mùa hè – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 06 Aug 2018 06:48:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mùa hè – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mùa hè, ưu tiên số 1 hãy cho con học bơi! http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-he-uu-tien-so-1-hay-cho-con-hoc-boi-14206/ Mon, 06 Aug 2018 06:48:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-he-uu-tien-so-1-hay-cho-con-hoc-boi-14206/ [...]]]>

May mắn, quê ngoại là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, Nha Trang. Con về đấy tận hưởng một mùa hè sôi động và không phải tiêu tốn quá nhiều tiền. Và ngày đầu tiên con về ngoại, hai vợ chồng đã nhờ em gái đăng ký ngay cho con lớp học bơi. Học bơi vừa giúp con khỏe mạnh, “kéo chân thêm dài ra”; hơn thế nữa, giúp con có thêm một kỹ năng để sống an toàn hơn.

Nếu được hỏi, các bậc cha mẹ có thể ngay lập tức đưa ra một loạt những kỹ năng sống cơ bản mà theo bản năng họ biết con cái cần phải học để luôn được an toàn và lành mạnh. Những danh sách này thường bao gồm các thói quen như nhìn trái nhìn phải trước khi băng qua đường, rửa tay bằng xà bông và nước với thời gian rửa tay bằng thời gian hát xong bài hát “Happy Birthday – Chúc mừng sinh nhật”, và ăn nhiều trái cây và rau củ tươi. Nhưng, đối với nhiều cha mẹ, an toàn khi chơi xung quanh môi trường nước không có trong danh sách này.

Chết đuối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong liên quan đến tai nạn thương tích không chủ ý cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Theo báo cáo sơ bộ của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐTBXH) năm 2017, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, gấp 8 lần các nước phát triển.

Bơi lội là niềm vui của tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ em. Chúng rất thích đắm mình trong nước, chơi trò chơi xây lâu dài cát. Không chỉ là niềm vui, bơi lội cũng mang lại vô số lợi ích sức khỏe có thể giúp con bạn khỏe mạnh và hạnh phúc cùng một lúc. Bơi giữ cho tim và phổi của con bạn khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai và tăng tính linh hoạt, tăng sức chịu đựng và thậm chí cải thiện sự cân bằng và tư thế di chuyển sẽ đẹp hơn. Một điều tuyệt vời khác về bơi lội là trẻ em ở mọi lứa tuổi hòa đồng, dễ dàng tiếp cận hơn so với những đứa trẻ chơi các môn thể thao khác. Trẻ trở nên tự tin và tin vào khả năng của mình, con cái sẽ có nhiều cơ hội kết bạn. Nhưng sức khỏe, niềm vui và sự tự tin không phải là lý do duy nhất tại sao con bạn nên học bơi.

Không phải lúc nào, bố mẹ cũng có thể luôn sẵn sàng “cứu nạn, cứu hộ” mỗi khi con gặp sự cố. Bạn cũng có lúc lơi mắt ra khỏi con. Nhưng chỉ cần trong tích tắc, 5 phút thôi, sự sống có thể đã trôi xa mãi mãi. Nước ở xung quanh chúng ta, ngay cả nhỏ như bồn tắm. Vì vậy, cho con học cách bơi là phương cách yêu con nhất, cho con một con đường sống, đảm bảo rằng con học được cách thở trong nước, đứng nước và biết bơi là điều cần thiết cho sự an toàn của trẻ. Con gái học bơi được một rồi và chiều chiều xách phao tung tăng ra hồ bơi với 3 bạn mới quen.

NGUYÊN KHỞI

]]>
Bệnh lý của tai dễ mắc trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-ly-cua-tai-de-mac-trong-mua-he-13562/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-ly-cua-tai-de-mac-trong-mua-he-13562/ [...]]]>

Mùa nắng, khí hậu nóng, môi trường có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virut và vi khuẩn. Với thời tiết này, người lớn và nhất là trẻ em rất thích đi bơi cùng với thói quen uống nước lạnh đã góp phần cho một số bệnh hô hấp phát sinh, trong đó có các bệnh lý về tai.

