mang thai – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 13 Jan 2019 02:56:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mang thai – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những lưu ý về bệnh thủy đậu khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-ve-benh-thuy-dau-khi-mang-thai-17762/ Sun, 13 Jan 2019 02:56:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-ve-benh-thuy-dau-khi-mang-thai-17762/ [...]]]>

Nguy cơ nhiễm virut gây bệnh thủy đậu

Bạn có thể nhiễm virut từ người đang mắc bệnh. Người nhiễm bệnh có thể truyền bệnh từ trước khi xuất hiện bóng nước 2 ngày cho đến khi các bóng nước này khô mài (đóng vảy). Trong thời gian này, bạn có nguy cơ nhiễm khi: Tiếp xúc gần với người bệnh, đối diện với người mắc bệnh ít nhất 5 phút, ở cùng phòng với người bệnh ít nhất 15 phút. Từ khi bạn bị nhiễm virut đến khi có biểu hiện, triệu chứng là khoảng 10 ngày đến 3 tuần, khoảng thời gian này gọi là thời gian ủ bệnh.

Điều cần làm khi mang thai có tiếp xúc với người bị thủy đậu

Nếu thai phụ từng bị thủy đậu rồi, không cần lo lắng, không cần làm gì cả. Kháng thể của bạn có thể bảo vệ bạn cũng như bảo vệ em bé của bạn.

Nếu chưa bị hoặc không chắc chắn, hoặc thấy nổi bóng nước nghi ngờ thủy đậu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có thể biết rõ tình trạng của mình cũng như có được lời khuyên cần thiết từ chuyên gia.

Những lưu ý về bệnh thủy đậu khi mang thaiThai phụ mắc thủy đậu nên đến bác sĩ khám để được tư vấn đúng và kịp thời.

Bị thủy đậu khi mang  thai và các ảnh hưởng

Dù tỷ lệ không nhiều nhưng vẫn có trường hợp thủy đậu gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan… Nguy cơ này tăng lên ở nhóm phụ nữ hút thuốc, có sẵn bệnh lý ở phổi, mang thai được 20 tuần tuổi trở lên. Ảnh hưởng của thủy đậu lên thai nhi tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của mẹ:

Giai đoạn thai dưới 28 tuần: Thai ít bị ảnh hưởng hơn so với các giai đoạn khác, dù có thể tổn thương thai nhi nhưng tỷ lệ không cao. Nếu ảnh hưởng, thai nhi có thể bị tổn thương ở mắt, tay chân, não… Trường hợp thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn này, nếu cần, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc và hướng dẫn cách theo dõi thai kỳ. Thai phụ cần thông báo cho bác sĩ khám thai nếu không theo dõi liên tục cùng với một bác sĩ để đánh giá thai ở giai đoạn sau.

Giai đoạn thai từ 28-36 tuần: Thai nhi có thể nhiễm virut nhưng không biểu hiện triệu chứng.

Giai đoạn trên 36 tuần: Đây là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu thai phụ sinh con trong vòng 7 ngày xuất hiện bóng nước hoặc tuần đầu sau sinh,  em bé có thể mắc thủy đậu nên sẽ được sử dụng thuốc dự phòng hay điều trị.

Thai phụ vẫn có thể cho con bú nếu mắc thủy đậu trong thai kỳ hay sau sinh, nhưng nếu bóng nước xuất hiện ngay đầu vú, bạn cần cho con bú bằng vú bên kia, bên bị bóng nước vắt sữa bỏ, chờ đến khi bóng nước khô, đóng vảy.

Nếu bị thủy đậu, cần đến bệnh viện khi nào?

Khi bạn thấy đau ngực, khó thở; đau đầu, nôn ói hay mệt mỏi nhiều, ra huyết âm đạo, bóng nước chảy máu, nổi quá nhiều bóng nước.

Bị thủy đậu khi mang thai, sinh em bé khi nào là tốt?

Thời điểm sinh tùy thuộc tình trạng của bạn và thai nhi. Tốt nhất nên chờ lui bệnh, bạn bình phục, lý tưởng nhất là sau 7 ngày từ khi nổi bóng nước. Nhưng nếu bạn không đủ sức khỏe, có biến chứng khi bị thủy đậu, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm với bạn, có thể phải sớm hơn thời điểm dự đoán.

