mỡ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:40:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mỡ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh phổi kẽ – Mối nguy ngày rét http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-phoi-ke-moi-nguy-ngay-ret-13798/ Sun, 05 Aug 2018 05:40:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-phoi-ke-moi-nguy-ngay-ret-13798/ [...]]]>

Bệnh phổi kẽ là gì?

Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Tổn thương gây sẹo tiến triển ở phổi không hồi phục, nên bệnh nhân ngày càng khó thở. Bệnh thường tăng nặng trong những ngày giá rét.

Ai dễ mắc bệnh phổi kẽ?

Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ gồm các đối tượng sau đây: người đã và đang mắc một trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, Lupus, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi, nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kẽ, người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào…

ton-thuong-benh-phoi-ke-tren-phim-chup-cat-lop

Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp

Những người do nghề nghiệp hoặc bị ảnh hưởng của môi trường sống, tiếp xúc lâu dài với một số chất độc hại như hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo… Hít phải các chất hữu cơ như bụi ngũ cốc, mía đường, bụi nấm mốc. Bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ, dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh… Tuy nhiên, vẫn có bệnh nhân tự nhiên mắc bệnh mà không thể biết rõ nguyên nhân.

Phát hiện và điều trị bệnh phổi kẽ như thế nào?

Làm sao phát hiện bệnh?

Bệnh nhân và những người trong nhóm dễ mắc bệnh nói trên, nếu tiến triển sang bệnh phổi kẽ sẽ có các biểu hiện như sau: khó thở và ho khan thường là dấu hiệu ban đầu, khó thở ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay vận động thể lực mức độ vừa và nặng. Thường xuyên ho khan và thở khò khè kèm theo đau ngực. Khi bệnh đã tiến triển thời gian lâu, móng tay bệnh nhân có đường cong trên các đỉnh gọi là dấu hiệu (club). Nhìn chung các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân ngày càng bị khó thở, sau đó khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo, ăn uống, đi lại.

mong-tay-co-duong-cong-trong-benh-phoi-ke

Móng tay có đường cong trong bệnh phổi kẽ

Nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị khó thở là do bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Ở người bình thường, khi thở các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở. Còn ở bệnh nhân viêm phổi kẽ, khi đã bị sẹo, hay tình trạng xơ hóa phổi, thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi và co giãn của nó bị hạn chế gây ra khó thở. Khi đó khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị thiếu ôxy.

Trên phim chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Nội soi phế quản thấy tổn thương giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Trong xét nghiệm chức năng phổi (PFTs) hoặc cho bệnh nhân tập thể dục thử nghiệm sẽ thấy các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nặng lên khi hoạt động. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi.

Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; bệnh gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết áp ở mạch máu phổi; tổ chức mô sẹo gây cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi, dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Điều trị rất khó khăn

Điều trị bệnh phổi kẽ thường rất khó khăn một khi các mô sẹo đã tiến triển không thể hồi phục. Để chống viêm nhằm giảm các triệu chứng bệnh cần dùng corticosteroid. Tuy nhiên, thuốc này rất khó cải thiện được chức năng phổi ở những bệnh nhân bị xơ hóa phổi. Trong khi không nên dùng trong thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, gây bệnh tăng nhãn áp, loãng xương, tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường, làm chậm lành vết thương, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dùng azathioprine kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ. Dùng ccetylcystein để làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Hoặc dùng anti – fibrotics để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Sử dụng ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp ở buồng tim phải cho bệnh nhân.

Bệnh nhân bệnh phổi kẽ cần tập thở với sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng khó thở. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Biện pháp cấy ghép phổi được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.

Phòng bệnh vẫn là quan trọng

Bệnh phổi kẽ là một bệnh tiến triển chậm nhưng ngày càng nặng, không hồi phục, điều trị rất khó khăn, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả gồm: bỏ hút thuốc, sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi… Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi. Những bệnh nhân đã trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh… cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Những vùng giá rét, bệnh nhân cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các triệu chứng bệnh tăng nặng.

