mạn tính – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 30 Aug 2018 04:47:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mạn tính – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Biểu hiện viêm amidan hốc mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-viem-amidan-hoc-man-tinh-15705/ Thu, 30 Aug 2018 04:47:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-viem-amidan-hoc-man-tinh-15705/ [...]]]>

Phùng Thị Thắm (Lào Cai)

Theo triệu chứng kể trên, có nhiều khả năng bạn bị viêm amidan. Amidan là hai khối màu hồng to bằng đầu ngón tay cái, nằm ở hai bên thành họng. Nó có nhiệm vụ sinh ra kháng thể, chống các vi khuẩn đột nhập qua đường ăn uống và đường thở. Chính vì nằm ở vị trí này nên amidan rất dễ bị viêm. Trong trường hợp bị viêm, nếu há to miệng soi gương có thể thấy những chấm mủ trắng trên bề mặt của amidan. Vì đó là những ổ viêm cục bộ mạn tính nên có thể bạn không thấy sốt hoặc đau họng. Mủ đọng lâu ngày trong hốc amidan vón thành kén rồi do hoạt động của cơ họng khi nuốt bật ra và biến mất. Nếu có nhiều hốc viêm hoặc bị viêm lâu ngày là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Điều trị cơ bản viêm amidan hốc mạn tính là chỉ định cắt amidan. Bằng cách này sẽ khiến bạn thoát khỏi chứng hôi miệng và dự phòng các biến chứng do viêm amidan mạn tính gây ra như: thấp khớp, viêm cầu thận…

BS. Phạm Kim

]]>
Viêm amidan mạn tính, có nên cắt? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-amidan-man-tinh-co-nen-cat-13082/ Sun, 29 Jul 2018 14:49:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-amidan-man-tinh-co-nen-cat-13082/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết nếu bệnh mạn tính để lâu sẽ gây ra hậu quả gì và nếu cắt amidan thì có khỏi dứt điểm được không ạ?

Nguyễn Thị Hoa (Cao Bằng)

Amidan (amidan khẩu cái) là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở.

Bình thường, nó có vai trò nhất định trong cơ chế miễn dịch. Nhưng khi bị viêm mạn tính, nó mất chức năng đó và là một ổ viêm thường trực gây viêm tái phát thường xuyên và có thể có một số biến chứng:

Biến chứng tại chỗ: Áp-xe amidan, viêm tấy, áp-xe quanh amidan.

Biến chứng gần: Viêm thanh – khí phế quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy áp-xe thành bên họng.

Biến chứng xa: Viêm thận, khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.

Biến chứng toàn thân: Hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, amidan quá phát lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.

Em nên cắt amidan khi bị viêm tái phát nhiều lần/năm (khoảng trên 5 lần) hoặc khi có các biến chứng kể trên. Cắt amidan có nhiều phương pháp khác nhau, cắt bằng Coblator cũng là một phương pháp cắt triệt để lấy toàn bộ khối amidan và khắc phục được một số nhược điểm phương pháp khác như đỡ đau, đỡ tổn thương mô lành, hạn chế chảy máu…

BS. Nguyễn Văn Trường

]]>