Lời khuyên cuối cùng

Vai trò của tiêm ngừa là rất quan trọng. Rõ ràng là nếu đã tiêm ngừa thủy đậu, bạn sẽ không phải nhọc công lo lắng về bệnh này khi mang thai. Còn khi đã bị thủy đậu, hãy hỏi bác sĩ tất cả những điều bạn băn khoăn. Những lời khuyên truyền miệng như: Không tắm rửa, không ra nắng, tránh gió… không có ích gì đâu.

Còn nữa, nếu bạn mắc thủy đậu, nên tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai hay những ai đang mong muốn có thai nhé!

BS. Lê Tiểu My

]]>
Những lưu ý khi bà mẹ cho con bú mà có thai http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-ba-me-cho-con-bu-ma-co-thai-17139/ Fri, 30 Nov 2018 12:49:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-ba-me-cho-con-bu-ma-co-thai-17139/ [...]]]>

Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ đang bú mà người mẹ mang thai thì người mẹ gặp khó khăn gì khi nuôi con và cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ, trẻ và thai nhi?

Trong thời gian cho con bú mà người mẹ mang thai thì cần làm gì?

Sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú, người mẹ nếu có quan hệ vợ chồng thì khả năng mang thai là rất cao. Thông thường sau 6 tuần hậu sản, người phụ nữ đã phục hồi về cơ quan sinh dục và có thể quan hệ vợ chồng trở lại. Người mẹ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sau khoảng từ 4-6 tháng, những mẹ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn khoảng từ 6-10 tuần. Trong khi bà mẹ cho con bú mà có thai thì người mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú, thậm chí một số bà mẹ vẫn cho con bú đến khi sinh trẻ thứ hai (cho con bú song song). Do đó, người mẹ cần phải ăn uống nhiều hơn, tốt hơn vì phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ, cho con và cho thai nhi.

Giai đoạn đầu có thai, bà mẹ thường bị nghén, thời gian nghén mất từ 1-3 tháng, những tháng sau thai to gây chèn ép cho nên bà mẹ ăn uống nhiều và ngày càng tăng lên là khó khăn và khiến cơ thể mẹ quá mệt mỏi. Vì vậy, thời gian cho con bú đến khi nào thì cai sữa tốt nhất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tốt cho sức khỏe của mẹ, cho con và cho thai nhi.

Những lưu ý khi bà mẹ cho con bú mà có thaiBà mẹ cho con bú song song cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Việc mang thai khiến người mẹ mệt mỏi, nhất là giai đoạn nghén, thay đổi hormon, ăn uống kém có thể dẫn đến mất sữa mà nếu chưa mất thì đôi khi cũng phải cai sữa (cần tư vấn của bác sĩ sản khoa khi khám thai) vì động tác cho con bú sẽ tạo ra các kích thích, làm co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Người thiệt thòi nhất ở đây rõ ràng là đứa con đầu lòng bởi vai trò của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ. Việc mang thai lại quá sớm còn gây ra một số vấn đề như tăng khả năng sẩy thai, sinh non, làm người mẹ mệt mỏi nhiều. Những người đã trải qua thai kỳ có bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ (tiền sản giật), đái tháo đường thai kỳ… sẽ có nguy cơ tái phát và diễn tiến nặng hơn.

Việc cai sữa sớm là rất nguy hiểm cho trẻ, vì vậy nếu mẹ đang mang thai vẫn nên tiếp tục cho con bú kéo dài ít nhất là đến thời kỳ trẻ ăn bổ sung tốt. Nếu mẹ cần phải cai sữa trẻ thì nên cai sữa từ từ. Giảm số lần bú trong ngày. Cai sữa đột ngột có thể gây ra sang chấn tinh thần làm cho trẻ không chịu ăn và dễ mắc bệnh.

Bà mẹ cho con bú song song gặp khó khăn gì?

Ảnh hưởng đến thai nhi: Mỗi khi mẹ cho con bú cơ thể sẽ tiết ra prolactin. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa, nếu hàm lượng prolactin quá thấp, nguồn sữa mẹ sẽ giảm. Oxytocin được giải phóng khi em bé bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng; nó làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và di chuyển tới núm vú rồi vào miệng bé; làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp cơ quan này thu nhỏ lại về kích thước ban đầu, hạn chế xuất huyết sau sinh. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ có tiền sử chuyển dạ sớm hay sẩy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.

Trẻ bú cả sữa non

Khi thai được 5-6 tháng (quý 2 của thai kỳ) tuyến vú bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu chất dinh dưỡng và các kháng thể. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Trẻ được bú mẹ sẽ bú sữa non, mẹ không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa non cho đến khi em bé ở trong bụng mẹ chào đời.

