liệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 02 Aug 2018 15:07:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png liệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hạn chế viêm loét khi bị liệt http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-viem-loet-khi-bi-liet-13363/ Thu, 02 Aug 2018 15:07:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-viem-loet-khi-bi-liet-13363/ [...]]]>

Dương Anh Thu (Hải Dương)

Những người phải nằm lâu một chỗ thường bị loét do tì đè.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới loét da là do: chậm thay đổi tư thế bệnh nhân, những trường hợp bệnh nhân kém vận động, chịu áp lực tì đè trong 3 giờ sẽ gây thiếu máu tại chỗ, có thể dẫn tới hoại tử da và tổ chức dưới da. Suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm trùng.

Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh như bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Da bị ẩm ướt liên tục, đặc biệt là trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ.

Để đề phòng loét da, cách tốt nhất là tránh tì đè liên tục lên vùng da nhạy cảm. Bệnh nhân bị liệt hoặc ốm nặng phải nằm lâu trên giường cần được thay đổi tư thế liên tục 2 giờ/1 lần. Nên cho bệnh nhân nằm các loại đệm như đệm hơi, đệm nước, đệm thay đổi được áp lực từng phần.

Đối với bệnh nhân phải ngồi xe lăn, cần được nhấc người khỏi mặt ghế, xe thường xuyên. Giữ da bệnh nhân sạch, khô ráo. Thay quần áo thường xuyên. Trời nắng nên lau mồ hôi và giữ cho da được khô. Bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ cần được làm vệ sinh liên tục, lau khô và xoa bột talc.

ThS. Hà Hùng

]]>