Món ăn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 07:25:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Món ăn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Món ăn thuốc cho trẻ bị đái dầm http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-cho-tre%cc%89-bi%cc%a3-dai-dam-10620/ Wed, 25 Jul 2018 07:25:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-cho-tre%cc%89-bi%cc%a3-dai-dam-10620/ [...]]]>

Y học cổ truyền gọi là di niệu, dạ niệu… Nguyên nhân là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, co bóp của bàng quang rối loạn.

Phép chữa là điều bổ chức năng của tạng thận, làm vững chắc khí lực vùng hạ tiêu, điều hòa sự co bóp của bàng quang. Sau đây là một số món ăn dành cho trẻ bị đái dầm.

Trẻ có thể trạng gầy yếu, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu nhiều và trong:

Cháo tôm: tôm tươi 150g, rau hẹ tươi 100g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ. Tôm nhặt rửa sạch, bỏ vỏ nhúng nước sôi, thái nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Rau hẹ rửa sạch thái nhỏ. Vỏ, càng tôm giã nhỏ lọc lấy nước ngọt. Cho gạo vo sạch vào nước tôm nấu cháo, cháo chín cho thịt tôm, rau hẹ vào, sôi lại một lúc là được. Trẻ ăn 1 lần vào buổi sáng lúc đói. Ăn liền 7 – 10 ngày.

Cháo thịt dê: thịt dê 10g, gạo 50g, hạt sen 20g, bột gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch thái mỏng ướp bột gia vị xào chín tới. Gạo, hạt sen vo sạch nấu cháo, cháo chín cho thịt dê vào đảo đều, sôi lại là được. Trẻ ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói. Ăn liền 7 – 10 ngày.

Lòng gà hấp: ruột gà 2 bộ, ba kích 12g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Ruột gà làm sạch ướp bột gia vị. Ba kích, gạo xay thành bột, cho vào lòng gà trộn đều, hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

Trẻ có thể trạng mạnh, sắc mặt hồng nhuận, sợ nóng, ưa hoạt động, nước tiểu vàng đỏ:

Cháo thận lợn: thận lợn 1 quả, kỷ tử 15g, rượu 1 thìa canh, gạo 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Thận lợn làm sạch thái mỏng, ướp bột gia vị xào chín. Gạo vo sạch nấu cháo chín, cho thận lợn, kỷ tử vào đảo đều, sôi lại một lúc là được. Trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

Cháo củ mài: củ mài 100g, kỷ tử 10g, đường trắng 20g. Củ mài bỏ vỏ rửa sạch cắt miếng cùng với kỷ tử cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh nhừ, cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

Cháo chim sẻ: chim sẻ 3 con, kỷ tử 15g, gạo 50g, quả tơ hồng xanh 150g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch ướp bột gia vị, hấp chín. Quả tơ hồng rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun sôi kỹ bỏ bã lấy nước, cho gạo vo sạch, kỷ tử, chim sẻ vào nấu cháo. Trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 5-7 ngày.

Lương y Đình Thuấn

]]>
Món ăn cho sản phụ thiếu sữa http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-cho-san-phu-thieu-sua-8669/ Sun, 22 Jul 2018 03:24:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-cho-san-phu-thieu-sua-8669/ [...]]]>

Sau đây là một số món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa giúp sản phụ có nguồn sữa dồi dào.

Cháo kê: kê 250g, thịt gà nạc 100g, đường trắng 30g. Thịt gà bỏ da xé nhỏ. Kê bỏ vỏ giã dập cho vào nồi thêm nước đun chín nhừ, cho thịt gà và đường vào quấy đều, cháo sôi lại một lúc là được. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 – 7 ngày.

Móng giò lợn hầm lạc nhân, đu đủ xanh rất tốt cho chị em sau đẻ bị thiếu sữa.

Móng giò lợn hầm lạc nhân, đu đủ xanh rất tốt cho chị em sau đẻ bị thiếu sữa.

Móng giò lợn hầm lạc nhân, đu đủ: Móng giò lợn 250 – 300g, lạc nhân 50g, đu đủ non 30g, mắm muối vừa đủ. Móng giò lợn nướng vàng, cạo sạch, chặt vừa miếng, ướp mắm muối đem xào chín. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi thêm nước ninh nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 3 – 5 ngày (sau đẻ từ 3 – 5 ngày mới nên ăn).

Cá chép hầm quả sung: cá chép 1 con (250 – 300g), quả sung non 50g, quả mít non 50g, rượu trắng 1 thìa canh, mắm muối vừa đủ. Cá chép làm sạch, đem ướp mắm muối và rượu. Quả sung, quả mít non rửa sạch giã nhỏ chia đôi, một nửa rải ở đáy bát to, đặt cá lên và rải tiếp nửa còn lại lên cá, hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần, cần ăn 2 – 3 ngày.

Thịt lợn nạc hầm hạt mít: thịt lợn nạc 300g, hạt mít 300g, mắm muối vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch thái miếng ướp mắm muối xào chín tới. Hạt mít bỏ vỏ giã dập cùng thịt lợn nạc cho vào nồi thêm nước vừa đủ, hầm nhừ. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Rau cải cúc thịt lợn nạc hấp cách thủy: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, hấp cách thủy, chia 2 lần ăn với cơm. Ăn liền 3 – 5 ngày.

Người mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều, cần sự động viên, quan tâm chăm sóc của người thân trong gia đình, tránh mọi căng thẳng. Sản phụ nên ăn đa dạng thực phẩm bổ dưỡng, kiêng các đồ sống lạnh như hải sản; chất tanh như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè; hạn chế các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu… và các chất kích thích như chè, cà phê…

Lương y Đình Thuấn

]]>
Thực đơn tuần cho trẻ ăn ngon, chóng lớn http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-tuan-cho-tre-an-ngon-chong-lon-5840/ Sat, 21 Jul 2018 02:37:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-tuan-cho-tre-an-ngon-chong-lon-5840/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt gợi ý thực đơn tuần đủ dinh dưỡng và đổi khẩu vị hàng ngày, giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn như sau:

Ngày

Sáng
(7 – 8h)

Trưa 
(11 – 11h30)

Xế 
(14 – 14h30)

Chiều
(17 – 17h30)

Tối 
(20 – 20h30)