Chất lượng, số lượng sữa có thể thay đổi

Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khiến nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon làm trẻ không thích thú. Đồng thời, khi mang thai mẹ nào bị ốm nghén sẽ thường ăn ít, chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Sữa không còn ngon ngọt như ban đầu khiến trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Vì vậy, trong thời gian cho con bú người mẹ cần ăn uống đầy đủ, hợp lý, thực hiện duy trì nguồn sữa mẹ và chất lượng nguồn sữa cho con bú.

Biện pháp khắc phục thế nào?

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, với bà mẹ khỏe mạnh bình thường, sau cuộc sinh đẻ lần thứ nhất nếu muốn mang thai lần thứ hai thì nên cách thời gian ít nhất 2 năm, nhằm đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt cho người mẹ, đồng thời có thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho đứa con của mình. Là người phụ nữ, ai chẳng muốn con mình phát triển tốt cả thể thể lực, tầm vóc và trí tuệ.

Để đạt được điều đó, mỗi người mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng… Từ kiến thức đó, khi bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ mới có thực hành tốt trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Nguyễn Trung Oanh

]]>
Mang thai và cảm cúm http://tapchisuckhoedoisong.com/mang-thai-va-cam-cum-16762/ Wed, 07 Nov 2018 12:52:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mang-thai-va-cam-cum-16762/ [...]]]>

Vậy có loại dầu nào vừa ngừa cảm cúm, cảm lạnh vừa tốt cho mẹ, vừa tốt cho bé không?

(Lê Uyên Nhi – Tiền Giang)

Qua trình bày của bạn trong thư, ngày nay các nha khoa học đã chứng minh rằng bị nhiễm virút cúm rất nguy hiểm cho thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, là thời kỳ bào thai đang hình thành các bộ phận của cơ thể của em bé. Còn những cảm cúm thông thường mà trong dân gian thường bảo nhau, có thể là mệt mỏi do suy nhược cơ thể. Muốn phòng được cúm thì bạn cần bằng cách tăng cường tốt chế ăn uống, ngủ nghỉ làm việc hợp lý. Bác sĩ khuyên bạn hạn chế uống thuốc trong thai kỳ là hoàn toàn hợp lý, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, vì có những thuốc tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, có thể gây dị dạng thai nhi.

Các loại dầu lưu hành trên thị, dùng để ngửi và thoa ngoài da chỉ có tác dụng kích thích hưng phấn, ấm ngoài da và đường hô hấp, chưa thấy loại nào chứng minh là phòng được virút cúm, nên khi dùng nhất là cho trẻ sơ sinh thì phải hết sức thận trọng và khi thật cần thiết.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Nguy hiểm do cúm khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hiem-do-cum-khi-mang-thai-16454/ Thu, 18 Oct 2018 12:46:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hiem-do-cum-khi-mang-thai-16454/ [...]]]>

Hồ Lan (Điện Biên)

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virut gây ra và nó mang độc tính cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi.

Biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người…, có thể xảy ra ở rất nhiều người. Những triệu chứng này ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể gây dị tật ở thai nhi.

Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch.

Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.

Cúm ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm nên với phụ nữ, khi chuẩn bị kết hôn, nên tiêm vắc-xin phòng cúm; Nâng cao thể trạng để có sức đề kháng tốt bằng cách tập thể dục và bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như chất đạm, hoa quả giàu vitamin…Trong trường hợp chẳng may bị cúm cũng không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

BS. Anh Vũ

]]>
Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-benh-phu-khoa-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-16212/ Mon, 01 Oct 2018 12:45:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-benh-phu-khoa-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-16212/ [...]]]>

Khi mắc bệnh phụ khoa có nguy hiểm?

Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn này, phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín do nồng độ tiết tố trong thời kỳ mang thai thường tăng cao hơn bình thường. Nội tiết tố tăng cao, nồng độ pH trong môi trường vùng kín thay đổi, các loại vi khuẩn và nấm kí sinh theo đó mà phát triển nên rất dễ bị các bệnh lý về phụ khoa. Điều này ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi. Cụ thể, nếu thai phụ mắc bệnh phụ khoa do nấm, chlamydia trong thời kỳ này thai phụ sẽ bị nóng rát, ngứa ở vùng kín, đau bụng, nặng hơn gây viêm màng ối dễ sinh non, lây truyền nấm cho em bé. Do đó, trước khi có ý định mang thai, cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này.

