mẹ bầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Dec 2018 14:28:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mẹ bầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đây là bệnh rất ít mẹ bầu biết, vì vậy nên chú ý tầm soát để “cứu” con ngay sau sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/day-la-benh-rat-it-me-bau-biet-vi-vay-nen-chu-y-tam-soat-de-cuu-con-ngay-sau-sinh-17509/ Tue, 25 Dec 2018 14:28:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-la-benh-rat-it-me-bau-biet-vi-vay-nen-chu-y-tam-soat-de-cuu-con-ngay-sau-sinh-17509/ [...]]]>

Trước tình trạng trên, trẻ nhanh chóng được thở máy và chuyển từ khoa Sản lên khoa Hồi sức sơ sinh. Tại đây trẻ nhanh chóng  các y bác sĩ cho thuốc chống nhiễm trùng, làm các xét nghiệm cần thiết và CT Scan ngực.

Kết quả trên CT Scan cho thấy có 1 kén dạng khí rất to kích thước 8x6x7cm ở thùy dưới phổi phải, đẩy lệch làm xẹp gần như hoàn toàn các thùy phổi khác và có hiện tượng tràn khí màng phổi phải. Trẻ có biểu hiện tím tái, ngừng tim. Các bác sỹ nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cho trẻ, chọc hút khí màng phổi, dẫn lưu khí màng phổi hút liên tục. Trẻ được hồi sức, dùng kháng sinh, thở máy cao tần, sử dụng thuốc vận mạch, truyền máu. Khoa Hồi sức sơ sinh kết hợp với bác sỹ chuyên khoa Ngoại nhanh chóng hội chẩn và quyết định mổ cấp cứu cắt bỏ một phần thùy phổi chứa kén khí này. Sau phẫu thuật trẻ ổn định.

Kết quả giải phẫu bệnh lý khối kén cho biết đây là 1 bệnh bất thường dạng nang tuyến bẩm sinh ở trẻ em gọi tắt là CCAM. ThS. BS  Lê Trọng Thông- Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, phẫu thuật viên chính ca mổ, cho biết: Nang phổi bẩm sinh là bệnh lý dị dạng đường thở do sự phát triển bất thường của mầm khí phế quản trong bào thai, tạo nên những nang trong lồng ngực hoặc trong phổi, tùy kích thước của nang có thể gây khó thở ở trẻ mới sinh. Cấu trúc nang có thể dạng đặc hoặc lỏng. Tỉ lệ mắc bệnh lý bẩm sinh này chiếm 1/5000 trẻ sinh ra và xuất hiện ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.

Hình ảnh nang bất thường ở phổi phải trên trẻ sơ sinh

Triệu chứng bệnh giống với các bệnh lý hô hấp khác như: ho khò khè, khó thở, sốt… do đó rất dễ bị bỏ quên. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần và phát hiện nhờ chụp X-quang phổi, chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp điện toán (CT scan) .Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng như áp-xe phổi (khi bội nhiễm), tràn khí màng phổi (khi nang khí vỡ), thậm chí nặng nề hơn nữa là tử vong. Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi hay một phần thùy phổi chứa khối bất thường là phương pháp điều trị triệt để hiện nay để tránh hiện tượng viêm phổi tái đi tái lại và chuyển thành u ác tính về sau cho bé.

Dị dạng nang phổi bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong thời kỳ bào thai nhờ kỹ thuật siêu âm hoặc MRI,  phát hiện được trước tuần thứ 20. Do đó, trong giai đoạn trước sinh, người mẹ cần khám và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý ở phổi nói chung và bệnh nang phổi bẩm sinh nói riêng, từ đó có phương án điều trị ngay sau sinh. Khi phát hiện con mình có các triệu chứng ho, khò khè kéo dài, viêm phổi thường xuyên tái phát cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để bác sỹ kiểm tra và chỉ định điều trị kịp thời.