Thứ hai

Bún mọc 


Thanh long
tráng miệng


Sữa

Cơm

Canh cá nấu ngót

Thịt kho đậu hũ

Dưa hấu tráng miệng

Sữa 

Bánh flan

Cơm

Canh rau ngót thịt băm

Chả chiên trứng thịt

Xoài tráng miệng

Sữa

Thứ ba

Bánh giò

Nước ép thơm 

Sữa

Cơm

Canh cua đồng rau muống

Gà nấu nấm

Đu đủ


Chè hạt sen

Cơm

Canh súp legume

Tôm rim thịt

Nho

Sữa

Thứ tư

Phở bò

Chuối

Sữa

Cơm

Canh măng chua sườn

Cá thu kho nước dừa

Sapôchê

Sữa

Yaourt

Nui nấu với thịt, trứng cút, cà rốt, nấm rơm…

Sinh tố bơ

Sữa

Thứ năm

Bánh mì cá hộp

Nước ép dưa hấu

Sữa

Cơm

Canh bí đao tôm thịt

Bò băm sốt cà

Dưa lê

Sữa

Đậu hũ
nước đường

Cơm

Canh cải soong, nấm rơm, thịt băm

Thịt kho trứng 

Bưởi

Sữa

Thứ sáu

Miến gà

Sinh tố dâu 
Sữa

Cơm

Canh đậu hũ nấu hẹ và thịt

Mực dồn thịt hấp

Quýt

Sữa

Yaourt

Cơm

Canh rau dền tôm

Sườn xào chua ngọt

Dưa hấu

Sữa

Thứ bảy

Bánh giò

Táo

Sữa

Cháo cá chép đậu xanh

Bánh su kem

Sinh tố dưa lưới

Chè đậu đen

Cơm

Canh bầu cua đồng

Mướp xào với gan gà, thịt
Cam

Sữa

Chủ nhật

Cơm tấm sườn

Yaourt trái cây

Sữa

Bánh canh cua với thịt

Rau câu

Xoài

Sữa

Bánh flan

Cơm

Canh củ cải trắng thịt băm

Cá sốt cà

Vú sữa

Sữa

Thi Trân

]]>
Món ăn dễ làm từ thịt nấu bằng lò vi sóng http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-de-lam-tu-thit-nau-bang-lo-vi-song-5212/ Thu, 19 Jul 2018 13:44:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-de-lam-tu-thit-nau-bang-lo-vi-song-5212/ [...]]]>

Không chỉ rã đông, làm nóng thức ăn, lò vi sóng còn có thể giúp ta thực hiện nhiều món ăn thông thường, rất tiện lợi, nhanh chóng.

Bắp cải cuốn thịt lợn

Nguyên liệu: 1 cái bắp cải, 3 lạng thịt lợn xay, 1 củ hành tây, 1 nắm hành lá, 10 tai nấm hương.

Thịt lợn nên chọn phần nạc vai cho mềm. Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân nấm, xay nhỏ. Hành tây xắt nhỏ nhuyễn. Cả hai loại đem trộn cùng thịt nạc xay, nêm chút gia vị vừa ăn. Bắp cải tách từng lá khéo léo sao cho lá cải bắp không bị rách,  rửa sạch, lạng bỏ bớt sống lá. Xếp lá bắp cải vào khay, cho vào lò vi sóng quay khoảng 2-3 phút cho lá mềm ra. Hành lá cắt lấy phần lá, rửa sạch, xếp vào đĩa cho vào lò vi sóng khoảng 30 giây là lá hành đủ mềm.

Món ăn dễ làm từ thịt nấu bằng lò vi sóngBắp cải cuốn thịt.

Trải lá bắp cải ra làm áo, lựa chọn độ rộng vừa đủ để gói nhân. Nếu lá to có thể chia đôi. Xúc một thìa nhân thịt (nên làm kích thước nhỏ, vừa ăn lại chóng chín khi nấu) vào giữa lá cải bắp, cuốn lại tương tự như gói nem. Dùng một sợi hành lá cuốn quanh “nem” bắp cải, thắt lại một nút cho đẹp. Xếp 1 lớp bắp cải cuốn thịt vào đĩa sứ hoặc đĩa thủy tinh (loại có thể dùng trong lò vi sóng) rồi bỏ vào lò khoảng 3-5 phút (tùy công suất, chế độ của mỗi loại lò vi sóng mà điều chỉnh thời gian). Để biết nhân thịt đã chín hay chưa chỉ cần ấn lên cuốn bắp cải, thấy nhân chắc là được. Món này làm với lò vi sóng, tiết kiệm thời gian đun nấu tới 50% so với thực hiện bằng bếp thông thường.

Thịt thăn tẩm hành

Nguyên liệu: 2 lạng thịt thăn lợn, hành lá, hành khô, gia vị, tiêu, dầu hào.

Thịt thăn có thể để nguyên phần mỡ và bì cho giòn, thái thật mỏng. Ướp thịt với chút tiêu, gia vị, dầu hào, hành khô đập dập, hành lá trong khoảng 15-20 phút cho ngấm gia vị. Bạn có thể ướp sẵn thịt từ trước rồi bỏ trong ngăn mát tủ lạnh, khi đi làm về là có thể nấu ngay. Thịt lợn đã ướp cho ra đĩa sứ hay đĩa thủy tinh dùng trong lò vi sóng. Nên xếp thịt dàn mỏng đều trên đĩa để thịt chín đều. Bấm lò chạy khoảng 1phút thì dừng, mở ra dùng đũa đảo thịt từ trong ra ngoài với mục đích các miếng thịt chín đều. Đóng cửa lò lại tiếp tục chạy lò khoảng 1-2 phút nữa. Chú ý, thời gian nấu tùy thuộc vào công suất, chế độ lò vi sóng, lượng thịt dàn trên đĩa. Nói chung, nấu bằng lò vi sóng sẽ chóng chín hơn trên bếp thường. Canh cho thịt vừa chín tới, thịt mềm, màu trắng, ngấm gia vị thơm ngọt điểm hành lá xanh rất hấp dẫn. Món này ăn nóng với cơm. Thích hợp với trẻ nhỏ, người ưa món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ.

Thanh Huyền

]]>
Món ăn từ quả mít non giúp lợi sữa sau sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-tu-qua-mit-non-giup-loi-sua-sau-sinh-5182/ Thu, 19 Jul 2018 13:39:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-tu-qua-mit-non-giup-loi-sua-sau-sinh-5182/ [...]]]>

Xin giới thiệu một số món ăn từ cây mít cho sản phụ thiếu sữa, tắc sữa.

