Món ăn thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 01:14:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Món ăn thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Món ăn thuốc từ bí đao, giải nhiệt ngày hè http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-bi-dao-giai-nhiet-ngay-he-2548/ Thu, 19 Jul 2018 01:14:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-bi-dao-giai-nhiet-ngay-he-2548/ [...]]]>

Bí đao có protein, chất đường bột, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin B1, B2, PP, C… Theo Đông y, bí đao vị ngọt tính mát, không độc. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát lợi tiểu tiêu thũng. Sau đây là một số món ăn thuốc từ bí đao.

Canh bí đao uất kim: bí đao 30g, uất kim 20g, hành 20g, muối 3g, gừng 15g, dầu vừng. Gọt vỏ bí đao, bỏ ruột, rửa sạch, cắt thành miếng 2x4cm, ngâm nước cho mềm. Uất kim thái miếng mỏng. Xắt khúc hành, đập gừng, cho uất kim, bí đao vào nồi, đổ nước vào, cho rượu vang, gừng, hành vào đun sôi bùng lên, sau nhỏ lửa đun 40 phút. Cho muối, dầu vừng vào là được. Ngày ăn 1 lần vào bữa cơm. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu phù, khô miệng khát nước, béo phì. Lưu ý: người bị tiêu chảy kiêng ăn.

Canh bí đao nấm hương: bí đao 100g, nấm hương 150g, gừng 5g, hành 8g, dầu vừng 25g, muối 2g, hồ tiêu bột 3g. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng dài 4cm – dày 2cm; nấm rửa sạch, bỏ chân, cắt miếng chừng 4cm, thái gừng, thái hành. Đặt nồi lên bếp, cho lượng nước vừa phải, thả gừng, hành vào đun sôi, cho nấm hương, bí đao vào đun chín, nêm muối, tiêu bột, dầu vừng vào khuấy đều là được. Ăn vã hoặc ăn kèm với cơm. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, hóa đàm. Thích hợp cho người viêm dạ dày mạn, viêm thận, tiểu tiện không thông, cảm nắng, sốt cao.

Canh bí đao đậu đỏ: bí đao 300g, đậu đỏ 50g, muối 5g, gừng 15g, hành 20g, rượu 20g. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ. Đậu đỏ nhặt sạch, vo sạch. Xắt hành nhuyễn, đập dập gừng cho đậu đỏ vào nồi, cho gừng, hành, rượu, nước vừa đủ. Đặt nồi lên bếp đun sôi, hầm nhỏ lửa 50 phút rồi bỏ bí đao vào đun chín, nêm muối vừa ăn. Ngày ăn 1 lần với cơm. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng. Dùng cho người bị tỳ hư, phù nề ở phụ nữ có thai. Lưu ý: người bị tiêu chảy không nên ăn.

Canh bí đao rong biển: bí đao 100g, rong biển 50g, đậu phụ 100g, muối tinh 3g, gừng 3g, hành 3g, hạt tiêu bột 2g, dầu vừng 15g. Gọt vỏ bí, bỏ ruột, rửa sạch, cắt thành từng miếng  2x4cm. Rửa sạch rong biển, thái nhỏ, đậu phụ thái miếng nhỏ. Cho rong biển, bí đao, cho nước, gừng nấu khoảng 30 phút. Sau đó cho đậu phụ, hành, muối, dầu vừng, đun tiếp nhỏ lửa 10 phút nữa là được. Ăn với cơm. Tác dụng: tiêu đờm, chống tắc nghẽn, lợi thủy, nhuận tràng, thông tiện. Thích hợp với người bị u nhọt, tiểu tiện không thông, táo bón. Lưu ý: người đái tháo đường kiêng ăn.

Cháo bí đao – lươn: bí đao lượng thích hợp, lươn 1 con (khoảng 500g). Lươn rửa sạch, cùng bí đao nấu cháo, ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: kiện tỳ, lợi thủy. Trị phù thũng do suy dinh dưỡng.

Cháo bí đao ý dĩ: ruột bí đao 20 – 30g, ý dĩ 15-20g, gạo 100g. Đem 3 vị trên rửa sạch, ruột bí đao nấu lấy nước, bỏ bã, cùng hai vị kia nấu cháo, ngày ăn 2-3 lần. Tác dụng: kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm, trị ho có đờm.

