mùa đông – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 27 Nov 2018 14:27:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mùa đông – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh hen – Những lưu ý khi trời rét http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-hen-nhung-luu-y-khi-troi-ret-17082/ Tue, 27 Nov 2018 14:27:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-hen-nhung-luu-y-khi-troi-ret-17082/ [...]]]>

Hen là bệnh viêm mạn tính của đường thở đang ảnh hưởng tới hơn 3 triệu người Việt Nam. Cơn hen (khò khè, khó thở dữ dội) do co thắt phế quản có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được dự phòng và xử trí thích hợp. Hằng năm, số bệnh nhân bị cơn hen cấp tính gia tăng vào dịp Tết. Các nguyên nhân chính gây cơn hen cấp tính: tình trạng thay đổi thời tiết; do ăn, uống, hít phải chất gây dị ứng; thay đổi cảm xúc đột ngột; hoạt động gắng sức hoặc đang bị bệnh nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản…

Bệnh hen tiềm ẩn

Hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở (hệ thống phế quản). Khi cơn hen cấp tính đã dứt, người bệnh trở về trạng thái gần như bình thường, không bị khò khè, khó thở. Chính vì vậy họ thường chủ quan, cho rằng bệnh đã khỏi và quên rằng tình trạng viêm vẫn đang tiềm ẩn, chỉ cần có tác nhân gây kích thích là cơn hen cấp có thể bùng lên.

 

Phế quản bình thường – Phế quản co thắt

Đề phòng cơn hen

Cần phải làm gì để vui tết khi trong khi mắc bệnh hen, GS.TSKH. Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Việt Nam cho biết: “Hai điều hết sức cơ bản cần lưu ý với người mắc hen là hết sức tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen và luôn mang theo thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh dạng bình xịt để có thể xử trí tức thời”. Người bệnh và gia đình cần tránh các tác nhân yếu tố kích phát cơn hen:

– Thời tiết lạnh: cần mặc ấm, quàng khăn, tránh nhiễm lạnh khi ra đường.

– Bụi nhà: khi quét dọn nhà cửa đón Tết, cần đeo khẩu trang. Tốt nhất, người nhà nên dọn dẹp, trong lúc người bệnh hen đi ra ngoài.

– Khói: cần tránh xa các loại khói như: khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang, khói than củi…

– Lông súc vật: chó, mèo, thú nhồi bông… khi hít phải có thể làm xuất hiện cơn hen.

– Mùi hóa chất: tránh sử dụng các bình xịt có mùi, làm thức ăn có mùi nặng trong nhà.

– Thức ăn đã từng gây dị ứng cần tránh (tôm, cua, hải sản…). Tránh dùng các thức ăn lạ, khi chưa biết có gây kích ứng tới đường thở hay không.

– Thận trọng khi dùng thuốc nhất là các thuốc tim mạch cần có sự chỉ định của thầy thuốc. Aspirin cũng được chứng minh có thể gây cơn hen.

– Tránh làm việc gắng sức ở người lớn và chạy nhảy nhiều ở trẻ em bị hen.

– Người bệnh hen cũng cần tránh các trạng thái cảm xúc quá mức: quá vui, quá buồn… có thể gây kích ứng cơn hen.

– Đối với người bệnh hen ở bậc 2 (đã kiểm soát bệnh được một phần) và bậc 3 (chưa kiểm soát được bệnh) cần sử dụng thuốc dự phòng theo đơn thuốc, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Xử trí cơn hen

Tình trạng viêm ở đường thở luôn tiềm ẩn ở bệnh nhân hen và chỉ cần có tác nhân gây kích thích là cơn hen cấp có thể bùng lên. Lời khuyên của các nhà chuyên môn đối với bệnh nhân hen là luôn mang theo thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh ở dạng bơm, xịt như salbutamol, terbutaline… Đây là các thuốc có tác dụng giãn phế quản nhanh giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở khi có cơn cấp. Thuốc được xịt qua đường họng và tác dụng trực tiếp vào phế quản  nên thời gian tác dụng nhanh hơn dạng uống. Khi có cơn khó thở, bệnh nhân sử dụng ngay 2-4 liều xịt vào họng. Cần lưu ý, thuốc xịt hen chỉ có tác dụng tốt khi xịt thuốc đồng thời hít sâu vào. Tiếp đó, cho bệnh nhân tránh xa nơi có tác nhân gây kích ứng cơn hen, tư thế nửa ngồi, nửa nằm cho dễ thở và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí các bước tiếp theo (tiếp tục xịt thuốc hoặc chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất).