Một số bệnh lý về tai dễ mắc

Khi đi bơi, nhất là ở nông thôn thường bơi ở ao, hồ, sông, suối… không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm, nhọt ống tai ngoài. Biểu hiện của bệnh là đau tai nhiều, ù tai và có thể giảm thính lực. Đau do viêm tấy hoặc nhọt ống tai ngoài thường làm bệnh nhân mất ngủ do cấu tạo da ống tai vành tai sát liền với màng sụn. Chỉ cần đụng nhẹ hoặc kéo vành tai là bệnh nhân đau nhói.

Viêm tai giữa ứ dịch có thể gây nhiều biến chứng.

Viêm tai giữa ứ dịch có thể gây nhiều biến chứng.

Đối với người nhiễm nấm ống tai thì có biểu hiện ngứa tai nhiều, chảy dịch màu trắng đục hoặc nâu đen. Khi khối nấm mọc nhiều lấp đầy ống tai, bệnh nhân bị ù tai rất khó chịu. Trường hợp có nút biểu bì (ráy tai đọng lại thành khối), khi đi bơi, nước vào làm khối này trương to lấp kín hết ống tai gây ù tai giảm thính lực, khi nặng gây viêm đau nhức tai nhiều. Nguyên nhân do bị nước bẩn vào tai hoặc khi đi bơi nước vào làm độ PH và lớp bảo vệ da ống tai bị mất, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm.

Đối với viêm ống tai ngoài xảy ra khi bơi lặn, nước vào tai gây ngứa, cảm giác khó chịu, thường ngoáy tai và hi vọng sẽ thoải mái hơn, nhưng chính hành động này làm xây xước da ống tai dẫn tới phù nề, vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm ống tai với các triệu chứng đau tai, đau ngày càng tăng làm cho khi nhai cũng đau, ngáp cũng đau, thậm chí há miệng cũng đau. Viêm ống tai thường kéo dài 5 – 7 ngày. Viêm ống tai rất hay tái phát nếu chúng ta vẫn hay ngoáy tai. Chính vì vậy, cần đi khám bác sĩ. Khi đó, phải vệ sinh tại chỗ ống tai, đồng thời dùng kháng sinh toàn thân.

Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Đối với những người tập bơi, trẻ em thường hay bị sặc nước gây cay, hắt hơi, xì mũi. Nước cũng có thể lên tai gây viêm tai giữa ứ dịch. Viêm tai giữa ứ dịch là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có các triệu chứng viêm cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể dần dần tiến triển thành viêm tai giữa, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các trường hợp mắc viêm tai giữa ứ dịch cần phải được điều trị và theo dõi nhằm phục hồi lại sức nghe, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và di chứng gây điếc nặng ở giai đoạn sau.

Biểu hiện của bệnh không gây đau tai rõ rệt, chỉ đau nhói trong vài ngày đầu, gây khó chịu ở một hoặc cả hai tai. Do đó, bệnh thường dễ bị bỏ qua, nhất là với trẻ em hoặc khi chỉ bị một bên. Khi bệnh tiến triển, người bệnh thường có cảm giác tai lùng bùng hay óc ách; ù tai; nghe không rõ vì có cảm giác bít, tắc trong tai; nghe tiếng mình nói không thật như nghe qua micro (tiếng tự vang). Sau một vài ngày, các triệu chứng trên qua đi, có thể vẫn thấy ù tai và nghe kém. Nguyên nhân gây bệnh  là do  lỗ vòi tai bị tắc (trong bơi lội do bị sặc nước lâu hay do lặn sâu…), chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.