ThS. Nguyễn Thế Minh

]]>
7 thói quen để có một giấc ngủ tốt http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thoi-quen-de-co-mot-giac-ngu-tot-13789/ Sun, 05 Aug 2018 05:39:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thoi-quen-de-co-mot-giac-ngu-tot-13789/ [...]]]>

Thế nhưng ngủ tốt cũng là một phần quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh.  Những thói quen sau sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và tốt hơn…

Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một giấc ngủ chất lượng là sự thống nhất của lịch trình giấc ngủ. Thời gian chính xác mà bạn thức dậy không quan trọng bằng việc giữ nó thường xuyên và tạo thành một thói quen. Thức dậy vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày khiến cho đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn được lập trình một cách hoàn hảo. Điều này cần phải thực hiện hàng ngày. Ngay cả với những ngày được nghỉ hay những ngày cuối tuần cũng không được ngủ nướng vì nếu không thói quen này vô tình phá vỡ lịch trình thức dậy đúng giờ của bạn.

Vì vậy, hãy cố gắng đi ngủ vào giờ nhất định và ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ đồng hồ/đêm và dậy đúng giờ.

7 thói quen để có một giấc ngủ tốtGiấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Sau khi thức dậy, ngoài việc tập thể dục, một trong những điều mà bạn nên làm là đi ra ngoài và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Việc này sẽ giúp nhịp sinh học của cơ thể hoạt động đúng hướng và làm tăng nồng độ serotonin, từ đó giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, tận hưởng một giấc ngủ sâu hơn và thức dậy tươi tỉnh hơn. Khoảng thời gian lúc sáng sớm là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời mát dịu và chứa nhiều vitamin D rất tốt cho cơ thể.

Nếu chúng ta có thói quen uống cà phê thì nên uống vào buổi sáng. Bởi chất caffein trong cà phê có thể phải mất từ 4-6 giờ mới thải trừ ra khỏi cơ thể bạn. Nếu sử dụng caffein quá muộn vào buổi chiều hoặc buổi tối chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

7 thói quen để có một giấc ngủ tốtKhông nên uống cà phê buổi tối dễ gây mất ngủ.

Không nên tập thể dục quá muộn

Hoạt động thể chất thường xuyên rất tốt cho giấc ngủ. Đối với những người bận rộn không có thời gian tập thể dục vào buổi sáng có thể tập luyện vào buổi chiều tối nhưng không nên tập thể dục quá muộn. Hãy kết thúc việc tập này ít nhất 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.Vì một trong những điều tự nhiên xảy ra khi chúng ta rơi vào giấc ngủ là nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống.  Việc tập thể dục có xu hướng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Quá trình để cơ thể hạ nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến thời gian mà chúng ta đi vào giấc ngủ…

Nên ăn một bữa ăn tối nhỏ và không ăn quá muộn

Ăn các bữa ăn lớn quá gần giờ đi ngủ làm cho cơ thể bạn có quá ít thời gian để tiêu hóa trước khi bạn nằm xuống giường đi ngủ. Thói quen này không chỉ phá vỡ giấc ngủ của bạn mà còn gây hậu quả lâu dài. Ví dụ gây đường cao trong máu làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường.

Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động theo chu kỳ giống như các hormon, áp lực máu, nhiệt độ cơ thể… Nếu bạn ăn quá muộn vào ban đêm, cơ thể bạn sẽ không phản ứng theo cách thông thường, sẽ gây ra các rối loạn, trong đó có giấc ngủ.

Tắt các thiết bị gây âm thanh trước khi đi ngủ

Một giờ trước khi ngủ, hãy tắt tivi, máy tính và chuông điện thoại để cơ thể được thoải mái và thư giãn. Nếu nói chuyện điện thoại hay xem tivi… làm cơ thể phóng thích hormon, nó có tác động tương tự lên cơ thể khi bạn bị căng thẳng. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng ánh sáng màu xanh phát ra điện thoại của bạn sẽ ức chế melatonin – một hormon có liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Vì vậy, cần phải tắt các thiết bị âm thanh, điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ và không bao giờ sử dụng các thiết bị này khi bạn còn đang ở trên giường.

