lối sống – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 27 Oct 2018 02:58:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png lối sống – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 5 thay đổi lối sống giúp kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/5-thay-doi-loi-song-giup-kiem-soat-benh-lac-noi-mac-tu-cung-16593/ Sat, 27 Oct 2018 02:58:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-thay-doi-loi-song-giup-kiem-soat-benh-lac-noi-mac-tu-cung-16593/ [...]]]>

Nguyên nhân chính xác gây lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được làm rõ. Nhưng dường như có mối tương quan mạnh mẽ giữa những lối sống và tình trạng này. Những thay đổi lối sống dưới đây sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tình trạng lạc nội mạc tử cung:

Đảm bảo giấc ngủ chất lượng

Giấc ngủ đêm tốt có thể khiến bạn trông tươi trẻ và tràn đầy sức sống ngày hôm sau. Thiếu ngủ cấp hoặc mạn tính có thể ảnh hưởng tới hệ nội tiết từ đó dẫn tới thay đổi các mô hình bài tiết hormon. Vì vậy hãy đảm bảo ngủ đủ giấc bằng bất cứ giá nào.

Đừng quên tập thể dục

Vai trò của tập thể dục trong việc làm giảm estrogen dư thừa trong cơ thể đã được chứng minh. Vì vậy hãy duy trì tập thể dục thường xuyên để giảm các triệu chứng bệnh.

Theo dõi cân nặng

Nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung bị thừa cân. Họ được khuyên giảm trọng lượng qua việc duy trì chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp. Duy trì nhật kí thực phẩm để tính toán lượng calo hấp thu và tiêu tốn.

Ăn uống đúng cách

Hãy ăn nhiều hoa quả, rau, các loại hạt và chất béo lành mạnh. Tăng cường hấp thu nhiều chất xơ và cảnh giác với những thực phẩm chế biến, đặc biệt là nếu nó chứa monosodium glutamat. Nhớ rằng, ngay cả những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn đôi khi cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tình trạng của bạn.

Từ bỏ các thói quen xấu

Tránh xa rượu và giảm sự phụ thuộc vào caffein. Gan chịu trách nhiệm loại bỏ oestrogen dư thừa ra khỏi cơ thể. Rượu làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của gan. Caffein có thể làm tăng hàm lượng oestrogen, gây lạc nội mạc tử cung hoặc làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Giảm căng thẳng và tăng cường thư giãn

Có thể có mối tương quan giữa stress và lạc nội mạc tử cung. Có nhiều phụ nữ bị stress trong cuộc sống bị lạc nội mạc tử cung. Hãy tìm cách thư giãn hoặc  tham gia những hoạt động giảm stress hoặc bằng cách nói chuyện, chia sẻ với bạn bè.

BS Thu Vân

(Theo THS)

]]>
Thay đổi lối sống để giảm huyết áp cao http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-de-giam-huyet-ap-cao-14992/ Thu, 09 Aug 2018 15:57:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-de-giam-huyet-ap-cao-14992/ [...]]]>

Tập luyện

Đi bộ với tốc độ nhanh có thể giảm huyết áp. Tập luyện tốt đảm bảo tim sử dụng khí oxy hiệu quả hơn. Tập bài tập tim mạch 4-5 lần mỗi tuần có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Bắt đầu bằng cách tập 15 phút đều đặn mỗi ngày sau đó tăng dần thời gian và độ khó.

Thở sâu

Học một số kỹ thuật thở chậm và thiền có thể có lợi. Nó sẽ giúp giảm stress và giúp kiểm soát huyết áp. Hãy thử tập 10 phút mỗi sáng và mỗi tối. Hít vào và thở ra sâu. Nếu có thể, hãy tham gia một lớp yoga để học phương pháp thích hợp.

huyet ap

Ăn nhiều thực phẩm giàu kali

Bạn có nghe về tác dụng tiêu cực của natri lên cơ thể và kali là một trong những khoáng chất cần thiết để chống lại những ảnh hưởng của natri lên huyết áp. Trái cây và rau rất giàu natri. Hãy bổ sung khoai lang, cà chua, nước cam, khoai tây, chuối, đậu Hà Lan, mận khô và nho khô vào chế độ ăn uống của bạn.

Giảm lượng muối

Cho dù bạn có tiền sử gia đình bị huyết áp cao hay không, việc giảm hấp thu muối có thể tạo ra sự khác biệt lớn về sức khỏe của bạn. Trước khi bổ sung thêm muối vào thực phẩm, hãy cân nhắc xem có thật sự cần thiết. Hạn chế thực phẩm chế biến và đóng gói. Khoai tây chiên, gà đông lạnh, thịt xông khói chứa nhiều muối. Cố gắng tính toán lượng muối bạn ăn hàng ngày. Ghi chép nhật ký thực phẩm, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết mình dùng bao nhiêu muối.

Sôcôla đen

Sôcôla đen có flavonol giúp mạch máu đàn hồi hơn. Hãy chọn loại có ít nhất 70% ca cao để có tác dụng.

Không uống rượu

Mặc dù rượu có một số lợi ích sức khỏe nếu sử dụng với lượng ít như ngăn ngừa cơn đau tim, bệnh động mạch vành, nhưng nếu uống nhiều hơn 1-2 cốc mỗi ngày, lợi sẽ chuyển thành hại. Hãy kiểm soát việc uống rượu của bản thân và nếu bạn là người nghiện rượu, hãy bắt đầu giảm dần.