Không tự ý điều trị

Trên thực tế cho thấy, đa số trẻ em bị viêm tai nặng do cha mẹ tự điều trị hoặc điều trị theo lời mách bảo. Tại một số địa phương, bà con thường sử dụng bài thuốc theo kinh nghiệm như lấy thuốc đông dược thổi vào tai, kháng sinh rắc vào tai… khiến cho bệnh không khỏi và tiến triển nặng hơn. Việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần phải có chỉ định của thầy thuốc bởi  thuốc nhỏ tai có nhiều loại, có loại dành cho những trường hợp màng nhĩ còn nguyên và có loại cho trường hợp đã thủng nhĩ. Có thuốc cấm sử dụng cho trường hợp đã thủng nhĩ vì hoạt chất ảnh hưởng niêm mạc tai giữa. Ngoài ra, tình trạng viêm tai điều trị không đúng cách, không khỏi dứt điểm hết sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: nghe kém, méo miệng do liệt dây thần kinh số 7, chóng mặt do ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình tai trong, vi khuẩn lan vào nội sọ gây viêm màng nhĩ, áp xe não…

Lời khuyên của bác sĩ

Để đề phòng bệnh viêm tai khi đi bơi, người dân nên chọn nơi bơi có nước sạch, không tắm ở nơi ao tù, nước đọng. Sau mỗi lần bơi thì nên nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau và lên cao rồi nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối 0,9%, sau đó lại nghiêng đầu và kéo vành tai để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoáy sâu vào trong tai.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang tốt nhất không nên đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh, không đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm mũi xoang. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau, đặc biệt là vùng sụn trước của tai thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Phạm Thị Bích

]]>
Phòng 5 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-5-benh-tre-de-mac-vao-mua-he-13521/ Sun, 05 Aug 2018 05:08:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-5-benh-tre-de-mac-vao-mua-he-13521/ [...]]]>

Mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể mất nhiều nước, dễ mệt mỏi, sức chống đỡ bệnh tật kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Việc phòng ngừa các bệnh dễ mắc trong mùa hè cho trẻ là rất quan trọng. Đó cũng là một yếu tố giúp trẻ tăng trưởng ổn định hơn.

Bệnh tay – chân – miệng

Bệnh do virut đường ruột Enterovirus (E71) và Coxcakieruses gây nên, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi…

Quan sát có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ. Khi trẻ sốt hơn 390C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến biến chứng của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tiến triển nguy hiểm đáng ngại của bệnh là các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, thở nhanh. Đồng thời bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Về mùa hè, trẻ hay mắc bệnh tay-chân-miệng, sốt virut, sốt xuất huyết… cần chủ động phòng tránh.

Sốt virut

Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho… Khi bị sốt do virut, triệu chứng sốt có thể duy trì trong vài ngày, dùng thuốc hạ sốt thông thường, thân nhiệt cũng không giảm là bao. Sau khi đỡ sốt, trẻ có thể phát ban (hay gặp nhất là sốt do virut Rubella). Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2- 4 của bệnh, ban thường mọc tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Cần theo dõi các dấu hiệu biến chứng: đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật… để phát hiện các triệu chứng của viêm não và cần được điều trị kịp thời.

Viêm não Nhật Bản B

Mùa hè nóng nực là cơ hội cho bệnh viêm não Nhật Bản B xuất hiện và khả năng bùng phát cao. Bệnh viêm não Nhật Bản B do virut Arbo gây ra. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỉ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh (nếu chưa có miễn dịch). Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng viêm não Nhật Bản B hiệu quả nhất.

Sốt xuất huyết (SXH)

Bệnh SXH thường gia tăng nhanh vào mùa hè. Bệnh SXH Dengue là một bệnh do virut lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2- 7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Sau đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau vài ngày. Một số trường hợp diễn biến đến sốc SXH với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp kẹp không đo được. Tất cả những trường hợp trên phải được cấp cứu ngay, đề phòng diễn biến xấu nguy hiểm tính mạng.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp. Triệu chứng bệnh: trẻ đi ngoài 10 – 15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua nhiều khi có nhầy máu; Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn; Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít; Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban. Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược, giảm miễn dịch.

 

Các biện pháp phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải thật sạch sẽ nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi. Duy trì thói quen nằm màn khi ngủ, kể cả buổi trưa.

Khi phát hiện sức khỏe của trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời.