Khám thai định kỳ tại nhà cho chị em tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).

Vệ sinh đúng cách để phòng bệnh

Để tránh các bệnh viêm nhiễm “vùng kín” khi mang thai, chị em cần giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần đi khám bác sĩ. Không tắm bằng bồn lâu; không ngâm mình trong nước ao, hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.

Nên dùng nước ấm để làm sạch “vùng kín”. Không dùng xà phòng có tính sát khuẩn cao, không nên dùng thường xuyên dung dịch vệ sinh để rửa “vùng kín” vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.

Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày. Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, nhất là phụ nữ có thai vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung. Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su, không xuất tinh vào trong âm đạo. Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi… thì nên đi khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều lưu ý, các thai phụ khi mắc bệnh viêm vùng kín, phải tới ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán. Tuyệt đối không được tự chữa trị khi chưa có hướng dẫn của các bác sĩ. Việc điều trị phụ khoa cho phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn trọng để chọn cách phù hợp không ảnh hưởng tới thai nhi, vì vậy chị em không cần quá lo lắng và phải tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như tái khám để biết bệnh đã được điều trị dứt điểm.

BS. Thu Hà

]]>
Giải pháp chữa ngứa khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-chua-ngua-khi-mang-thai-14392/ Wed, 08 Aug 2018 03:01:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-chua-ngua-khi-mang-thai-14392/ [...]]]>

Nguyễn Liên (Yên Bái)

Ngứa khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân như: những biến đổi về sinh lý, có sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần, nổi sẩn kèm theo tăng sắc tố. Tình trạng này thường được gọi là sẩn ngứa khi mang thai, các vị trí hay gặp nhất là vùng bụng, hai bầu vú do mô tuyến vú tăng sinh, cánh tay, mông, đùi thường do tích tụ mỡ, cẳng, bàn chân do sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới… Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều cũng làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới vú, háng, cổ, gáy, ngực, lưng…

ngứa khi mang thai

Đặc thù ngứa trong thai kỳ càng gãi thì càng ngứa, càng gãi thì kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng đó dày lên trở thành mạn tính rất khó điều trị, vì vậy, cho dù ngứa do nguyên nhân gì cũng không bao giờ được gãi. Bạn có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp như: mặc quần áo bằng vải thoáng mát, đủ rộng, tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức, tắm với nước mát, không nên lạnh quá vì có trường hợp ngứa do lạnh tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ của mỗi người. Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh có nồng độ xút cao và các sản phẩm chăm sóc da vì dễ gây dị ứng.

Ngoài ra, bạn nên tránh các thức ăn gây dị ứng trước đó, chế độ ăn cần đủ chất, chú ý chọn các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D có trong cá biển, các sản phẩm từ sữa… Uống đủ nước trong ngày, ít nhất 1,5-2 lít.

BS. Anh Vũ

]]>
Hạn chế mụn trứng cá khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-mun-trung-ca-khi-mang-thai-13275/ Tue, 31 Jul 2018 14:58:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-mun-trung-ca-khi-mang-thai-13275/ [...]]]>

Mụn mọc chi chít trên mặt làm tôi rất đau và mặc cảm. Có cách nào để hạn chế mụn trong thời gian này?

Vũ Thị Liên (Cà Mau)

Trong suốt thời kỳ mang thai, mức độ hormon dao động lên xuống thất thường dẫn đến việc tăng cường mọc mụn ở khoảng 1/3 số phụ nữ lúc mang thai. Việc tăng tiết chất androden sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành.

Để giảm mụn trong thời gian này, các chị em mang thai cần ưu tiên các biện pháp tự nhiên: Thường xuyên giữ da sạch, thoáng. Bạn có thể rửa mặt bằng các sản phẩm chống nhờn và ngăn ngừa mụn dưới bằng sữa hoặc gel rửa mặt tạo bọt, có cát hoặc không có cát. Thoa nước cân bằng (tone) cùng loại với sữa rửa mặt; Nếu da quá nhiều dầu, bạn có thể dùng giấy thấm dầu để giúp da khô thoáng; Đắp mặt nạ 2 lần/tuần với các sản phẩm từ thiên nhiên như khoai tây sữa tươi, dưa chuột…; Thoa thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ; Tránh nắng bằng mũ rộng vành, khẩu trang. Việc chống nắng hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu sự kích thích da, giảm sự tăng sừng, lão hóa da do quang học cũng như độ đậm của vết nám – một vấn đề về da cũng khá thường gặp của phụ nữ mang thai.

