lưu ý – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 12 Sep 2018 14:28:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png lưu ý – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những điều cần lưu ý khi sử dụng vắc-xin http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-vac-xin-15947/ Wed, 12 Sep 2018 14:28:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-vac-xin-15947/ [...]]]>

Nguyên tắc sử dụng vắc-xin

Cần phải sử dụng đúng đường sử dụng, đúng vị trí, đủ liều, đúng liều. Các khuyến cáo về đường sử dụng, vị trí sử dụng và liều tiêm là dựa trên các bằng chứng khoa học từ các thử nghiệm lâm sàng, kinh nghiệm thực hành, và các cân nhắc về lý thuyết. Do đó không nên thay đổi các quy định đã được khuyến cáo về đường tiêm, thể tích mỗi liều tiêm, số liều tiêm và vị trí tiêm. Việc thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch dẫn đến khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi mắc bệnh thấp.

PGS. TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW kiểm tra tủ lạnh bảo quản vắc-xin trong TCMR tại kho vắc-xin khu vực Tây Nguyên.

PGS. TS. Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW kiểm tra tủ lạnh bảo quản vắc-xin trong TCMR tại kho vắc-xin khu vực Tây Nguyên.

Khoảng cách của các liều vắc-xin

Vắc-xin phải được tiêm theo đúng lịch, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm để bảo đảm hiệu quả bảo vệ tối đa. Cố gắng bảo đảm khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc-xin nếu có thể được. Khoảng cách giữa các mũi tiêm không được dưới khoảng cách quy định và không được sớm hơn thời điểm tiêm. Tuy nhiên việc khoảng cách các mũi tiêm lớn hơn theo quy định không làm giảm nồng độ kháng thể sau khi hoàn thành các mũi tiêm mặc dù hiệu lực bảo vệ có thể không đạt được cho đến khi đủ số liều theo quy định.

Nếu liều đầu tiên sớm hơn 5 ngày trước tuổi tiêm thì phải tiêm nhắc lại sau khi trẻ đạt tuổi tiêm theo quy định. Tiêm vắc-xin sống phải bảo đảm rằng khoảng cách tối thiểu là 28 ngày. Một số vắc-xin như vắc-xin bạch hầu, uốn ván có thể gây ra tỷ lệ phản ứng hệ thống tại chỗ nhiều hơn. Do đó cần phải tuân thủ lịch tiêm chủng để có thể làm giảm các tỷ lệ phản ứng mà không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch. Ngoại trừ vắc-xin thương hàn uống, thì bất kì sự gián đoạn lịch tiêm nào đều không đòi hỏi tiêm lại từ đầu hoặc bổ sung 1 liều tiêm khác.

Tiêm đồng thời các loại vắc-xin

Ngoại trừ một số trường hợp, tiêm đồng thời các vắc-xin sống và bất hoạt sẽ tạo nên đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ tương đương như tiêm từng loại vắc-xin riêng lẻ. Việc tiêm đồng thời tất cả các liều vắc-xin theo tuổi được khuyến cáo ở những trẻ không có chống chỉ định tại thời điểm tiêm. Vắc-xin MMR và thủy đậu có thể tiêm đồng thời. Vắc-xin cúm sống giảm độc lực không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin thủy đậu và MMR.

Tiêm đồng thời vắc-xin phế cầu và vắc-xin cúm bất hoạt vẫn đạt được đáp ứng miễn dịch tốt mà không gây nên những phản ứng bất lợi, nghiêm trọng. Vắc-xin uốn ván, vắc-xin bạch hầu liều thấp, vắc-xin ho gà vô bào và cúm bất hoạt có thể được tiêm đồng thời. Vắc-xin viêm gan b được tiêm đồng thời với vắc-xin sốt vàng. Vắc-xin sởi và sốt vàng có thể tiêm đồng thời mà không có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các loại kháng nguyên. Tùy thuộc vào lịch tiêm chủng một đứa trẻ có thể được tiêm 9 loại vắc-xin khác nhau trong khoảng từ 2-15 tháng tuổi. Mặc dù không có giới hạn chính xác về số mũi tiêm, những liều tiêm ban đầu nên hạn chế không nên quá nhiều mũi tiêm trong một lần trẻ đến tiêm.