Quả mít non

1. Móng giò lợn 1 cái, bì lợn 100g, gạo nếp 100g, ngô non 100g, trái mít non 50g, đu đủ non 1 quả 50g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, đổ vào nồi cùng với bì lợn ninh nhừ rồi cho các nguyên liệu khác vào, nấu tiếp cho chín nhừ là được. Ăn nóng ngày 2 – 3 lần, ăn trong vài ngày.

2. Quả mít non 1 quả 50g, thịt lợn nạc băm nhỏ 200g, hạt sen 100g, gạo nếp 100g, gia vị vừa đủ. Các nguyên liệu làm sạch, cho vào nồi trừ thịt nạc, đổ nước vừa đủ nấu chín nhừ, cho thịt lợn băm vào quấy đều đến khi sôi là được. Ăn nóng ngày 2 – 3 lần, ăn trong vài ngày.

3. Quả mít non 200g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ. Cho thịt vào nồi xào chín tới thì cho mít đã thái nhỏ vào. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.

4. Hạt mít 120g luộc chín bóc vỏ, nấu với thịt nạc (hoặc ninh với móng giò lợn) thật chín, nêm gia vị. Ăn suông hoặc ăn với cơm.

5. Lá mít non 50g, cá quả 1 con 200g, gạo nếp 100g, gừng tươi 3 lát, gia vị vừa đủ. Cá quả lấy phần nửa con phần dưới, ướp cá với gừng và gia vị. Lá mít thái chỉ. Cho gạo vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, gần chín, cho cá vào nấu tiếp cho nhừ rồi cho các nguyên liệu khác vào, đun sôi lại là được. Ăn nóng ngày 2 – 3 lần trong vài ngày.

6. Lá mít tươi 40g sắc uống, có thể thêm hạt cây gạo (sao vàng) 15g sắc uống.

Mít non nấu với thịt lợn

 

Ngoài ra, các bộ phận khác của cây mít cũng là những vị thuốc chữa nhiều bệnh:

– Mít chín ăn tươi, làm nước giải khát, rượu mít, mứt mít ướt, mít khô bổ dưỡng, chứa nhiều đường bột, khoáng, vitamin chữa đầy bụng khó tiêu.

– Chùm gửi cây mít chữa tê thấp, đau lưng, tê mỏi chân tay và lợi sữa; dùng tươi hoặc khô dưới dạng cao, đơn, hoàn, tán, thang, trà, rượu.

– Vỏ thân cây mít 20g dùng làm thuốc an thần, giãn cơ, hạ huyết áp bằng cách sắc hoặc mài hòa nước uống.

– Lá mít mật già 30g chữa chứng đái đục (cặn trắng) ở trẻ em bằng cách sao vàng hạ thổ nấu nước uống.

– Lá mít non giã với ít dấm đắp nhọt cho vỡ mủ.

– Lá mít, lá mía, than tre lượng bằng nhau sắc uống chữa hen suyễn.

BS. Phó Đức Thuần

 

 

]]>
Những món ăn giúp “cô bé” khỏe mạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-an-giup-co-be-khoe-manh-5145/ Thu, 19 Jul 2018 13:33:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-an-giup-co-be-khoe-manh-5145/ [...]]]>

Các bệnh viêm nhiễm âm đạo như nhiễm trùng men nấm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nỗi ám ảnh với mọi phụ nữ vì chúng gây ngứa, khó chịu, thậm chí gây đau. Do đó, để duy trì sức khỏe cho vùng kín, ngoài đảm bảo vệ sinh, có những thực phẩm cụ thể mà chị em nên ăn và tránh ăn.

Theo một nghiên cứu thì khoảng 75% phụ nữ bị mắc phải một dạng bệnh nhiễm trùng men nấm âm đạo. Viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối khi,  một số loại thực phẩm và đồ uống cũng khiến “cô bé” khó chịu.

Chìa khóa để duy trì sức khỏe của vùng kín là ăn uống đúng cách vì bất kể bạn ăn thực phẩm gì nó đều ảnh hưởng đến cơ quan này. Có những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày và cả những thực phẩm bạn cần tránh để giúp “cô bé” của bạn khỏe mạnh. Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo cho phái đẹp.

1. Sữa chua tự nhiên và sản phẩm chứa probiotic

Ăn thực phẩm chứa probiotic là cách tốt nhất để duy trì độ pH của âm đạo có mức axit bình thường và để phòng ngừa các nhiễm trùng men nấm âm đạo.

 

thực phẩm giúp âm đạo khỏe mạnh 1

 

Một trong những nguồn cung probiotic tốt nhất là sữa chua nên bạn phải bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày. Sữa chua và thực phẩm chứa probiotic được xem là một những thực phẩm thiết yếu giúp cho âm đạo khỏe mạnh.

2. Nước ép quả nam việt quất

Quả nam việt quất luôn nằm trong danh sách những thực phẩm giúp vùng kín của bạn khỏe mạnh. Nước ép của loại quả này có lợi cho bàng quang và giúp phòng ngừa các nhiễm trùng đường tiểu.

 

Nước ép quả nam việt quất

 

Quả nam việt quất giúp duy trì độ pH của “cô bé” cũng như axit hóa nước tiểu.

3. Tỏi

Tỏi giàu các chất chống vi trùng và kháng nấm nên giúp điều trị nhiễm trùng men nấm cũng như làm giảm ngứa và đau ở vùng kín.

 

thực phẩm giúp âm đạo khỏe mạnh 2

 

Cho 1 nhánh tỏi tươi vào âm đạo và để qua đêm. Bạn thực hiện cách này trong 3 đêm liên tiếp.

4. Nước chanh

Nếu bạn bổ dung chanh vào chế độ ăn hàng ngày, điều này cũng rất cho vùng kín. Nước chanh giàu vitamin C và chứa nhiều axit giúp chống nhiễm khuẩn men âm đạo và giúp cho “cô bé” khỏe mạnh.

 

nước chanh

 

5. Các loại rau lá xanh

Nếu cảm thấy vùng kín khô hạn, đừng quên là các loại rau lá xanh sẽ rất hữu ích cho bạn. Các loại rau này được xem là chất làm sạch máu tự nhiên và tăng cường tuần hoàn máu. Vì thế, bổ sung các loại rau như cải bó xôi hay cải xoăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng “cô bé” bị khô hạn.