Hiện nay, y học đã nghiên cứu ra các thuốc mới hoàn toàn có thể kiểm soát và dự phòng bệnh hen. Người mắc hen nên sớm tìm tới các cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp để khám và dùng thuốc dự phòng căn bệnh này để có sức khỏe tốt và một cuộc sống bình thường không bị ảnh hưởng bởi bệnh hen.

BS. Phạm Văn Tiến

]]>
Để bé luôn khỏe trong mùa đông http://tapchisuckhoedoisong.com/de-be-luon-khoe-trong-mua-dong-17080/ Tue, 27 Nov 2018 14:26:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-be-luon-khoe-trong-mua-dong-17080/ [...]]]>

Hơn nữa, trong trời lạnh, cơ thể bé phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét nên sức đề kháng kém. Cha mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh trong mùa đông.

Cho trẻ đi tiêm phòng

Điều bạn cần làm đầu tiên là đưa con đi tiêm phòng cúm khi mùa lạnh đến. Đây là một trong những lời khuyên quan trọng nhất nhằm giữ cho bé nhà bạn khỏe mạnh. Không nên lơ là bệnh cúm vì nó có thể kéo theo những rắc rối khác khiến con bạn cần phải nhập viện. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng.

Dạy con rửa tay đúng cách

Rửa tay là hành động bảo vệ đầu tiên trong việc phòng tránh bệnh tật. Hành động rửa tay sẽ giúp ngăn chặn được các mầm bệnh có thể trở thành mối đe dọa cho con. Điều quan trọng là dạy trẻ làm thế nào để rửa tay đúng cách. Bạn cần phải chắc chắn bé có sử dụng xà phòng và chà đủ lâu. Các bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay trong 20 giây, tương đương với khoảng gian để hát bài “Chúc mừng sinh nhật” hai lần.

Trời lạnh cũng phải tắm nắng

Trong mùa đông, suốt thời gian trong ngày, trẻ ở trong phòng kín. Có bé vài ngày không ra ngoài trời. Việc ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ dễ ốm hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D, rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8 – 9h30 và buổi chiều từ 15 -17h. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ.

 

Dạy trẻ cách rửa tay thường xuyên để phòng bệnh.

Dạy trẻ cách rửa tay thường xuyên để phòng bệnh.

Mùa đông tắm cho bé thế nào để không bị ốm?

Vào những ngày lạnh giá, nhiều người không dám tắm cho con vì sợ bé bị cảm lạnh, dễ ốm mà chỉ thay quần áo cho bé. Đây là việc làm sai vì nếu không được tắm rửa sạch sẽ thì bé rất khó chịu và quấy khóc. Vì vậy dù trời lạnh, bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ ít nhất 2 ngày/lần, có như thế bé mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé có một vài điểm mẹ cần lưu ý: Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11 – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10-10h30 hoặc từ 15-16h. Dù trời lạnh đến mức nào cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 đến 36 độ C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

Bảo vệ đường hô hấp cho bé

Mùa đông, cơ quan hô hấp thường phải tiếp xúc với không khí lạnh giá. Khi mũi gặp trục trặc, không sưởi ấm được không khí đi vào cơ thể thì cả hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Ngạt mũi là một trong những hiện tượng phổ biến và thường hay gặp ở bé sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ. Hơn nữa, trẻ sơ sinh chưa biết thở ra bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi khám.

Khi bé có các triệu chứng ho, khò khè, xuất hiện cơn ho về đêm khi đang ngủ, đờm trắng dính…có thể bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân, bàn tay cho bé. Một cách khác có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm thấm vào bông, cho bé hít ngửi từ 10-15 phút theo cách ngắt quãng, bằng cách đưa tinh dầu vào gần mũi bé (cách mũi 2-3cm) để hít ngửi theo nhịp thở đều và nhẹ nhàng 2-3 lần, sau đó dừng lại.