ThS. BS  Thông cũng cho biết thêm, đây là bệnh có thể điều trị được và kết quả sau điều trị là rất tốt; do đó, các bà mẹ mang thai trẻ bị CCAM không nên quá lo lắng mà nên theo dõi và quản lý thai kì chặt chẽ tại bệnh viện.

Trần Hiền

]]>
7 sai lầm mẹ bầu có thể làm hại con http://tapchisuckhoedoisong.com/7-sai-lam-me-bau-co-the-lam-hai-con-16398/ Sun, 14 Oct 2018 14:26:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-sai-lam-me-bau-co-the-lam-hai-con-16398/ [...]]]>

1. Một số loại cá


Khi mang thai tốt nhất bạn nên tránh 2 loại cá: Cá được biết đến có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá ngừ (loại mắt to) và cá thu vừa. Thủy ngân có liên quan đến vấn đề phát triển và các vấn đề về não ở trẻ sơ sinh. Cá chép có hàm lượng thủy ngân vừa phải, vì vậy cần cẩn trọng khi ăn và không nên quá một bữa mỗi tuần.

Cá đánh bắt từ các con sông, suối và ao của địa phương gần các nhà máy lớn hoặc các nguồn ô nhiễm khác. Sinh vật sống trong khu vực này chứa nhiều chất độc hại biphenyls polychlorinated.

2. Pho mát mềm


Món ăn ngon miệng này có thể chứa nhiều vi khuẩn E coli hoặc listeria – là vi khuẩn có thể gây ra những tình trạng sức khỏe rất khó chịu cho bạn và những vấn đề nghiêm trọng cho thai kỳ.

Giải pháp là bạn nên chọn loại phô mát cứng hoặc lựa chọn loại phô mát mềm chỉ khi bạn chắc chắn 100% nó được làm từ sữa tiệt trùng.

3. Hải sản xông khói


Các món mặn này không an toàn khi làm lạnh trừ khi chúng được nấu chín trên 75 độ C. Chúng có thể chứa listeria monocytogenes – loại vi khuẩn gây bệnh listeriosis, một tình trạng nguy hiểm đối với mẹ và bé.

Giải pháp để ngăn chặn listeriosis, bạn hãy chọn loại hải sản hun khói đóng hộp hoặc nấu chín trên 75 độ C.

4. Quá nhiều cafein


Uống quá nhiều lượng cafein nạp vào cơ thể có thể gây ra các nguy cơ sinh non, thậm chí là sẩy thai ở mẹ bầu, vì thế điều quan trọng là sử dụng café có kiểm soát lượng vừa đủ. Một tách café hoặc cốc trà mỗi ngày được coi như là an toàn, cụ thể là không quá 200mg. Cần nhấn mạnh nữa là trà xanh và soda cũng chứa caféin nên không có tác dụng thay thế đối với café.

Giải pháp cho mẹ bầu là có thể chọn đồ uống đã loại bỏ cafein. Hoặc mẹ bầu có thể đổi sang nước khoáng hay nước trái cây là loại nước uống tốt nhất trong thai kỳ.

5. Thịt Deli


Bạn nên tránh tất các loại thịt chế biến đông lạnh, còn được gọi là thịt Deli, vì những món ăn trông hấp dẫn này chứa nhiều vi khuẩn listeria. Ví dụ như thịt nguội, sandwich, thịt thái lái và xúc xích.

Giải pháp: Nếu mẹ bầu muốn ăn hãy nấu chín hoặc hấp nóng trên 75 độ C.

6. Trà thảo dược và các chất bổ sung thảo dược khác


Tất cả chúng ta đều coi những loại thảo dược là thực phẩm lành mạnh nhất trên hành tinh và điều này là đúng hoàn toàn trong đa phần các trường hợp. Ngoại trừ một số loại thảo dược rất nguy hiểm đối với thai kỳ.

Lời khuyên cho bạn là nên tìm hiểu kỹ lưỡng về mỗi loại thảo mộc dù là bạn muốn dùng qua đường uống hay bất kỳ hình thức nào. Và chắc chắn rằng bạn không uống bất kể loại thảo dược nào mà dùng trong các nhà hàng, quán café do nhân viên pha chế làm.