 

rau lá xanh

 

Vitamin E có trong các loại hạt giúp điều trị chứng khô âm đạo. Các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó…được xem là những thực phẩm tốt nhất giúp vùng kín của phái đẹp khỏe mạnh.

7. Nước

Màng nhầy ở âm đạo cần nhiều nước để hoạt động bình thường. Do đó, uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày giúp bôi trơn âm đạo cũng như ngăn mùi khó chịu ở “cô bé”.

 

nước

 

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho vùng kín, bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường, rượu và lúa mì cũng như các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Bởi men nấm âm đạo sinh sôi rất nhanh trong môi trường ngọt.

Minh Bùi

(theo Boldsky)

]]>
Quà từ sông Ba http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-tu-song-ba-4883/ Thu, 19 Jul 2018 13:03:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-tu-song-ba-4883/ [...]]]>

Sông Ba là con sông chảy ngược bắt nguồn từ mấy huyện của tỉnh Kon Tum rồi xuôi thị xã An Khê, lại ngược qua Ayun Pa rồi lại đổ ra sông Đà Rằng ở Phú Yên. Lạ là, mỗi khúc lại có một loại cá khác nhau sinh sống, trở thành đặc sản của đoạn sông ấy. Nếu ở An Khê có cá đá, gọi là cá đá sông Ba để phân biệt với loại cá đá khác, kho tiêu ăn thôi rồi, thì đoạn qua Ayun Pa lại có loại cá chốt và cá phá nổi tiếng. Cá phá có con to đến vài chục cân, cá chốt thì nhỏ hơn, con to bằng cán dao, to nhất chừng kí lô, con nhỏ chừng ngón chân cái.

Hôm ấy Bình gửi cho tôi cá chốt.

Nó na ná con cá ngạnh thuộc họ cá trê hồi nhỏ tôi từng đi câu ở sông Mã, nhưng có lẽ do sông, do nước, do thác, do đá hoặc do gì đấy, cái con cá chốt ấy nó ngon lạ lùng và nấu thì rất dễ. Dễ nhất là ghé chợ mua một bó lá giang, nước đun sôi cho mắm muối vừa ăn, thêm 2 quả ớt tươi đập giập, rồi thả cá và lá giang vào. Thế thôi mà hít hà, mà nồng nàn, mà xoa xuýt. Ngon ngọt bùi mềm dai săn… đủ tiêu chuẩn thời trân sông nước không dễ gì trong đời được thưởng thức lần hai.

Quà từ sông BaLá teng neng

Cá chốt chúng tôi ăn hôm ấy là loại cá thịt vàng, mỡ cũng vàng, rất dai. Loại này toàn bơi ngược và chui trong kẽ đá ăn rêu. Chỉ tả thế là đã biết nó “đặc sản” đến thế nào rồi. Kho tộ hay nướng than hoa đều tuyệt. Nhưng Tết vừa qua, đang háo do “bội thực” Tết nên tôi chọn cách nấu lá giang.

Ayun Pa có một địa thế rất tuyệt vời, là nơi hợp lưu của hai dòng sông Ayun và Ba. Lịch sử loài người thường gắn với các dòng sông và các nền văn minh nhân loại cũng đều phát tích từ đó. Các lưu vực sông thường là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử của loài người. Sông Ayun thì chưa biết nó có lưu giữ gì hàng vạn năm dưới ấy không, nhưng chắc chắn lưu vực của nó là nơi phát tích của một tộc người nổi tiếng là người Jrai với một địa danh cũng nổi tiếng một thời: Cheo Reo – Phú Bổn. Còn sông Ba, đoạn qua An Khê vừa có một phát hiện chấn động bởi các nhà khảo cổ học từ nước Nga: Nơi đây, 80 vạn năm trước đã có người tối cổ xuất hiện, họ lấy lưu vực sông Ba ở Rộc Tưng đoạn qua An Khê làm nơi trú ngụ, sinh tồn và phát triển. Tôi từng có mấy bài trên báo Sức khỏe&Đời sống về sự kiện này nên không nhắc lại ở đây nữa. “Nhất cận thị, nhị cận giang”, Ayun Pa có cả hai yếu tố ấy, dù cái thị có vẻ hơi hẻo lánh, nhưng sắp tới khi đường 25 trở thành đường quốc gia loại một thì cái thị này sẽ thông thương với cả biển cả rừng cả bình nguyên, trở thành nơi nhộn nhịp chả kém địa danh nào trên đất nước này.

Tôi là người có duyên nợ với mảnh đất này ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ít nhất hơn ba chục năm nay song hành cùng với những thăng trầm của nó. Bây giờ trở thành thị xã, diện tích Ayun Pa thu hẹp lại, nhường cho sự xuất hiện thêm hai huyện là Phú Thiện và Ia Pa, chứ ngày xưa, đổ đèo Chư Sê xong là ta đã bỏng rát nắng gió Ayun Pa rồi. Cũng lạ, thời ấy Ayun Pa có đầy đủ cả các yếu tố như bây giờ mà sao cứ như ốc đảo. Mỗi lần về Ayun Pa là đi bằng xe I-fa và mất gần cả ngày. Thủy lợi Ayun Hạ mở ra là một cuộc thoát sinh cho cả cái đồng bằng mênh mông này khiến cho bây giờ đi giữa nắng mà cứ rười rượi mát như nồm Nam xứ Bắc.

Tộc người Jrai có ở nhiều nơi trên dải đất Nam Tây Nguyên, nhưng đậm đặc và tinh túy thì có lẽ là ở Ayun Pa và huyện Krông Pa, trong đó Ayun Pa là nơi sinh ra nhiều người nổi tiếng trong lịch sử. Chúng ta biết rằng, thực ra xã hội Tây Nguyên chưa có Nhà nước, một số nhà nghiên cứu cho rằng, đến giữa thế kỷ XX thì ở Tây Nguyên vẫn còn đang ở giai đoạn mạt kỳ mẫu hệ. Cái gọi là chính quyền mới chỉ xuất hiện vai trò của già làng, một vài nơi có tù trưởng như ông Chut Cheo Reo, người lãnh đạo nhân dân Jrai Ayun Pa chống Pháp khi những tốp lính Pháp đầu tiên từ Phú Yên ngược lên đất này hồi cuối thế kỷ XIX. Thế mà đến bây giờ, về mọi mặt, người Jrai Ayun Pa đã phát triển một cách đáng kinh ngạc. Những trí thức người Jrai nổi tiếng, các chính khách, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, giáo dục xuất thân từ xứ này rất nhiều, ví dụ những cái tên này kể ra có lẽ ít người không biết: Nay Đe, Nay Phin, Ksor Phước, Ksor Nham, Ksor Krơn, Nay Pha, Nay Phin… họ đã góp phần làm cho vùng đất này vọng vang lên một cách sang trọng.

