mồ hôi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Sep 2018 05:30:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mồ hôi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tiết mồ hôi ban đêm và bệnh lao http://tapchisuckhoedoisong.com/tiet-mo-hoi-ban-dem-va-benh-lao-15793/ Wed, 05 Sep 2018 05:30:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tiet-mo-hoi-ban-dem-va-benh-lao-15793/ [...]]]>

Nếu thật sự như vậy thì chúng ta phải tầm soát tất cả người có triệu chứng này?

(Tất Thành Minh – Bình Phước)

Nhiễm lao là một nhiễm trùng thường gặp nhất liên quan đến tăng tiết mồ hôi ban đêm. Một số nhiễm trùng khác như viêm nội tâm mạc (viêm nhiễm của van tim), viêm tủy xương và ápxe cũng có thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi ban đêm. Chứng tăng tiết mồ hôi ban đêm cũng có thể là triệu chứng của nhiễm HIV.

Ngoài một số các bệnh nhiễm trùng gây tăng tiết mồ hôi vào ban đêm như vừa nêu thì còn rất nhiều lý do khác nên không phải ra mồ hôi nhiều ban đêm là kết luận bị lao. Tiết mồ hôi ban đêm cũng có thể là triệu chứng sớm của một vài loại ung thư. Loại ung thư thường gặp nhất gây ra chứng tăng tiết mồ hôi ban đêm là ung thư hạch bạch huyết (lymphoma). Tuy nhiên, những người có bệnh ung thư chưa được chẩn đoán thì ngoài tăng tiết mồ hôi ban đêm còn phải kèm theo những triệu chứng khác như giảm cân không có lý do và sốt. Uống một số loại thuốc nào đó cũng có thể dẫn đến chứng tiết mồ hôi đêm. Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc thường gặp gây ra tăng tiết mồ hôi đêm. Có khoảng 8 – 22% người dùng thuốc chống trầm cảm bị tác dụng tăng tiết mồ hôi đêm. Thuốc hạ nhiệt như aspirin và acetaminophen đôi khi cũng gây ra tăng tiết mồ hôi đêm. Có nhiều loại thuốc khác có thể gây ra cơn nóng phừng và tăng tiết mồ hôi đêm. Một vấn đề cũng hay gặp là đường máu thấp gây ra đổ mồ hôi, tất nhiên bất kỳ đêm hay ngày. Những người dùng insulin tiêm hoặc thuốc giảm đường huyết uống có thể gây ra tình trạng giảm đường huyết ban đêm và vì thế dẫn đến triệu chứng đổ mồ hôi đêm. Cơn nóng phừng hoặc tăng tiết mồ hôi có thể do một số bệnh về nội tiết, chẳng hạn như u tủy thượng thận, hội chứng carcinoid, cường tuyến giáp trạng.

Các chuyên gia còn liệt kê một số bệnh lý thần kinh có thể gây ra triệu chứng tiết mồ hôi ban đêm. Đây là những bệnh thần kinh không thường gặp, chẳng hạn như chứng tổn thương tủy sống, nang tủy sống sau chấn thương, tai biến mạch máu não, bệnh lý thần kinh tự động… gây tăng tiết mồ hôi và dẫn đến đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Cách khắc phục chứng ra mồ hôi tay http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-khac-phuc-chung-ra-mo-hoi-tay-15077/ Sun, 12 Aug 2018 15:33:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-khac-phuc-chung-ra-mo-hoi-tay-15077/ [...]]]>

Lòng bàn tay trơn ướt cả ngày do ra quá nhiều mồ hôi không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc mà còn làm cho tâm lý người bệnh lo ngại, băn khoăn, xấu hổ. Vì sao tay ra mồ hôi nhiều và làm cách nào để khắc phục là những điều khiến người bệnh đến với các bác sĩ chuyên khoa.

Những dấu hiệu

Không giống như những căn bệnh khác, ra nhiều mồ hôi tay rất dễ nhận biết nhờ những biểu hiện điển hình:

– Lòng bàn tay luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi ra nhỏ giọt.

– Da tay nhợt nhạt.

– Lòng bàn tay lạnh.

– Da bong tróc và lớp tế bào chết thường xuất hiện ở tay.

Cách khắc phục chứng  ra mồ hôi tay

Mồ hôi ra quá nhiều có thể dẫn đến  nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc gây kích ứng vùng da tay làm cho người bệnh vô cùng khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường khi vận động hoặc khi cơ thể đang phải tiếp xúc với nhiệt độ cao và đó cũng là cách hạ nhiệt của cơ thể trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu bị ra quá nhiều mồ hôi tay chân sẽ gây ra những khó chịu cho người bệnh.

Người bệnh cần phải tới các cơ sở chuyên khoa thần kinh hoặc nội tiết để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để được điều trị cho thích hợp

 

Với đặc điểm hễ đến mùa nắng nóng, tay chân ra rất nhiều mồ hôi còn đến mùa lạnh thì chân tay lại lạnh ngắt tạo cảm giác rất khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường, đồng thời dây thần kinh giao cảm còn gửi tín hiệu tới các mạch máu và làm cho mạch máu co lại, nên bàn tay bàn chân lạnh và ẩm ướt. Ngoài ra còn do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng cũng làm cho ra mồ hôi nhiều.

Biểu hiện của bệnh rất rõ rệt với lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ra mồ hôi nhưng cũng tùy từng người mà lượng mồ hồi tiết nhiều hay ít. Đổ mồ hôi nhiều làm ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin, đến hoạt động của cá nhân hay công việc. Hơn nữa, khi ra mồ hôi ở lòng bàn chân sẽ khiến chân có mùi hôi, tạo cảm giác khó chịu cho bản thân và những người chung quanh.

Những nguyên nhân

Mỗi khi cơ thể bị nóng do vận động hay uống nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc ăn những thực phẩm cay nóng thì mồ hôi ra ướt đẫm lòng bàn tay là điều bình thường. Bởi vì khi đó là lúc cơ thể đang làm mát và tự điều chỉnh lại thân nhiệt trở về thế cân bằng nhưng nếu mồ hôi tay đổ liên tục, mọi lúc mọi nơi thì đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm gây nên. Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi đến trường và khi lớn lên, ngoài việc ra nhiều mồ hôi tay còn có thể có tình trạng ra nhiều mồ hôi ở nhiều vị trí khác như: vùng nách, đầu mặt và bàn chân và mồ hôi càng ra nhiều hơn khi bị căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.

Ngoài ra, đổ mồ quá nhiều cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Bệnh cường giáp:  khi tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều năng lượng, tạo ra nhiều nhiệt và để thoát nhiệt thoát nhiều thì mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong bệnh cường giáp, ngoài đổ nhiều mồ hôi còn có một số biểu hiện khác đi kèm như run tay, tim đập nhanh, hay hồi hộp, trống ngực, mắt lồi, gầy sút, sụt cân nhanh trong khi ăn rất nhiều…

Thiếu hụt vitamin và các khoáng chất: kẽm, vitamin D hay canxi: do sử dụng  nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản nên gây ra thiếu hụt một số vitamin và các chất khoáng nên gây ra chứng đổ nhiều mồ hôi tay.

Nhiễm độc: khi cơ thể tiếp xúc với các chất độc có trong thực phẩm, nước và không khí, các chất độc này tác động đến cơ thể, thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều mồ hôi để đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát do mắc các bệnh nhiễm trùng như: lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản…

Điều trị như thế nào?

Để điều trị chứng ra mồ hôi tay cần phải kết hợp nhiều biện pháp, thế nhưng để chữa trị hiệu quả chứng ra nhiều mồ hôi tay, trước hết cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh vì khi tìm được nguyên nhân mới điều trị triệt để được. Do đó, khi phát hiện chứng ra nhiều mồ hôi tay, người bệnh cần phải tới các cơ sở chuyên khoa thần kinh hoặc nội tiết để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để được điều trị cho thích hợp.

Ngoài ra, đổ mồ hôi tay còn do nhiều yếu tố tác động từ stress, lo âu căng thẳng hoặc chế độ ăn uống hàng ngày. Để giúp giảm thiểu đổ mồ hôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu phộng, hàu, cua, thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá hồi hay gan động vật… và các thực phẩm như dâu tây, nho… có nhiều chất silic có thể giảm thiểu tình trạng ra nhiều mồ hôi tay và mùi hôi của cơ thể.

Lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu phộng, hàu, cua, thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá hồi hay gan động vật... và các thực phẩm như dâu tây, nho... có nhiều chất silic có thể giảm thiểu tình trạng ra nhiều mồ hôi tay và mùi hôi của cơ thể.

 

Uống nhiều nước để làm mát cơ thể. Nếu uống đủ nước, cơ thể sẽ không bị nóng và không cần phải thoát nhiệt nên không phải đổ mồ hôi để thoát khỏi cái nóng nữa vì lượng nước ở trong người đã đủ để giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ. Có thể uống các loại nước hoa quả mỗi ngày để làm giảm mồ hôi. Nhiều người quan niệm rằng, càng uống nhiều nước thì càng đổ nhiều mồ hôi.

Điều này là hoàn toàn sai lầm. Hạn chế thực phẩm cay nóng: cần giảm bớt các thực phẩm chứa nhiều gia vị như: ớt, tỏi, tiêu, hành và đồ uống chứa chất kích thích như caffein, rượu bia, thuốc lá trong chế độ ăn hàng ngày là một trong những cách để giảm mồ hôi tay.

Sử dụng phấn bột thay vì kem dưỡng tay hàng ngày, vì kem dưỡng tay có thể làm cho các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Thay vì sử dụng kem thì nên sử dụng các loại phấn bột để ngăn chặn mồ hôi tiết ra.

Căng thẳng là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi tay. Để giảm bớt mồ hôi tay, cần quản lý tốt cảm xúc của mình bằng việc thường xuyên tập yoga hay ngồi thiền

 

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Ra nhiều mồ hôi ở tay có cách nào điềutrị mà không cần phẫu thuật? http://tapchisuckhoedoisong.com/ra-nhieu-mo-hoi-o-tay-co-cach-nao-dieutri-ma-khong-can-phau-thuat-15060/ Sun, 12 Aug 2018 15:26:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ra-nhieu-mo-hoi-o-tay-co-cach-nao-dieutri-ma-khong-can-phau-thuat-15060/ [...]]]>

Tôi năm nay 24 tuổi, ra nhiều mồ ở bàn tay và có mùi hôi ở nách; tôi mất tự tin trong công việc. Vậy tôi xin hỏi có cách nào điều trị mà không phải mổ không?

(Tuệ Thanh – TP.HCM)

Đổ mồ hôi ở bàn tay, bàn chân và ra mồ hôi có mùi ở nách, hiện vẫn còn là vấn đề y khoa phổ biến, chiếm khoảng 3% trong dân số, ảnh hưởng sâu sắc lên chất lượng cuộc sống,  ảnh hưởng đến sinh hoạt  hàng ngày, trong làm việc, trong giao tiếp cũng như hoạt động nghề nghiệp.

Với ý nghĩa đó, cùng với những tiến bộ khoa học, Clostridium botulinum type A ra đời nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu và cũng như hiệu quả trong điều trị. Clostridium botulinum type A đã được sử dụng cách đây trên 20 năm, ngày nay với tên thương mại Dysport hay Botox, có nguồn gốc từ độc tố do vi khuẩn yếm khí gây ngộ độc thịt, có tên khoa học là Clostridium botulinum type A, nhưng đến tháng 4 năm 2002 mới chính thức được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép lưu hành và đến 2003 chính thức cho phép được được sử dụng Clostridium botulinum type A  trong điều trị. Thuốc được sản xuất tại Anh quốc và đưa vào sử dụng.

Ra nhiều mồ hôi ở tay có cách nào điềutrị mà không cần phẫu thuật?

Clostridium botulinum type A  có tác dụng là ngăn cản sự dẫn truyền xung động Acetylcholine của thần kinh. Từ cơ chế tác dụng trên, Clostridium botulinum type A  được ứng dụng để điều trị tăng tiết mồ hôi ở tay, chân và nách vùng trán, ót và ngực.

Về kỹ thuật tiến hành: với bàn tay, trước tiên được gây tê dây thần kinh giữa trước khi tiêm, xác định các điểm tiêm bằng cách dùng viết chì đánh đấu trên bàn tay, tiêm trong da để tránh lan xuống cơ, bằng kim 29 G,  tránh tiêm vào mút ngón tay, dùng bông áp chặc ngay khi rút kim để tránh thuốc mới tiêm bị chảy ra, tùy theo kích thước bàn tay mà chích từ 150 – 250 đơn vị cho mỗi bàn tay, 5 – 7 đơn vị /0,1ml cho mỗi điểm, thuốc được pha loãng trong 2,5ml dd NaCl 0,9%. Với nách, vùng rất ít đau nên thường không cần phải gây tê, cạo lông, xác định vị trí dọc theo chiều dài nách là 8 – 10 điểm cách nhau 1cm, và chiều dọc các điểm cách nhau 1,5cm, chích liều từ 150 – 200 đơn vị  mỗi bên và 5 – 7 đơn vị / 0,1ml mỗi điểm tiêm. Với lòng bàn chân, cũng được gây tê giống như lòng bàn tay trước khi tiêm, không tiêm vùng gót và phần thấp ngay dưới các ngón, lớp keratine dày. Liều dùng từ  250 – 300 đơn vị  mỗi chân và 5 – 7 đơn vị /0,1ml cho mỗi điểm tiêm.

Sau tiêm thuốc từ 3 – 7 ngày, người bệnh sẽ thấy sự tăng tiết mồ hôi giảm dần, với mũi tiêm lần đầu, hiệu quả có thể kéo dài đến 9 tháng, sau lần chích thứ hai có thể lên đến 1 năm. Qua nghiên cứu của Ibrahim Galadarl -2003, đã ghi nhận:

– 14/15 bệnh nhân hoàn toàn hết đổ mồ hôi 1 tuần sau khi tiêm.

– Kết quả này vẫn kéo dài cho đến 6 tháng.

– Không có tác dụng phụ.

– Clostridium botulinum type A là phương pháp an toàn, hiệu quả nhanh chóng cho điều trị đổ mồ hôi nách nhiều.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Cách ngăn chứng đổ mồ hôi tay http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-ngan-chung-do-mo-hoi-tay-13760/ Sun, 05 Aug 2018 05:34:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-ngan-chung-do-mo-hoi-tay-13760/ [...]]]>

Bàn tay ra mồ hôi có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường xuyên như bắt tay, mở cửa, viết, gõ máy tính và lái xe… Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp ngăn đổ mồ hôi tay.

Thay đổi lối sống

Tránh sử dụng các vật gây ra mồ hôi tay.Độ ẩm của bàn tay sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng các sản phẩm làm ngăn chặn luồng không khí lưu thông ở tay. Vì vậy, cố gắng tránh sử dụng găng tay khi không cần thiết. Bạn có thể sử dụng găng tay để giấu tay mồ hôi, nhưng điều này sẽ làm cho bàn tay đổ mồ hôi nhiều hơn do dễ làm tăng nhiệt độ bàn tay. Dầu mỡ rất hữu ích trong thời tiết khô ráo để giữ ẩm tay nhưng cũng làm cho nhờn da bàn tay. Do vậy, nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa dầu dừa và các loại dầu mỹ phẩm khác.

Thuốc chống ra mồ hôi trong nách cũng có thể kiểm soát được mồ hôi tay. Chất chống ra mồ hôi có chứa aluminum zirconium cho thấy rất hiệu quả. Có thể sử dụng thuốc chống ra mồ hôi có chứa aluminum chloride hexahydrate nhưng chỉ nên dùng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Cách ngăn chứng đổ mồ hôi tayRa mồ hôi tay nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

 

Mồ hôi bàn tay ra quá nhiều cũng có thể là do căng thẳng và lo lắng. Hãy thử các hoạt động chống stress như tập yoga và thiền định sẽ giảm các áp lực lên các tuyến mồ hôi. Nếu tay bị đổ mồ hôi trong khi suy nghĩ về một chủ đề cụ thể, nên tìm một giải pháp ngăn chặn hữu hiệu hoặc nói chuyện với một chuyên gia tư vấn tâm lý. Nếu bạn đổ mồ hôi vì lo lắng, hãy ngồi yên một chỗ yên tĩnh với đôi mắt nhắm, thở sâu và cố gắng thư giãn.

Các biện pháp tự khắc phục khi ra mồ hôi tay

Bạn có thể dễ dàng kiểm soát tay khỏi đổ mồ hôi bằng cách làm theo các biện pháp đơn giản dưới đây:

Rửa tay: Bàn tay ra mồ hôi không tự khô, do đó, bạn sẽ phải rửa chúng thường xuyên hơn để làm dễ khô. Rửa sạch tay khi lượng mồ hôi bắt đầu làm phiền bạn, sau đó lau khô chúng bằng một chiếc khăn.

Làm mát tay: Nhiều người bàn tay ra mồ hôi khi cơ thể nóng lên, vì vậy, làm mát chúng có thể là một biện pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả. Giữ bàn tay của bạn ở phía trước của một máy quạt hoặc máy điều hòa không khí để làm khô độ ẩm và làm chậm sản xuất mồ hôi.

Xát rượu hoặc dung dịch Hazel: có thể sử dụng bông tẩm rượu lau bàn tay để tạm thời làm khô mồ hôi tay. Witch hazel là một chất chiết xuất tự nhiên từ cây hazel và có thể được sử dụng thoa lên bàn tay. Việc sử dụng quá mức các chất lỏng vừa nêu có thể gây ra khô tay, do đó, chỉ nên sử dụng khi thấy cần thiết và không nên sử dụng thường xuyên hàng ngày.

Túi trà: Túi trà có chứa tanin – một chất trung hòa tự nhiên, có thể giúp ngăn ra mồ hôi tay. Chất chứa trong túi trà có tác dụng giảm ra mồ hôi tay bằng cách làm co lại các lỗ chân lông. Chuẩn bị trà đen ngâm trong một chậu nước nóng bằng cách sử dụng 1 lít nước với 5 túi trà và lấy túi trà ra sau 5 phút ngâm. Làm mát hỗn hợp và sau đó đặt ngâm bàn tay ít nhất nửa giờ mỗi tối.

Nước hoa hồng và giấm trắng: Nước hoa hồng là chất lỏng chiết xuất từ cánh hoa hồng và có sẵn trong các cửa hàng mỹ phẩm. Bằng cách kết hợp giấm và hoa hồng với nhau có thể làm tăng hoạt động chất làm se đậm đặc. Trộn hai chất vừa nêu với số lượng bằng nhau và chà xát hỗn hợp trên lòng bàn tay và cả bàn tay của bạn để ngăn ra mồ hôi.

Xoa tay các loại bột như tinh bột ngô, baking soda, bột talc là một trong những biện pháp ngăn chặn tay ra mồ hôi tay vì chúng có thể hấp thụ mồ hôi từ tay ẩm ướt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được ưa thích trong trường hợp đổ mồ hôi tay mức vừa phải. Trong trường hợp bàn tay ra mồ hôi quá nhiều, phương pháp này có thể tạo ra một lớp bột dính dày gây khó chịu cho làn da tay của bạn.

Can thiệp điều trị chứng đổ mồ hôi tay

Khác với các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà vừa nêu trên, có một số phương pháp điều trị có thể ngăn chặn chứng ra mồ hôi tay, bao gồm:

Ra mồ hôi tay nặng có thể được kiểm soát bằng cách tiêm Botoxum Toxin A (còn được gọi là Botox). Botox đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận để điều trị ra mồ hôi quá nhiều trong nách và cũng có thể được sử dụng cho tay và lòng bàn tay. Botox ngăn ngừa sự phóng thích của chất hóa học kích hoạt các tuyến mồ hôi.

Điện chuyển ion là phương pháp điều trị bằng cách dùng lực điện động để làm dịch chuyển ion của dược phẩm hoặc hoạt chất sinh học vào cơ thể dưới tác động của một dòng điện yếu qua da gọi là dòng điện galvanic.Phương pháp điện chuyển ion được áp dụng đầu tiên vào năm 1936 để điều trị tăng tiết mồ hôi. Từ năm 1982, được dùng trong khoa vật lý trị liệu để điều trị cho nhiều bệnh khác như viêm khớp, viêm mạc căng cân đùi…

Thuốc kháng cho linergic đường uống có thể ngăn chặn cơ chế kích hoạt tuyến mồ hôi nhưng không thích hợp cho mọi người vì thuốc kháng cho linergic có nhiều tác dụng phụ, bao gồm giảm thị lực, các biến chứng tiết niệu và tim đập nhanh.

Ngoài ra, còn có một số thủ thuật phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm hoặc cắt các tuyến mồ hôi để kiểm soát ra mồ hôi quá mức. Nhưng chỉ đề nghị phẫu thuật cho những trường hợp ra mồ hôi nặng và không đáp ứng với bất kỳ điều trị nào khác.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Hết hôi chân, cách gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/het-hoi-chan-cach-gi-13432/ Fri, 03 Aug 2018 15:32:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/het-hoi-chan-cach-gi-13432/ [...]]]>

Em năm nay 26 tuổi, bị bệnh tăng tiết mồ hôi, nhất là mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân. Vì vậy, nếu em đi giày thì chân rất hôi, thỉnh thoảng nổi mụn nước ngứa rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ bệnh này do đâu và chữa trị thế nào?

Ngô Văn Đông ([email protected]

 

Hết hôi chân, cách gì?

 

Ra mồ hôi là phản ứng bài tiết bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ra quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để giảm tiết mồ hôi có một số cách sau: Với người ra nhiều mồ hôi tay, chú ý thường xuyên rửa tay dưới vòi nước. Sử dụng một khăn tay nhỏ, hoặc giấy mềm để lau khô lòng bàn tay khi thấy mồ hôi và lau khô tay trước khi bắt tay người khác; bạn có thể sử dụng bột phấn rôm loại dùng cho trẻ em để rắc một chút vào lòng bàn tay, bàn chân, bột phấn rôm sẽ giúp hấp thu mồ hôi.

Trong một số trường hợp, việc ra nhiều mồ hôi còn bị kích hoạt bởi tình trạng stress; kiểm soát tình trạng stress hoặc tập một số môn thể thao như yoga để kiểm soát stress cũng là một biện pháp tốt để ức chế bài tiết mồ hôi quá mức. Biện pháp cuối cùng trong điều trị bệnh ra mồ hôi khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả là phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Để khắc phục chứng hôi chân, như trên đã nói nguyên nhân gây mùi là do vi khuẩn có mặt trên da kết hợp với mồ hôi.

Do vậy, cần lưu ý thay giặt tất hằng ngày, dùng tất chất liệu cotton. Nếu có thể nên thay giày 6 tháng/lần và đi dép thoáng vào mùa nóng. Theo thư em nói, thỉnh thoảng mụn ngứa và bong da là do nhiễm nấm. Nếu có biểu hiện nhiễm nấm cần điều trị dứt điểm vì đây cũng chính là nguyên nhân gây hôi. Nên thường xuyên ngâm chân bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ vừa giúp ngủ ngon lại phòng chống nấm và hôi chân.

BS. Vũ Lan Anh

]]>
Trẻ em ra nhiều mồ hôi khi vận động, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-em-ra-nhieu-mo-hoi-khi-va%cc%a3n-do%cc%a3ng-vi-sao-13269/ Tue, 31 Jul 2018 14:54:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-em-ra-nhieu-mo-hoi-khi-va%cc%a3n-do%cc%a3ng-vi-sao-13269/ [...]]]>

Trịnh Thị Liên ([email protected])

Phần lớn các bậc cha mẹ đều băn khoăn về chứng ra nhiều mồ hôi của trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp là bệnh lý nhưng phần lớn là sinh lý. Vì lượng mồ hôi tiết ra là do thần kinh thực vật khống chế, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh lại hiếu động thì mồ hôi bài tiết nhiều là một biểu hiện sinh lý. Thông thường thì mồ hôi không có mùi, nhưng khi mồ hôi kết hợp với những vi khuẩn có trên da tạo nên mùi chua khó chịu. Tuy nhiên, từ tuổi dậy thì tính chất và mùi mồ hôi cũng thay đổi (có trẻ sẽ cũng có mùi mồ hôi như hôi nách). Ngoài ra, mồ hôi nặng mùi còn do thực phẩm ăn vào, chẳng hạn trẻ ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều sữa, không chịu ăn rau tươi, uống ít nước mồ hôi sẽ nặng mùi hơn…. Những trẻ béo thường nhiều mồ hôi hơn những trẻ gầy. Để khắc phục thì chị nên năng tắm gội cho bé (nên gội đầu bằng dầu gội dành cho trẻ), thay quần áo cho cháu ngày vài lần; nhắc cháu uống nhiều nước 1,5 lít mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh, nước ép trái cây… sẽ giúp cải thiện mùi mồ hôi… Tuy nhiên, nếu mồ hôi ra vào những lúc bé ngủ và thời tiết lạnh vẫn ra mồ hôi thì còn gọi mồ hôi trộm. Loại mồ hôi này hay gặp ở những bé còi xương, nếu ra mồ hôi trộm kèm theo trẻ gầy biếng ăn, sốt về chiều có thể nghĩ đến lao sơ nhiễm… thì cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.

BS. Hoàng Văn Thái

]]>
Có thuốc trị mồ hôi ra nhiều vùng nách? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-thuoc-tri-mo-hoi-ra-nhieu-vung-nach-12995/ Sun, 29 Jul 2018 14:36:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-thuoc-tri-mo-hoi-ra-nhieu-vung-nach-12995/ [...]]]>

Mặc dù tôi đã cố gắng vệ sinh sạch sẽ và mặc đồ thoáng mát, nhưng không hạn chế được điều này. Xin cho biết có thuốc nào điều trị được không?

Lê Thanh Hoa (Hà Nội)

Tăng tiết mồ hôi nách là bệnh rất nhiều người gặp. Mặc dù nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Việc điều trị tình trạng này chủ yếu là cải thiện điều kiện sinh hoạt (mặc các loại vải có tính thấm mồ hôi tốt, hạn chế ra ngoài trời nóng bức, không dùng các sản phẩm có chứa cafein)… hoặc dùng biện pháp xoa bột talc sau khi tắm để tránh mồ hôi thấm ra áo, chống bài tiết mồ hôi tại chỗ bằng muối nhôm 10-25%.

Một số thuốc như thuốc kháng acetylcholin – là thuốc chẹn beta giao cảm cũng có thể được cân nhắc dùng, nhưng thuốc không phù hợp cho người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh mạch máu ngoại vi. Các thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid và anxiolytics (chống lo âu) cũng có hiệu quả điều trị trong một số trường hợp.

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng nguồn điện đưa ion qua da, thông qua hệ thủy phân để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi vùng nách hoặc can thiệp tại chỗ như tiêm botulinum toxintrong da, điều trị cho tăng tiết mồ hôi khu trú nách, bàn tay, bàn chân cũng có thể được bác sĩ lựa chọn điều trị.Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi nách là phương pháp điều trị tại chỗ nhằm loại bỏ tối đa các tuyến mồ hôi ở vùng nách, từ đó làm giảm tăng tiết mồ hôi ở vùng da này…

Như vậy, có rất nhiều cách để điều trị tăng tiết mồ hôi nách. Bạn nên đến các bệnh viện da liễu để được khám và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp cho mình.

BS. Lê Quang Tiến

]]>
Mẹo tránh ra nhiều mồ hôi vào mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-tranh-ra-nhieu-mo-hoi-vao-mua-he-10555/ Wed, 25 Jul 2018 07:17:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-tranh-ra-nhieu-mo-hoi-vao-mua-he-10555/ [...]]]>

Meo-tranh-ra-mo-hoi-nhieu-vao-mua-he

 

Dầu dừa

Ngâm khoảng 10g long não trong một bát dầu dừa và bôi vào những vùng dễ bị đổ mồ hôi sau khi tắm. Để khoảng 45-60 phút. Sau đó rửa sạch với nước lạnh.

Muối

Để chữa đổ mồ hôi quá mức vào mùa hè, pha một thìa muối với nước chanh. Mát xa hai tay với hỗn hợp này để làm chậm hoạt động của các tuyến mồ hôi.

 

Muối và chanh tươi đánh bay mồ hôi

Muối và chanh tươi đánh bay mồ hôi

 

 

Dầu cây trà

Dầu cây trà có thể được bôi ở những vùng đổ mồ hôi nhiều. Nếu sử dụng thường xuyên, bạn sẽ có được kết quả như mong muốn. Dầu này cũng rất tốt cho những người da nhờn.

Khoai tây

Cắt khoai tây thành lát và chà chúng dưới cánh tay và các khu vực dễ bị đổ mồ hôi. Để khô trước khi mặc quần áo.

Nước cà chua

Uống một cốc nước cà chua mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa đổ nhiều mồ hôi trong mùa hè.

Nho

Chất chống oxy hóa tự nhiên trong nho giúp cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Vì vậy, ăn nho hàng ngày có thể giúp bạn xử lý tình trạng ra nhiều mồ hôi.

 

Giấm táo chữa chứng đổ mồ hôi

Giấm táo chữa chứng đổ mồ hôi

 

Giấm

Uống hai thìa giấm tự nhiên và một thìa giấm táo là bài thuốc tuyệt vời để chữa chứng đổ mồ hôi nhiều.Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày khi đói, nửa tiếng trước hoặc sau bữa ăn sẽ giúp có kết quả như mong muốn.

Tinh bột ngô và baking soda

Nếu bạn bị đổ nhiều mồ hôi, bôi hỗn hợp tinh bột ngô và baking soda (bột nở) dưới cánh tay sẽ giúp loại bỏ vấn đề. Sau khi bôi, hãy để trong nửa giờ đến khi bột khô và sau đó rửa sạch với nước sạch.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo Times of India)

]]>