7. Rượu


Thật không may là rượu bạn uống vào cơ thể có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé đang phát triển trong bạn. Đối với người lớn, cơ thể có chất đào thải men rượu nhưng đối với thai nhi thì lượng chất đó cực kỳ ít.

Chính vì thế rượu ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào và khó hấp thu các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho thai nhi. Đó là lý do tại sao dù là một lượng rượu nhỏ cũng tuyệt đối không được sử dụng khi bạn mang thai. Và quan trọng hơn hết, nếu thực phẩm nào bạn không chắc chắn có tốt cho thai nhi hay không, hãy hỏi bác sĩ của bạn để có quyết định đúng đắn trong giai đoạn nhạy cảm suốt 9 tháng này.

Hà Anh

(Theo Brightside)

]]>
Mẹ bầu mắc lao nguy hiểm thế nào cho thai nhi? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-mac-lao-nguy-hiem-the-nao-cho-thai-nhi-15635/ Sun, 26 Aug 2018 04:59:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-mac-lao-nguy-hiem-the-nao-cho-thai-nhi-15635/ [...]]]>

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác. Bệnh lao đặc biệt nghiêm trọng đối với bà mẹ mang thai. Nó có thể khiến suy thai, sảy thai, thai chết lưu, lây bệnh cho thai nhi… Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần tuân thủ nghiêm túc lộ trình điều trị nếu không may mắc bệnh.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc lao?

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới là do rất nhiều yếu tố. Trong đó đáng kể nhất là sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen, progesteron. Sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ… tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn,… kéo theo cả tổ chức phổi – những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động và tấn công hơn.

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, khi mang thai, cơ thể người mẹ giảm miễn dịch tự nhiên để chấp nhận một cơ thể lạ mà một nửa là của người khác; do ăn uống không đủ chất; sự vất vả trong mang thai, cuộc đẻ và lúc nuôi con… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến họ dễ nhiễm lao hơn bao giờ hết.

Điều nguy hiểm là, bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh, việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ. Ảnh: TM

Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ. Ảnh: TM

Khi nghi ngờ mắc lao, bà bầu nên làm gì?

Chính vì những điều kể trên, khi nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, bà bầu cần thực hiện ngay theo hướng dẫn sau đây:

Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện chuyên ngành để có chẩn đoán chính xác có bị bệnh lao hay không. Các xét nghiệm lao thường an toàn với thai kỳ nếu quy trình kỹ thuật được đảm bảo. Nhưng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên biết là đang mang bầu để họ thực hiện kỹ hơn các kỹ thuật an toàn cho thai nhi. Nếu phải kiểm tra Xquang, bạn nên nhắc nhân viên y tế sẽ đeo chì trên bụng để bảo vệ em bé của bạn khỏi tia X.

Dùng thuốc điều trị bệnh lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai mắc lao cần đặc biệt lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực phẩm phải có đủ lượng calo, giàu protein, vitamin và khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng cao. Tốt nhất nên uống viên canxi và dầu cá để tiện cho sự phục hồi vùng nhiễm bệnh của phổi (nếu bị lao phổi). Bà bầu có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để giảm sự hô hấp, có lợi cho phục hồi vùng phổi.

Sau khi sinh, mẹ vẫn đang trong quá trình điều trị lao phổi, cần lưu ý gì?

Sau khi sinh con, người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất để phục hồi sức khỏe và cần nghiêm túc thực hiện đúng phác đồ điều trị lao, không để vi khuẩn lao kháng thuốc. Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được viêm BCG sớm (bắt buộc) để phòng bệnh lao sơ nhiễm.

Khi mẹ bị nhiễm lao hay đang trong quá trình điều trị bệnh lao, cần thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ và nhân viên y tế về các kế hoạch chăm sóc bé.