Ở AyunPa bây giờ người ta dễ dàng nhận ra cái phong cách phố thị xen lẫn phong cách buôn làng mà không dễ gì nơi khác có. Có thời ở một vài nơi, người ta cố gắng hiện đại hóa lên để buôn làng thành phố, hiện đại lên bằng cách bỏ nhà sàn, dựng nhà bê tông, tôn hóa bê tông hóa nhà rông, hạ khố, quy hoạch làng ô vuông, nhà xây sin sít như khu gia binh một thời… nhưng cuối cùng thì phố không ra phố mà làng cũng chẳng ra làng. Tôi từng hợp tác với một tờ báo trong chuỗi chủ đề “Làng phố – phố làng”, cũng viết về làng Tây Nguyên. Và mới thấy rằng, ở các nơi bây giờ, người ta rất chú ý đến yếu tố làng trong phố và phố trong làng. Ayun Pa đang giữ được các đặc trưng ấy. Xã hội đi lên thì phải có phát triển, xây dựng, nhưng phải phát triển xây dựng làm sao để không mất đi bản sắc văn hóa vùng, để con người vẫn phải được gần gũi hòa nhập với thiên nhiên chứ không phải tự nhốt mình vào những cái hộp xám ngắt được mệnh danh là đô thị, ánh sáng giả, không khí giả, cây xanh cũng giả… để cho đến nỗi tầng ôzôn thủng be bét. Bây giờ người ta quan niệm đô thị hiện đại là phải có không gian làng, có môi trường trong lành, con người được sống gần với thiên nhiên, lấy cảm hứng thiên nhiên mà phát triển thành phố. Tôi cứ hình dung cái Bến Mộng nổi tiếng ở ngã ba sông Ayun Pa được đầu tư xây dựng theo cảm hứng ấy, các con phố Ayun Pa sẽ được đầu tư quy hoạch theo cảm hứng ấy, các làng trong thị xã Ayun Pa được bảo tồn một cách khoa học theo cảm hứng ấy và văn hóa Jrai Ayun Pa được tạo điều kiện để phát tiết thăng hoa trong cảm hứng ấy, để một Ayun Pa đô thị hiện đại nhưng vẫn nguyên bản sắc Jrai, không thể lẫn với đô thị nào.

Quà từ sông Bamuối kiến.

Đã có khá nhiều câu thơ đẹp về Ayun Pa, thảng như: Tôi nhớ một Ayun Pa trưa ấy/ Như nứt ra từ lùm dứa dại/ Những đứa trẻ ngập ngừng đủ giọng Bắc Trung Nam/ Như nở ra từ khói những cánh rừng/ Những đứa trẻ chân trần thập thò đen nhẻm/ Rồi chúng ùa vào tôi như buộc tôi vào/ Với đất đỏ nhà rông bản làng… (Hương Đình) hoặc như: Những chiều vàng mênh mang mây trôi/ Ayun Pa cứ rộng dài bất tận/ Xanh và xanh một màu no ấm/ Gió ngập đồng sóng vỗ cao nguyên (Phạm Đức Long) hoặc nữa: Em rót vào trưa nay một vầng trăng ướt/ Ayun Pa nắng thoảng mơ hồ/ Cơn gió mỏng như một cang rượu chót/ Lúa xanh ngoài sông xa… (VCH). Ngay những câu thơ này thôi, ta cũng bắt đầu nhận ra sự đa văn hóa ở vùng đất này – một điều tiên quyết để phát triển. Sự đa văn hóa ấy vừa là động lực phát triển nhưng nó cũng sẽ phá vỡ sự phát triển hài hòa nếu ta áp đặt, duy ý chí. Cho đến bây giờ, tôi cho rằng, cái bản sắc Jrai dẫu chưa nổi bật ở Ayun Pa nhưng cũng chưa mất đi. Điều may là đấy. Tất nhiên không phải là cứ phải giữ tất cả những gì là bản sắc rồi ấn vào hiện đại, mà biết chọn lọc để nó toát lên cái hồn cái cốt trong sự hiện đại đương nhiên. Nên nhớ bây giờ ở các thành phố lớn thì các nhà hàng mà có nhà lá, có chiếu trải để khách xếp bằng ẩm thực, có chuối có dừa có cau trồng tự nhiên, có các thôn nữ áo bà ba phục vụ là các nhà hàng xịn. Chao ơi, ý thích của con người không biết đằng nào mà lần, nhưng có một điều tiên quyết, dù đấy là chốn ăn nhậu: Cái gì là hồn là cốt dân tộc thì không bao giờ mất, vấn đề là con người cư xử với nó thế nào thôi?

Từ Pleiku ngày xưa xuống Ayun Pa có khi mất cả ngày, giờ chỉ hơn một tiếng xe khách, thì Ayun Pa rõ ràng đã rất gần với trung tâm Gia Lai, nó xóa đi sự cách trở vốn dĩ khiến cho vùng đất tiềm năng này từng bị cô lập.

Và tôi cứ ước ao, sẽ có ngày được kể câu chuyện bên dòng sông ấy bằng văn chương, hoặc chí ít là một bộ phim tài liệu nghệ thuật…

Trưa mùng 5 Tết ấy, tôi mời thêm một ông kiến trúc sư nguyên là Chủ tịch thị xã Ayun Pa, một ông nguyên là Bí thư huyện Chư Sê láng giềng với Ayun Pa và một kỹ sư xây dựng. Chúng tôi ăn cá chốt nấu lá giang và nói chuyện về Ayun Pa, về Jrai và hẹn nhau một chuyến xuống đấy, sẽ ngồi tại bờ sông Ba ăn cá chốt. Một tiếng rưỡi đồng hồ, nhiều nhặn gì đâu so với cái thời ngồi thùng xe I-fa suốt cả ngày.