BS. Phó Đức Thuần

]]>
Món ăn thuốc từ cua đồng http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-cua-dong-1849/ Wed, 18 Jul 2018 03:47:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-cua-dong-1849/ [...]]]>

Cua đồng là món ăn quen thuộc trong những ngày hè, cũng là vị thuốc quý phòng trị bệnh rất hiệu quả. Đông y cho rằng cua vị mặn, tính mát, tác dụng bổ xương tủy, thông huyết ứ, khử nhiệt tà, bớt buồn phiền, trừ mụn nhọt, ghẻ lở…

Thành phần dinh dưỡng: trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin… Dưới đây là một số món ăn bài thuốc từ cua đồng:

Chữa trẻ em còi, gân xương yếu: thịt cua đồng 100g, bột bắp tươi 100g, lòng trắng trứng gà 1 quả, thịt gà, nước luộc gà, gia vị hành, mắm muối vừa đủ nấu súp ngô cua ăn tuần vài lần. Cua tác dụng bổ xương tủy. Bắp bổ tỳ vị, lợi ngũ tạng. Món này rất tốt cho trẻ em còi, chậm lớn, người già xương yếu, nhức mỏi, người suy nhược mới ốm dậy ăn kém…Canh cua đậu phụ ngon bổ mát, chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt do âm huyết hỏa vượng, người gầy khó lên cân.

Canh cua đậu phụ ngon bổ mát, chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt do âm huyết hỏa vượng, người gầy khó lên cân.

Chữa hoa mắt chóng mặt: thịt cua đồng 100g, đậu phụ 50g, cà chua 2 quả, hành hoa, mùi tàu, có thể thêm thịt băm, gia vị vừa đủ nấu canh riêu cua ăn tuần vài lần. Cua tác dụng bổ xương tủy, thông huyết. Đậu phụ giúp tư âm, bổ huyết, thanh hỏa. Cà chua giúp dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt. Các vị hợp thành món canh ăn ngon bổ mát chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt do âm huyết hỏa vượng, người gầy khó lên cân.

Chữa ho tức ngực nhiều mồ hôi: thịt cua đồng 100g, hoa bí 150g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. Cua tác dụng bổ mát thông huyết ứ, khử nhiệt tà. Hoa bí giúp thanh nhiệt, mát phế, kiện tỳ, tiêu đàm, liễm mồ hôi. Món canh cua bông bí bổ mát trị chứng nội nhiệt nhiều mồ hôi, ho khan tức ngực. Món này còn giúp giảm được chứng tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch.

Chữa chứng phiền nhiệt khó ngủ: thịt cua đồng 100g, hoa lý 150g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên. Cua tác dụng bổ thông huyết ứ, trừ phiền nhiệt. Hoa lý giúp dưỡng tâm, an thần dễ ngủ, tiêu viêm, nhẹ người. Món canh vừa thơm ngon mát trị phiền nhiệt khó ngủ và trẻ em chậm lớn, người lớn ăn ngủ kém.

Chữa chứng nóng nhiệt mùa hè: thịt cua đồng, rau đay, mướp hương, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên. Rau đay bổ mát nhuận tràng, lợi tiểu, trợ tim. Mướp thanh nhiệt, tiêu viêm, sinh tân dịch. Đây là món canh bổ mát dùng rất tốt phòng trị bệnh mùa hè.

Chữa đau nhức sang thương huyết ứ: thịt cua đồng 100g, rau rút 100g, rau đắng 100g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên. Cua có tác dụng bổ xương tủy, thông huyết, mau liền xương. Rau rút lợi gân cốt, mát gan, giải nhiệt, an thần. Rau đắng bổ mát tâm huyết, lợi cơ khớp…

Lương y Nguyễn Văn Sáu

]]>
Món ăn thuốc từ quả thanh long http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-qua-thanh-long-1809/ Wed, 18 Jul 2018 03:46:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-qua-thanh-long-1809/ [...]]]>

là món ăn vị thuốc phòng trị bệnh tiểu đường, thống phong, huyết áp, mập phì…

Theo dược tính hiện đại, trong 100g trái thanh long, phần ăn được cung cấp 85 – 87g nước; 1,1g đạm; 0,0g chất béo; 11,2g đường chung; 0,59g tro; nhiều vitamin và chất khoáng: 0,011mg vitamin A; 3mg vitamin C; 2,8mg vitamin PP; 10,2mg canxi; 6,07mg sắt; 27,5mg photpho; 27,2mg kali; 2,9 mg natri; cung cấp 40 – 60 calo. Quả chín thanh long chứa nhiều chất nhầy pectin, chất xơ hoà tan và chất xơ không tan cellulose đều là chất có tác dụng phòng trị bệnh táo bón, béo phì, xơ vữa động mạch, viêm ruột kết… rất hiệu quả. Thanh long còn là trái cây có chứa lượng đường thấp, giàu ma-nhê, nhiều vitamin và khoáng chất, lại ít năng lượng (40 – 60 calo) sinh nhiệt thấp, vậy nên ăn thanh long thường xuyên rất tốt cho người tiểu đường, người mập phì nóng nhiệt, đang cần giảm cân.