Uống trà

Trong một nghiên cứu, những người nhâm nhi trà dâm bụt hàng ngày sẽ giảm huyết áp. Trà xanh cũng có nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh hưởng của caffeine vẫn còn gây tranh cãi. Uống đồ uống chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Giải pháp là kiểm tra huyết áp trong vòng 30 phút sau khi uống cà phê để xem nó có ảnh hưởng lên cơ thể bạn hay không.

Giảm công việc và thư giãn

Giảm số giờ làm việc trong văn phòng có thể giảm tăng huyết áp. Làm thêm giờ khiến bạn khó tập luyện và ăn uống lành mạnh. Hãy học cách thư giãn bằng cách nghe nhạc êm dịu (nhạc cổ điển, nhạc Ấn Độ).

 

 

BS Thu Vân

(Theo Timesofindia)

]]>
Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-song-lanh-manh-giup-giam-nguy-co-ung-thu-dai-trang-14353/ Tue, 07 Aug 2018 15:30:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-song-lanh-manh-giup-giam-nguy-co-ung-thu-dai-trang-14353/ [...]]]>

Các kết quả này được đưa ra từ một khảo sát trực tuyến đánh giá nguy cơ ung thư của bệnh viện Cleveland gồm hơn 27.000 người tham gia trả lời trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, dưới 10% số người tham gia cho biết họ đạt được mức khuyến cáo hàng ngày về lượng hoa quả, rau và ngũ cốc. Ngoài ra, khoảng ¼ số người trả lời cho biết, họ tập thể dục ít nhất 30 phút, 4 lần/tuần.

Cơ quan dịch vụ dự phòng Hoa kỳ (USPTF) khuyến cáo mọi người bắt đầu sàng lọc ung thư đại tràng ở tuổi 50, và tiếp tục sàng lọc đều đặn cho đến khi 75 tuổi. Những người có nguy cơ cao hơn bị ung thư đại tràng như bị bệnh viêm ruột hoặc tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng nên sàng lọc sớm hơn. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát này, chỉ 36% số người tham gia thực hiện theo các hướng dẫn về sàng lọc của USPTF.

Carol A. Burke, bác sĩ chuyên khoa dạ dày-ruột tại bệnh viện Cleveland và các đồng nghiệp đã phát triển một công cụ trực tuyến, miễn phí để mọi người có thể biết được nguy cơ ung thư đại tràng hoặc pô-lýp đại tràng của mình. Những người tham gia khảo sát tự báo cáo thông tin gồm độ tuổi, giới tính, sắc tộc, chiều cao, cân nặng, các yếu tố về chế độ ăn, tiền sử hút thuốc lá, hoạt động thể chất, tiền sử bản thân và gia đình bị ung thư hoặc pô-lýp đại tràng và việc tuân thủ sàng lọc ung thư đại tràng.


Sau khi hoàn thành khảo sát, những người tham gia nhận được kết quả điểm số nguy cơ ung thư đại tràng và khuyến cáo sàng lọc cho cá nhân. Các nhà nghiên cứu hy vọng, bằng cách cung cấp đánh giá trực tuyến, những người tham gia có thể tự in các kết quả và tới gặp bác sĩ để trao đổi về việc sàng lọc ung thư đại trực tràng. Bác sĩ cũng có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố nhân khẩu học của từng bệnh nhân, nhắm tới những bệnh nhân có nguy cơ và khuyến khích họ sàng lọc.

]]>
Lối sống và bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-song-va-benh-tim-mach-13799/ Sun, 05 Aug 2018 05:40:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-song-va-benh-tim-mach-13799/ [...]]]>

Trong nhịp sống hối hả hiện nay, thời buổi mà mọi người dường như sống nhanh, sống vội hơn, dễ dàng bị cuốn theo vào vòng xoáy của cuộc sống, chúng ta dễ mắc phải những thói quen không tốt cho hệ tim mạch.

Cần nhận biết sớm những thói quen này trước khi quá muộn để có thể phòng ngừa, thay đổi nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác hại do chúng đem lại.

Hút thuốc

Mặc dù tác hại của việc hút thuốc đã được phổ biến rộng rãi, thế mà vẫn có thể dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người phì phèo nhả khói thuốc ở những nơi công cộng, quán cà phê, công viên, bến xe…

Nhiều tình trạng và bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu não, phình động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại biên… đều tăng nguy cơ ở người hút thuốc. Đó là chưa kể đến hút thuốc còn là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ung thư, bệnh phổi… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Dự báo vào năm 2030, con số này có thể tăng lên đến 70.000.

Bỏ hút thuốc giúp giảm đáng kể nguy cơ tim mạch. Một điều cần hết sức lưu ý là dù không hút thuốc nhưng nếu hít phải khói thuốc, nghĩa là hút thuốc thụ động, cơ thể vẫn tiếp độc chất. Không hút thuốc là quan trọng rồi, nhưng quan trọng không kém là cần tuyệt đối không để hít phải khói thuốc từ người khác.