Và không chỉ thế, còn rất nhiều mới lạ, hấp dẫn từ Ayun Pa đang chờ…

VĂN CÔNG HÙNG

]]>
Cọ muối ngày xưa http://tapchisuckhoedoisong.com/co-muoi-ngay-xua-4776/ Thu, 19 Jul 2018 12:50:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-muoi-ngay-xua-4776/ [...]]]>

Sinh thời, khi nói về danh họa Bùi Xuân Phái, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, ông bạn cố tri của mình mắc phải một căn bệnh trầm kha: bệnh nhớ phố. Tri kỷ đánh giá về tri kỷ thì khó mà trật được. Phố hoài thai trong Phái nỗi nhớ mênh mang. Phố đi về trong từng hơi thở, nhịp đập con tim Phái. Phố reo vỡ ký ức trong mọi suy nghĩ Phái. Phố là bản lai diện mục của Phái và Phái chính là ảnh xạ tuyệt vời của những con phố cổ Hà Nội ẩm ướt, rêu phong.

Tôi dẫn lại câu chuyện trên cốt để nói một điều: cái tâm thức duy phố ấy của Phái không phải ngẫu nhiên mà có và càng không phải bất cứ ai muốn là đều thỏa mãn. Mã di truyền phố phường nguyên bản quyết định tâm thức Phái mãi thuộc về nơi chốn nó vốn thuộc về. Người không có gien phố phường như Phái có cố công bằng giời thì cùng lắm cũng chỉ đẻ ra những con phố theo kiểu check in mà thôi. Mã di truyền, gien giống nòi là tiếng nói đầu tiên và cuối cùng quyết định tài năng một con người.

Cọ muối ngày xưa

15 năm sống ở phố, thụ hưởng nền văn minh phố phường, tôi cứ ngỡ cái gã nhà quê trong tôi đã bị triệt tiêu hẳn bởi những cái cao vọng, ngạo nghễ, hào nhoáng của phố thị. Ấy là vì chưa cần nói đâu xa, chỉ mỗi việc sử dụng bếp gas, bếp từ, lò vi sóng để nấu nướng hàng ngày thay cho bếp củi ở thôn quê là tôi đã thấy khó cưỡng lắm rồi. Cưỡng thế nào đây khi mà yêu cầu về mức độ tinh tươm, sạch sẽ, vô trùng ở phố bao giờ cũng đặt lên hàng đầu? Phố tối kỵ sự nhôm nhoam. Mọi thứ nơi đây nhất nhất phải quy củ, chuyên môn hóa cao độ theo công năng sử dụng. Sống trong môi trường như vậy, tôi chẳng thể làm gì hơn ngoài việc tự đồng hóa mình, chấp nhận và coi sự thay đổi này là tất yếu.

Ấy vậy mà ngày nọ gã nhà quê thô vụng trong tôi bỗng nhiên trở về, vỡ ra tươi rói chỉ vì tôi gặp lại món cọ muối – một món ăn của người nghèo, ở nhà một người bạn. Từ giây phút ấy, tôi hiểu rằng, thì ra những gì có vẻ phố ở tôi thực chất là một dạng phố check in. Phố trong tôi chỉ là nơi đến, chứ chưa bao giờ là chốn về. Quê kiệm lời trong từng hơi thở đất đai, làng mạc mới là nơi chốn để gã nhà quê tôi ngưng lắng và rồi trở về với tiếng nói rất mộc của đồng quê, dân quê. Chả thế nên món cọ muối bình dân quê mùa ấy cứ ám ảnh lấy tôi là vì vậy!

Quê tôi nằm bên tả ngạn thượng nguồn con sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình. Cọ ở đấy tất nhiên không thể nhiều bằng đất Tổ Phú Thọ. Tuy vậy, dọc dài đôi bờ sông, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những dãy cọ cây cao lá tốt. Người dân trồng cọ không phải để ăn quả. Cọ được trồng với mục đích chính làm vật liệu lợp nhà, lợp chuồng bò, chuồng lợn, gà… thành ra không phải ai và lúc nào cũng có món cọ muối để ăn. Bởi cây cọ ăn được quả, quả ngon thì ít nhất phải là cây từ 24 lá trở lên, tương đương với 2 năm không chặt lá, vì mỗi tháng cây cọ đẻ đúng 1 lá. Sinh ra trong một gia đình cọ đầy đủ và sung túc như thế quả cọ mới bùi, béo, dẻo và không sượng, không sâu. Trong khi đó, mái tranh cứ độ 2 năm là phải thay mới, đúng với thời gian để cây cọ cho quả ngon nên lá thường xuyên bị chặt kiệt. Muốn có quả cọ ngon để ăn, người dân quê tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc chừa ra 1 – 2 cây mỗi lần chặt lá.

Cữ tháng 11, tháng chạp âm lịch là mùa quả cọ. Thuở ấy, quê tôi ai cũng nghèo. Vì thế, món cọ muối dân dã cũng trở nên quý, cứ phải ăn dè sẻn để ra giêng ngày rộng tháng dài còn có cái mà đưa cơm.

Cọ sau khi hái về, người chế biến lấy một lượng quả vừa phải bỏ vào cái rổ xảo rồi úp bên trên thêm một cái rổ hoặc cái mẹt và bắt đầu xóc. Mục đích của việc làm này là để quả cọ không bị văng ra ngoài trong quá trình xóc. Quả cọ bị lên – xuống, xuống – lên, xoay trái – xoay phải, lóc lộn tứ bề thì lựt hết vỏ. Số lượng quả cho một lần làm món cọ muối nhiều hay ít là do ở người chế biến quyết định. Thường thì khoảng 3 – 5 mẻ xóc là đủ cho một lần muối. Sau khi công đoạn loại bỏ vỏ cơ bản xong, người chế biến chỉ việc nhặt quả cọ thả vào xoong nước sôi liu riu đã đun từ trước trên bếp, tầm 70 – 800C để ỏm. Ấy là nói cho dễ định, chứ ít người máy móc đo. Trên thực tế, người chế biến thường thử bằng cách nhúng bàn tay vào nồi nước đang đun trên bếp mà thấy không bỏng, vẫn chịu được là vừa. Tiếp tục giữ nồi cọ ở nhiệt độ ấy thêm khoảng 10 – 15 phút nữa là quả bắt đầu chín. Sau đó, người chế biến đổ cọ ra rổ, chờ cho ráo nước thì mới tiến hành tách bỏ hạt và giữ lại phần cùi thịt của quả cọ. Công đoạn cuối cùng là cho phần cùi thịt này vào trong ang hoặc vại, rắc đều muối và ủ thêm 3 – 4 ngày là có món cọ muối để ăn cơm.