Sau đây là một số món ăn bài thuốc dược thiện phòng trị bệnh từ quả thanh long dễ chế biến sử dụng ăn rất ngon phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Chữa táo bón kinh niên: Thanh long 200g, đu đủ chín 50g, thêm sapoche 50g, chuối 50g cắt thành miếng cho vào ly cho thêm đường cát, hoặc sữa cho tủ lạnh ăn ngày 1 – 2 lần.

Chữa tiểu đường: Thanh long 200g, ổi chín 100g, xay sinh tố hoặc ép nước uống ngày vài lần.

Chữa gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì: Thanh long 200g, dứa chín 100g, làm sinh tố hoặc ép nước uống nhiều ngày.

Chữa bệnh thống phong, gút: Thanh long 100g, dưa leo 100g cắt nhỏ cho thêm đường cát ăn hoặc ép nước uống nhiều ngày.

Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt “do can hoả vượng”: Thanh long 200g, dưa hấu chín 100g cắt lát, dâu tây 50g xắt lát, làm sinh tố hoặc ép nước uống ngày 1 – 2 lần.

Chữa viêm đại tràng rối loạn tiêu hoá: Thanh long 100g thái thành miếng. Yaourt 1 hũ cho vào ly trộn thêm ít đá ăn ngày vài lần.

Chữa ho khan (viêm phế quản): Hoa thanh long tươi 4 – 5 cái tươi nấu canh với thịt heo hoặc sắc uống.

Lưu ý: thanh long có vị chua tính mát nên người tỳ vị hư hàn, đang đi cầu phân lỏng, đầy bụng, dùng hạn chế hoặc không nên dùng.

Lương y: Phan Thị Thạnh

]]>
Món ăn thuốc phòng chữa loãng xương http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-phong-chua-loang-xuong-1802/ Wed, 18 Jul 2018 03:46:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-phong-chua-loang-xuong-1802/ [...]]]>

Về trị liệu, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, tập khí công dưỡng sinh, người xưa cũng sử dụng nhiều món ăn – bài thuốc độc đáo. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Thể thận dương hư: người bệnh có biểu hiện đau lưng tê mỏi dọc xương hai chân, đứng lâu bệnh tăng, chân không ấm. Nên dùng các món:

Tôm xào bắp non: tôm lột 100g, bắp non 100g, đậu hà lan 50g, đậu rồng 50g, thêm gia vị dầu hào, bột nêm vừa đủ hầm ăn tuần vài lần.

Canh hến rau ngót: thịt hến 100g, rau ngót 150g, hành tím 2 củ, gia vị gừng nướng, tiêu bột nêm vừa đủ nấu canh ăn.

Ngọc dương tiềm thuốc: ngọc dương 1 cái 50g; thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, trạch tả, phục linh, đỗ trọng, cẩu kỷ mỗi vị 12g hoặc hơn; nhục quế 6g, phụ tử 6g, gia vị gừng hành vừa đủ tiềm ăn.

Ngoài ra, cần tăng cường ăn các món hầm xương động vật; các loại tinh hoàn gà, vịt, dê, bò và tắc kè, cá ngựa, tôm cua cá nhỏ đều tốt.

Thể thận âm suy: người bệnh có biểu hiện như đau mỏi các đầu khớp xương tay chân, người nóng trong, miệng khô tiểu vàng. Nên dùng các món sau:

Bún riêu cua: thịt cua đồng 100g, đậu phụ 50g, xương giò heo 100g, hành củ 20g, gia vị bột nêm mắm muối nấu chín, khi ăn múc ra tô cho bún, cho nhiều rau thơm, giá đậu ăn nóng.

Cật lợn xào hoa lý: cật lợn 100g thái lát, hoa lý 150g, rau hẹ 50g, thêm gia vị gừng mắm muối vừa đủ xào ăn.

Lẩu đuôi bò: đuôi bò 100g, củ cải 50g, khoai môn 50g, cà rốt 50g, rau mùng tơi 40g, thêm gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn.

Cật lợn hầm thuốc bắc: cật lợn 1 cái 60g  bổ đôi làm sạch; hoài sơn, sơn thù, đan bì, trạch tả, phục linh, thục địa, đương quy, cẩu kỷ mỗi vị 14g hoặc hơn, thêm gừng, hành gia vị tiềm ăn.