Nên đi ngủ trước 11 giờ đêm

Hãy cố gắng kết thúc công việc trước 11 giờ đêm để lên giường tận hưởng giấc ngủ ngon lành, chắc chắn bạn sẽ thấy khỏe mạnh và hạnh phúc, yêu đời hơn rất nhiều. Ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người. Lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp bạn làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày hiệu quả hơn. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Bạn sẽ dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu… và dễ rơi vào tình trạng mất ngủ.

 

Nguyễn Thanh Phúc

((Theo time))

]]>
Phương pháp mới cho bệnh vẩy nến http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-cho-benh-vay-nen-13785/ Sun, 05 Aug 2018 05:38:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-cho-benh-vay-nen-13785/ [...]]]>

Đây là một rối loạn thường gặp với 2-3% dân số trên toàn thế giới, một số trường hợp gây ra những biến chứng ở móng tay và các khớp cũng như các tổn thương trên da.

Yếu tố di truyền cũng như các yếu tố kích thích đóng một vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh vảy nến rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là vảy nến thể mảng, đặc trưng bởi các tổn thương dạng ban hồng, nổi sần hình tròn hoặc hình bầu dục, bao phủ bởi lớp vẩy màu trắng bạc. Mặc dù các tổn thương có thể khu trú ở bất kì vùng nào trên bề mặt da, các vị trí thường thấy là khuỷu tay, đầu gối, da đầu và vùng thắt lưng – cùng và đối xứng hai bên.

Các biểu hiện tại da của bệnh vảy nến có thể khác nhau về hình thái và mức độ và việc điều trị nên được thay đổi cho phù hợp. Điều trị tại chỗ bệnh vảy nến đã được giới hạn với corticosterois, các dẫn xuất của vitamin D, axit salicylic, các axit gốc α-OH, thuốc mỡ anthralin, kem làm mềm da, bột hắc ín, các retinoid, các thuốc ức chế miễn dịch, và các liệu pháp điều trị kết hợp.

Giáo sư Tiến Sĩ Michael Tirant tại Hội nghị Da liễu Đông dương và Hội nghị Da liễu Cấp cao Thế giới tổ chức tại Hà nội tháng 12/2017

Lựa chọn điều trị được xác định bởi mức độ bệnh và vị trí của bệnh vảy nến cũng như các tác dụng phụ, mong muốn và tuân thủ điều trị của bệnh nhân, và những khó khăn về tài chính. Cho đến nay các lựa chọn điều trị tại chỗ và toàn thân đều có sẵn, nhưng không có lựa chọn nào cho kết quả lâm sàng xuất sắc mà không kèm theo nguy cơ tác dụng phụ.

Hướng điều trị mới cho bệnh vẩy nến

Một nghiên cứu lâm sàng tại Rumani được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents, các tác giả đã nghiên cứu về tính hiệu quả của các sản phẩm tự nhiên Dr Michaels® (Soratinex®) trong điều trị tại chỗ ở một nhóm bệnh nhân bị vảy nến. Sáu mươi hai bệnh nhân (34 nam/28 nữ) đến từ Romani, độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi (trung bình: 52 tuổi) bị bệnh vảy nến thể mảng mạn tính mức độ nhẹ đến nặng đã được đưa vào nghiên cứu này.

Mỗi bệnh nhân được điều trị bằng một liệu trình ba pha các sản phẩm tự nhiên Dr Michaels® (Soratinex®), hai lần mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Thành phần bao gồm các loại tinh dầu Tinh dâu hạnh nhân, Dầu Jojoba, Dầu bơ, Tinh dầu cà rốt, Chiết xuất từ hoa cúc vạn thọ, Tinh dầu cam, Dầu mầm lúa mạch, Dầu hạt mơ, Tinh dầu hoa oải hương, Dầu cây đàn hương, Dầu cây hoắc hương, Cây phong lữ, Chiết xuất hoa hương thảo, Dầu thầu dầu, Tinh dầu cam chua…

Hình ảnh trước và sau 8 tuần sử dụng sản phẩm Dr Michaels® (Soratinex®)