Không có bằng chứng về vắc-xin bất hoạt có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của vắc-xin bất hoạt khác hoặc vắc-xin sống. Bất kì vắc-xin bất hoạt nào cũng có thể tiêm đồng thời hoặc bất kì lúc nào (trước hoặc sau) tiêm vắc-xin sống hoặc bất hoạt khác. Các vắc-xin sống có thể tiêm cùng lúc với nhau trong một lần đến tiêm, nếu không tiêm cùng lúc được thì phải tiêm cách nhau trên 4 tuần.

Vắc-xin kết hợp

Việc phối hợp nhiều vắc-xin có thể làm giảm số mũi tiêm và làm giảm những lo ngại liên quan đến nhiều mũi tiêm. Ích lợi của tiêm vắc-xin phối hợp bao gồm làm tăng tỷ lệ tiêm chủng, làm tăng tỷ lệ tiêm đúng thời gian ở những trẻ tiêm trễ, giảm chi phí về vận chuyển, bảo quản vắc-xin, giảm chi phí đi lại, tiêm chủng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa vắc-xin mới vào Chương trình Tiêm chủng.

Linh San

((Theo tài liệu Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN))

]]>
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì trong dịp Tết? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-can-luu-y-gi-trong-dip-tet-14181/ Mon, 06 Aug 2018 06:19:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-can-luu-y-gi-trong-dip-tet-14181/ [...]]]>

Vậy Tến, xuân về người bị bệnh tiểu đường làm thế nào để có cái Tết thật vui vẻ, khỏe mạnh cùng gia đình, bạn bè mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mạn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn chỉ số bình thường do cơ thể của người bệnh bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Có hai loại đái đường (đái đường týp I và đái đường týp II). Đái đường týp I, nếu cơ thể xuất hiện hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào bê-ta của tụy là nơi sản xuất ra insulin, cơ thể có rất ít hoặc không có insulin, gặp chủ yếu ở trẻ em. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin mà nó tạo ra, đó là đái đường typ II. Đái tháo đường týp II có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, không phân biệt giới tính, nếu cân nặng càng dư thừa, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp II càng tăng cao.

 

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

Trước đây khi xét nghiệm nước tiểu thấy có đường glucose, được cho là đái đường (tiểu đường), ngày nay, khi xét nghiệm đường máu lúc đói có chỉ số đường glucose cao hơn chỉ số cho phép sẽ được gọi là tiền đái tháo đường hay đái tháo đường.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là do có sự đề kháng insulin, hay sự thiếu hụt sản xuất insulin, do đó đường glucose không được đưa từ máu vào trong tế bào. Khi cơ thể không sản xuất đủ hay không sử dụng được insulin, tế bào không thể dùng glucose tạo ra năng lượng và đường huyết sẽ tăng cao.

Nhận biết bị đái tháo đường

Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các biểu hiện bất thường như luôn cảm giác đói và ăn nhiều; luôn thấy khát và uống nhiều; tiểu nhiều, một số người khi bệnh đã nặng, nước tiểu đã có đường glucose, có thể thấy kiến bâu, ruồi đậu (chủ yếu gặp ở nông thôn). Mặc dù ăn, uống nhiều nhưng người bệnh lại thấy sụt cân nhiều trong thời gian ngắn, người gầy yếu, mắt nhìn mờ, tê bì tay chân, nếu có vết thương, thấy vết thương lâu lành, trục trặc về sinh hoạt tình dục, thường xuyên bị nhiễm nấm (viêm âm đạo ở nữ giới), viêm họng, mũi…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì trong dịp Tết?

Đối với người tiểu đường luôn được bác sĩ khám bệnh tư vấn cẩn thận về chế độ ăn, uống, dùng thuốc và vận động cơ thể. Vì vậy vào dịp Tết, người bị bệnh tiểu đường sẽ gặp phải khá nhiều rắc rối, nếu không cẩn thận, có thể làm cho bệnh tăng lên, thậm chí nguy hiểm hoặc phải cấp cứu gây phiền toái cho bản thân, gia đình và mất vui của ngày Tết. Vì vậy, người tiểu đường nên lưu ý những gì trong dịp Tết sắp đến?