BS. Lê Anh

]]>
“Mùa sỏi thận” – Làm gì để tránh bệnh? http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-soi-than-lam-gi-de-tranh-benh-13490/ Sun, 05 Aug 2018 05:05:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-soi-than-lam-gi-de-tranh-benh-13490/ [...]]]>

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là sự mất nước và lượng vitamin D trong cơ thể tăng lên. Nếu cơ thể bị thiếu nước thì nước tiểu sẽ càng đặc và rất dễ kết tinh thành các tinh thể dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, cần biết cách phòng tránh để không bị sỏi thận mùa hè.

Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận. Bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản (ống nối từ thận đến bàng quang) và ở bàng quang. Sỏi thận phổ biến ở những nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, chúng thường hình thành khi nước tiểu lắng cặn khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều thoát ra ngoài một cách tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu được phát hiện sớm, sỏi thận sẽ không gây ra các tổn hại lâu dài, quan trọng là người bệnh được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng sau này.

 

Hình ảnh mô tả sỏi thận và vị trí đau khi bị sỏi thận.

Hình ảnh mô tả sỏi thận và vị trí đau khi bị sỏi thận.

Dấu hiệu nhận biết

Sỏi thận thường không có triệu chứng nếu không bị mắc ở đâu đó trong đường tiết niệu hoặc có thể trôi thuận lợi qua hệ bài niệu. Triệu chứng của sỏi thận bao gồm: Đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn, tình trạng đau lan đến vùng bụng dưới. Bệnh nhân thường xuyên buồn tiểu hoặc đau buốt khi đi tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Buồn nôn và nôn mửa, sốt và ớn lạnh, đặc biệt vị trí đau có thể thay đổi và đau có thể tăng lên.

Một số loại sỏi thận thường gặp

Sỏi thận hình thành khi nước tiểu có chứa nhiều các chất hình thành tinh thể mà chất lỏng có trong nước tiểu không thể pha loãng hoặc khiến chúng không kết dính với nhau. Các yếu tố nguy cơ gây sỏi thì có nhiều, trong đó điều kiện khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước, ra mồ hôi nhiều dễ gây sỏi. Chính vì vậy, mùa hè nóng bức là nguyên nhân gây tình trạng sỏi khiến bệnh nhân nhập viện nhiều hơn. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường, béo phì… cũng gây ra tình trạng sỏi thận.

Sỏi canxi: Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường là canxi oxalate xảy ra tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như một số loại rau quả, hạt, sôcôla, vitamin D liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc loại sỏi này. Theo thống kê, sỏi canxi chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc sỏi. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi.

Sỏi struvite: Là loại sỏi nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ðược hình thành trong tình trạng nhiễm khuẩn tồn tại kéo dài do các loại vi khuẩn có khả năng phân giải urê thành amonium. Ðiều này cho phép kết hợp giữa amonium và magiê, phosphate trong nước tiểu để hình thành sỏi. Khi đó, vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám dính luôn vào sỏi. Một điều chắc chắn rằng khi amonium càng bám nhiều thì sỏi sẽ lớn dần. Nó tiếp tục lớn lên và quấn quanh nhân sỏi cho đến khi toàn bộ khoảng trống trong bể thận đều được lấp đầy bởi sỏi. Với thời gian nhiễm khuẩn như thế có thể gây tổn thương thận cũng như sinh ung thư. Sỏi struvite ít khi gây nên cơn đau quặn thận do kích thước của nó. Ngay cả khi nó đi kèm với nhiễm khuẩn có thể tạo ra triệu chứng, nó cũng có thể không có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu nóng, tiểu nhiều lần. Phổ biến hơn thường là cảm giác mệt mỏi, sút cân, chán ăn và đi tiểu sậm màu. Ðôi khi có thể gây ra nhiễm khuẩn thận với triệu chứng đau lưng, sốt cao và bắt đầu tiểu đục. Vì triệu chứng của nó không đặc hiệu nên thường bệnh nhân chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc Xquang vì một vấn đề khác.

Sỏi axit uric: Thường xảy ra ở người không uống đủ nước, nhiều mồ hôi và người có chế độ ăn nhiều protein. Vì thế, khi phát hiện lượng acid uric trong máu tăng cao, người bị bệnh cần dừng hoặc hạn chế tối đa việc ăn thịt gia cầm và động vật, tránh bia rượu và gia tăng ăn hoa quả, rau xanh là điều đầu tiên cần làm. Nhiều người khi phát giác lượng acid uric máu tăng cường cao thì hốt hoảng đi mua thuốc về uống nhưng trên thực tế, người bệnh hãy thực hành thực đơn uống ngay tức thì. Nếu khi đó mà lượng acid uric vẫn tiếp theo gia tăng thì mới cần đến sự viện trợ của thuốc. Vấn đề đáng lo lắng là sỏi acid uric tuy không cứng tuy nhiên lại khó phát hiện hơn sỏi canxi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi có biểu hiện nghi ngờ nghĩ đến sỏi thận, các biểu hiện gợi ý là khó tiểu, đau khiến ngồi hoặc phải ngồi ở vị trí nào đó mới cảm thấy thoải mái. Kèm theo các biểu hiện hơi sốt và ớn lạnh, tiểu ra máu…, cần đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay để chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Chẩn đoán và điều trị

Nếu bác sĩ nghi ngờ bị sỏi thận, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chụp phim. Về điều trị thì tùy từng bệnh nhân, loại, kích thước sỏi cụ thể mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cho phù hợp.

Sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài. Những trường hợp sỏi lớn hơn hoặc trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/giảm chức năng thận dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: Kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng ngừa sỏi thận, cần chú ý đến lối sống đơn giản có thể có hiệu quả như: Uống đủ nước, (khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày) tốt nhất là nước tinh khiết hoặc nước thảo dược, nhất là mùa nóng khi nhu cầu uống nước nhiều hơn. Ăn ít đồ ăn chứa nhiều oxalate. Giảm ăn muối và protein động vật. Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung canxi… Tránh bất động lâu và cần điều trị đúng mức các nhiễm khuẩn niệu. Ðiều trị các bệnh liên quan đến đường tiểu… điều đó sẽ giảm được tình trạng mắc sỏi thận.

 

ThS. Nguyễn Đình Liên

]]>
Mách bạn 8 cách phòng tránh bệnh da trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/mach-ban-8-cach-phong-tranh-benh-da-trong-mua-he-13099/ Sun, 29 Jul 2018 14:52:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mach-ban-8-cach-phong-tranh-benh-da-trong-mua-he-13099/ [...]]]>

1. Mặc quần áo cotton

Đây là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ngoài da vào mùa hè. Da của bạn cần thở trong mùa hè. Vải tổng hợp có thể gây phát ban do nóng, vì những loại vải này không thoát nhiệt.Mặc đồ cotton giúp thấm mồ hôi và khiến bạn cảm thấy mát mẻ.

 

 

2. Không gãi

Rôm sảy là một trong những bệnh da phổ biến vào mùa hè. Trẻ em hay bị bệnh này. Bạn cần tránh để trẻ gãi làm trầy xước da. Tránh tắm nước nóng và mặc quần áo bó sát. Bạn có thể chườm đá lên những nơi bị rôm để giảm khó chịu.

3. Tắm

Da đẫm mồ hôi là nỗi khó chịu trong mùa hè và có thể khiến da bị phát ban và ngứa. Tắm 2-3 lần mỗi ngày trong mùa hè là cách hoàn hảo để tránh nổi mẩn đỏ trên da.

4. Không ngồi điều hòa nhiều

Không khí lạnh của điều hòa giúp bạn có cảm giác dễ chịu trong chiều hè oi ả. Tuy nhiên, điều hòa không khí là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khô da và phản ứng dị ứng. Vì vậy, hãy tránh ngồi trong phòng điềuhòa lâu.

5. Sử dụng những bài thuốc tự nhiên

Dầu dừa hoặc giấm táo là những cách tự nhiên và hiệu quả để điều trị bệnh về da trong mùa hè.

6. Chăm sóc tốt bàn chân

Mùa hè bạn nên giữ cho đôi chân thoáng mát bằng cách đi giầy, dép hở mũi. Nhờ vậy, nấm sẽ không tấn công ở kẽ giữa các ngón chân do mồ hôi.

7. Tránh thực phẩm nhiều dầu

Thực phẩm nhiều dầu chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng trứng cá và mụn. Bên cạnh đó, nếu da bạn quá nhiều dầu, bạn có thể bị mụn đầu đen. Hãy từ bỏ thói quen ăn thực phẩm, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, tập trung nhiều hơn vào các món rau và hoa quả trong màu hè.

8. Duy trì lượng nước thích hợp

Đây là một trong những cách phòng tránh các bệnh ngoài da vào mùa hè. Càng uống nhiều nước, cơ thể càng đào thải các độc tố tốt hơn và phục hồi da. Bạn có thể làm các món sinh tốt hoa quả tại nhà. Tránh đồ uống chứa caffein và đường.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky)

]]>
Ngừa bệnh viêm họng, viêm thanh quản mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-benh-viem-hong-viem-thanh-quan-mua-he-10583/ Wed, 25 Jul 2018 07:21:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-benh-viem-hong-viem-thanh-quan-mua-he-10583/ [...]]]>

Những tác nhân gây viêm họng

Viêm họng do vi khuẩn: Các dịch tiết của viêm đường hô hấp cấp rất dễ gây thành dịch trong mùa hè nhất là các virut cúm A và B trong đó virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh) và vi khuẩn, thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer…

Viêm họng do nấm: Thời đại công nghiệp hóa, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Viêm họng do hội chứng trào ngược: Thường gặp trong mùa hè do tần suất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi  khàn tiếng.

Viêm họng do dị ứng: Nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói…). Thức ăn mùa hè như các loại kem, các loại nước giải khát… Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quinke thanh quản).

Ăn kem lạnh khiến chênh lệch nhiệt độ vùng họng dẫn đến viêm.

Ăn kem lạnh khiến chênh lệch nhiệt độ vùng họng dẫn đến viêm.

Biểu hiện của bệnh

Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (vi rút). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Khi khám, bác sĩ sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết; nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amiđan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.

Biểu hiện của viêm thanh quản, người bệnh có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ. Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào). Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt. Khi khám sẽ thấy niêm mạc mũi họng đỏ, cuốn mũi nề, sung huyết, sàn và khe mũi có dịch xuất tiết trong hoặc vàng xanh nếu kèm theo viêm mũi họng; thành sau họng có thể có giả mạc trắng hoặc vàng; niêm mạc sụn phễu và vùng xoang lê 2 bên đều đỏ và có dịch tiết; dây thanh sung huyết, khép không kín, trên bề mặt dây thanh có thể có dịch.

Điều trị viêm họng cấp và viêm thanh quản cấp

Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm: Các loại thuốc này chủ yếu được dùng đường uống, theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Tùy theo biểu hiện của người mắc bệnh (thường dùng nhóm hạ sốt là paracetamol trong mùa hè để phòng tránh nếu trùng với dịch sốt xuất huyết). Điều trị triệu chứng giảm phù nề, chống dị ứng.

Điều trị tại chỗ: Khí dung họng – thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề.

Giữ ấm, chườm nóng vùng cổ: Đây cũng là biện pháp cần thiết, uống nước giá luộc nóng, uống trà gừng, ngậm kha tử, chanh đào ngâm mật ong… Các  thuốc súc họng có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý…

Chú ý: Nếu viêm thanh quản cấp xảy ra ở trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng mở được khí quản.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Khí hậu nắng nóng thường gây ra hiện tượng khát khiến con người phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, nước có nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ khi uống dẫn đến hiện tượng kích thích niêm mạc họng, thanh quản gây viêm. Khi sử dụng thực phẩm nên chú ý đừng để quá lạnh nhất là những người đã biết có cơ địa dị ứng.

Mùa hè, cần giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Mùa hè lại là mùa khô, nóng nên dễ phát tán bụi bẩn ra không khí ở khu vực rộng do vậy nên dùng bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc hóa chất.

 

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào

]]>
Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-suc-khoe-tre-trong-mua-he-nang-nong-10440/ Wed, 25 Jul 2018 07:03:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-suc-khoe-tre-trong-mua-he-nang-nong-10440/ [...]]]>

Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa hè nắng nóng cũng ít nhiều giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh bệnh tật cho trẻ.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóngTiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát

Những bệnh phổ biến ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy: nhất là tiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.

