mắt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 19 Jan 2019 15:18:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mắt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắt http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-va-phong-ngua-cholesterol-tich-tu-quanh-mat-17874/ Sat, 19 Jan 2019 15:18:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-va-phong-ngua-cholesterol-tich-tu-quanh-mat-17874/ [...]]]>

U vàng quanh mắt xuất hiện có thể không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể cho thấy tình trạng cholesterol cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan… Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị tích tụ cholesterol trên mắt.

Nhận diện cholesterol tích tụ quanh mắt

Cholesterol tích tụ có khuynh hướng xuất hiện trên mi mắt trên và dưới, gần góc trong của mắt và thường phát triển cân đối quanh mắt. Đó là những u mềm, phẳng, có màu hơi vàng, lành tính. Những tổn thương này có thể giữ nguyên kích thước hoặc phát triển rất chậm theo thời gian. Đôi khi các mảng u vàng nhỏ kết hợp với nhau để hình thành khối u lớn hơn. Xanthelasmata thường không đau hoặc ngứa. Nó ít khi ảnh hưởng đến thị lực hoặc mí mắt nhưng đôi khi làm mí mắt bị sụp.

Vì sao u vàng xuất hiện?

Cholesterol dư thừa tích tụ quanh mắt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp và có nhiều khả năng phát triển ở tuổi trung niên. Hiện tượng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Giới y khoa không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của các u vàng quanh mắt này. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy xanthelasma có liên quan đến rối loạn lipid trong máu.

Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắtU vàng mí mắt có thể loại bỏ nhưng quan trọng là tìm căn nguyên và điều trị rối loạn lipid.

 

Một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lipid máu nếu có các triệu chứng sau: cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) cao – cholesterol “xấu”; mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp – cholesterol “tốt”; mức cholesterol toàn phần cao (cả LDL và HDL); mức triglycerid cao.

Rối loạn lipid làm tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol trên thành động mạch (xơ vữa động mạch). Sự tích tụ này có thể hạn chế lưu lượng máu đến tim, não và các vùng khác của cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và bệnh mạch vành. Chứng rối loạn lipid máu liên quan đến rối loạn di truyền, bao gồm: tăng cholesterol trong máu, tăng triglycerid máu gia đình, thiếu lipase lipoprotein. Một người có một trong những điều kiện này có thể có mức lipid cao bất thường. Vì thế, các tình trạng này được biết đến như là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lipid máu. Nguyên nhân thứ phát bao gồm các yếu tố về lối sống, như: chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol, bị thừa cân béo phì, không tập thể dục hoặc hoạt động thể chất đủ thích hợp, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác cho rối loạn lipid máu bao gồm: bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, tăng huyết áp, xơ gan mật và một số bệnh gan khác, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hoặc bệnh tim…

Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy cholesterol tích tụ trên mí mắt có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ, ngay cả những người có mức lipid bình thường.

Những người có u vàng quanh mắt nên đến bác sĩ để kiểm tra mức lipid. Xanthelasmata thường được chẩn đoán đơn giản bằng khám trực quan. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra đường huyết, chức năng gan và nguy cơ bệnh tim mạch.

Nên điều trị và phòng ngừa thế nào?

Cholesterol tích tụ quanh mắt hình thành u vàng thường không gây đau, nhưng nhiều người muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Phương pháp loại bỏ sẽ phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí và đặc điểm của các u. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ, laser CO2, đốt điện, hóa chất, liệu pháp cryotherapy. Sau thủ thuật, có thể có sưng và bầm tím quanh mí mắt trong vài tuần. Rủi ro của phẫu thuật bao gồm sẹo và sự thay đổi màu da. Tuy nhiên, u vàng có thể sẽ tái phát, đặc biệt ở những người có cholesterol cao.

Điều trị rối loạn lipid sẽ không khiến u vàng biến mất. Tuy nhiên, điều trị này là cần thiết, bởi vì có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim. Điều trị rối loạn lipid cũng có thể ngăn không cho u vàng phát triển nhiều hơn. Điều trị chứng rối loạn lipid máu nhiều khi chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn kiêng phù hợp. Các khuyến cáo gồm: giảm cân, ăn uống lành mạnh. Một người mắc bệnh béo phì nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng ít chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol. Nên ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này ít chất béo và không chứa cholesterol. Thực phẩm cần tránh bao gồm: sữa nguyên chất, bơ, pho mát và kem, thịt mỡ, bánh nướng, bánh quy, thực phẩm có chứa dừa hoặc dầu cọ.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol như: các loại đậu, yến mạch, gạo lức, cam, quýt, bưởi…

Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyê n cũng rất cần thiết trong điều trị chứng rối loạn lipid máu. Nó có thể giúp nâng cao mức cholesterol HDL và mức cholesterol LDL thấp hơn và triglycerid. Các hoạt động như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội và chạy bộ cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp người khác duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức cholesterol và triglycerid. Vì thế hãy giảm lượng rượu. Hút thuốc lá có thể làm tăng cholesterol LDL và ức chế những ảnh hưởng tích cực của cholesterol HDL. Một người bị rối loạn lipid nên bỏ thuốc lá.