Dinh dưỡng khoa học, bổ sung năng lượng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng để giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng bệnh. Để có chế độ ăn uống đảm bảo cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, vitamin và khoáng chất để cung cấp đủ năng lượng và tăng sức đề kháng cho các bé. Cụ thể:

Chế độ ăn chứa nhiều tinh bột trong mùa lạnh là điều rất cần thiết cho trẻ. Ngoài việc bổ sung tinh bột từ cơm, gạo, mì…, có thể cho bé ăn thêm tinh bột trong khoai tây, khoai lang, bí đỏ… Đây là những loại thực phẩm giúp no lâu hơn, lại cung cấp nhiều năng lượng hơn.

Thực phẩm giàu protein có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác. Chúng giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với những thực phẩm chứa tinh bột hoặc chứa chất béo, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn. Ngoài các thành phần thịt, cá, trứng, sữa… cung cấp chất đạm, nên tăng cường các loại chất béo như: mỡ, dầu mè, dầu đậu nành. Hằng ngày, có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn (cháo, canh, món xào…).

Ngoài ra cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Trong mùa đông cũng nên duy trì thói quen uống nước cho bé, giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị táo bón…

BS. Lê Anh

]]>
Mẹo giữ trái tim khỏe mạnh trong mùa đông http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giu-trai-tim-khoe-manh-trong-mua-dong-16512/ Tue, 23 Oct 2018 14:29:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giu-trai-tim-khoe-manh-trong-mua-dong-16512/ [...]]]>

Mẹo giữ trái tim khỏe mạnh trong mùa đông

 

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc tim vào mùa đông:

• Giữ cơ thể đủ ấm để không bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể dưới 35oC). Các triệu chứng của hạ thân nhiệt gồm thiếu phối hợp, lú lẫn, phản ứng chậm, run và buồn ngủ. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể sản sinh đủ năng lượng để giữ ấm cho các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể gây tử vong. Vì vậy cần giữ ấm cho cơ thể.

• Để giữ ấm, hãy mặc nhiều lớp quần áo. Ngoài ra, đội mũ hoặc đeo khăn quàng cổ nếu cần. Bảo vệ tai của bạn vì chúng dễ bị tê cóng. Giữ cho bàn chân và bàn tay của bạn luôn ấm vì chúng có xu hướng mất nhiệt nhanh hơn.

• Tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim và lắng nghe cơ thể bạn. Tốt hơn là bạn nên kiểm tra tim một lần trong mùa đông.

• Thời tiết lạnh làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn. Vì vậy, nếu bạn là một bệnh nhân tim, tốt hơn là bạn nên thận trọng và đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

• Duy trì vận động nhưng không quá sức. Nếu bạn không vận động vào mùa đông, việc lưu thông máu có thể bị cản trở làm tăng nguy cơ bị huyết khối và dẫn đến đau tim, đột quy. Đi lại vận động ít nhất mỗi giờ và tránh ngồi yên trong thời gian dài.

• Giữ ấm nhà và hạn chế ra ngoài vào buổi tối. Thường xuyên ăn và uống đồ ấm để cơ thể bạn có được năng lượng cần thiết để giữ ấm.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>
Đau khớp… đừng chủ quan http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-dung-chu-quan-14185/ Mon, 06 Aug 2018 06:23:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-dung-chu-quan-14185/ [...]]]>

Buổi sáng thức dậy đã bao giờ bạn bị cứng khớp? Thông thường, bệnh xương khớp không có nhiều triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết trong thời gian ủ bệnh; người bệnh chỉ tìm đếnn bác sĩ khi bị những cơn đau hành hạ. Và những cơn gió lạnh tràn về lại hành hạ ta bằng những cơn đau…

Điều gì khiến khớp đau nhức?

Nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.

Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.

Đau khớp đừng chủ quanGia tăng trương lực cơ chi đau cho người bệnh.

Cứng khớp lưng, đầu gối hoặc cứng khớp bàn chân là tình trạng than phiền rất phổ biến từ những người có tuổi. Người ta thường nói về hiện tượng này như là: “ Chỉ là già đi thôi mà” nhưng tuổi cao không phải là nguyên nhân gây khô cứng khớp vào mỗi buổi sáng. Nó thường là dấu hiệu chỉ ra việc các khớp bị mòn, căng cơ hoặc bị viêm khớp.