Lối sống và bệnh tim mạch

Thói quen ăn uống không hợp lý

Nhịp sống hối hả, bận rộn hiện nay khiến nhiều người có những thói quen ăn uống không tốt như ăn vặt, ăn quá nhanh, bỏ bữa, sử dụng thực phẩm ăn liền (nhiều chất béo, ít chất xơ)… Những thói quen này dễ gây béo phì và đưa vào cơ thể các thực phẩm không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch. Bên cạnh đó, có nhiều người quen với việc ăn mặn, thường nêm nếm nhiều muối trong thức ăn, sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn (thường có nhiều muối). Ăn quá mặn sẽ làm huyết áp tăng lên, làm tăng giữ nước trong cơ thể, tạo gánh nặng cho tim của người suy tim.

Một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng sẽ giúp giảm nguy cơ tim mạch. Lượng muối ăn vào trong một ngày của người lớn nên ít hơn 2,3g (khoảng một muỗng cà phê) vàcủa người tăng huyết áp nên ít hơn 1,5g. Cần giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn xuống dưới 300mg/ngày với người lớn sức khỏe bình thường và dưới 200mg/ngày với người có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc mắc bệnh tim mạch. Nên ăn nhiều thức ăn từ các nguồn thực vật như trái cây, rau củ, đậu, hạt… Đồ ngọt có nhiều đường và chất béo bão hòa nên chỉ dùng một vài lần trong một tuần.

Ít vận động

Trong đời sống hiện nay, thói quen tập thể dục không được rèn luyện, công việc bận rộn, làm việc ở văn phòng, giải trí bằng xem phim, đi cà phê tán gẫu, chiều chiều tụ họp “chén chú chén anh”, ôm laptop lướt web, xem tivi hàng giờ… là những nguyên nhân phổ biến khiến cho con người ít khi vận động.

Việc không thường xuyên vận động khiến năng lượng trong cơ thể không được sử dụng, từ đó làm tăng nguy cơ gặp các tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì. Các vấn đề trên đều là những yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch.

Để tốt cho sức khỏe tim mạch, Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người bình thường nên vận động ở cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần, hoặc 75 phút/tuần nếu vận động với cường độ nặng. Đơn giản hơn, cứ nhớ rằng nên tập thể dục 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày trong tuần. Cũng có thể chia ra, tập 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. Bên cạnh thời gian tập luyện, việc tập luyện thường xuyên, đều đặn là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả tốt.

Uống nhiều rượu bia

Hiện nay, bất kể lúc nào, bất kể ở đâu, bất kể dịp gì, đều có thể dễ dàng bắt gặp cảnh mọi người “dzô dzô” uống rượu bia. Thống kê cho thấy với 3 tỉ lít rượu bia tiêu thụ trong năm 2013, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ rượu bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tiêu thụ trung bình rượu bia trong một năm của nam giới người Việt là 27,4 lít, gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu.

Có nhiều tác hại của việc lạm dụng rượu với hệ tim mạch đã được ghi nhận. Uống rượu nhiều làm suy giảm chức năng cơ tim, tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu là triglycerid, gây tổn thương thận và thành mạch máu, đưa đến tăng huyết áp. Bên cạnh đó, rượu là thức uống giàu năng lượng, uống nhiều dẫn đến béo phì, mắc bệnh đái tháo đường. Rượu còn có thể gây ra rối loạn nhịp tim;người ta đã đặt tên “hội chứng trái tim trong ngày lễ” (Holiday heart syndrome) cho tình trạng rối loạn nhịp tim sau khi uống nhiều rượu trong dịp lễ, hội, nghỉ cuối tuần.

Hội Tim mạch Mỹ đã khuyến cáo rằng không nên bắt đầu uống rượu nếu chưa từng uống rượu; nếu đã có uống rượu thì nên giới hạn ở mức độ ít và vừa phải. Cho dù uống rượu với lượng ít nhưng uống thường xuyên và lâu dài cũng không tốt cho sức khỏe.

Thường xuyên bị stress

Hiện nay, stress phổ biến đến mức được coi là một “đại dịch” mà mỗi người không thể hoàn toàn tránh khỏi được. Stress không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh tim mạch, tuy nhiên, nó là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống.

Cần tránh để bị stress, nếu không, ngày qua ngày, stress sẽ âm thầm, lặng lẽ, dần dần làm hao mòn sức khỏe và hệ tim mạch của chúng ta. Tập thể dục, chơi thể thao, có thái độ sống tích cực, không hút thuốc, không uống rượu bia, cà phê quá nhiều, có chế độ ăn lành mạnh, duy trì cân nặng lý tưởng, sống vui khỏe, dành thời gian bên gia đình… là những phương thức hiệu quả giúp đương đầu với stress.

Lối sống và bệnh tim mạch

ThS.BS. NGÔ BẢO KHOA

]]>
Thay đổi lối sống tốt cho bệnh suy tim http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-tot-cho-benh-suy-tim-13630/ Sun, 05 Aug 2018 05:19:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-tot-cho-benh-suy-tim-13630/ [...]]]>

Nó là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như bệnh mạch vành, bệnh van tim, cơ tim, màng ngoài tim, loạn nhịp tim,… Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, khi mắc người bệnh suy tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và biến chứng nặng nề nhất là có thể gây đột qụy. Vì vậy, việc hiểu đúng bệnh để biết cách chăm sóc là rất quan trọng.