Tóm lại, u vàng quanh mắt đôi khi là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, xơ gan, bệnh tim thiếu máu cục bộ, một số bệnh ung thư…Vì thế, nếu thấy xuất hiện tích tụ cholesterol xung quanh mắt, biểu hiện bằng các u vàng nhạt, nên đi khám bác sĩ để tìm ra căn nguyên bệnh hoặc các tình trạng sức khỏe khác.

BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng kính áp tròng http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-cua-chuyen-gia-khi-su-dung-kinh-ap-trong-17653/ Thu, 03 Jan 2019 15:17:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-cua-chuyen-gia-khi-su-dung-kinh-ap-trong-17653/ [...]]]>

Tuy nhiên hiện nay có tình trạng một số bạn trẻ tự ý đặt mua kính trên mạng mà không được khám, tư vấn đúng, đầy đủ về cách sử dụng, vệ sinh, bảo quản kính nên có thể dẫn đến một số vấn đề như lựa chọn thông số kính không phù hợp, thậm chí có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm, đe dọa thị lực như viêm, loét giác mạc. Bài viết sẽ cung cấp cho độc giả những hiểu biết cần thiết khi lựa chọn và sử dụng kính áp tròng.

Để hạn chế những biến chứng không mong muốn do việc sử dụng kính áp tròng mang lại, sau đây là những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng kính áp tròng:

Ưu điểm của kính áp tròng

Kính áp tròng (kính sát tròng/ kính tiếp xúc) là một thiết bị y tế được đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc để chỉnh tật khúc xạ hoặc điều trị một số bệnh lý của giác mạc. Kính áp tròng có thể điều chỉnh các tật cận, viễn, loạn, kể cả lão thị. Kính áp tròng giúp bệnh nhân có hình ảnh trung thực, mang tính thẩm mỹ cao, thuận tiện trong các hoạt động thể thao hoặc nghệ thuật.

Kính áp tròng có thể khắc phục được một số khuyết điểm của kính gọng như: Mất thẩm mỹ; Giới hạn thị trường do gọng kính; Làm thay đổi kích thước của các vật xung quanh (với tật khúc xạ nặng); Hạn chế đối với một số nghề nghiệp hoặc trong khi chơi thể thao; Không thể đeo được khi lệch khúc xạ quá nặng.

Ngoài ra, kính áp tròng còn có một số ưu điểm đặc biệt như:

Kính áp tròng thẩm mỹ có thể thay đổi màu mắt, làm cho tròng mắt to hơn hoặc để che sẹo đục giác mạc.

Kính áp tròng điều trị như để bảo vệ bề mặt giác mạc (trong một số bệnh lý trợt giác mạc, bệnh giác mạc bọng …), khắc phục tình trạng lóa mắt cho những bệnh nhân không có mống mắt, kính áp tròng cho bệnh giác mạc hình chóp.

Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng kính áp tròngKhi sử dụng kính áp tròng, cần được thăm khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời các biến chứng.

 

Vài lưu ý khi sử dụng

Đeo kính và tháo kính

Luôn luôn cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi đeo và tháo kính. Tuyệt đối không để móng tay dài vì đây là nơi trú ngụ của các loại vi sinh vật có thể gây viêm nhiễm cho mắt, ngoài ra khi thao tác, móng tay dài còn có thể làm xước, rách kính, ảnh hưởng đến chất lượng kính cũng như sự an toàn cho mắt.

Cần được hướng dẫn đeo và tháo kính đúng cách để thao tác nhanh, chính xác, không làm tổn thương mắt.

Nếu sử dụng dụng cụ đeo/ tháo kính thì cần đảm bảo dụng cụ luôn được giữ khô ráo, sạch sẽ, được vệ sinh định kỳ bằng dung dịch rửa chuyên dụng.

Vệ sinh và bảo quản

Lựa chọn dung dịch ngâm rửa, bảo quản kính phù hợp với loại kính đang sử dụng.

Lưu ý hạn sử dụng của dung dịch ngâm rửa kính. Khi đã mở nắp chai, không được sử dụng quá 3 tháng.

Đóng nắp ngay sau khi đã sử dụng xong. Không để đầu chai dung dịch chạm vào các bề mặt bẩn.

Khay đựng kính phải được để ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, không được để trong nhà vệ sinh. Sau khi lấy kính ra, đổ hết nước ngâm cũ, vệ sinh khay đựng bằng dung dịch ngâm rửa, để khay khô ráo. Lần tháo kính tiếp theo cần được đổ đầy nước ngâm mới, tuyệt đối không được giữ nước ngâm cũ và chỉ đổ đầy thêm.

Định kỳ thay khay đựng kính mỗi lần thay chai dung dịch ngâm rửa kính.

Lựa chọn loại kính để dùng

Lựa chọn kính áp tròng của các thương hiệu uy tín, tuyệt đối không đặt mua kính của những hãng bán hàng trôi nổi trên mạng, không rõ xuất xứ, nhà sản xuất.

Lưu ý hạn sử dụng được ghi trên bao bì, không sử dụng các sản phẩm đã quá hạn hoặc bao bì đóng gói, vỏ hộp bị rách, không còn nguyên vẹn.

Khi chuyển đổi từ kính gọng sang kính áp tròng, các thông số sẽ bị thay đổi và kính áp tròng được đặt trực tiếp trên bề mặt giác mạc nên các thông số rất thay đổi theo từng người nên khi lựa chọn kính áp tròng cần có ý kiến của nhân viên y tế, tốt nhất là bệnh nhân nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên về mắt/ kính áp tròng để được tư vấn, thăm khám và lựa chọn thông số kính phù hợp nhất.

Người sử dụng cần tuân thủ những khuyến cáo nêu trên để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ viêm nhiễm và những biến chứng không mong muốn khác.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Kính áp tròng đem lại rất nhiều lợi ích về chất lượng hình ảnh, tính thẩm mỹ và tiện dụng. Bên cạnh những ưu điểm đó, kính áp tròng lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho mắt, đe dọa thị lực nếu không sử dụng đúng cách. Do vậy, khi sử dụng kính áp tròng, cần được thăm khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời các biến chứng. Ngưng sử dụng kính ngay lập tức nếu mắt có các biểu hiện đỏ, cộm chói, đau nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào cần có ý kiến của nhân viên y tế.

 

BS. Phạm Hải Yến

((Khoa Khúc xạ – BV Mắt Trung ương))

]]>
Nguyên nhân gây khiếm thị http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-khiem-thi-17054/ Sun, 25 Nov 2018 15:17:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-khiem-thi-17054/ [...]]]>

Các nguyên nhân gây khiếm thị thường gặp

Các bệnh mắt bẩm sinh hoặc di truyền như: đục thể thủy tinh bẩm sinh, glocom bẩm sinh, rung giật nhãn cầu bẩm sinh, thoái hóa sắc tố võng mạc, thoái hóa hoàng điểm bẩm sinh, nhãn cầu nhỏ, củng mạc hóa giác mạc…

Một số bệnh toàn thân bẩm sinh hoặc di truyền: bạch tạng, Rubella bẩm sinh, bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

Nhóm bệnh liên quan đến tật khúc xạ cao: cận thị thoái hóa, viễn thị nặng, loạn thị…

Nhóm bệnh lý liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác: teo gai thị, glocom…

Một số di chứng sau các bệnh về mắt: sẹo đục giác mạc sau chấn thương, bỏng mắt, viêm màng bồ đào, bong võng mạc…

Nhóm bệnh lý đáy mắt liên quan tuổi già: thoái hóa hoàng điểm tuổi già, đục thủy tinh thể…

Nhóm bệnh lý đáy mắt liên quan bệnh toàn thân: bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây khiếm thịNgười khiếm thị cần đến các đơn vị phục hồi chức năng của bệnh viện mắt để được khám và tư vấn.

Triệu chứng khi bị khiếm thị

Di chuyển khó khăn khi trời sẩm tối.

Gặp nhiều khó khăn khi đi lại và lên xuống cầu thang.

Không đọc được chữ trên bảng đen và các biển hiệu, tên phố trên đường.

Đọc, viết khó khăn hoặc nhìn các vật ở gần.

Rung giật nhãn cầu.

Có tiền sử phẫu thuật hoặc điều trị các bệnh mắt nhưng thị lực kém sau điều trị.

Nếu là trẻ nhỏ: Có thể thấy trẻ đi hay vấp ngã, không nhận biết được gương mặt cha mẹ, không nhìn theo đồ chơi di động.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Người khiếm thị cần được khám tại các đơn vị phục hồi chức năng của bệnh viện mắt để được khám, tư vấn và chỉ định dụng cụ trợ thị thích hợp.

Các phương pháp trợ thị quang học: Kính trợ thị nhìn xa giúp người khiếm thị nhìn xa, quan sát bảng biểu, biển báo, chữ viết, xem tivi… như kính viễn vọng, máy chiếu Projecter, Overhead… Kính trợ thị nhìn gần giúp đọc, viết, khâu vá và các hoạt động nhìn gần như kính gọng phóng đại, kính lúp cầm tay, kính lúp có chân, video phóng đại cầm tay, máy CCTV..

Các thiết bị trợ thị phi quang học như giá đọc sách, khe đọc, sách báo in cỡ chữ to, đèn bàn…

 

BS. Trần Thị Phương Anh (Khoa Khúc xạ, BV Mắt TW)

]]>
Bỗng dưng có “ruồi bay” trước mắt: Nguy hiểm thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-dung-co-ruoi-bay-truoc-mat-nguy-hiem-the-nao-14268/ Tue, 07 Aug 2018 05:30:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-dung-co-ruoi-bay-truoc-mat-nguy-hiem-the-nao-14268/ [...]]]>

Cơ chế gây ra XHDK

Tất nhiên là chảy máu phải có nguồn gốc từ mạch máu nhưng người ta chia ra 3 nhóm nguyên nhân chính:

Chảy máu do mạch máu bất thường: Bất thường mạch máu có thể kể đến là: quá trình tân mạch hóa sản sinh ra những mạch máu yếu kém như trong bệnh võng mạc tiểu đường, thiếu máu võng mạc, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP). Thiếu máu mạn tính làm tăng yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu (VEGF) và các yếu tố tăng sinh tân mạch khác, dạng nội mô mới có liên kết lỏng lẻo hay bục vỡ gây xuất huyết. Các yếu tố sinh xơ, dịch kính bệnh lý cũng gây co kéo vào các mạch máu vốn đã non yếu gây XHDK.

Chảy máu do sang chấn trên cơ địa mạch máu bình thường. Đứt vỡ các mạch máu vốn bình thường: mạch máu bị vỡ bởi các co kéo vật lý đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc bình thường của nó. Bong dịch kính sau, các co kéo của dịch kính lên thành mạch máu, nhất là trên những vùng có gắn kết chặt có thể gây chảy máu. Ngoài mạch máu vỡ thì dịch kính cũng có thể bong theo hoặc không. XHDK đi kèm với bong dịch kính sau là tiền triệu của rách võng mạc (chiếm 50-70% tổng số bong dịch kính sau). Chấn thương đụng dập nhãn cầu cũng là nguyên nhân gây XHDK ở nhóm người trẻ hơn 40 tuổi. Một vài hội chứng hiếm gặp khác như hội chứng Terson do máu ở khoang dưới nhện lan vào khoang dịch kính, hội chứng Valsava do tăng áp lực đột ngột lên thành mạch võng mạc cũng có thể là nguyên nhân của XHDK.

Chảy máu từ các khoang lân cận dịch kính: bệnh lý của các mô lân cận có thể gây XHDK. Máu có thể đến từ các vi phình mạch, các khối u, tân mạch của hắc mạc… Máu phá vỡ màng giới hạn trong và tràn vào khoang dịch kính.

So sánh hình ảnh của mắt bình thường và mắt bị “ruồi bay”.

So sánh hình ảnh của mắt bình thường và mắt bị “ruồi bay”.

Triệu chứng của XHDK

Các triệu chứng của XHDK rất đa dạng nhưng luôn là không đau đớn, thường chỉ ở một bên: cảm giác có vật trôi nổi, giảm thị lực. XHDK khi ở mức độ nhẹ thường được bệnh nhân mô tả như ruồi bay, như mạng nhện, cảm giác như sương mù, như có màng chắn hay nhìn có quầng đỏ… Nặng hơn sẽ là cảm giác mất thị lực trung tâm ngay khi mới ngủ dậy. Khi khai thác tiền sử, các bác sĩ sẽ chú ý truy tìm tiền sử chấn thương, tiền sử phẫu thuật mắt, tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh lý động mạch cảnh, cận thị số cao.

Diễn tiến của XHDK

Máu trong dịch kính được làm sạch với tốc độ khoảng 1% ngày. Máu ở ngoài khoang dịch kính được tiêu biến nhanh hơn. Ở người trẻ, máu cũng tan nhanh hơn do cấu trúc dịch kính còn lỏng lẻo, cũng như vậy với mắt đã được cắt dịch kính hay đã ở giai đoạn hình thành cục máu. Quá trình tan máu còn phụ thuộc vào bệnh đã gây ra nó, trong đó bệnh võng mạc đái tháo thường và thoái hóa hoàng điểm người già (AMD) là khó khăn nhất. Bệnh lý dịch kính võng mạc tăng sinh thường xảy ra sau XHDK khoảng 1 năm.

Các biến chứng có thể xảy ra

Nhiễm sắt nhãn cầu. Sắt từ giáng hóa các sản phẩm của máu có thể gây ra một loạt biến chứng như nhiễm độc võng mạc, nhiễm sắt thể thủy tinh và giác mạc. Từ khi có các dược phẩm chứa chất vận chuyển ion sắt, biến chứng này cũng hiếm dần. Bệnh tăng sinh võng mạc – dịch kính sau XHDK là chuyện không hiếm. Nguyên nhân được cho là quá trình thực bào, giải phóng các trung gian hóa học sẽ gây tăng sinh xơ-mạch dẫn tới sẹo xơ, sau nữa có thể là bong võng mạc.

Glôcôm tế bào ma, do ly giải sản phẩm máu: các hồng cầu hình tròn, màu nâu, rắn chắc, chứa đầy sản phẩm giáng hóa hemoglobin có thể di tản ra tiền phòng, lấp đầy vùng bè, gây glôcôm tế bào ma. Các hemoglobin tự do, các đại thực bào ăn nó, hồng cầu cùng nhau gây nghẽn vùng bè được xếp vào bệnh glôcôm do ly giải sản phẩm máu.

Điều trị thế nào?

Phẫu thuật cắt dịch kính nên được tiến hành ngay nếu đi kèm bong võng mạc. Điều trị ngoại trú nếu không có bong võng mạc. Các bệnh lý là nguyên nhân gây XHDK sẽ được điều trị bằng laser khu trú hoặc toàn bộ. Cắt dịch kính được chỉ định khi máu dịch kính không thể tiêu biến tự nhiên, có tân mạch mống mắt hay xuất hiện glôcôm tế bào ma. Thời điểm chỉ định cắt dịch kính phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây XHDK. Tiêm vào khoang dịch kính men hyaluronidase là một hướng điều trị mới đang được nghiên cứu.

Bệnh nhân cần được khám lại 2-3 tuần/ 1 lần để theo dõi diễn tiến của quá trình tiêu máu trong dịch kính, nguy cơ tái phát, kết quả điều trị rách và bong võng mạc nếu có. Phẫu thuật cắt dịch kính có thể phải chỉ định tiếp nếu có XHDK tái phát.

TS.BS. Hoàng Cương

]]>
Viêm đường mật và biến chứng nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-mat-va-bien-chung-nguy-hiem-13797/ Sun, 05 Aug 2018 05:40:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-mat-va-bien-chung-nguy-hiem-13797/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết, bệnh viêm đường mật có những biến chứng gì, có nguy hiểm không?

Dương Văn Minh (Thái Bình)

Viêm đường mật là tình trạng nhiễm khuẩn đường mật, nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi đường mật, một số ít có thể gây ra do bệnh lý u và chít hẹp đường mật. Viêm đường mật có thể xảy ra ở đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan hoặc tại túi mật. Khi bị viêm đường mật, bệnh nhân thường có các cơn sốt nóng bất chợt, nhiệt độ từ 39-40oC, rét run, vã mồ hôi; đau hạ sườn phải dữ dội, lan lên ngực, lên vai phải, có khi đau cả vùng thượng vị; nôn hay buồn nôn; vàng da và niêm mạc, nước tiểu vàng; mệt mỏi, khó tiêu, ngứa toàn thân; ấn đau điểm túi mật…

Bệnh viêm đường mật nếu không được điều trị hoặc điều trị muộn có thể gây nên những hậu quả nặng nề với các biến chứng cấp tính (vỡ túi mật, hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật, sốc mật, nhiễm trùng máu); biến chứng mạn tính (áp-xe đường mật, viêm gan mật, ung thư đường mật, viêm thận, thậm chí suy thận).

Nếu nghi ngờ bị viêm đường mật, cần phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt. Tùy mức độ viêm, nguyên nhân viêm, các bác sĩ sẽ điều trị bằng nội khoa (dùng kháng sinh có phổ rộng tác dụng với nhiều loại vi khuẩn đường ruột, có khả năng ngấm tốt vào đường mật; dùng thuốc tan sỏi; dùng các thuốc điều trị triệu chứng…) hay phẫu thuật.

ThS. Hà Hùng

]]>
Cách phòng ngừa sỏi túi mật http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-ngua-soi-tui-mat-13791/ Sun, 05 Aug 2018 05:39:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-ngua-soi-tui-mat-13791/ [...]]]>

Sỏi túi mật là bệnh thường gặp ở nước ta, chiếm khoảng 8 – 10% dân số. Ban đầu, những triệu chứng của sỏi có thể rất mơ hồ và thường chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi sỏi đã gây ra biến chứng.

Túi mật có nhiệm vụ lưu giữ mật sau khi được sản xuất bởi gan, dịch mật có nhiều thành phần như: cholesterol, bilirubin (sắc tố mật màu vàng) và muối mật… Thông thường trong mỗi bữa ăn, túi mật sẽ tham gia tiêu hóa thức ăn bằng việc co bóp đưa dịch mật vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo.

sỏi túi mật

Nguyên nhân

Sỏi túi mật được hình thành do sự lắng đọng, kết tụ của các thành phần trong dịch mật, với kích thước dao động từ vài milimét đến vài centimét, chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Khi lượng cholesterol trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt khả năng hòa tan của muối mật hoặc do lượng muối mật giảm đi sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Ngoài ra, sỏi sắc tố mật là do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan…

Sỏi mật được hình thành bởi một số yếu tố nguy cơ như:

– Do di truyền: nếu trong gia đình có người mắc sỏi túi mật, tất nhiên mọi người trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Theo giới tính: phụ nữ là những người có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới.

– Thừa cân hoặc béo phì.

– Do giảm vận động: những người ít vận động, ngồi nhiều; những người ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.

– Chế độ ăn uống có quá nhiều cholesterol.

sỏi túi mậtCác kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi

Triệu chứng

Sỏi túi mật thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có một số dấu hiệu sớm như: đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, ợ nóng… Do đó, người bệnh không hề biết mình bị sỏi túi mật mà thường chỉ phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khám vì một bệnh nào đó.

Khi sỏi di chuyển, cọ xát, hoặc tăng về kích thước và số lượng sẽ làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật nên xuất hiện cơn đau quặn ở vùng thượng vị và lưng, kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Một cơn đau quặn mật điển hình có các đặc điểm:

– Vị trí: đau ở hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc sau lưng.

– Mức độ: đau nhiều và liên tục.

– Chu kỳ chia thành nhiều đợt nhỏ, kéo dài trong vài giờ.

– Thời điểm: thường đau sau khi ăn no, ăn bữa ăn giàu chất béo, hoặc đau về đêm.

Biến chứng

Sỏi túi mật được tích tụ lâu ngày, kích thước lớn dần lên kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác nhưng không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

– Viêm túi mật cấp và mạn tính do sỏi bị kẹt lại ở cổ hoặc ống túi mật gây viêm túi mật dẫn tới cơn đau nặng và sốt. Người bệnh có thể được chỉ định mổ lấy sỏi hoặc cắt túi mật.

– Tắc ống mật chủ: viên sỏi chặn ống dẫn mật từ túi mật hoặc gan đến ruột non, làm tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da hoặc nhiễm trùng ống dẫn mật.

– Ung thư túi mật: đây là biến chứng nguy hiểm nhưng thường rất hiếm và ở  những người có tiền sử sỏi túi mật thì nguy cơ mắc bệnh ung thư túi mật cao hơn người bình thường.

Chẩn đoán

Do sỏi mật không có những dấu hiệu điển hình, nên ngoài việc thăm khám và hỏi bệnh, để xác định bệnh cần phải thực hiện một số xét nghiệm như sau:

– Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn và để loại trừ các nguyên nhân khác.

– Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi như: siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT-scan), chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP-Scan), nội soi theo hướng dẫn của siêu âm.

Phòng ngừa

Sỏi túi mật là bệnh diễn tiến âm thầm với những dấu hiệu không điển hình nên người bệnh ít quan tâm và chỉ phát hiện qua siêu âm. Do đó, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng và để phòng ngừa sỏi túi mật chúng ta cần phải thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như làm chậm quá trình phát triển và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi như sau:

– Ăn đủ bữa: do thói quen bỏ qua bữa sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. Vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng ăn đầy đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng đừng để cơ thể bị bỏ đói.

– Dinh dưỡng hợp lý: nên có chế độ ăn hợp lý, cân đối dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol.

– Không nên nôn nóng trong việc giảm cân phải thực hiện giảm từ từ vì sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Tốt nhất là nên giảm khoảng 0,5 – 1kg mỗi tuần.

– Thường xuyên vận động thể lực, hạn chế ngồi nhiều với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng trong khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Bệnh cườm nước http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-cuom-nuoc-13687/ Sun, 05 Aug 2018 05:27:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-cuom-nuoc-13687/ [...]]]>

(Ngọc Lan – Bến Tre)

Bệnh cườm nước theo thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh tăng nhãn áp; đây là bệnh về mắt thường gặp, bệnh do tăng áp lực nhãn cầu, nên người bệnh nhìn mờ và đau đầu, nếu áp lực nhãn cầu cao kéo dài sẽ chèn ép làm tổn thương thần kinh thị giác phía sau và có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau  gây nên bệnh cườm nước. Cườm nước do nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh thường do di truyền gây ra. Cườm nước do tăng nhãn áp góc đóng  thường là do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch dẫn đến tăng áp lực lên mắt. Cườm nước do tăng nhãn áp thứ cấp, bệnh có thể hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và bị thêm các bệnh như đái tháo đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids.