Đối với những người mẹ vẫn còn vi khuẩn lao ở trong đờm. Cần tuyệt đối tránh không cho bé bú sữa mẹ khi mẹ đang bị lao phổi. Người mẹ cũng nên cách ly bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho bé. Để an toàn cao nhất, mẹ mắc lao không nên chăm sóc trẻ, ôm, hôn hay có những cử chỉ tiếp xúc thân mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh truyền trực tiếp sang cho con. Việc này cần thực hiện nghiêm túc cho đến khi mẹ xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính.

BS. Đinh Hằng

]]>
Mẹ bầu uống nước ngọt có gas ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thai nhi? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-uong-nuoc-ngot-co-gas-anh-huong-the-nao-den-su-phat-trien-cua-thai-nhi-8685/ Sun, 22 Jul 2018 03:26:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-uong-nuoc-ngot-co-gas-anh-huong-the-nao-den-su-phat-trien-cua-thai-nhi-8685/ [...]]]>

Nước ngọt có gas khiến mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi

Theo trang chuyên về sức khỏe phụ nữ MissNews của Mỹ, nước ngọt có gas chứa  nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như nước bão hòa CO2, nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Đặc biệt, lượng cafein trong nước ngọt có gas rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.

Một chai nước ngọt có gas 340g chứa tới 50-80mg cafein. Mỗi lần uống 1g chất này, khu trung khu thần kinh trung ương của bà bầu có thể bị hưng phấn, làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai.  Tình trạng này khiến bà mẹ lo âu, mệt mỏi, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Không chỉ vậy, quá nhiều caffein trong nước ngọt có gas cũng có thể khiến bà bầu bị kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, khó chịu.

 

nước ngọt có gas

 

Khi uống nước ngọt có gas, khí CO2 hòa tan trong đó đi vào dạ dày khá nhiều. Khi vào dạ dày, nó tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 thoát ra ngoài gây ợ hơi. Quá nhiều khí CO2 vào cơ thể sẽ khiến bà bầu bị chướng hơi, đầy bụng trong khi bà bầu vốn đã gặp khó khăn về tiêu hóa.

Mẹ bầu thiếu chất, không đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi

Bên cạnh đó, lượng cafein lớn không chỉ kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu ở phụ nữ  mang thai mà còn phá vỡ các vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1. Khi bị thiếu vitamin B1, bà bầu sẽ bị mệt mỏi, chán ăn và táo bón.

Cũng theo tờ MissNews, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nguyên nhân được cho là vì thành phần phosphate trong loại thức uống này sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm và tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể, gây hại cho thai nhi.

Acid photphoric trong nước ngọt có gas còn phản ứng với canxi, magie và kẽm, kích thích ngắn cho quá trình trao đổi chất, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu. Bạn cảm thấy phải đi vệ sinh ngay lập tức. Quá trình này kéo nhiều canxi, chất dinh dưỡng và vitamin trong cơ thể ra ngoài.

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt có gas sẽ tăng cân nhưng cơ thể cả mẹ và thai nhi đều bị thiếu dưỡng chất.

Nói cách khác, nước ngọt có gas là một dạng thực phẩm có “năng lượng rỗng”, nghĩa là nó là nó chỉ tạo năng lượng chứ không cung cấp các dưỡng chất khác như vitamin, chất khoáng, chất xơ… Ví dụ, một lon nước ngọt 330ml cung cấp khoảng 150kCal, gần bằng năng lượng của một bát cơm nhưng không có các dưỡng chất như cơm.

Trong khi đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Uống nước ngọt có gas đồng nghĩa với việc bà mẹ sẽ ăn ít hơn các sản thực phẩm dinh dưỡng khác.

Nước ngọt có gas có thể tăng nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm trong thai kì

Không chỉ vậy, nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường rất cao. Do vậy, uống nhiều loại đồ uống này sẽ khiến căn nặng của mẹ tăng không thể kiểm soát, tăng nguy cơ bị các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp…

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nghiên cứu của Đại học Y khoa tại Texas, Mỹ khẳng định, thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe: béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.

Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng cảnh báo, tiêu thụ nhiều đường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thậm chí, thai phụ dù không bị tiểu đường nhưng có lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình vẫn có nguy cơ gặp rủi ro tương tự khi sinh nở như người mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Hầu hết các tổ chức y tế đều khuyến cao, phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng lượng đường cao nếu muốn sinh con khỏe mạnh. Và tất nhiên, nước ngọt có gas là một loại đồ uống bà bầu nên tránh bởi nó chứa rất nhiều đường.

N.Tuệ (tổng hợp)

]]>
Những thói quen xấu của mẹ bầu ảnh hưởng đến trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thoi-quen-xau-cua-me-bau-anh-huong-den-tre-8650/ Sun, 22 Jul 2018 03:23:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thoi-quen-xau-cua-me-bau-anh-huong-den-tre-8650/ [...]]]>

Đi ngủ muộn

Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai, chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn. Bà mẹ mang thai đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.

Trong thời gian mang thai, mẹ nên từ bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 1 giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.

 

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên từ bỏ những thói quen xấu

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên từ bỏ những thói quen xấu

 

Hay cáu gắt, căng thẳng

Chúng ta đều biết rằng tính cách của thai nhi bị ảnh hưởng rất lớn từ tính cách và tâm trạng của mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của mẹ thường xuyên stress khi mang bầu có thể dẫn đến những thay đổi trong môi trường vật lý và truyền đến bé qua nhau thai, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.

 

 

Nếu mẹ bầu thường xuyên ủ rũ, chán nản hay buồn bã thì đứa trẻ sau này sinh ra chắc chắn sẽ không thể hay cười và cũng buồn như mẹ.

Việc duy trì một tâm trạng tốt khi mang thai là rất cần thiết. Mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống, đồng thời nên chăm chỉ tập luyện thể thao. Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập những môn thể thao mình yêu thích. Nếu mẹ thực sự cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tâm sự với người thân, bạn bè. Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cũng nên cải thiện tâm trạng bằng cách xem phim hài, đọc truyện cười hoặc làm những hoạt động mình yêu thích… sẽ giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.

Ít vận động

 

Khi mang thai, nhiều thai phụ thường nghĩ rằng đây là thời gian mình cần được nghỉ ngơi nhiều và gia đình cũng ưu tiên hết mức. Vì vậy, thai phụ thường không làm việc và chỉ nằm một chỗ. Đây chính là quan niệm hoàn toàn sai lầm và dễ sinh ra những đứa trẻ kém phát triển.

Thực tế, thai phụ và em bé có sự kết nối thông tin rất mật thiết. Khi mẹ làm việc, suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay thì em bé đều cảm nhận được và đó như sợi dây vô tình kết nối hai mẹ con. Mẹ lười học tập, lao động sẽ sinh ra những em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não.

Hãy để bộ não của bạn làm việc cho dù bạn đang bầu bí vì như thế sẽ giúp não bộ của bé cũng được kích thích đấy. Mẹ hãy cứ đọc sách, nghe nhạc, thậm chí là suy nghĩ về công việc để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của thai nhi.

Ăn uống không đủ hoặc không đúng bữa

 

Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Hơn thế nữa, chế độ ăn không đủ chất của mẹ còn ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé nữa. Vì thế, mẹ tuyệt đối không nên chỉ ưu tiên những thực phẩm mình thích mà bỏ qua những món ăn giàu dưỡng chất khác. Điều này không tốt với sự hình thành sở thích ăn uống của bé chút nào.

Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn như thiếu axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, bà mẹ nên cố gắng ăn đủ bữa, đúng giờ, sinh hoạt điều độ và nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và được tư vấn các biện pháp phòng và điều trị để bé khi sinh ra phát triển hoàn thiện.

(Theo Tatra, Metrol, The Time)

Lưu Minh Quân

]]>