Nhận biết triệu chứng

Suy tim tiến triển từ từ trong nhiều năm, đôi khi cũng có những đợt cấp có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một hội chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh bởi có các biểu hiện sau:

Mệt mỏi: Đây là một trong các triệu chứng thường hay gặp nhất ở người bệnh có rối loạn chức năng tim mạch, tuy nhiên mệt là triệu chứng không đặc hiệu. Mệt khi thực hiện những việc đơn giản như đi thang bộ lên lầu, xách giỏ đi chợ hay đi bộ… có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Suy tim cần được phát hiện và điều trị sớm.

Suy tim cần được phát hiện và điều trị sớm.

Khó thở: Khi tim bị suy, co bóp kém nên ứ máu phổi, các mạch máu ở phổi giãn căng, áp lực cao chèn ép phế quản gây khó thở. Đây là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, người bệnh có cảm giác hụt hơi, hồi hộp, ngộp thở, tình trạng khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc khi nằm đầu thấp. Khó thở thường về đêm, người bệnh thường bị thức giấc do bị ngộp thở, ho khan phải ngồi dậy hoặc nằm đầu cao mới dễ chịu, trường hợp suy tim nặng người bệnh luôn phải ngủ ở tư thế ngồi. Khó thở khi gắng sức thường kèm khó thở khi nằm hoặc khó thở kịch phát về đêm.

Đau thắt ngực: Đau ngực thường xảy ra sau gắng sức, vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim nhưng cũng có thể là cảm giác nặng ngực, tức ngực, ngực bị thắt nghẹn, bị ép, hiếm khi người bệnh có triệu chứng đau nhói như dao đâm. Đau ngực thường giảm khi nghỉ ngơi.

Phù: Thường xảy ra chiều tối, bắt đầu ở chân, người bệnh thường cảm giác đi giày chật, phù đối xứng. Khi suy tim nặng, phù thêm ở đùi, mặt, bụng, phù tăng khi ăn mặn. Thường người bệnh hay có triệu chứng khó thở đi kèm.

Ho: Ho trong trường hợp suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Ho làm người bệnh mất ngủ, ho do suy tim ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Ai dễ mắc chứng suy tim?

Bệnh suy tim thường xảy ra ở những người có tuổi, tuy nhiên ngày nay cuộc sống hiện đại và lối sống không lành mạnh nên bệnh đang trẻ hóa. Ngoài ra, những yếu tố có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và cholesterol máu cao cũng gia tăng. Người ta cũng ghi nhận được người còn rất trẻ cũng bị bệnh tim. Khi mà họ là nạn nhân của chứng nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm virut có ảnh hưởng đến tim. Cũng nên cẩn thận với việc lạm dụng rượu mạnh, rất có hại cho sức khỏe.

Người bệnh suy tim nên ăn uống luyện tập thế nào?

Người bệnh suy tim cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không bao giờ dừng thuốc, thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không được bác sĩ kê đơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi lối sống là xây dựng lối sống đúng đắn, thực hiện một chế độ ăn hợp lý, có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp, đây là 3 biện pháp mà bệnh nhân suy tim phải biết.

Bệnh nhân suy tim cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn đúng, giúp bổ sung được những chất còn thiếu, giảm cân một cách khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh tật nhưng vẫn ngon miệng.

Về lượng muối: nếu ăn quá nhiều muối (ăn mặn) sẽ gây ứ dịch và phù, gây co mạch làm tăng huyết áp, dẫn đến làm nặng thêm tình trạng suy tim. Bệnh nhân suy tim không được dùng quá 2g muối/ ngày (chưa đến 1 thìa cafe). Và lượng muối ăn vào mỗi ngày được tính từ tất cả các nguồn thức ăn, nước uống.

Cholesterol và chất béo: nếu cholesterol máu cao có thể gây bệnh lý mạch vành, gây suy tim. Do đó, bệnh nhân suy tim phải hạn chế mỡ hòa tan (là loại mỡ gây tăng cholesterol), thường có trong các loại thực phẩm: các loại thịt có màu đỏ,  lòng đỏ trứng gà, thức ăn có nguồn gốc từ động vật, do đó, nên thay thế các loại mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật,…

Người bệnh suy tim nên bỏ rượu hoặc phải hết sức hạn chế: uống không quá 1 ly bia hoặc 1 ly rượu vang mỗi ngày. Nên hạn chế tối đa cà phê và các thức uống giải khát có chứa chất caffein như nước tăng lực… Còn khi đã suy tim nặng thì nhất thiết phải bỏ rượu bia.

Bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều thực phẩm chứa kali và magnesium, vì chúng rất cần cho hoạt động của tế bào cơ tim và vì bệnh nhân thường bị giảm kali do dùng thuốc lợi tiểu.

Các bài tập thể dục có thể giúp người bệnh suy tim thấy khỏe hơn, giảm căng thẳng và lo lắng, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, huyết áp và đường huyết.

Các hoạt động thích hợp với người bệnh suy tim thông thường là đi bộ. Đạp xe và bơi lội: có thể được nếu bệnh nhân từng tập luyện trước đây và suy tim không quá nặng. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân suy tim đều được khuyến cáo bài tập loại gì và mức độ tùy thuộc vào tình trạng suy tim nên cần tham khảo bác sĩ để làm trắc nghiệm khả năng gắng sức hoặc cho ý kiến về môn tập phù hợp.

Những điều nên làm khi tập luyện thể lực là bắt đầu thật chậm, tăng dần thời gian và cường độ vận động nếu thấy đủ sức. Mức vận động cần đạt: ít nhất 30 phút/ ngày (có thể chia thành nhiều lần), trên 5 lần/ tuần.

Tập vào thời điểm nhất định trong ngày để tạo thói quen. Uống 1 tách nước trước, trong và sau khi tập. Mặc quần áo thoáng mát, mang giày nhẹ có dây buộc hoặc giày vải. Làm ấm cơ thể bằng các bài tập co duỗi cơ trước khi vận động. Theo dõi nhịp mạch và mức gắng sức đang thực hiện. Nên tập luyện cùng với một người bạn thân khỏe mạnh. Phải nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục sau vận động.

 

Những điều cần tránh khi luyện tập

Tránh những hoạt động gây các triệu chứng sau: khó thở; choáng váng, chóng mặt; đau ngực; buồn nôn; vã mồ hôi lạnh… nếu xảy ra những dấu hiệu này, phải dừng tập ngay. Tránh những bài tập đòi hỏi nhu cầu giải phóng năng lượng nhanh, cao. Tránh những bài tập mang tính đối kháng, cạnh tranh cao, khiêng vác nặng, có va chạm. Không tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn. Tránh tập luyện trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh hoặc khi cảm thấy không được khỏe.

 

BS. Mạnh Hùng

]]>
Đau lưng – bệnh không chỉ của riêng người lớn tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-lung-benh-khong-chi-cua-rieng-nguoi-lon-tuoi-13494/ Sun, 05 Aug 2018 05:06:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-lung-benh-khong-chi-cua-rieng-nguoi-lon-tuoi-13494/ [...]]]>

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% người dân từng bị ít nhất 1 lần đau lưng trong suốt cuộc đời. Tại Việt Nam tỉ lệ mắc đau lưng cũng tương tự các nước trên thế giới.Hơn 1/3 số người bệnh đến khám tại Phòng khám Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD)vì đau lưng là người bệnh trẻ trong độ tuổi lao động (từ 20 – 50 tuổi). Ở độ tuổi này,đau lưng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng làm việc.

Nguyên nhân

Theo BS.CKI. Cao Thanh Ngọc – Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp BV. ĐHYD cho biết trên 85% nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ đa số có liên quan nhiều đến nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt. Nhân viên văn phòng ngồi liên tục sai tư thế từ 7 – 8 giờ mỗi ngày hoặc công nhân ngồi lâu sai tư thế, không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý là những nghề nghiệp có tỉ lệ người bị đau lưng cao hơn hẳn những người làm việc khác. Một số trường hợp đau lưng do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm nặng có thể dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa do chèn ép thần kinh vùng cột sống lưng, gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, tê vùng hậu môn, yếu ở cả hai chân và nguy cơ cao bị liệt nếu không điều trị kịp thời. Trong bệnh viêm cột sống dính khớp thường gặp ở người trẻ, biểu hiện ban đầu chỉ là đau lưng, có thể kèm theo sưng khớp. Bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến tàn phế do các đốt sống viêm dính lại với nhau.Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, nếu vì công việc phải đứng hoặc ngồi lâu thì nên đứng hoặc ngồi đúng tư thế và có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý và một khi có biểu hiện đau lưng phải đến cơ sở y tế sớm để chẩn đoán kịp thời những trường hợp đau lưng bệnh lý.

 

Đau lưng ở người trẻ

 

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng lui bệnh càng cao. Tuy nhiên, hiện nay trong cộng đồng vẫn còn tồn tại nhiều cách chữa đau lưng sai lầm, phản khoa học như cắt lễ, đắp lá thuốc, uống các thuốc dân gian, thuốc tễ không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến những hậu quả nặng nề như nhiễm trùng, loãng xương, suy tuyến thượng thận… thậm chí tàn phế.

85% nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ đa số có liên quan nhiều đến nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt

 

Vừa qua, BV. ĐHYD đã điều trị thành công cho trường hợp của chị T. N. M, 33 tuổi, ở Q. 8, TP.HCM. Chị M. chia sẻ công việc văn phòng phải làm việc trước máy tính và ngồi nhiều khiến chị thường xuyên bị đau vùng lưng và cổ. Cơn đau làm chị rất khó chịu, khó tập trung trong công việc, có những lúc đau nhiều phải nghỉ làm và sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi đến khám tại BV. ĐHYD, chị M được chẩn đoán đau lưng cơ năng do tư thế làm việc không đúng. Người bệnh được điều trị bằng thuốc, hướng dẫn tư thế làm việc và tập những bài tập hỗ trợ sức mạnh cơ vùng lưng – cổ. Khi tái khám, chị đã hết đau lưng và quay trở lại công việc. Bác sĩ vẫn khuyến cáo chị duy trì các bài tập phù hợp và chế độ tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định.

Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài

 

Đau lưng Thoát vị đĩa đệm cột sống

Anh N.V.T, 25 tuổi, ở quận 6 TP.HCM, làm nghề khuân vác. Anh đang nghiêng một thùng hàng nặng thì nghe tiếng cụp vùng cột sống lưng. Sau đó, anh thấy đau dữ dội vùng cột sống thắt lưng kèm tê lan mặt ngoài đùi, đau tăng khi xoay trở cử động khiến anh không thể đi lại bình thường. Anh tự mua thuốc uống nhưng không giảm nên đến khám tại Đơn vị Nội Cơ Xương Khớp BV. ĐHYD. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, anh được chẩn đoánđau lưng cấp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do lao động nặng, tư thế làm việc không đúng. Người bệnh được điều trị bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và nghỉ ngơi tại giường. Sau 3 ngày điều trị, cơn đau đã giảm và người bệnh xuất viện, đồng thời được hướng dẫn tư thế làm việc, chế độ nghỉ ngơi, tập thể dục kèm những bài tập hỗ trợ để phòng ngừa các cơn đau lưng tái phát về sau. Sau 2 tuần, anh đã có thể trở lại với công việc và biết phòng tránh những tư thế xấu trong công việc cũng  như chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý.

THẾ PHONG ghi

]]>
5 bước đơn giản để có lối sống lành mạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/5-buoc-don-gian-de-co-loi-song-lanh-manh-12304/ Thu, 26 Jul 2018 12:36:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-buoc-don-gian-de-co-loi-song-lanh-manh-12304/ [...]]]>

Hơn nữa, bạn lại dành nhiều thời gian hơn cho những thứ giải trí tại chỗ như tivi, máy tính…  Tuy nhiên, lựa chọn này có thể gây nguy hại tới sức khỏe cho chính bạn và ảnh hưởng tới cả thế hệ sau. Đó là lý do tại sao nó khiến bạn phải quyết định ngay việc thực hiện một lối sống lành mạnh. Điều này không hề khó, dưới đây là 5 bước đơn giản, bạn có thể thực hiện được ngay.

Hoạt động mỗi ngày: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ mang lại lợi ích đối với sự tăng trưởng, phát triển thể lực, trí lực của trẻ em và trẻ vị thành niên. Tốt nhất, lứa tuổi này nên dành ít nhất 60 phút/ngày  để hoạt động thể chất. Bao gồm cả những hoạt động mạnh mẽ khiến họ phải thở “hổn hển”, làm toát mồ hôi và tiêu hao năng lượng. Cần các bài tập làm tăng cường cơ bắp và xương ít nhất 3 ngày/tuần. Nhưng muốn trẻ làm được điều đó, cha mẹ phải là những tấm gương tốt và một thái độ tích cực để tham gia hoạt động.

 

Hãy cùng gia đình dành thời gian luyện tập mỗi ngày

Chọn đồ uống: Nước là thứ giải khát tốt nhất. Đặc biệt là nước trái cây nguyên chất không nên pha thêm đường và cũng không nên uống các loại nước uống có ga… Khi trẻ em trên 2 tuổi, nên giảm sữa béo. Tăng cường cho trẻ ăn trái cây tươi và nói “không” với các loại nước trái cây chế biến sẵn, có nhiều đường.

 

Uống nước trái cây tươi, không uống đồ chế biến sẵn có đường

Ăn nhiều trái cây và rau quả: Ăn trái cây và rau quả mỗi ngày giúp trẻ em tăng trưởng tốt, tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh mãn tính. Nên ăn 2 suất trái cây tươi và 5 suất rau xanh mỗi ngày.

 

Chọn thực phẩm nhiều rau củ quả

Tắt màn hình và tăng cường hoạt động: Ít vận động và dành thời gian xem TV, lướt web hay chơi trò chơi máy tính khiến trẻ em bị thừa cân hay béo phì. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên xem tivi, máy tính, điện thoại không quá 2 giờ/ngày. Ngừng thời gian sử dụng các thiết bị này càng lâu càng tốt. Lên kế hoạch các trò chơi trong nhà và ngoài trời hoặc hoạt động cho trẻ em của bạn, thay thế cho xem TV hay chơi máy tính.

 

Hạn chế tivi và máy tính

Ăn ít đồ ăn không hợp vệ sinh và chọn lựa thích hợp với sức khỏe: không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn, đồ rán xào thường xuyên. Đồ ăn lành mạnh giúp trẻ em và thanh thiếu niên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của họ. Thức ăn dựa trên trái cây và rau quả, giảm các sản phẩm từ sữa béo và ngũ cốc là sự lựa chọn lành mạnh. Tránh ăn thức ăn có nhiều chất đường hay chất béo bão hòa – chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh ngọt hay sôcôla –  nó có thể khiến trẻ tăng cân quá sức.

 

Hạn chế thưc ăn rán, xào, nướng

Phí Quang Thắng

(theo Healthy Kids)

]]>
Thay đổi lối sống giúp phòng tránh và kiểm soát trào ngược axit http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-giup-phong-tranh-va-kiem-soat-trao-nguoc-axit-11940/ Thu, 26 Jul 2018 11:40:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-giup-phong-tranh-va-kiem-soat-trao-nguoc-axit-11940/ [...]]]>

Tuy nhiên, uống thuốc chống axit về lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Các chuyên gia cho rằng một số thay đổi lối sống dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát axit và phòng ngừa trào ngược axit:

Khoảng cách giữa các bữa không quá 3-4 giờ. Trung bình, thức ăn cần 3-4 giờ để tiêu hóa, sau đó, dạ dày bắt đầu tự động sản sinh axit. Vì vậy, không có thực phẩm trong dạ dày, axit được sản sinh hoạt động trên lớp nội mạc dẫn tới trào ngược axit.