Ngoài ra, tăng cường ăn bổ mát giàu canxi như đậu đen, mè đen, đậu mè ngũ cốc còn nguyên vỏ lụa và khoai lang, khoai sọ, khoai từ, trái cây như dâu, bơ, chuối…

Thể tỳ thận khi hư: người bệnh có biểu hiện khớp xương chân tay nhức mỏi tê lạnh, người nặng nề, vốn ăn ngủ kém. Nên dùng các món:

Gà ác tiềm hạt sen: gà ác 1 con làm sạch; hạt sen 40g; cẩu kỷ, nấm mèo, lá ngải tươi mỗi thứ 20g; thêm gừng, tiêu, gia vị, mắm muối vừa đủ hầm ăn.

Xương chân dê hầm đậu xanh: chân dê 4 cái nướng chín, làm sạch cắt khúc 200g, đậu xanh 100g, lá ngải 30g, hành tiêu, gia vị vừa đủ hầm ăn.

Lương y Phan Thị Thạnh

]]>
Các món ăn thuốc chữa nôn khi có thai http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-mon-an-thuoc-chua-non-khi-co-thai-913/ Wed, 18 Jul 2018 02:36:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-mon-an-thuoc-chua-non-khi-co-thai-913/ [...]]]>

Nôn là hiện tượng thai nghén hay xảy ra trong 3 tháng đầu khi có thai. Nguyên nhân có thể do sự rối loạn nội tiết, thể dịch, giao cảm…; hay gặp ở thai phụ chửa trứng, sinh đôi hoặc do yếu tố thần kinh và tiêu hóa của từng người.

Trên lâm sàng chia làm 2 loại: nhẹ và nặng. Các phương pháp của Đông y có thể điều trị chứng nôn nhẹ và thời kỳ đầu của loại nôn nặng: nôn, mất nước, mạch nhanh. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc hỗ trợ trị chứng này.

Bài 1: Nước gạo nếp rang: gạo nếp 1.000g ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng, tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, thêm chút đường cho uống. Dùng cho thai phụ bị nôn ói như trào ngược dạ dày thực quản, thai nghén…

Bài 2: Cháo mạch môn: mạch môn tươi 50g, sinh địa tươi 50g, gừng tươi 50g. Cả ba thứ ép lấy nước. Gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, nấu cháo. Khi cháo gần chín cho 3 thứ nước ép trên vào khuấy đều là được. Dùng cho chị em bị nhiễm độc thai nghén nôn oẹ không ăn uống được.

Bài 3: Nước mía nóng: nước ép mía 100ml, đun cách thủy, ngày uống 3 lần. Dùng cho thai phụ nôn oẹ, nôn khan dai dẳng do nhiễm độc thai nghén.

Bài 4: Tô diệp ô mai chúc: tử tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Đem các dược liệu nấu lấy nước, bỏ bã; gạo đem nấu cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào, đun sôi. Ngày ăn 1 lần, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe dọa sẩy thai.

Bài 5: Nước lô căn hãm đường phèn: rễ sậy (lô căn) tươi 120g, đường phèn 50g. Lô căn đun cách thủy với 300ml nước, vớt bỏ bã, cho đường phèn, khuấy cho tan. Uống thay nước chè. Dùng cho bệnh nhân nôn ói do nhiễm độc thai nghén.

Bài 6: Canh bí đao hương phụ: bí đao 300 – 500g, hương phụ 12g. Bí đao gọt vỏ thái lát, cùng đem nấu canh, thêm gia vị thích hợp. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp nhiễm độc thai nghén, phù nề.

Bài 7: Trà táo gạo rang: táo tây 30 – 60g, gạo tẻ 30g. Táo rửa sạch để nguyên vỏ, thái lát. Sao vàng cả hai thứ trên và cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi uống thay trà. Dùng cho thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, nôn ói.

Bài 8: Yến sào, đỗ trọng hấp đường: yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính liều lượng thích hợp. Yến sào được ngâm nước sôi cho mềm, cắt miếng. Tất cả cùng nấu trong 0,5 – 1 giờ, bỏ đỗ trọng, ăn yến sào và uống nước. Dùng cho thai phụ ho nấc, nôn ói (có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu).

Lưu ý: Nếu thai phụ bị nôn nặng, nhiễm độc thần kinh, nhiễm độc toan do mất nước và mất điện giải nặng phải được chữa trị bằng y học hiện đại.

Lương y Thảo Nguyên

]]>