Trước khi nghỉ Tết nên tái khám bệnh để xác định lại chỉ số đường huyết, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có tư vấn kịp thời, đồng thời được chỉ định dùng thuốc cho hợp lý. Cần được chuẩn bị đủ các loại thuốc cho bệnh đái tháo đường. Thuốc đái tháo đường là thuốc bác sĩ chỉ định dùng loại nào, không phải tự động mua thêm hoặc nghe tư vấn của người bán thuốc mua đủ các loại thuốc trị tiểu đường. Nếu làm như vậy sẽ rất nguy hiểm cho việc giữ bình ổn chỉ số đường huyết, từ đó tai họa sẽ xảy ra bất cứ lúc nào không thể biết. Ngoài chuẩn bị đủ số lượng thuốc tiểu đường trong dịp Tết (khoảng hơn 2 tuần) nên chuẩn bị thêm các loại thuốc của bệnh khác mà mình đang mắc cùng với tiểu đường (tăng huyết áp, tăng mỡ máu,  xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, thoái hóa khớp…). Việc dùng thuốc cũng không được tự động điều chỉnh liều lượng, nếu dùng liều thấp sẽ làm cho đường huyết tăng (nếu tăng cao sẽ có nguy cơ hôn mê do nhiễm độc xê tôn), ngược lại, nếu uống liều cao quá có thể làm cho đường máu giảm gây hiện tượng hạ đường huyết sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tụt huyết áp, hôn mê do hạ đường huyết.

Chế độ ăn, uống trong dịp Tết, người bị đái tháo đường cần hết sức lưu ý, bởi vì, ăn uống không kiêng khem sẽ làm cho đường huyết tăng lên, nhất là rượu bia, bánh, kẹo, trái cây có hàm lượng đường cao (cam, quýt, xoài, sầu riêng…) và các thực phẩm chế biến nhiều mỡ. Theo thống kê, những năm gần đây, cứ sau dịp Tết cổ truyền, có nhiều người tiểu đường phải đến với các khoa nội tiết và đái tháo đường hoặc bệnh viện cấp cứu hoặc khám vì bị tăng đường máu, đặc biệt có trường hợp ở trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, thậm chí có người bệnh bị tử vong do đến cấp cứu quá muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tiểu đường không thực hiện đúng chế độ ăn và điều trị bệnh. Rất nhiều người trong số đó đã chủ quan, tự ý bỏ điều trị hoặc tự cho mình “tạm ngừng” điều trị hoặc uống thuốc không đều, ăn uống không kiêng khem đúng mức.

 

Các thức ăn truyền thống của ngày Tết rất đa dạng, dồi dào nhưng không thích hợp cho người đái tháo đường vì có quá nhiều chất béo (món xào, chiên, rán, măng hầm chân giò, sườn, thịt đông…) hoặc các loại dễ làm tăng đường máu như xôi, bánh chưng. Vì vậy, để không tăng đường máu nên dùng một lượng nhỏ. Tốt hơn, trước khi vào bữa ăn, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn hoặc ăn nhiều rau luộc, su hào luộc, củ cải luộc… (các loại này sẽ không làm tăng đường máu) để tạo cảm giác no, khi vào bữa chính sẽ hạn chế được ăn quá nhiều. Dù là Tết nhưng nên chọn món ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nếu ăn thịt, nên chọn thịt gà, nạc lợn, không nên ăn thịt bò, trâu (thịt đỏ) và hạn chế tối đa rượu, bia. Ngoài việc chú ý uống thuốc đều đăn, chú ý ăn uống hợp lý, người tiểu đường đừng quên vận động cơ thể, mỗi ngày ít nhất 30 phút tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ hoặc chơi cầu lông, bóng bàn nhưng nhớ là thực hiện xa bữa ăn (không nên ăn xong vận động cơ thể ngay).

 

BS. Bùi Mai Hương

]]>
Dùng thuốc trị eczema cần lưu ý gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tri-eczema-can-luu-y-gi-13115/ Sun, 29 Jul 2018 14:54:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tri-eczema-can-luu-y-gi-13115/ [...]]]>

Xin hỏi quý báo khi dùng thuốc này tôi cần chú ý điều gì?

Nguyễn Thị Sáu (Lạng Sơn)

Hydrocortison là một glucocorticosteroid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng nhiều tại y tế cơ sở và được bán khá phổ biến trong các hiệu thuốc để trị nhiều bệnh liên quan đến các tình trạng trên.

Bôi kem hydrocortison lớp mỏng lên da dùng điều trị eczema cấp và mạn tính.

Bôi kem hydrocortison lớp mỏng lên da dùng điều trị eczema cấp và mạn tính.