Cườm nước do tăng nhãn áp góc mở thì thường không có triệu chứng rõ ràng. Cườm nước do tăng nhãn áp góc đóng thì mắt người bệnh bị sưng và có thể cảm thấy đau đột ngột và thường đau dữ dội, mắt nhìn không rõ, cảm giác chói mắt, luôn cảm giác như có lớp màng che trước mặt, người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa. Cườm nước do tăng nhãn áp bẩm sinh, mắt của bà có 1 lớp màng mờ, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng. Cườm nước do tăng nhãn áp thứ cấp thường có các triệu chứng tương tự như các trường hợp trên.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại cườm nước khác nhau. Cườm nước do tăng nhãn áp góc mở, hầu hết sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, nếu dùng thuốc không hiệu quả, chuyển sang điều trị bằng tia laser hoặc phẫu thuật để giảm áp lực bên trong mắt. Với cườm nước do tăng nhãn áp góc đóng, thường điều trị bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc hoặc thậm chí được truyền tĩnh mạch để hạ nhãn áp, và phẫu thuật cho những người bị tăng nhãn áp nặng. Với cườm nước do tăng nhãn áp bẩm sinh, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cho bà; Với cườm nước do tăng nhãn áp thứ phát, cần điều trị các căn bệnh có liên quan như: đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp,… chỉ phẫu thuật khi thật cần thiết.

Cần thường xuyên khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh tăng nhãn áp trong giai đoạn sớm điều trị kịp thời, theo nguyên tắc chung, khám mắt toàn diện mỗi 3 – 5 năm sau tuổi 40 và mỗi năm sau tuổi 60. Điều trị dự phòng cườm nước bằng thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ áp lực mắt cao sẽ tiến triển thành bệnh tăng nhãn áp, phải thực hiện nhỏ thuốc thường xuyên ngay cả khi không có triệu chứng. Cần kiểm soát cân nặng và huyết áp. Các nhà khoa học cho thấy kháng insulin – có thể tăng huyết áp và béo phì liên quan với nhãn áp tăng cao. Cần mang kính bảo vệ mắt,chấn thương mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Mất ngủ, có nên dùng thuốc? http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-ngu-co-nen-dung-thuoc-13191/ Sun, 29 Jul 2018 15:05:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-ngu-co-nen-dung-thuoc-13191/ [...]]]>

Tôi năm nay 45 tuổi, tôi rất khó ngủ và ngủ hay chập chờn chứ không say. Gần đây cứ khoảng 22h đi ngủ thì chỉ 2-3h sáng đã thức giấc. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì? Ở tuổi tôi ngủ mỗi ngày bao nhiêu là đủ? Có nên dùng thuốc ngủ không?

Nguyễn Thanh Nhạn ([email protected])

Có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, có khi là bệnh thực thể nhưng cũng có khi do công việc quá căng thẳng, stress, suy nhược thần kinh… nhưng hay gặp nhất là các bệnh về xương khớp, tim mạch và hô hấp. Chẳng hạn đau nhức xương khớp (viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gút…); do bệnh về tim mạch (bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim…) làm khó chịu, thổn thức, lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ; bệnh về đường hô hấp (bệnh giãn phế quản, hen phế quản…) thường gây ho nhiều về đêm nên gây mất ngủ. Ngoài ra, các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu cũng gây mất ngủ. Tùy nguyên nhân mà có các cách khắc phục… Trong thư chị không nói rõ ngoài mất ngủ có kèm theo biểu hiện gì khác như ăn uống thế nào, biểu hiện của kinh nguyệt có đều không, vì phụ nữ tuổi từ 45 dễ có những biểu hiện rối loạn tiền kinh nguyệt cũng gây hồi hộp, bốc hỏa, mất ngủ…

Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, hãy sắp xếp lại thời gian biểu hợp lý, không nên làm việc quá căng thẳng trước khi ngủ; hằng ngày dành thời gian để tập luyện thể dục như đi bộ, tập yoga, thiền cũng giúp ích rất nhiều cho người mất ngủ. Ngoài ra có thể dùng một số thảo dược giúp ngủ ngon như nước tâm sen, chè sen – long nhãn, canh lá dâu non hay hoa thiên lý lá vông… Tránh uống trà, cà phê trước khi đi ngủ. Phòng ngủ cần mát mẻ, ánh sáng phù hợp. Nếu các giải pháp trên vẫn không cải thiện thì chị cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh.