Cọ muối ngày xưaCọ là đặc sản của vùng trung du.

 

Cọ muối có vị chua chua, bùi bùi, ngậy ngậy… đảm bảo sẽ rất tốn cơm.

Miên man nghĩ về món cọ muối nơi thôn dã, tôi nhấc máy điện thoại gọi cho mẹ ở quê. Mẹ tôi bảo: “Giờ có ai đói nữa đâu mà ăn cọ muối!”. Ừ, quả thật là thế! Đời sống dân quê tôi đã sang một bước ngoặt. Cái ăn cái mặc không còn là nỗi lo. Thời kỳ ăn no mặc ấm, nhà tranh vách đất đã qua, thay vào đấy là ăn ngon mặc đẹp, nhà lầu xe hơi. Mà ăn ngon mặc đẹp chưa biết chừng cũng sắp qua rồi ấy chứ. Cứ nghe cách nói của mẹ tôi đủ biết món cọ muối của tuổi thơ tôi giờ trở thành ngày xưa mất rồi.

TRỊNH CHU

]]>
Như chạm vào ký ức http://tapchisuckhoedoisong.com/nhu-cham-vao-ky-uc-4704/ Thu, 19 Jul 2018 12:36:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhu-cham-vao-ky-uc-4704/ [...]]]>

Bà Ẩm có thể nói là thủy tổ của “nghề bán bún thang” ở Hà Nội. Số là vào thời kỳ những năm 1955 bà Ẩm nhận trách nhiệm từ chính tay người mẹ của mình. Trong khi các hàng ăn quốc doanh toàn chạy qua hàng thịt, thì bún thang của bà Ẩm lại đủ cả chất lẫn lượng. Thơm tho mùi tôm he, vừa có bún, có thịt lại thêm giò, trứng… tiếng lành đồn xa, hàng bún nổi như cồn. Tây hay ta cũng ghé quanh cái quầy bày hàng chỉ là cái chõng giát bằng tre, thêm một vài chiếc ghế dài bằng gỗ.

Ngày mang tiền về nhà 3 lần, đổ ra lồng bàn giữa nhà ngồi đếm. Càng ngày quán của bà càng đông khách, nhưng toàn khách quen, đa số là người sành, những mặt lạ hoắc đừng hòng bước vào. Thời điểm đó, nhiều người nói, chẳng qua là vì “trong xứ mù thằng chột làm vua”. Vả lại, nó có đầy đủ chất, nước dùng thơm, nhiều đạm, đầy đủ màu sắc và hương vị. Với một người ”thích đủ thứ”, như vậy là đúng tiêu chuẩn. Từ đó, anh hùng nhất khoảnh, bún thang bà Ẩm danh trấn giang hồ. Dân “bờ lờ” các vùng lân cận mỗi khi đổ hàng vào nội đô, sống chết thì cũng phải vào chợ làm bát bún thang rồi đi đâu thì đi.

Bún thangBún thang – Món ăn tinh tế đất Kinh kỳ.

Ngày xưa, cứ cái cữ nắng hanh, các bà, các mẹ lại mua củ cải tươi về phơi khô để muối với mắm ăn kèm bún thang. Thế mới có cái lệ “cuối năm ăn thang – đầu năm ăn cuốn” là vậy. Cứ tưởng tượng vào thời đó, giáp Tết là các bà, các mẹ, đã rộn ràng đi chợ Đồng Xuân hoặc ra phố Hàng Cân mua những đồ “hải vị” để chuẩn bị nấu món bún thang. Cái hương vị bún thang thì khỏi nói cũng hiểu, cứ ngửi thấy cái mùi đặc trưng của thứ nước dùng huyền ảo kia lan tỏa. Nó như một làn khói mê tơi làm ta mê muội, chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy quay quắt lắm rồi. Ngày nào cũng thấy người ta vặt lông những con gà sống thiến, giã tôm khô, rang đầu tôm, ninh nước dùng gà, chỉ nghĩ đến thôi đã phải nuốt không biết bao nhiêu nước bọt, rồi họ ngâm nấm hương, tráng trứng, thái giò, mỗi người mỗi việc, trong một cái sân nhỏ bé, xung quanh rất yên tĩnh, tĩnh đến độ, chỉ cần nghe thôi cũng biết họ đang làm đến công đoạn nào mà bụng cứ réo rắt thèm thuồng. Món ngon thì vùng miền nào cũng có, nhưng khi chấm phá, giao thoa với Tràng An nó mới trở thành một món ăn tinh túy, lưu lại cho muôn đời sau…

Chẳng thế mà thương nhớ mười hai của Vũ Bằng qua một đời người, nhưng đọc lại vẫn cảm được cái sự thương nhớ ấy. “Thời đó xa lắm rồi, nhưng vị ngon của bún thang thì không sao quên được. Thời gian cứ trôi qua, đời người đã từng ăn hàng ngàn vạn bát bún thang rồi.” Cho dù đi khắp cái lục tỉnh, thưởng thức nhiều món ngon “hải vị”, nhưng mỗi lần ngửi thấy cái mùi nước dùng thơm lừng mùi tôm, trông thấy thúng bún óng mềm, xung quanh là khay để gà xé, trứng, giò, củ cải khô muối, nấm hương, hành, răm,… thôi thì cũng đành dễ dãi với chính bản thân mình, ghé mông vào quán bún thang nào đó có trưng biển “thất truyền” chén tạm một bát cho thỏa nỗi nhớ nhung.

Người Hà Nội vốn dĩ đã cầu kỳ trong việc ăn uống, vào ngày quan trọng lại càng được chú trọng hơn, vì ngoài việc là món ăn, nó còn là bộ mặt của gia đình, dòng tộc. Nhà giàu hay nghèo đều có người phụ nữ “nội tướng”, nội trợ giỏi, khéo nấu ăn, nấu thành thạo từ bánh đúc riêu cua, bún thang… đến những món sơn hào hải vị.