Các sản phẩm này được bôi lên da và vùng da dầu bị tổn thương vảy nến, không bôi lên da mặt, da vùng sinh dục và các nếp gấp. Đánh giá các sản phẩm thử nghiệm dựa trên điểm PASI của mỗi bệnh nhân tại thời điểm tuần thứ 0,1,2,3,4,5 và 6. Các sản phẩm thử nghiệm không có hiệu quả với 5/57 bệnh nhân. Mười một người có cải thiện mức độ vừa (điểm PASI giảm 26-50%), 11 bệnh nhân có cải thiện tốt (điểm PASI giảm 51-75%) và 30 bệnh nhân có cải thiện vượt bậc (điểm PASI giảm 76-100%). 23% tổng số bệnh nhân xuất hiện viêm nang lông nhưng đã hết sau khi ngưng điều trị. Năm bệnh nhân xuất hiện ngứa và triệu chứng dần tự biến mất.

Các hiệu ứng của sản phẩm được đánh giá là không có khác biệt bởi 44% bệnh nhân, là tốt bởi 40% và rất tuyệt vời bởi 16% số bệnh nhân. 95% số bệnh nhân nói rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm thử nghiệm này bởi vì nó có hiệu quả và ít tác dụng phụ do đây là các sản phẩm tự nhiên. Trong nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi, ứng dụng tại chỗ của các sản phẩm từ thiên nhiên Dr Michaels® (Soratinex®) đã chứng minh đây là một lựa chọn điều trị tự nhiên có hiệu quả cho bệnh vảy nến.

(Theo Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents)

Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 81-83 Lò đúc, Hà nội và 87 Trần Não, TP. Hồ Chí Minh và áp dụng phương pháp Dr Michaels: sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh bạch biến và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.

Phương pháp Dr. Michaels do Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại những nước châu Âu, chứng minh giải pháp Dr. Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

]]>
Giải pháp mới cho người mắc bệnh chàm http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-moi-cho-nguoi-mac-benh-cham-13779/ Sun, 05 Aug 2018 05:38:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-moi-cho-nguoi-mac-benh-cham-13779/ [...]]]>

 

Viêm da cơ địa dị ứng (chàm), là bệnh viêm da mạn tính gây ngứa nhiều, thường tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Đây là bệnh ngoài da phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ ~ 90% dân số, trong đó có 8 – 18% trẻ em. Thường khởi đầu lúc trẻ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân của bệnh làsự kết hợp của nhiều yếu tố: di truyền, miễn dịch và môi trường. Trong viêm da cơ địa dị ứng, da phát triển các mụn nước trên nền hồng ban, đóng vảy dày và rất ngứa. Gãi nhiều sẽ làm da bị sưng phù, nứt nẻ, chảy nước, sần sùi và bội nhiễm vi khuẩn.

 

Biểu hiện bệnh chàm ở trên cơ thể

Biểu hiện bệnh chàm ở trên cơ thể

 

Chăm sóc viêm da dị ứng hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm ngứa, chống bội nhiễm vi khuẩn bằng cách kết hợp các loại thuốc kháng histamine, kháng sinh, steroide dùng tại chỗ và thuốc điều hòa miễn dịch. Ánh sáng cực tím UV cũng có thể được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh chàm dù chưa được FDA chấp thuận.

Crisaborole (phenoxybenoxaborole) là mộtloại thuốc mỡ không chứa steroide, được chỉ định bôi tại chỗ hai lần mỗi ngày, có tác dụng ức chế men phosphodiesterase 4B (PDE-4B) ở da. Khi tăng hoạt, men PDE-4B sẽ phóng thích TNFα (Tumor necrosis factor α), interleukin IL-12, IL-23 và các cytokines khác để tham gia vào quá trình hình thành, phát triển các triệu chứng ngoài da của bệnh chàm. Cơ chế tác dụng đặc thù của crisaborole trên viêm da cơ địa hiện vẫn chưa được xác định rõ.