Nếu việc phòng tránh trên không mang lại kết quả, bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc theo mách bảo của người khác vì có thể sẽ gây hại cho sự an toàn của thai nhi.

BS. Anh Vũ

]]>
Tăng cân khi mang thai: Quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-can-khi-mang-thai-qua-nhieu-hoac-qua-it-deu-khong-tot-13198/ Mon, 30 Jul 2018 03:30:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-can-khi-mang-thai-qua-nhieu-hoac-qua-it-deu-khong-tot-13198/ [...]]]>

Trong một tổng quan gồm hơn 1,3 triệu phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 47% số thai phụ tăng cân quá nhiều và 23% lại tăng quá ít. Tăng cân dưới mức khuyến nghị có liên quan với tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Ngược lại, tăng cân nhiều hơn mức khuyến nghị làm tăng khả năng phải sinh mổ và sinh con to.

Trong nghiên cứu này, bác sĩ Teede và các đồng nghiệp đã tập hợp 23 nghiên cứu trước đây từ các nước phát triển trên toàn thế giới. Nhóm nghiên cứu đã xem xét mức tăng cân của phụ nữ trong thời gian mang thai để xem có đáp ứng khuyến cáo của Viện Y học Mỹ hay không. Theo khuyến cáo này, phụ nữ nhẹ cân nên tăng từ 12,7-18kg. Phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng từ 11,3-15,8kg. Phụ nữ quá cân chỉ nên tăng từ 6,8-11kg và phụ nữ béo phì chỉ nên tăng từ 5-9kg.

Bác sĩ Aaron Caughey trưởng khoa sản tại ĐH Y tế và khoa học Oregon cho biết: “Mang thai không phải là thời điểm bạn nên ăn cho 2 người, mà là thời điểm bạn nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục”. Các bác sĩ cần theo dõi việc tăng cân trong thời gian mang thai và hướng dẫn thai phụ ăn uống lành mạnh, duy trì vận động.

Các kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association ngày 6/6.

BS P.Liên

(Theo Univadis/ Healthday)

]]>
Nên siêu âm mấy lần khi mang thai? http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-sieu-am-may-lan-khi-mang-thai-13146/ Sun, 29 Jul 2018 14:58:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-sieu-am-may-lan-khi-mang-thai-13146/ [...]]]>

Ngô Liên(Tuyên Quang)

Khi mang thai, siêu âm cho nhiều giá trị chẩn đoán và giúp phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai. Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu cần có 3 lần siêu âm vào các khoảng sau: 10 – 12 tuần, 20 – 24 tuần và 30 – 32 tuần;

Lúc 10 – 12 tuần, thai nhi đã có đủ hình hài và các bộ phận, những bất thường lớn có thể nhìn thấy ở thời điểm này. Ở thời điểm này, việc đo khoảng mờ sau gáy có giá trị tiên lượng cho các bệnh lý tim mạch hay bất thường về nhiễm sắc thể (mà thường hay gặp nhất là bệnh Down);

Vào lúc 20 – 24 tuần là lúc lượng nước ối có nhiều, thai đã khá lớn và di động rất tốt trong buồng tử cung, giúp cho việc quan sát thai khá tốt ở nhiều góc độ khác nhau, nên dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thai. Siêu âm giai đoạn này chủ yếu nhằm phát hiện các bất thường của thai.

Lần siêu âm thứ ba (30 – 32 tuần) nhằm đánh giá sự phát triển thai, đa số các trường hợp suy dinh dưỡng thường được phát hiện vào lúc này. Vị trí bánh nhau lúc này cũng sẽ được chẩn đoán chắc chắn hơn. Một số bất thường thai có thể xuất hiện hay phát triển muộn, sẽ được phát hiện tiếp vào lúc này.