Ngộ độc thức ăn: thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non.

Viêm đường hô hấp cấp tính: thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm amiđan, viêm VA… Hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm siêu vi trùng. Khi bị bệnh, trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn… khiến trẻ mệt đừ và khó ăn uống. Một số trường hợp có thể do bị nhiễm vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viết tắt Hib) và phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumonia), khi thấy trẻ bệnh phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nhiễm siêu vi: ghi nhận tại những bệnh viện nhi, mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ vì trẻ thường bị sốt cao, một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng… Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên cũng có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ cần chú ý như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi sởi, siêu vi cúm, siêu vi gây bệnh thủy đậu…

Những bệnh “đến hẹn lại lên” cũng thường xuất hiện vào mùa nắng nóng

Bệnh thủy đậu (trái rạ): vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan cho trẻ qua con đường hô hấp. Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm, tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4. Bệnh thủy đậu hiện đã có vắcxin phòng ngừa hiệu quả mang lại sự chủ động cho việc phòng ngừa.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóngBệnh thủy đậu (trái rạ): vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em

Nhóm bệnh sởi – quai bị – rubella: cũng giống như bệnh trái rạ, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh “đến hẹn lại lên” vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 – tháng 6 hàng năm. Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới, bệnh rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng vắcxin 3 trong 1.

Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B): mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỉ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6 – tháng 7), bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm xảy ra hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Một điều may mắn là hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.

Viêm màng não ở trẻ em: theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ em, nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng thường để lại nhiều di chứng nặng nề như trẻ bị bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh… Hiện tại bệnh cũng đã có vắcxin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Những bệnh xảy ra quanh năm

Bệnh tay chân miệng (TCM): hiện tại bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước, thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh… Nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng, nóngTrẻ cần được tiêm ngừa đầy đủ

Sốt xuất huyết (SXH): bệnh phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa (mùa hè). Bệnh SXH vẫn được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cho trẻ em vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh, nhất là tình trạng sốc SXH nặng. Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2 – 7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm/mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam (máu mũi), chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen… Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Hiện tại bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa.

Các bệnh lý khác: với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.

 

Phòng ngừa hiệu quả bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: như rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình, rửa tay được xem như “liều vắcxin miễn phí” cho mọi người.

Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng… để thực hiện tốt phương châm “nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết”.

Tăng cường lượng dịch uống: để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.

Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”: cũng là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể rất dồi dào giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.

Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắcxin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

 

ThS.BS. ĐINH THẠC

]]>
Vì sao mùa hè vẫn cần uống nước ấm? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-mua-he-van-can-uong-nuoc-am-4785/ Thu, 19 Jul 2018 12:51:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-mua-he-van-can-uong-nuoc-am-4785/ [...]]]>

– Khi uống đồ uống lạnh, cơ thể bạn phải tập trung điều tiết nhiệt độ. Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

– Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong những thực phẩm bạn ăn có thể được cứng hóa khi bạn dùng nước có đá trong bữa ăn. Vì vậy, nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa mỡ.

– Đồ uống lạnh có xu hướng làm co các mạch máu. Trên thực tế, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp với nước lạnh.

Vi-sao-mua-he-van-can-uong-nuoc-am

– Bạn có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh. Nước lạnh làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi vì nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể nếu bạn uống nước đá sau một bữa ăn no.

– Cơ thể sẽ được thải độc tốt hơn với nước ấm. Nước ấm tốt cho thận, máu và làn da của bạn.

– Khi bạn uống nước ấm, thực phẩm sẽ được tiêu hóa dễ dàng. Vì vậy cơ thể sẽ đủ nước.