BS.Trần Kim Anh

]]>
5 loại thực phẩm ngăn ngừa mất thính lực http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-thuc-pham-ngan-ngua-mat-thinh-luc-5082/ Thu, 19 Jul 2018 13:27:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-thuc-pham-ngan-ngua-mat-thinh-luc-5082/ [...]]]>

Một số cách ngăn ngừa mất thính lực

Có nhiều cách để duy trì thính giác khỏe mạnh. Bảo vệ đôi tai của bạn bằng hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn độc hại và giữ không nhiễm trùng tai là vấn đề tất nhiên. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh với siêng tập thể dục, một chế độ ăn uống cân bằng và đủ vitamin có thể giúp ngăn chặn hoặc trì hoãn mất thính lực.

5 loại thực phẩm có thể ngăn ngừa mất thính lực

Chất béo Omega 3 & Vitamin D như là các chất bổ cho thính lực

Chất béo Omega 3 và Vitamin D thường có trong cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi có thể có những tác động rất tích cực đến thính lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lớn ăn cá hai lần một tuần có một cơ hội thấp hơn 42% phải đối mặt với mất thính lực liên quan đến tuổi tác so với những người không ăn cá. Lý do chính, nghiên cứu đã kết luận, đó là chất béo Omega 3 tăng cường các mạch máu trong hệ thống cảm nhận âm thanh của tai. Có thể nói “Cá là bạn của tai”.

 

thinh luc, mat thinh luc, thuc pham, thuc pham ngan ngua mat thinh luc

Thực phẩm ngăn ngừa mất thính lực

Chất chống oxy hóa và acid folic như chất bổ sung cho thính lực

Một lượng thường xuyên của các chất chống oxy hóa, đặc biệt có thành phần của acid folic thường được tìm thấy trong rau cải bó xôi, măng tây, đậu, bông cải xanh, trứng, gan, các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ mất thính lực lên đến 20%. Chất chống oxy hóa hoạt động như chất bổ sung mất thính lực bằng cách giảm số lượng các gốc tự do tràn ngập trong cơ thể của bạn, các gốc tự do có thể gây tổn hại các mô thần kinh ở tai trong của bạn. Nhớ luôn ăn rau để bảo vệ thính lực của bạn!

Magiê là một chất bổ sung thính lực

Magnesium, thường được tìm thấy trong chuối, khoai tây, atisô hoặc bông cải xanh, đã được chứng minh để cung cấp bảo vệ bổ sung chống lại tiếng ồn gây ra mất thính lực. Ăn 5 trái chuối một ngày có giá trị trong bảo vệ thính lực.

Kẽm là một Vitamin cho thính lực

Bạn có thể tăng sức đề kháng tai trong của bạn đối với mất thính lực liên quan đến tuổi bằng cách giữ một liều lành mạnh của kẽm. Kẽm có thể được tìm thấy trong chocolate đen hoặc hàu.

Vitamin C, E & Glutathione là chất bổ sung cho thính lực

Tương tự như các chất chống oxy hóa, Vitamin C / E hoạt động như chất bổ sung thính lực bằng cách kiểm soát các gốc tự do và tăng cường hệ thống miễn dịch toàn thân của bạn, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Các nguồn Vitamin C / E dễ dàng để tìm thấy trong rau quả (ví dụ cam, ớt…).

Các thành phần trên đây là những yếu tố chính của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm tăng sức khỏe của bạn. Nếu bạn muốn làm thế nào để ngăn ngừa mất thính lực chưa cần đến giúp đỡ của máy trợ thính, thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và bổ sung cho thính lực là một giải pháp dễ tìm kiếm, hợp tự nhiên, phù hợp với sinh lý cơ thể và hoàn toàn có thể ngăn ngừa mất thính lực và bảo tồn thính lực cho bạn trong hiện tại và tương lai.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Audicus)

]]>
Rau rút an thần, mát gan, giải nhiệt độc http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-rut-an-than-mat-gan-giai-nhiet-doc-5064/ Thu, 19 Jul 2018 13:25:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-rut-an-than-mat-gan-giai-nhiet-doc-5064/ [...]]]>
Rau rút có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn… Rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau rút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà… Những món ăn này có tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.

Theo Đông y, rau rút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt.

Một số bài thuốc áp dụng:

– Hỗ trợ điều trị bướu cổ: Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.

– Chữa chảy máu cam, mụn nhọt do trong người nóng (nội nhiệt): Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.

– Chữa nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).

– Chữa chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 – 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.

Lưu ý: Rau rút tính lạnh cho nên người yếu bụng, thể hàn, dễ tiêu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn.

Lương y Hữu Nam

 

 

 

]]>