Khi gần sinh cũng có thể có thêm một lần siêu âm để xác định kích thước thai, mức độ trưởng thành của bánh nhau và lượng nước ối. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu cháu thấy có gì bất thường có thể đi khám và siêu âm để bác sĩ phát hiện và xử trí những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

BS. Anh Tú

]]>
Vì sao dễ mắc lao khi mang thai? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-de-mac-lao-khi-mang-thai-10880/ Wed, 25 Jul 2018 08:20:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-de-mac-lao-khi-mang-thai-10880/ [...]]]>

Mang thai được 4 tháng, đã hết thời kỳ nghén, nhưng chị H. vẫn thấy người mệt mỏi, gầy sút, hâm hấp sốt vào buổi chiều, lại hay ra mồ hôi trộm. Đến ngày hẹn siêu âm, chị nói các triệu chứng trên với bác sĩ sản khoa. Bác sĩ yêu cầu chị làm một số xét nghiệm vì nghi ngờ chị bị nhiễm lao. Kết quả chị H. bị lao phổi.

Triệu chứng bệnh lao

Trường hợp như chị H. không phải là hiếm. Nhưng do thiếu hiểu biết, do chủ quan, cho rằng các triệu chứng khá điển hình của bệnh lao như ho (thường kéo dài 3 tuần hoặc hơn), đau ngực, mỏi mệt, biếng ăn, hay cảm giác ăn mất ngon, ớn lạnh, sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm… là dấu hiệu thường thấy trong thai kỳ, nên nhiều chị em không đi khám bệnh, không được điều trị kịp thời và tích cực, đã dẫn đến nhiều tai biến và hậu quả đáng tiếc.

Vi khuẩn lao dưới kính hiển vi.

Nhiễm lao khi mang thai

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới là do rất nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen, progesteron và sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ… tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn… kéo theo cả tổ chức phổi – những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động hơn. Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, khi mang thai, cơ thể người mẹ giảm miễn dịch tự nhiên để chấp nhận một cơ thể lạ mà một nửa là của người khác; do ăn uống không đủ chất; sự vất vả trong mang thai, cuộc đẻ và lúc nuôi con… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến họ dễ nhiễm lao hơn bao giờ hết.

Điều nguy hiểm là, bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh, việc điều trị sẽ rất khó khăn.

phu-nu-co-thai-can-tham-kham-dinh-ky

Những điều cần làm khi mắc bệnh lao trong thai kỳ

Chính vì những điều kể trên, khi nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, bạn cần thực hiện ngay theo hướng dẫn sau đây:

Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện chuyên ngành để biết chắc chắn mình có bị bệnh lao hay không. Các xét nghiệm lao thường an toàn với thai kỳ nếu quy trình kỹ thuật được đảm bảo. Nếu mang thai giai đoạn đầu, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để họ thực hiện kỹ hơn các kỹ thuật an toàn cho thai nhi. Nếu phải kiểm tra Xquang, bạn nên nhắc nhân viên y tế sẽ đeo chì trên bụng để bảo vệ em bé của bạn khỏi tia X.

 

Lao là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất trên thế giới gồm HIV/AIDS, lao và sốt rét. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhầy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 20 người khác mỗi năm.

Dùng thuốc điều trị bệnh lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị bệnh lao thể hoạt động trong thời kỳ mang thai thì ít nguy hiểm hơn là không điều trị gì. Thuốc được chọn lựa đầu tiên INH, rifampicin và andethambutol, thuốc được sử dụng hằng ngày trong vòng 2 tháng hoặc có thể sử dụng INH và rifampicin 2 lần trong một tuần trong cả thời kỳ mang thai. Không nên sử dụng streptomycin và PZA, vì những thuốc này có những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Phải đặc biệt lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực phẩm phải có đủ lượng calo, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tốt nhất nên uống viên canxi và dầu cá để tiện cho sự phục hồi vùng nhiễm bệnh của phổi.

Phải có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để giảm sự hô hấp, có lợi cho phục hồi vùng bụng. Sau khi sinh phải nghỉ ngơi lâu, đồng thời ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Việc cách ly đối với con rất cần thiết khi người mẹ mắc lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Nếu điều kiện không cho phép, tối thiểu người mẹ phải mang khẩu trang mỗi khi ở gần, chăm sóc con hoặc cho con bú… cho đến khi vi khuẩn lao âm tính.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ nếu đang điều trị lao (đặc biệt là đối INH) do nồng độ thuốc không ảnh hưởng đến trẻ và nồng độ thuốc cũng không đủ để ngừa bệnh lao. Do đó nếu trẻ mắc bệnh thì cũng nên điều trị cùng lúc.

Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được tiêm BCG sớm để phòng bệnh lao sơ nhiễm.

Tư vấn với nhân viên y tế về các kế hoạch chăm sóc khi bị nhiễm lao hay mắc bệnh lao.

BS. Trần Hạnh Hoa

]]>