Khi khớp của bạn càng có “tuổi”, lớp đệm xốp của sụn bắt đầu khô và trở nên cứng lại. Khớp cũng sản xuất hoạt dịch ít đi, đây là loại chất lỏng để bôi trơn khớp. Yếu cơ hoặc cứng các gân cũng có xu hướng cứng khớp khi ngủ.

Phục hồi chức năng cho khớp

Cử động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần.

Gia tăng lực cơ chi đau: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.

Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giúp người bệnh giảm đau, giãn cơ, lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ, tăng cường sức mạnh của cơ,… Sau 4 tuần phẫu thuật có cứng, dính khớp gối hoặc cơ lực đùi yếu có thể hỗ trợ điều trị: sóng ngắn, hồng ngoại, điện phân, điện xung kích thích cơ.

Vận động trị liệu: Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ tổn thương của khớp gối mà các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài tập vận động phù hợp. Khi chưa vận động được bệnh nhân sẽ được tập các bài tập thụ động có sự trợ giúp của bác sĩ và kỹ thuật viên. Khi người bệnh đã có thể vận động nhẹ thì sẽ được hướng dẫn tập các bài tập vận động chủ động như tập làm động tác trong sinh hoạt: đạp xe đạp, lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên…

ThS. Thái Thị Xuân – Giám đốc BV PHCN Nghệ An

]]>
Mùa đông khô hanh, cảnh giác với chàm sữa tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-dong-kho-hanh-canh-giac-voi-cham-sua-tai-phat-10820/ Wed, 25 Jul 2018 08:13:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-dong-kho-hanh-canh-giac-voi-cham-sua-tai-phat-10820/ [...]]]>

Điều đáng lưu ý, nhiều phụ huynh thấy trên má trẻ nổi những mẩn đỏ nhỏ li ti, trẻ ngứa ngáy gãi liên tục nên đã nóng ruột thuốc về thoa khiến vùng da trên mặt bé đỏ tấy, tổn thương nặng hơn. Vậy chàm sữa dùng thuốc nào thì đúng, cách chăm sóc bé mắc bệnh?

Chàm sữa do đâu?

Bệnh chàm sữa là là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể; hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng… Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng… Chính vì lẽ đó, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng những triệu chứng của chàm là do mất vệ sinh nên trong lúc tắm liên tục kỳ cọ hoặc dùng sữa tắm, chất tẩy rửa có độ kiềm cao cũng làm bệnh chàm nặng hơn. Ngoài ra, thời tiết mùa đông khô, lạnh hoặc lạm dụng điều hòa cũng khiến khô da, da mất nước cũng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Mùa đông khô hanh,  cảnh giác với chàm sữa tái phát

Nhận biết chàm sữa

Biểu hiện ban đầu là một vùng da nào đó của trẻ xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mày và tróc vảy. Vị trí thường ở mặt, hai bên má, đối xứng, có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi… Bệnh rất hay ngứa làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Lúc này nếu không giữ vệ sinh tốt, da rất dễ nhiễm trùng khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Những yếu tố làm bệnh nặng thêm
– Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí, thú nuôi…).
– Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc…
– Khí hậu nóng, lạnh hay khô. Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.
– Tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng.
– Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
– Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại và có biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.

Không tự ý điều trị

Chàm sữa là một bệnhrất khó điều trị khỏi hẳn và dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng cho cơ thể, do đó trẻ cần được chăm sóc và điều trị cẩn thận. Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát. Trẻ đang bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) phải hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh, khiến bé dễ bị lây nhiễm. Chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày, hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc. Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc phù hợp và an toàn cho bé. Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ và không nên đắp các loại thuốc dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm (nếu muốn dùng nên đưa bé đến bệnh viện Y học dân tộc để được bác sĩ khám và điều trị). Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc bôi có chứa corticosteroid, nếu dùng lâu ngày sẽ gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Corticosteroid cũng có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Đầu tiên là chế độ dinh dưỡng:
nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá hãy để bé khoảng 12 tháng tuổi trở lên hãy cho dùng. Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển,thực phẩm lên men,trứng, đậu phộng…
Vệ sinh cơ thể, môi trường sống:
cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).
Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé, tránh để bé tiếp xúc với chó, mèo, khói bụi.