Đối với dạng bôi tại chỗ (thuốc mỡ và kem), hydrocortison được sử dụng để điều trị bệnh eczema cấp và mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít trường hợp lạm dụng thuốc (dùng thuốc cho bất kỳ tổn thương trên da nào kể cả những bệnh da không được dùng thuốc này như hăm da, viêm da do vi khuẩn…) gây các biến chứng đáng tiếc. Do đó, khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, số lần bôi trong ngày, thông thường từ 1-4 lần bằng cách thoa kem hoặc thuốc mỡ một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh.

Cần tránh để thuốc tiếp xúc với kết mạc mắt và không được sử dụng trong các trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc, bệnh loét da, tổn thương da đang bị nhiễm khuẩn tiến triển vì nguy cơ làm bệnh nặng hơn do bị ức chế miễn dịch khi dùng glucocorticoid, cơ thể nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virut như mắc bệnh thủy đậu, Herpes giác mạc, zona… Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, bạn cần chú ý vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn bao gồm viêm da tiếp xúc, rạn da, xuất huyết dưới da, mất sắc tố, lâu lành viết thương, phát ban dạng trứng cá đỏ… tại chỗ bôi để xử trí kịp thời.

BS. Nguyễn Thanh Vân

]]>
Dùng bromazepam trị mất ngủ, lưu ý gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-bromazepam-tri-mat-ngu-luu-y-gi-13094/ Sun, 29 Jul 2018 14:51:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-bromazepam-tri-mat-ngu-luu-y-gi-13094/ [...]]]>

Có người mách tôi nên dùng thuốc bromazepam vì họ dùng thuốc này thấy có kết quả tốt. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi có nên dùng thuốc bromazepam không, nếu dùng cần lưu ý gì? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thị Liên (Bắc Giang)

Bromazepam hay còn có tên khác là lexomil, bromalex… là một thuốc bình thần nhóm benzodiazepin, thuốc tác dụng chống lo âu, giãn cơ nhẹ, gây ngủ và tạo ra giấc ngủ rất giống với giấc ngủ tự nhiên, nhưng lại dễ gây quen thuốc và phụ thuộc thuốc nếu bị lạm dụng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ và mỗi nguyên nhân gây mất ngủ lại có một cách chữa riêng. Với những người mất ngủ ngắn (dưới 1 tuần) thì chữa trị sẽ không quá khó khăn. Còn với những người có tình trạng mất ngủ kéo dài trên 2 tuần việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

Ở vào tuổi của chị, nguyên nhân mất ngủ kéo dài có rất nhiều, nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là trầm cảm và lo âu lan tỏa. Hai rối loạn này có thể đi cùng với nhau hoặc xuất hiện riêng biệt. Cả hai rối loạn này đều gây mất ngủ kéo dài, nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt rất rõ ràng. Ví dụ nếu chị khó vào giấc ngủ (nằm mãi mới ngủ được), khó giữ giấc ngủ (hay thức giấc) hoặc dậy sớm (tầm 2-3 giờ sáng đã dậy và không ngủ lại được), sáng ngủ dậy rất mệt mỏi, chán ăn, sút cân, chán nản, buồn vô cớ, hay cáu, muốn chết quách cho xong, có những cơn bốc hỏa… thì đó là các triệu chứng của trầm cảm. Còn nếu chị chỉ khó vào giấc ngủ (nhưng khi đã ngủ rồi thì không bị thức giấc và không bị thức dậy sớm), lo lắng quá mức, run tay, ra mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân, khó thư giãn, luôn căng cơ, đánh trống ngực, có cảm giác hòn ở cổ, đầy bụng… thì đó là các triệu chứng của lo âu lan tỏa.

Ngay cả với hai bệnh trên, người ta phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với thuốc an thần liều thấp. Nếu có sử dụng bromazepam thì họ chỉ coi đây là thuốc hỗ trợ điều trị trong thời gian đầu dùng thuốc, nghĩa là dùng kèm bromazepam với hai loại thuốc trên (thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần), trong một thời gian ngắn và với liều rất thấp để tránh gây quen thuốc.

Như vậy, nếu chỉ dùng một mình bromazepam để điều trị mất ngủ kéo dài là sai. Tôi khuyên chị nên đi khám ở bác sĩ tâm thần để biết nguyên nhân mất ngủ và được điều trị đúng. Chúc chị may mắn!

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm khoa Tâm thần, BV Quân y 103)

]]>