít các giọt tiết bắn ra từ người bệnh, nhất là trẻ em.

 

Mùa lạnh, đề phòng bệnh cúm cho trẻ em  1

Bệnh cúm dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh và cúm là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mặc dù 2 bệnh có những triệu chứng tương tự nhau. Sự khác biệt thể hiện qua 3 đặc điểm sau đây:

Khác nhau về tác nhân gây bệnh:bệnh cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus…. gây ra, còn bệnh cúm thì do virút cúm có tên khoa học là Influenzae.

Khác nhau về bệnh cảnh và triệu chứng lâm sàng: bệnh cảm lạnh thường gây những triệu chứng ở đường hô hấp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như hắt hơi, sổ mũi, hoặc nghẹt mũi, một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi thoáng qua. Ngược lại, khi bị nhiễm cúm triệu chứng bệnh thường rầm rộ biểu hiện qua 3 hội chứng sau:

Hội chứng nhiễm trùng: trẻ thường bị sốt cao liên tục 39 – 400C khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt.

Hội chứng đau nhức: nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình. Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức.

Hội chứng viêm long đường hô hấp: xuất hiện ngay các ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng.

Khác nhau về mức độ nguy hiểm và biến chứng: bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho con người.

Chăm sóc đúng cách trẻ mắc cúm tại nhà

Việc chăm sóc nên chú ý những nguyên tắc sau đây:

– Hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt đo được từ 380C bằng paracetamol đơn chất với liều 10mg – 15mg/kg cân nặng cơ thể mỗi 4 – 6 giờ kết hợp với lau mát bằng nước ấm khi cần thiết. Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ.

Cho trẻ uống thêm nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C như nước cam tươi, nước chanh, nước táo… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, ấm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, xúp dinh dưỡng, sữa nóng…

Cho trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy bệnh trầm trọng hơn, trẻ bỏ ăn bỏ uống, quấy khóc nhiều, đặc biệt là sốt cao liên tục không hạ sau khi đã uống thuốc hạ sốt và lau mát tích cực.

Chủ động phòng bệnh

– Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà bông và nước sạch.

– Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m).

– Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim…

– Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho.

– Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.

– Phòng ngừa chủ động tốt nhất và hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh cúm.

ThS.BS ĐINH THẠC

]]>