mất giọng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:35:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mất giọng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khản tiếng: không nên xem thường http://tapchisuckhoedoisong.com/khan-tieng-khong-nen-xem-thuong-13769/ Sun, 05 Aug 2018 05:35:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khan-tieng-khong-nen-xem-thuong-13769/ [...]]]>

Vì vậy, khi khản tiếng kéo dài, người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, không nên xem thường, chủ quan.

Thanh quản là một phần của hệ thống hô hấp, không chỉ giúp ích cho việc phát âm mà còn ngăn chặn thức ăn rơi vào phổi khi ăn uống. Thanh quản nằm ở trước thanh hầu, đối chiếu với đốt sống cổ thứ 3 tới thứ 6, thanh quản thông ở dưới với khí quản và trên với hầu. Thanh quản được cấu tạo từ những sụn nối khớp với nhau, các màng, dây chằng và các cơ. Trong thanh quản, quan trọng nhất là 2 dây thanh âm, khi rung chuyển theo điều khiển sẽ tạo ra âm thanh do tác động lên luồng không khí đi qua. Bên trong thanh quản là một lớp niêm mạc liên tục, liền mạch mới niêm mạc hầu và khí quản, tạo nên những xoang cộng hưởng âm thanh.

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng sưng thanh quản từ kích thích do viêm nhiễm, lạm dụng ăn, uống chất cay nóng, rượu bia, hút thuốc hoặc do lạnh… Thông thường dây thanh âm mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị sưng nề, viêm dày làm biến dạng dây âm thanh bởi không khí đi qua chúng, hậu quả là giọng nói bị khản. Một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không phát thành tiếng (mất tiếng, nếu điều trị đúng, kịp thời sẽ khỏi). Một số trường hợp khản tiếng kéo dài nhất là người cao tuổi có thể biến chứng nguy hiểm là ung thư thanh quản, teo dây thanh âm…

Khản tiếng

Nguyên nhân gây khản tiếng

Khản tiếng là triệu chứng cho biết dây thanh âm có vấn đề không bình thường. Hai dây thanh âm phải, trái, một phần cấu trúc của thanh quản, nằm ở vùng thấp của họng và là cửa ngõ chính dẫn không khí vào đường hô hấp dưới. Khi dây thanh âm bị viêm hoặc nhiễm trùng chúng sẽ bị sưng lên và gây ra khản tiếng. Khản tiếng là triệu chứng không đặc hiệu của nhiều bệnh ở thanh quản từ những polyp lành tính đến những khối ung thư đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng của khản tiếng rất dễ nhận thấy nhưng nhiều người không để ý, đến khi bệnh nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm mới chịu đi khám bệnh, lúc đó đã muộn. Nguyên nhân gây ra khản tiếng rất đa dạng như viêm thanh quản do axít của dịch vị trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, do dị ứng, hít phải các chất kích thích, ho mạn tính, cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp. Đa số khản tiếng là do nghề nghiệp phải nói nhiều, liên tục (giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch…) hoặc trẻ khóc nhiều, la hét nhiều. Một số trường hợp khản tiếng do hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia gây viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính. Nguy hiểm nhất gây khản tiếng kéo dài là do ung thư họng lan tới thanh quản hoặc ung thư ngay ở thanh quản. Một số trường hợp khản tiến kéo dài là do lao thanh quản (có thể bị lao ngay ở thanh quản hoặc bị lao phổi vi khuẩn lao theo máu, bạch huyết lan đến thanh quản và gây bệnh ở đó). Hậu quả là dây thanh sẽ sưng nề và tạo nên các hạt xơ, các polyp, các nang hoặc u…

Ngoài các nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân hiếm gặp gây ra khản tiếng như chấn thương, kích thích do đặt ống giúp thở hoặc sau nội soi khí phế quản gây phù nề họng, thanh quản. Một số khác có thể do tổn thương thần kinh và các cơ của thanh quản trong lúc phẫu thuật hoặc chấn thương vùng cổ trước hoặc do hóc dị vật ở thực quản cổ hoặc thanh, khí quản. Ngoài ra, khản tiếng có thể do nuốt các chất ăn mòn, chất gây phỏng như axít, kiềm hoặc do bệnh của tuyến giáp, bệnh ung thư phổi – màng phổi di căn đến hoặc do  di chứng dày dính màng phổi bởi lao phổi hoặc khối u trong lồng ngực chèn ép dây thần kinh vận động các cơ của thanh quản hoặc do xơ teo dây thanh…