FDA đã đồng ý cho sử dụng crisaborole điều trị viêm da cơ địa sau các thử nghiệm kiểm tra so sánh với giả dược được thực hiện trên 1522 bệnh nhân từ  2-79 tuổi.Kếtquả điều trị ghi nhận dựa theo sự thay đổi của  ISGA (Investigator’s Static Global Assessment) là chỉ số dùng để đánh giá mức độ bệnh lý của viêm da cơ địa dựa trên các hồng ban; sự xơ cứng/sự hình thành các sẩn; sự tiết dịch /đóng mài theo thang điểm mức độ nghiêm trọng tăng dầntừ 0-4. Trong số các đối tượng nghiên cứu, có38,5% bị chàm mức độ nhẹ, ISGA 2 điểm; 61,5% bị bệnh mức độ trung bình, ISGA 3 điểm.

Kết quả cho thấy crisaborole có đáp ứng tốt hơn so với giả dược.

Sau 28 ngày điều trị với crisaborole, các sang thương da đã được xóa sạch (ISGA = 0) hay gần xóa sạch (ISGA=1).

Trong nghiên cứu này, các phản ứng bất lợi được báo cáo của hơn 1% bệnh nhân dùng crisaborole là đau châm chích, nóng rát tại vị trí bôi thuốc [4% (N = 45)] so với giả dược [1% (N = 6)]. Tỷ lệ dừng nghiên cứu do phản ứng phụ là như nhau trong nhóm crisaboroleso với giả dược (1,2%). Các bệnh nhân dùng crisaborole đã không dùng thêm phương pháp điều trị nào khác.

Crisaborole và các chất chuyển hóa được bài tiết hoàn toàn qua thận. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là cảm giác đau châm chích, nóng rát tại chỗ bôi thuốc (1% -10%), mày đay tiếp xúc (<1%): bệnh nhân bị nổi hồng ban sưng phù và ngứa nhiều tại vị trí bôi thuốc, vùng da lân cận hay xa hơn. Trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra phản ứng quá mẫn. Bệnh nhân được khuyến cáo nên ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho Bác sĩ điều trị.

Nghiên cứu trên chuột và thỏ đang mang thai cho thấy không có tác dụng phát triển bất lợi được ghi nhận với crisaborole liều cao 3 – 5 lần qua đường uống, tương ứng với liều khuyến cáo tối đa ở người (MRHD). Chưa có dữ liệu về nguy cơ của crisaborole liên quan đến dị tật bẩm sinh haysẩy thai ở phụ nữ mang thai.

Tuynhiên, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ điều trị biết nếu có dự định mang thai, đang có thai hay đang cho con bú.

Crisaborole là thuốc bôi dùng ngoài da, được chỉ định điều trị bệnh chàm cho bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên, không được dùng thuốc ở mắt, miệng, hậu môn, âm đạo. Bôi thuốc 2 lần / ngày vào vị trí các vùng da bệnh.

Nên rửa tay sạch sau khi bôi thuốc, trừ khi bàn tay đang được điều trị. Đậy kỹ tube thuốc sau khi dùng và lưu trữ ở nhiệt độ 20 – 25o C.

Bác sĩ LÊ ĐỨC THỌ

(Theo FDA.gov)

]]>
Cách tự tay làm 4 món mứt Tết đơn giản, hấp dẫn cho gia đình http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tu-tay-lam-4-mon-mut-tet-don-gian-hap-dan-cho-gia-dinh-4989/ Thu, 19 Jul 2018 13:13:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tu-tay-lam-4-mon-mut-tet-don-gian-hap-dan-cho-gia-dinh-4989/ [...]]]>

1. Mứt dừa

Mứt dừa vốn là món được nhiều người yêu thích nhất và cũng dễ thực hiện nhất. Món mứt này cũng dễ tạo màu, tạo mùi để có hương vị riêng, màu sắc bắt mắt theo  sở thích cá nhân của mỗi người.

Nguyên liệu:

– Dừa tươi bánh tẻ không quá non hay quá già.

– Đường kính

– Cách loại gia vị tùy theo sở thích như: Chanh leo, cam, cà phê, cacao hay trà xanh.

