Lao màng não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 07 Nov 2018 14:28:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Lao màng não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Lao màng não và những nguy biến http://tapchisuckhoedoisong.com/lao-mang-nao-va-nhung-nguy-bien-16764/ Wed, 07 Nov 2018 14:28:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lao-mang-nao-va-nhung-nguy-bien-16764/ [...]]]>

Ở các nước phương Tây, lao màng não có khuynh hướng giảm song song với các thể lao khác. Còn ở các nước đang phát triển, lao màng não vẫn là nguyên nhân gây viêm màng não phổ biến, đặc biệt ở người nhiễm HIV.

Lao màng não gây bệnh cảnh nặng nề

Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam bị nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh tập trung ở lứa tuổi 1-5. Bệnh khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai; có người bị co giật khu trú, liệt, nói sảng, buồn bã… khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này khó nhận biết được, dễ bỏ qua.

Khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh sớm hay muộn mà các triệu chứng của lao màng não có thể rất nghèo nàn hoặc phong phú. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm màng não điển hình ngày càng đầy đủ và rõ như: sốt cao, kéo dài, tăng lên về chiều tối; nhức đầu khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội và tăng lên khi có những kích thích tiếng động hoặc ánh sáng (nhức đầu kết hợp với tăng trương lực cơ làm bệnh nhân hay nằm ở tư thế co người, quay mặt vào trong tối); nôn (khi tăng áp lực nội sọ) tự nhiên, nôn vọt không liên quan tới bữa ăn; rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy; đau bụng, đau các khớp, đau ở cột sống phối hợp với đau ở các chi; rối loạn cơ thắt gây bí tiểu, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ; liệt các dây thần kinh sọ, liệt các chi, các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các biểu hiện rối loạn tâm thần. Các biểu hiện rối loạn ý thức có thể có với mức từ nhẹ đến nặng (hôn mê). Do các biểu hiện này cũng gặp ở các bệnh về não khác như u não, xuất huyết não, màng não, viêm màng não mủ, viêm màng não do nấm… nên bệnh nhân và ngay cả thầy thuốc cũng dễ nhầm, tập trung điều trị các bệnh về não mà bỏ qua việc điều trị lao.

Lao màng não và những nguy biếnTiêm phòng lao cho trẻ.          Ảnh: TM

Trong lao màng não, vi khuẩn lao có thể gây ra những hình thái tổn thương như: gây viêm và làm tổn thương màng não, chủ yếu màng não ở khu vực nền sọ; gây viêm và làm hẹp động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng não do đó có thể gây tổn thương một vùng của não; gây rối loạn lưu thông của não thất. Do đó, muốn điều trị bệnh có kết quả tốt thì cần chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Vì ở giai đoạn này tổn thương ở màng não và não nhẹ có thể phục hồi chức năng tốt sau quá trình điều trị.

Khám bệnh nhân lao màng não, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu cứng cổ, có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ não, kèm theo liệt một tay, một chân hoặc nửa người. Bệnh nhân cũng có thể có tổn thương tủy sống dẫn đến liệt hai chân và bí tiểu. Đặc biệt trẻ em hay bị co giật nhiều hơn người lớn. Do có triệu chứng trùng lặp với các bệnh viêm màng não khác hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường, nên việc chẩn đoán bệnh lao màng não hiện còn gặp nhiều khó khăn, phải dựa vào việc chọc dịch não tủy, một thủ thuật xâm lấn tuy an toàn nhưng khá đau đớn. Các xét nghiệm về vi trùng học của dịch não tủy thì không nhạy và có thể mất rất nhiều thời gian đưa đến chậm trễ trong chẩn đoán. Có những trường hợp mất cả một, hai tháng mới có chẩn đoán bệnh.

Mặc dù ngày nay y học đã đạt nhiều tiến bộ nhưng việc điều trị lao màng não dường như vẫn là thách thức lớn. Chậm trễ trong chẩn đoán sẽ dẫn đến chậm trễ trong điều trị và dĩ nhiên sẽ đi liền với tốn kém tiền bạc, công sức, đặc biệt là tỷ lệ tử vong và di chứng sẽ tăng vọt. Nếu nhập viện muộn (khi đã hôn mê sâu), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao màng não lên đến 70-80%. Những người còn sống có thể gặp những biến chứng nặng nề như sống đời sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt dây thần kinh 3 hoặc 4, liệt nửa người hoặc hai chi dưới, thiểu năng trí tuệ, thay đổi tính tình, béo phì, vô kinh ở nữ giới, đái tháo nhạt,…

Cách phòng ngừa bệnh lao

Cho bản thân: Trẻ sơ sinh phải được tiêm chủng BCG đầy đủ. Sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Dinh dưỡng đầy đủ. Sinh hoạt điều độ: hạn chế thức khuya, dậy sớm. Không lạm dụng các chất gây nghiện như bia, rượu, thuốc lá và không sử dụng ma túy.

Cho cộng đồng: Nếu có triệu chứng ho kéo dài từ hai tuần trở lên phải đi khám phổi. Nếu bị phát hiện lao phổi, phải nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tiếp xúc với người thân ít nhất hai tuần sau điều trị, mỗi khi ho phải che miệng, phải đeo khