men gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 06 Sep 2018 14:44:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png men gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dị ứng có gây tăng men gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/di%cc%a3-ung-co-gay-tang-men-gan-15839/ Thu, 06 Sep 2018 14:44:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di%cc%a3-ung-co-gay-tang-men-gan-15839/ [...]]]>

Đặng Văn Trọng ([email protected])

Theo thư em viết thì không biết em có thừa cân không, vì những người gan nhiễm mỡ thường là người béo hoặc uống nhiều bia rượu (còn gọi bụng phệ – bụng bia). Với người thừa cân, xét nghiệm triglycerit cao tức có tăng mỡ máu thì siêu âm gan sẽ thấy hình ảnh gan nhiễm mỡ. Nếu gan nhiễm mỡ nhẹ, chức năng gan bình thường thì không có gì đáng lo, chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống cân đối, nhiều rau quả và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên thì sau 3-6 tháng các chỉ số sẽ ổn định. Nếu gan nhiễm mỡ trên 40% thì cần điều trị thuốc kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện. Trường hợp của em do sử dụng một số thuốc nên men gan có thay đổi là đúng, nếu ngừng thuốc thì men gan sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, không biết em có đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội hoặc da liễu, hay tự chữa dị ứng. Vì vậy, lời khuyên là em nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định để tránh những biến chứng đáng tiếc. Vì một số thuốc có thể độc với gan, do đó gây tăng men gan. Còn bệnh trào ngược dạ dày, em nên khắc phục bằng cách không nên nằm ngay sau ăn, không nên ăn quá no, không uống nhiều bia rượu. Nếu thừa cân, cần thực hiện chế độ giảm cân. Định kỳ khám sức khỏe 1năm /lần.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Men gan cao, thủ phạm ở ngay bên ta http://tapchisuckhoedoisong.com/men-gan-cao-thu-pham-o-ngay-ben-ta-13378/ Thu, 02 Aug 2018 15:14:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/men-gan-cao-thu-pham-o-ngay-ben-ta-13378/ [...]]]>

 

Hỏi: Tôi thường thấy quảng cáo thuốc hạ men gan. Xin hỏi men gan là gì? Cơ quan nào tạo ra nó? Chức năng của nó là gì? Tại sao phải uống thuốc để hạ men gan? Xét nghiệm mà thấy có men gan cao thì mắc bệnh gì?

([email protected])

Trả lời: Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Có 4 loại men gan: AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate Amino Transferase); ALT (Alanine Transaminase) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (AlanineAmino Transferase); Alkaline phosphatase; Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT).

Nguyên nhân gây men gan cao: có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu:

Do viêm gan: viêm gan do virút có thể do virút viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virút hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 – 50 ≤ U/l và nữ: 7 – 32 ≤ U/l).

Tổn thương do virút là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virút khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Do uống rượu, bia: đặc biệt là rượu. Lượng men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc liều lượng rượu vào máu và chất lượng rượu. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng cao từ 2 – 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.

Do bệnh sốt rét: men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.

Do bệnh về đường mật: men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.

Do các bệnh lý khác: men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

Trong trường hợp này, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Tuy vậy, có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Chỉ số men gan bình thường:

AST: 20-40UI/L.

ALT: 20-40UI/L.

GGT: 20-40UI/L.

Phosphatase kiềm: 30-110UI/L.

PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam

]]>