 

Cách làm:

Nạo dừa theo chiều ngang vòng quanh miệng quả để tạo thành các sợi dài, mỏng. Sau đó, ngâm vào nước lạnh và rửa nhiều lần để loại bỏ hết phần dầu dừa. Có thể ngâm dừa vào nước ấm để tiết kiệm thời gian.

 

Tiếp tục cho đường vào và ngâm tới khi đường tan hết. Nếu muốn có món mứt dừa đặc biệt với hương vị độc đáo, bạn có thể cho thêm các gia vị như cà phê, cacao để tạo màu nâu đen, nước cam hay nước chanh leo để tạo màu vàng nhạt, bột trà xanh cho màu xanh độc đáo hay nước gấc màu đỏ và nước atiso để tạo thành màu tím…

Sau khi đường tan hết, mang sên mứt dừa trên lửa nhỏ. Chú ý đảo đều tay cho đến khi nước đường khô gần hết. Tắt bếp và tiếp tục đảo cho đến khi dừa khô. Để nguội và bảo quản trong túi nilon hay hộp kín.

2. Mứt khoai

Mứt khoai là món khá lạ miệng, thú vị chắc chắn sẽ được nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu:

– 1kg khoai lang hoặc khoai sọ, khoai môn.

– 1kg đường

– Gừng

– Gia vị (nếu thích)

– Nước vôi trong hoặc phèn chua

Cách làm:

Khoai chọn củ to để có thể dễ tạo hình. Gọt sạch vỏ, thái lát vuông dài hoặc thái thành các lát mỏng. Rửa sạch nhựa và ngâm với nước vôi trong hoặc phèn chua khoảng 5 tiếng để giúp khoai giòn, ngon hơn, không bị nát khi sên.

Sau đó, rửa thật sạch, đập nhỏ gừng và cho vào ngâm cùng đường để tạo vị thơm. Nếu muốn có món mứt khoai độc đáo hơn, có thể thêm vani hoặc trà xanh hay các gia vị tự nhiên khác vào ngâm cùng.

Khi đường đã hoàn toàn tan hết và ngấm vào khoai có thể sên trên lửa nhỏ để nước đường cạn dần. Chú ý đảo đều tay cho đến khi cạn nước. Cuối cùng đổ mứt khoai đã sên ra mâm hoặc chảo lớn hơn để đường khô dần và bảo quản kỹ tránh để ẩm khiến mứt chảy nước.

3. Mứt gừng

Trong ngày đông lạnh món mứt gừng cay thơm lạ miệng được nhiều người yêu thích. Không những thế mứt gừng còn có tác dụng giảm ho, phòng cảm cúm và kích thích tiêu hóa rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

– Gừng tươi 500g

– Đường kính 500g

– Vani

– Nước cốt chanh

Cách làm:

Gừng chọn củ bánh tẻ không quá non hay quá già. Rửa sạch bẩn, cạo vỏ và thái miếng mỏng. Luộc sơ qua trong khoảng 2 đến 3 phút để bỏ bớt vị cay. Vắt thêm nước cốt chanh để miếng gừng trong hơn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể bỏ qua bước này hay lặp lại nhiều lần để điều chỉnh độ cay của gừng.

Uớp gừng với đường cho đến khi đường tan hết và đem sên. Đảo đều tay cho đến khi nước đường khô hẳn, để nguội và đem bảo quản kín.

4. Mứt cà rốt

Mứt cà rốt có màu sắc đẹp và vị ngon thường được dùng nhiều trong dịp Tết với mong muốn đem lại may mắn.

Nguyên liệu:

– Cà rốt 1kg

– Đường kính 1kg

– Nước vôi trong hoặc phèn chua

– Vani

Cách làm:

Cà rốt rửa sạch thái lát vừa ăn hoặc thái con chì vuông. Rửa sạch và ngâm vào nước vôi trong hoặc phèn chua trong vòng 3 giờ. Sau đó rửa sạch, chần qua nước sôi. Ứớp cà rốt với đường và vani cho đến khi đường tan hết.

Đem sên cà rốt trên lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi nước đường khô lại. Tắt bếp và tiếp tục đảo đều cho đến khi khô hẳn. Để nguội và bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín.

Minh Anh

]]>