BS.CKII. NGUYỄN VĂN THÀNH

]]>
Ngừa chứng thân nhiệt thấp, chống đỡ giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-chung-than-nhiet-thap-chong-do-gia-ret-10806/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-chung-than-nhiet-thap-chong-do-gia-ret-10806/ [...]]]>

Thân nhiệt được coi là thấp khi chỉ số dưới mức 350C. Theo điều tra, số người già bị hội chứng thân nhiệt thấp và số người già tử vong trong mùa đông giá lạnh cao hơn các mùa khác tới 60%, đàn ông nhiều hơn đàn bà và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng lớn.

Điểm một số nguyên nhân và yếu tố bất lợi

Khi tiết trời trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp, thậm chí dưới 100C ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, do phản ứng của cơ thể người già với giá lạnh thường suy giảm nên quá trình sản sinh nhiệt và tản nhiệt trong cơ thể bị rối lọan, nhiệt lượng tiêu hao tăng lên khiến thân nhiệt không ổn định và có xu hướng giảm xuống dưới mức bình thường.

Đợt lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc hạ sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.     Ảnh: Trần Minh

Đợt lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc hạ sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ảnh: Trần Minh

 

Do dùng thuốc không hợp lý, ví như các loại thuốc an thần, thuốc ngủ… có tác dụng ức chế trung khu điều tiết thân nhiệt ở vùng dưới vỏ não làm cho các mạch máu co lại, can thiệp vào quá trình trao đổi năng lượng, làm giảm sức phản ứng đối với giá lạnh và tính thích ứng đối với môi trường của người già, từ đó khiến thân nhiệt hạ xuống.

Do thói quen, một số người già thích uống rượu để chống lại thời tiết giá lạnh. Nhưng trên thực tế, hiệu quả lại ngược lại, khi uống rượu mặc dù lưu lượng tuần hoàn máu được cải thiện nhưng mạch máu lại giãn ra khiến cho quá trình tản nhiệt tăng lên, do vậy mà sau khi uống rượu xong lại càng cảm thấy lạnh hơn…

Phòng ngừa thế nào?

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt hàng ngày; Sử dụng mọi biện pháp chống rét có hiệu quả, phòng ở và phòng ngủ nên giữ nhiệt độ thường xuyên trên 180C; Chú ý mặc thêm áo ấm, khăn mũ, nên chọn các loại sản xuất bằng chất liệu bông sợi, nhẹ và không gây kích thích khó chịu; Tăng cường dinh dưỡng bằng các loại thức ăn giàu nhiệt lượng, nhiều đạm và vitamin; Có thể dùng các loại thuốc bổ dưỡng ôn ấm như nhân sâm, nhung hươu, hoàng kỳ, nhục dung, tỏa dương… nhưng chú ý là phải có sự tư vấn của thầy thuốc đông y; Khuyên người già kiêng rượu, thuốc lá, dùng thuốc hợp lý, hạn chế tối thiểu việc dùng các tân dược, đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc ngủ và các loại thuốc có tác dụng ức chế trung khu điều tiết thân nhiệt.

 

Cần bổ sung thức ăn giàu nhiệt lượng cho cơ thể để chống đỡ giá rét.

Cần bổ sung thức ăn giàu nhiệt lượng cho cơ thể để chống đỡ giá rét.

 

Lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc có tác dụng ôn ấm, bổ dưỡng. Ví như: thịt bò 200g, tiểu mạch lượng vừa đủ đem nấu cháo ăn hàng ngày. Hoặc thịt bò 200g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g, tất cả đem hầm thật nhừ, ăn nóng. Hay thịt chó 200g, đậu đen 30g hầm chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày. Hoặc thịt dê 200g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g hầm chín, ăn nóng. Hoặc cà rốt, thịt chó, thịt dê và thịt hươu mỗi thứ lượng vừa đủ đem hầm nhừ rồi ăn. Chú ý trọng dụng gạo nếp, củ mài, các loại gia vị và hoa quả có tính ôn ấm để bảo vệ dương khí, tăng cường sức chống đỡ giá rét cho cơ thể.