Ăn cùng thời điểm hàng ngày vì não, dạ dày, cơ và tế bào có trí nhớ về thời gian bạn nhận thực phẩm và do vậy, cơ thể bắt đầu sản sinh axit từ đó giúp bạn xử lý với axit. Do vậy, cần lên lịch ăn uống đúng giờ cho các bữa sáng, bữa trưa, bữa nhẹ và bữa tối.

Nhai thức ăn đúng cách và ăn chậm để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu bạn không nhai hợp lý hoặc ăn nhanh, những miếng thực phẩm to đi vào dạ dày không tiêu hóa được khiến cho dạ dày sản sinh nhiều axit hơn để tiêu hóa chúng. Ngoài ra, dư thừa axit cũng cản trở hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm.

Xem loại thực phẩm bạn ăn. Khi bạn ăn bữa ăn lành mạnh gồm các loại hạt, ngũ cốc toàn phần, rau, hoa quả, đậu lăng, dạ dày sản sinh lượng axit thích hợp để tiêu hóa chúng. Tuy nhiên, ăn đồ ăn vặt hoặc dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối hoặc đường có thể gây sản sinh thừa axit để tiêu hóa dẫn tới trào ngược axit.

Tăng cường hấp thu thực phẩm kiềm giúp bạn khắc phục tình trạng thừa axit trong cơ thể. Để duy trì hàm lượng kiềm, uống nước chanh và tăng cường hấp thu rau tươi, cà rốt và dưa chuột. Ngoài ra, cần uống đủ nước vì nước giúp duy trì hàm lượng axit trong cơ thể.

Nếu bạn đang uống thuốc hoặc kháng sinh, hãy bổ sung thêm men tiêu hóa và vitamin B tổng hợp. Nguyên nhân là vì trào ngược axit là tác dụng phụ của một số thuốc hoặc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn xấu và các vitamin trong cơ thể, điều này khiến cho cơ thể sản sinh nhiều axit hơn.

Ăn bữa tối cách thời gian đi ngủ khoảng 2-3 giờ. Không ngủ hoặc ngồi thườn thượt ngay sau khi kết thúc bữa ăn vì tư thế này có thể gây trào ngược axit tự nhiên. Thay vào đó ngồi thẳng lưng, đi bộ chậm hoặc ngồi ở tư thế yoga giúp tiêu hóa và duy trì hàm lượng axit.

 

 

 

BS Thu Vân

(Theo THS)

]]>
Thay đổi lối sống – một trong những bí quyết trị “nóng gan” http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-mot-trong-nhung-bi-quyet-tri-nong-gan-11391/ Wed, 25 Jul 2018 09:52:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thay-doi-loi-song-mot-trong-nhung-bi-quyet-tri-nong-gan-11391/ [...]]]>

Đã vào mùa hè, những đợt nắng mới bắt đầu, tiết trời trở nên oi ả, nóng nực, khiến cho nhiều người cảm thấy bức bối, mệt mỏi. Chị Liên (Thạch Thành, Thanh Hóa) đang ngồi chờ khám bệnh ở Bệnh viện K cho biết: “Tôi mắc bệnh viêm gan C, dạo gần đây thấy trong người nóng bức, nổi nhiều mụn nhọt, mẩn ngứa, da dẻ sạm lại… Tôi lo bệnh của mình tái phát nên đi khám bệnh”.

Đây không phải là trường hợp duy nhất, một bệnh nhân khác là anh H. ở (Hưng Yên) tâm sự: “Tôi thường xuyên hút thuốc, dạo này ai cũng bảo da tôi thâm đen, sần sùi quá. Bản thân không có biểu hiện gì nhiều nhưng tôi ăn không ngon, ngủ không yên nên đi khám.”

Theo TTND. BS CKII, TS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, vào mùa hè quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh hơn, cộng thêm việc ăn uống, sinh hoạt không hợp lý sẽ khiến cơ thể sinh bệnh. Nhẹ thì mụn nhọt, mẩn ngứa, da dẻ sạm lại, phụ nữ bị nám nhiều hơn… ở những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh gan sẽ làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Mắc bệnh gan do lối sống

BS CKI Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, theo y học cổ truyền không có khái niệm “nóng gan”, nhưng dân gian thường cho những chứng bệnh như nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa… là do yếu gan, nóng trong người.

Chủ tịch Hội đông y Hà Nội Nguyễn Hồng Siêm

Theo BSCK II, TS Nguyễn Hồng Siêm, bên cạnh yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, độ ẩm trong không khí hay ô nhiễm môi trường gây chứng nóng trong người, còn một yếu tố quan trọng gây bệnh tật, đặc biệt ở gan là lối sống. Chế độ ăn nhiều protein, đường, mỡ cũng làm gan phải làm việc quá tải, phát sinh bệnh tật. Theo đông y, tâm chủ huyết, nhưng can tạo huyết. Khi can huyết nhiệt  (tức là máu ở gan nóng), tất sẽ sinh mụn nhọt hoặc dị ứng, mề đay ở người lớn. Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, can có liên quan đến huyết, vì thế khi bị mụn nhọt, mẩn ngứa …  thường do can (gan), nhưng không phải tất cả các biểu hiện như trên đều liên quan đến gan.

