mất kinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 15 Aug 2018 05:04:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mất kinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nguyên nhân gây mất kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-mat-kinh-15265/ Wed, 15 Aug 2018 05:04:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-mat-kinh-15265/ [...]]]>

Ngọc Trinh (Hà Nội)

Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormon và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh.

Phụ nữ có thể mất kinh do: Có thai; Dùng thuốc tránh thai; Cho con bú; Stress; Dùng một số thuốc: thuốc tránh thai, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm…; Mắc một số bệnh mạn tính; Mất cân bằng về hormon: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài; Vận động quá nhiều; Tuyến giáp hoạt động kém; U tuyến yên…

Chị không nên quá lo lắng khi bị mất kinh. Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau như: Mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn; Nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực; Vú tiết ra sữa hay dịch; Sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các bệnh khác.

Việc điều trị cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc đến tư vấn bác sĩ chuyên khoa sản, bạn cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức. Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai. Mất kinh do tuyến giáp trạng hay tuyến yên có thể điều trị bằng thuốc.

BS. Anh Vũ

]]>
Tại sao hay chậm kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-hay-cham-kinh-3716/ Thu, 19 Jul 2018 07:08:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-hay-cham-kinh-3716/ [...]]]>

Tuy nhiên, 2 tháng nay không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Em rất lo lắng, liệu em có bị làm sao không? Bác sĩ giải thích hộ em hướng điều trị với ạ! (Linh Ly).

Trong Đông y, chậm kinh hay còn gọi là kinh sau kỳ, đến muộn, kinh sụt. Biểu hiện kinh thường đỏ sẫm, có lẫn máu cục, hay đau bụng trước khi hành kinh, người mệt mỏi, bụng đầy, khó tiêu. Nguyên nhân chính là do hư hàn, huyết ứ hoặc đàm trệ. Phương pháp chữa cần phải ôn kinh, tán hàn, hoá ứ..

Phân theo 3 nguyên nhân, có thể uống một số bài thuốc sau:

+ Nếu do hư hàn thì lượng kinh ít, màu nhạt, chân tay lạnh, bị đau liên miên. Dùng phương pháp chữa ôn kinh trừ hàn. Bài thuốc: thục địa 12g, xuyên khung 10g, hà thủ ô 10g, đẳng sâm 12g, gừng tươi 8g, ngải cứu 12g, xương bồ 8g. Ngày một thang sắc uống. Uống 6 thang trước kỳ kinh.

+ Nếu do huyết ứ, huyết hư thì biểu hiện ít kinh, màu đen, vón cục. Bài thuốc hoạt huyết khứ ứ điều kinh: sinh địa 12g, xuyên không 8g, kê huyết đằng 16g, ích mẫu 16g, đào nhân 8g, uất kim 8g. Ngày 1 thang sắc uống, uống khoảng 6 thang trước kỳ kinh.

+ Huyết hư: lượng kinh ít, loãng, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, da khô, phải dùng bài thuốc bổ huyết điều kinh. Bài thuốc: thục địa 12g, xuyên không 8g, kê tử 12g, tía tô 8g, long nhãn 12g, trần bì 6g, ích mẫu 12g, đan sâm 8g. Ngày một thang sắc uống trước kỳ kinh.

Ngoài ra, bạn có thể dùng một số món ăn bài thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, ôn trung, tán hàn. Quan trọng với người có kinh đến sau kỳ là cần phải tập lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ.

Lương y Vũ Quốc Trung

]]>
Tự nhiên mất kinh là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-nhien-mat-kinh-la-benh-gi-3674/ Thu, 19 Jul 2018 07:04:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-nhien-mat-kinh-la-benh-gi-3674/ [...]]]>

Dù vậy tôi vẫn lo lắng khi chưa thấy dấu hiệu của kinh nguyệt. Không biết tôi có vấn đề gì không? Tôi chỉ lo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Xin bác sĩ cho lời khuyên. (Minh Nguyệt)

lolang-7169-1379301315.jpg
Ảnh minh họa: Theglobeandmail.com.

Trả lời:

Tình trạng bị mất kinh kéo dài như của bạn trong đông y gọi là bế kinh. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra khoảng mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, có những người lại đi theo chu kỳ riêng (2 tháng thấy kinh 1 lần gọi là tính nguyệt, cứ 3 tháng 1 lần gọi là cự nguyệt, nếu 1 năm 1 lần gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu, song thai nhi vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh).

Vô kinh cũng là một hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ. Trong đó có hai dạng, vô kinh nguyên phát (đến tuổi trưởng thành mà không có kinh) và vô kinh thứ phát (có kinh rồi mất – hay còn gọi là bế kinh). Riêng chứng vô kinh nguyên phát cần đến ngay bệnh viện khám để tìm nguyên nhân, sau đó mới nên cân nhắc là chữa trị theo đông y hay tây y.

Về vô kinh thứ phát (bế kinh), nguyên nhân là huyết bị hư tổn, đàm thấp, huyết ứ, bế tắc kinh mạch. Các trường hợp bế kinh có thể thuộc hai dạng. Một là thể khí huyết hư nhược: kinh nguyệt ít, màu nhạt, ăn kém, hồi hộp. Hai là thể khí trệ huyết ứ: bụng dưới đau, thần trí uất ức, sắc mặt tối, ngực sườn đau. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể do những xáo trộn về tâm lý, sinh hoạt, lối sống… Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt tới khả năng sinh sản của bạn. Vì vậy bạn cần đi khám và điều trị. 

Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội

]]>