 

Khi thân nhiệt hạ xuống dưới 350C, người bệnh có cảm giác buồn ngủ, phản ứng chậm chạp, trạng thái tinh thần thiếu tỉnh táo, không ăn, không uống, không tiểu – đại tiện, mặt phù, thậm chí có thể bất tỉnh nhân sự, nhịp thở giảm rõ rệt, tim đập chậm, mạch yếu. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần lập tức đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>
4 cách đơn giản giữ sức khỏe khi nhiễm mưa rét http://tapchisuckhoedoisong.com/4-cach-don-gian-giu-suc-khoe-khi-nhiem-mua-ret-10755/ Wed, 25 Jul 2018 08:06:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-cach-don-gian-giu-suc-khoe-khi-nhiem-mua-ret-10755/ [...]]]>

Mỗi khi bị nhiễm mưa rét, bạn cần làm một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng rất hiệu quả như sau:

Lau khô người ngay khi vào nhà

Trên đường đi làm hay về nhà, bạn có thể bị nước mưa làm ướt, thậm chí bị ngấm nước mưa lạnh trong thời gian khá dài làm cho bạn vừa bị lạnh, vừa bị ướt ( thường ướt ở mặt và bàn tay, chân). Nước mưa  vừa làm bạn tê buốt, tiếp tục mất nhiệt vừa kèm theo bụi, vi khuẩn dễ làm bạn bị dị ứng ngứa và  nhiễm khuẩn, gây cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm phế quản…

 

Bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt lạnh rồi lau khô ngay

Bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt lạnh rồi lau khô ngay

 

Bởi vậy khi đến nhà, việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ quần áo ướt và lau khô người. Việc này giúp bạn không tiếp tục bị mất nhiệt và loại bỏ tác nhân gây dị ứng, gây bệnh. Nếu có điều kiện bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt rồi lau khô ngay.

Làm ấm người

Việc tiếp theo, bạn cần làm ấm người bằng cách: uống một cốc nước ấm ( khoảng 40 – 50oC ) là nước trắng, nước gừng hay nước  chè khô hoặc chè tươi, cà phê.

 

Bạn có thể làm ấm người bằng cách uống nước nóng hoặc nước chè, hay cà phê nóngBạn có thể làm ấm người bằng cách uống nước nóng hoặc nước chè, hay cà phê nóng

 

Bạn không nên uống rượu hay bia vì làm giãn mạch tiếp tục mất nhiệt.  Bạn có thể ăn thức ăn nóng như cháo, phở, sup, canh…để làm ấm bụng và ấm người. Bạn không nên ăn thức ăn nguội vì làm cơ thể mất nhiệt vì phải tiêu hóa thức ăn lạnh này.

Làm gì chống cảm lạnh?

Nếu nhiễm mưa rét nhiều ngày hoặc nhiễm lần đầu nhưng kéo dài bạn có thể bị cảm lạnh. Triệu chứng của cảm lạnh là: chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng…Bạn có thể giải cảm bằng các cách: uống nước gừng, xông hơi bằng các loại lá có tinh dầu như sả, hương nhu, bạc hà, ..ăn cháo nóng thịt nạc với nhiều hành…

 

Ăn cháo thịt nóng nhiều hành để chống cảm lạnh

Ăn cháo thịt nóng nhiều hành để chống cảm lạnh

 

Bạn cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho; nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm xung huyết mũi…Nếu bạn bị cảm nặng với các triệu chứng:  da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, rét run…Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách phòng bệnh

Bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ các chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngày mưa rét, bạn nên ăn một chút gừng, một chút hạt tiêu trong cháo, phở  để giúp cơ thể chống rét tốt hơn. Đặc biệt bạn không nên bỏ bữa sáng vì bị đói cơ thể sẽ kém chịu đựng rét và ướt.

 

Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để phòng cảm lạnh

Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để phòng cảm lạnh

 

Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng lạnh. Mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ khi ra ngoài để tránh bị lạnh. Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để tránh bị ướt và nhiễm lạnh. Tránh tiếp xúc lâu với thời tiết mưa lạnh.