Bên cạnh đó, một số thói quen, lối sống có ảnh hưởng tới gan như thức khuya, uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng…  . BS CKII, TS Nguyễn Hồng Siêm lấy ví dụ, nếu một người thường xuyên uống rượu, gan sẽ phải làm việc liên tục để thải chất độc.  “Giống như một người bình thường, nếu làm việc 8 tiếng mỗi ngày, và dành thời gian để ăn, ngủ, nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe thì không sao, nhưng nếu một người phải làm việc từ 12 – 20 tiếng, lâu dần sẽ kiệt sức mà chết”. “Gan của chúng ta cũng vậy, nếu bắt nó làm việc quá khả năng, tức là phải thải độc tố liên tục, như ở những người nghiện rượu, sẽ có ngày các tế bào gan bị xơ hóa”. Đó là lý do uống rượu lâu ngày, nghiện rượu sẽ bị xơ gan, hoặc ung thư gan. “Có những trường hợp xơ gan khi giải phẫu bệnh, gan còn lại giống như đất sét, vì mất hết chức năng”- BS Siêm cho biết.

Ung thư gan do rượu là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu có tỷ lệ tử vong cao.

Cách gì để gan khỏe trong mùa hè?

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng nóng trong người như mụn nhọt, mẩn ngứa, hay do bệnh gan, đặc biệt ở những người có lối sống thiếu lành mạnh cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của lá gan.

BS CKII ,TS Nguyễn Hồng Siêm khuyên, thay đổi chế độ sinh hoạt là cực kỳ quan trọng, nhất là vào mùa nóng. Nên ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, quả chín, hạn chế bia rượu. Tuyệt đối không nên uống nhiều rượu, uống kéo dài hoặc nghiện rượu nếu không muốn bị ảnh hưởng đến chức năng gan. Tránh thức khuya, nên tập thể dục rất tốt để bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

Có quan niệm ăn uống theo mùa rất hữu ích. Như ở xứ lạnh người ta thường ăn các thực phẩm có tính ấm, cay nóng để giữ thân nhiệt, nhưng Việt Nam là sứ xở nhiệt đới, vào mùa nóng mà ăn nhiều đồ cay nóng sẽ làm thân nhiệt tăng lên, gây hại cho cơ thể, TS Siêm lý giải. Theo y học cổ truyền, bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố “âm” và “dương” trong cơ thể.  Nếu để mất cân bằng âm dương (quá âm hay quá dương) đều sinh bệnh.

Cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Với gan cũng vậy, mặc dù đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể mà các tế bào có thể tái tạo, nhưng nếu không được nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách, hợp lý, sẽ có ngày phát sinh bệnh ở gan.

Hải Yến

]]>
Những bệnh liên quan đến lối sống không lành mạnh ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-benh-lien-quan-den-loi-song-khong-lanh-manh-o-tre-11333/ Wed, 25 Jul 2018 09:45:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-benh-lien-quan-den-loi-song-khong-lanh-manh-o-tre-11333/ [...]]]>

Béo phì

Bệnh béo phì là kết quả rõ nhất của lối sống không lành mạnh. Tỷ lệ béo phì ở trẻ đang gia tăng trên toàn thế giới. Không chỉ ở các nước phát triển, những nước có thu nhập thấp và trung bình cũng có sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Đảm bảo cho trẻ ăn uống đúng cách và tập luyện đủ để con bạn không nằm trong số những trẻ này.Bệnh tiểu đường týp 2

Trước đây, tiểu đường chỉ là bệnh của những người trung tuổi, nhưng hiện nay, bệnh này xuất hiện ở cả trẻ em từ 8-9 tuổi. Béo phì làm cho trẻ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn. Các yếu tố khác tăng nguy cơ mắc bệnh là trẻ sinh ra bị nhẹ cân, mẹ bị tiểu đường thai nghén và dậy thì. Trẻ cần tránh xa lối sống tĩnh tại để phòng bệnh tiểu đường.

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt và thiếu máu là tình trạng phổ biến ở các nước nghèo. Tuy nhiên, hiện nay, do thói quen ăn uống không hợp lý, ngay cả những người có điều kiện kinh tế cũng có thể bị thiếu sắt và thiếu máu. Để tránh thiếu sắt và thiếu máu, hãy đảm bảo cho con ăn nhiều rau và hoa quả. Tránh xa thức ăn vặt.

Mắc các rối loạn thị lực

Trẻ em ngày nay sử dụng nhiều thiết bị điện tử để giải trí. Thói quen này có thể gây căng thẳng cho mắt, dẫn đến cần phải đeo kính. Để tránh làm tổn thương mắt trẻ, hãy khuyến khích trẻ khám phá thế giới tự nhiên, hạn chế cho trẻ cho sử dụng các thiết bị điện tử.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>