– Nhu động ruột có xu hướng tốt hơn với nước ấm. Uống nước chanh ấm buổi sáng là một thói quen tốt bạn nên duy trì.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo Boldsky)

]]>
Bí quyết dưỡng nhan trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-duong-nhan-trong-mua-he-4565/ Thu, 19 Jul 2018 12:11:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-duong-nhan-trong-mua-he-4565/ [...]]]>

Bí quyết dưỡng nhan trong mùa hè

 

1. Mẹo tránh ra mồ hôi

Đổ nhiều mồ hôi khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt khiến làn da bóng nhờn, có thể trôi đi lớp trang điểm và trông bạn thật phờ phạc. Một vài mẹo nhỏ sau có thể giúp đẩy lùi sự khó chịu này. Sau khi tắm, bạn có thể bôi dầu dừa vào những chỗ hay ra mồ hôi. Bạn có thể tắm lại sau 1 tiếng. Hoặc bạn có thể hòa muối vào nước cốt chanh bôi lên những vùng hay ra mồ hồi sẽ giúp cơ thể bạn thơm tho suốt cả ngày.

Ngoài ra, ăn nho hay uống một cốc nước cà chua hàng ngày cũng giúp làm chậm lại sự hoạt động của tuyến mồ hôi, giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong.

2. Thanh lọc cơ thể mùa hè

Vào mùa hè, hoa quả rất đa dạng và đây cũng là nguồn bổ sung vitamin, làm mát cơ thể một cách tuyệt vời cho các bạn gái, giúp bạn vẫn tràn trề năng lượng trong nắng hè. Hãy uống nước chanh hàng ngày để thải độc cơ thể. Ngoài ra, trà xanh (giàu chất chống oxy hóa), dưa hấu (giàu kali) hoặc nước chanh pha với mật ong rất tốt cho cơ thể bạn, giúp bạn khỏe khoắn một cách diệu kỳ từ bên trong.

3. Dưỡng da mùa hè

Một số công thức mặt nạ đắp da mặt sau sẽ giúp làn da bạn trắng sáng không tì vết, hồng lên trong nắng

Lô hội kèm nước hoa hồng: chống rám nắng. Bạn hãy bôi hỗn hợp trên lên da mặt và những vùng da dễ bắt nắng khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Nó sẽ giúp làn da trở nên mềm mại, chống khô ráp.

Sữa lên men: bôi lên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Nó sẽ giúp trị mụn, giúp da không bị bóng nhờn. Nó còn giúp giảm thâm hiệu quả.

Trắng hồng nhờ cà chua: Cà chua là nguyên liệu rẻ tiền và rất sẵn. Chỉ cần vài lát cà chua thoa đều lên cơ thể, đặc biệt vùng da mặt, cánh tay và những vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với nắng. Vitamin A, vitamin C và các dưỡng chất từ cà chua sẽ làm trắng da một cách hiệu quả.

Nước chanh loại bỏ đốm đen: Bôi một lớp nước cốt chanh lên da rồi rửa lại sau 15-20 phút. Nó sẽ giúp cải thiện vùng da bị rám nắng một cách hiệu quả.

LiLy

]]>
Thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-giup-thanh-loc-co-the-trong-mua-he-4516/ Thu, 19 Jul 2018 12:06:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-giup-thanh-loc-co-the-trong-mua-he-4516/ [...]]]>

Dưa chuột

Dưa chuột giúp loại bỏ độc tố. Hàm lượng nước cao trong dưa chuột tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu. 1/2 cốc dưa chuột chỉ chứa 8 calo.

Chanh

Chanh kích thích gan, hòa tan axit uric và các chất độc khác sau đó loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể. Uống 1 cốc nước chanh giúp thải độc nhanh chóng.

Thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể trong mùa hè

Nước chanh với mật ong

Bạn có thể đã nghe nói rằng uống nước chanh với mật ong vào buổi sáng giúp giảm cân. Nhưng đây cũng là một thức uống có tác dụng thải độc. Nó kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột, giúp cơ thể thải độc.

Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều polyphenol là chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và cũng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại quả thải độc tốt nhất trong mùa hè. Nó có tính kiềm và chứa nhiều citrullin giúp loại bỏ ammoniac và các độc tố khác ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu cũng là nguồn kali tốt giúp duy trì sự cân bằng muối và nước trong cơ thể.

BS Tuyết Mai/Univadis

(theo The Health Site)

]]>