BS. Ninh Hồng

]]>
Món cháo “xua” giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-chao-xua-gia-ret-5135/ Thu, 19 Jul 2018 13:32:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-chao-xua-gia-ret-5135/ [...]]]>

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn – bài thuốc (dược thiện) có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động phòng chống các bệnh lý do hàn tà gây nên là hết sức cần thiết. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Cháo thịt dê: Thịt dê 250g rửa sạch, thái miếng nhỏ đem luộc với một củ cải cho hết vị gây, sau đó bỏ hết củ cải ra rồi cho 150g gạo vào hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người già trong những ngày đông giá.

Cháo tôm nõn: Tôm nõn 50g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, làm ấm cơ thể, đặc biệt thích hợp nhất đối với người có thể chất dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng như sợ lạnh, đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, suy giảm khả năng tình dục.

 

 

Cháo cá mè: Thịt cá mè 150g đã lọc hết xương, thái miếng, trộn với muối và một chút gừng thái chỉ, cho vào nồi cháo gạo đã ninh nhừ, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc lạc, chống lạnh, thích hợp nhất đối với những người tỳ vị dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng chậm tiêu, đi lỏng.

 

 

Cháo hải sâm: Hải sâm 2 con đã ngâm nước cắt thành lát, cho thêm 10 quả táo hầm cùng với 150g gạo thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ lạnh.

Cháo hẹ: Gạo tẻ 150g đem nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ đun sôi vài phút là được, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ tỳ và thận  dương, đặc biệt thích hợp với những người dương khí hư suy, lưng gối lạnh và đau.

Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ 100g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức sức chống lạnh cho cơ thể.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>
Nên ăn gì trong ngày đông lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-an-gi-trong-ngay-dong-lanh-5025/ Thu, 19 Jul 2018 13:20:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-an-gi-trong-ngay-dong-lanh-5025/ [...]]]>

Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày cần bổ dung đủ 3 yếu tố: Chất béo, tinh bột, các vitamin thì cũng cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, cụ thể:

Thực phẩm giàu đạm, kẽm như: Thịt gà, thịt bò, thịt dê, tôm, cá,… bằng cách chế biến các món hầm nhừ và tăng cường là món chiên, xào, nấu, sẽ rất dễ ăn trong mùa lạnh lại vừa có một lượng chất béo bổ sung rất hữu hiệu. Đặc biệt tăng cường các món cháo, súp cá, gà, tôm vì ăn các thực phẩm dạng lỏng, khi bị cảm cúm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Các loại cháo súp có chức năng giải cảm tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh khỏi bệnh. Thịt gà cũng rất giàu selen và vitamin E, 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cần ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần vì cá rất giàu kẽm và axit béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống khuẩn hiệu quả hơn. Còn axit béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ.

Cháo gà rất tốt cho sức khỏe mùa đông.

Thực phẩm giàu vitamin C: Gồm cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều dưỡng chất giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Ngoài ra, trong các loại quả này còn có  bioflavonoid là nhóm hóa thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị thương tổn. Vì thế, nên thường xuyên sử dụng các loại quả họ cam chanh trong mùa đông  để tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân.

Thực phẩm giàu beta-carotene: Bao gồm bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene – một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất mùa đông. Beta-carotene chính là một dạng tiền vitamin A là vũ khí lợi hại để chống chịu bệnh tật. Các loại bí có màu vàng đỏ thích hợp với các món nấu cháo, súp, canh và các món hầm dễ ăn trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên không ăn quá nhiều nhiều beta-carotene vì dễ bị vàng da.

Tăng cường các loại gia vị như: Hành, tỏi, ớt… để giữ ấm cơ thể, hãy thêm ớt và gia vị cho món ăn. Ớt và gia vị giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt là tỏi không chỉ đơn thuần là một gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn và virut, nhất là chống nhiễm khuẩn các bệnh hô hấp và có tác dụng ngừa ung thư.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh mạn tính như: Người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xương khớp hoặc người bệnh sau phẫu thuật, những người ăn kiêng hoặc dùng thuốc thì cần có một chế độ ăn riêng biệt, khi đó cần có sự tư vấn cụ thể, cặn kẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Không được áp dụng chế độ ăn theo sự mách bảo hoặc tự tìm hiểu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 

Bác sĩ Nguyễn Anh Trí

]]>