Bởi vậy, món bún thang ra đời cũng dựa trên những cơ bản của món “thang” thời đó và ít nhiều cũng biến tấu từ món “mực nấu rối” mà thành. Nấu một món ăn tinh tế ở đất Kinh Kỳ đỏng đảnh như bún thang, thiếu một thứ gia giảm nào đó cũng không được và cũng không phải cứ đi chợ mua đủ nguyên liệu là có nồi bún thang ngon. Cái sự ngon, nó vốn dĩ rất “vi diệu”, ngon hay dở đều phụ thuộc vào cảm nhận mỗi người. Nhắc đến bún thang, quả là một món ăn thanh tao, đi vào lòng người, bởi ngày bao cấp, thực phẩm khó kiếm mà có đủ thứ để nấu bún thang thì cũng chỉ có những nhà tư sản hoặc con buôn mới có. Trong cuốn “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng cũng nhắc đến món “tả pín lù”, nước dùng cũng gần giống như món bún thang, dùng xương gà bỏ thêm đầu tôm, đầu mực, lại đập trứng, húp vào một miếng, nó cứ ngọt lừ đi trong cuống họng.

Như chạm vào ký ức

Gia vị hay thực phẩm vị gì để làm nên chuẩn bún thang? Câu trả lời đều na ná như nhau. Xưa kia các cụ nấu món “thang” thì cầu kì lắm, nó tổng hòa của nhiều nguyên liệu lại với nhau, xương bay lợn, cổ gà bỏ da hay luộc cùng con gà vào trong nồi, thêm đầu tôm he, sá sùng, mực khô, hành nướng, mắm, muối ủ cà cuống… cùng là nguyên liệu như nhau, nhưng cái sự tinh tế vẫn nằm ở khẩu vị và độ tinh tường của người nấu. Gia giảm gia vị bao nhiêu, cái gì trước cái gì sau đều rất quan trọng. Nhiều người thường so sánh món bún thang với các món chan nước khác, tôi nghĩ, bún thang là một món đòi hỏi người nấu ngoài việc được cụ hay bà truyền lại thì cũng phải hiểu các đặc tính của món ăn này. Ăn bún thang thì nước dùng phải nóng giãy lên. Bún chần kĩ, từng sợi bún trên chiếc bát chiết yêu nhỏ vừa, rồi gà xé, trứng tráng, giò thái chỉ, ruốc tôm, củ cải héo muối, hành răm thái nhỏ li ti, nước dùng vừa trong vừa ngọt nhưng không béo, đặc biệt không cho nấm hương vào nồi nước dùng, mà chỉ ngâm cho mềm nấm rồi thái mỏng “thêm mắm tôm, cà cuống như 2 loại gia vị thần kỳ”, làm cầu nối để đẩy vị bát bún thang đến một cảnh giới “danh bất hư truyền”. Trong cái thanh của nước dùng lại có vị thơm thoang thoảng của mùi tôm, vị mặn mòi của mắm tôm, hơi cay tê của cà cuống, thi thoảng lại va phải miếng củ cải giòn, vừa múc miếng nước dùng vừa cảm nhận cái mùi thơm của khói của bếp củi, chết thật ngon đến thế là cùng. Chẳng thế mà nhiều người cứ thần tượng món bún ấy có một bí kíp gì đó ghê gớm y như tiểu thuyết của Kim Dung vậy!

Việt Nguyên

]]>
Trai, hến – món ăn giàu dinh dưỡng, giải nhiệt hè http://tapchisuckhoedoisong.com/trai-hen-mon-an-giau-dinh-duong-giai-nhiet-he-4501/ Thu, 19 Jul 2018 12:03:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trai-hen-mon-an-giau-dinh-duong-giai-nhiet-he-4501/ [...]]]>

Đông y cho rằng, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm long đờm, chống nôn, tiêu đờm, tan hạch.

Cũng theo Đông y, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường, cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Đời Tống, Nhật hoa chư gia bản thảo có lời bàn rằng thịt trai có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.

Theo thống kê của Học viện đo lường quốc gia, Đại học Flunder, Úc, vào năm 2010, 100g thịt trai cung cấp khoảng 172 calo, 16 – 22g protein, 2,3g chất béo (1,2g chất béo không bão hòa đa, 0,3g chất béo không bão hòa đơn), 5 – 6g cacbohydrates, 314 – 353mg natri, 3,0mg sắt, 270mcg iốt, 96mcg selen, 1150mg axít béo Omega-3, 2,27mg kẽm, 20,4mg B12.

Trai, hến - món ăn giàu dinh dưỡng, giải nhiệt hèCơm hến

Ngoài ra, còn có mangan, phốt pho, kẽm và một lượng nhỏ canxi cùng vitamin C.

Sắt: cứ 100g thịt trai cung cấp khoảng 37% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nam giới và 16,6% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nữ giới mỗi ngày. Sắt cùng với vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và điều chỉnh quá trình tái tạo tế bào hồng cầu mới cho cơ thể. Bên cạnh đó, B12 giúp cho hệ thần kinh hoạt động một cách bình thường, giữ vai trò nhất định trong sự tổng hợp nên DNA và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

Kẽm: 100g thịt trai có chứa 2,27mg kẽm, đáp ứng 20% nhu cầu về kẽm của cơ thể nam giới và 28% đối với cơ thể nữ giới mỗi ngày. Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Kẽm còn có tác động tới khả năng về vị khác và khứu giác của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tác động đến sự tiết hoóc môn sinh dục ở nam giới. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ kém giúp cho nam giới duy trì “phong độ phòng the” của mình.

Trai, hến Cháo trai sông

Axít béo omega-3: loại axít béo không chỉ có khả năng làm giảm lượng triglyceride (mỡ trong máu) mà còn có khả năng làm chậm lại sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ, giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Selen, magiê và canxi: cùng với kẽm, selen đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên các hợp chất chống oxy hóa chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở con người. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Magiê và canxi góp phần củng cố sức khỏe của xương. Bên cạnh đó, Magiê còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở tế bào.

DHA và EPA: DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenoic acid) 2 loại axit béo này giúp cải thiện năng lực của não bộ và giảm  thiểu nguy cơ viêm  nhiễm ví dụ như là chứng viêm khớp.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

]]>