Khản tiếng

Triệu chứng đi kèm khản tiếng

Do khản tiếng, mất tiếng hoặc nói không rõ lời nhưng vẫn cố nói làm cho người bệnh rất mệt mỏi, đau rát họng, nuốt đau, do đó gây ho khan, tức ngực, mệt mỏi. Nếu do viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh có thể có sốt (tùy theo mức độ có thể sốt  nhẹ, vừa hoặc cao). Một số người cao tuổi thường có giọng nói yếu và khản hơn, kéo dài, nguyên nhân có thể do dây thanh âm bắt đầu teo làm cho họ có giọng nói yếu, khản và rất mệt mỏi sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp, dần dần người bệnh sẽ cô lập với cuộc sống và gia đình. Nếu do ung thư thanh quản ngoài các triệu chứng trên, đặc biệt là khản tiếng kéo dài, mất tiếng, người bệnh gầy sút, rất mệt mỏi và điều trị nội khoa (dùng thuốc) đúng chỉ định mà bệnh không thuyên giảm.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị khản tiếng nên đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai, mũi, họng để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh để bệnh nặng và gây biến chứng. Người bệnh không nên xem thường, nhưng cũng không nên lo lắng thái quá. Nếu điều trị đúng chỉ định của bác sĩ và đã hết liều lượng nhưng bệnh không thuyên giảm, có xu hướng nặng thêm hoặc giảm chậm cần tái khám ngay. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để tự điều trị nếu không có chuyên môn về  y học (không phải bác sĩ).

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa, súc họng nước muối sinh lý trước khi đánh răng. Tránh lạnh đột ngột (tắm nước lạnh, uống nước lạnh, nước đá, bia lạnh…). Không nên nói to và nói, cười hét to quá nhiều, kéo dài làm chậm tiến trình hồi phục thanh quản, hoặc làm nặng thêm bệnh lý khản tiếng. Không ăn quá cay, quá nóng, quá lạnh, không nên hút thuốc, người đang trong thời kỳ viêm thanh quản không nên uống rượu, bia.

 

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THƯỜNG

]]>
Cú sốc tâm lý có thể gây mất giọng đột ngột http://tapchisuckhoedoisong.com/cu-soc-tam-ly-co-the-gay-mat-giong-dot-ngot-1540/ Wed, 18 Jul 2018 03:32:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cu-soc-tam-ly-co-the-gay-mat-giong-dot-ngot-1540/ [...]]]>

Chị Thoa sinh năm 88, là cô giáo mầm non ở Hà Giang, có khuôn mặt ưa nhìn, dáng người cao ráo, làn da trắng trẻo. Chồng chị là công nhân, thấp bé, xù xì, luôn có mặc cảm kém cỏi so với vợ. Anh hay ghen, ngày nào đi làm về cũng cầm điện thoại của vợ kiểm tra cuộc gọi đến, đi, tin nhắn. Thấy bất cứ tin nhắn nào của đàn ông gửi cho vợ, dù nội dung bình thường, anh đều nổi cơn ghen, chì chiết chị. Một lần, anh tuyên bố “tối đến, tôi mà thấy điện thoại cô có tin nhắn, tôi chém”, rồi đùng đùng xuống bếp lôi con dao đặt dưới gầm giường. Anh cũng không cho vợ tắt điện thoại. 

Chị Thoa sau đó bỗng bị mất giọng, không thể nói năng gì. Người nhà đưa chị đi khám chữa tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Ở đây, sau vài ngày điều trị, chị có thể nói được, nhưng hễ hôm nào anh chồng từ quê ra thăm, nuôi vợ thì chị lại mất tiếng. Sau này bác sĩ hỏi rõ ngọn nguồn mới biết, mỗi lần thấy anh, nỗi sợ hãi khi chồng ghen tuông, cầm dao dọa chém lại dâng lên, khiến chị nghẹn lời. Khi bác sĩ hỏi chồng thì anh này hồn nhiên nói “Em yêu vợ em lắm, em có làm gì cô ấy đâu. Dao em đặt dưới gầm giường chỉ dọa thôi”. 

bs-Duong-JPG_1381488000.jpg

Bác sĩ Nguyễn Duy Dương đang kiểm tra thanh quản cho một bệnh nhân. Ảnh: MT.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương, khoa Thính – thanh học Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, trường hợp chị Thoa chỉ là một trong số không ít bệnh nhân bị mất giọng do sang chấn tâm lý. 

Theo bác sĩ, bệnh này thường xảy ra đột ngột sau một sang chấn tâm lý vượt quá khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Mức độ bệnh tỷ lệ thuận với mức độ sang chấn. Khi khám, thanh quản thường bình thường và không có sự tương xứng giữa triệu chứng giọng nói và trạng thái thanh quản. (Bệnh nhân mất giọng hoặc khản tiếng nhưng hình ảnh thanh quản bình thường, không có hạt xơ, polip hay viêm nhiễm). Bệnh có thể khỏi nhanh sau can thiệp bằng tâm lý liệu pháp kết hợp với trị liệu giọng nói. 

Bác sĩ Dương cho biết, tốt nhất, khi rơi vào tình trạng này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, cố gắng chia sẻ với người thân, tìm cách thư giãn, giải trí, đồng thời tránh xa nguồn sang chấn. Khi bệnh nhân không tránh được nguồn sang chấn, vấn đề tâm lý không được giải quyết thì việc trị liệu giọng nói thường thất bại. Trường hợp của chị Tâm (Hải Phòng) là một điển hình. 

Đến khám lại tại khoa Thanh – thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, gương mặt chị Tâm thẫn thờ, mệt mỏi. Hỏi chuyện, giọng chị khản đặc, thì thào tâm sự: Mấy năm trước, chồng chị đi xuất khẩu lao động, để lại chị với ba con nhỏ ở nhà cùng người mẹ chồng nghiện rượu và thuốc lá. Bà mẹ chồng sau mỗi lần say xỉn lại mắng chửi, thậm chí đánh con dâu và các cháu nội. Vất vả nuôi con, làm lụng, lại chịu đựng cảnh mẹ chồng điên điên khùng khùng, trong khi ông xã đi biền biệt, không về hay gọi điện viết thư hỏi han, quan tâm đến vợ, chị Tâm ngày càng bế tắc. Một ngày, chị không thể cất lời, mở miệng nhưng cổ họng cứng ngắc.

Mãi tới ba tháng sau người anh trai mới đưa chị đi khám, chữa. Bác sĩ hỏi han người nhà, biết chuyện, có hướng dẫn chị luyện tập nhưng tình hình không cải thiện. Đến khám lại lần này, chị bắt đầu nói được, nhưng giọng vẫn khàn đặc. “Bác sĩ có hướng dẫn, mình tập cũng thấy cải thiện, nhưng cuộc sống mệt mỏi, chán chường nên lúc tập, lúc không”, người phụ nữ buồn bã gắng giọng. Chị Tâm vẫn ở cùng mẹ chồng và bản thân chị không biết phải làm sao để tránh “nguồn sang chấn” này.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương cho hay, tình trạng mất hoặc khàn giọng khi bị cú sốc về tâm lý có lý do từ chức năng vỏ não. Tại vỏ não có trung tâm ngôn ngữ, chỉ huy việc phát âm, đồng thời cũng có vùng chi phối tình cảm, cảm xúc. Khi các hoạt động cảm xúc quá mức, làm ức chế phản xạ phát âm khiến bệnh nhân không nói được hoặc cố nói chỉ ra hơi thều thào, khản giọng. Khi sang chấn tâm lý hết, trung tâm phát âm lại hoạt động bình thường. 

Theo bác sĩ, mất giọng do sang chấn tâm lý cần chữa càng sớm càng tốt. Nếu để muộn, khi bệnh nhân khỏi sang chấn tâm lý nhưng cung phản xạ phát âm đã bị mất đi thì muốn nói cũng không nói được, phải luyện tập rất mất thời gian và vất vả. Ông cho hay, nếu được giải tỏa tâm lý ngay, được sự hỗ trợ của người thân và chấm dứt nguồn sang chấn khi mới phát bệnh, người mất giọng có thể nhanh chóng khỏi, thậm chí, cần rất ít can thiệp y tế.

“Sự hỗ trợ của gia đình rất quan trọng. Có những trường hợp, đó là yếu tố quyết định, thậm chí bệnh nhân chưa cần luyện giọng, chỉ cần được giải tỏa tâm lý là trở về được trạng thái bình thường”, bác sĩ Dương nói.

Ông kể, có một bệnh nhân 45 tuổi bị khản đặc giọng vì quá sốc khi biết tin cậu con trai út đánh bạc, nợ mấy trăm triệu đồng, trong khi mẹ chỉ cày thuê cuốc mướn, bố là xe ôm, gia đình nghèo túng. Bệnh nhân khóc nức nở kể chuyện nhà khi bác sĩ gợi mở. Thầy thuốc ngồi nghe rồi chia sẻ, khuyên nhủ, hướng dẫn chị một số bài tập. Buổi trưa, hai vợ chồng họ đi ăn, tới chiều quay lại phòng khám thì giọng người phụ nữ đã bớt khản nhiều. Bệnh nhân cho biết, buổi trưa, hai vợ chồng ngồi tâm sự, chồng động viên vợ nhiều, và tâm lý người vợ được giải tỏa nên tự dưng thấy tiếng nói của mình trong dần. 

Vương Linh

]]>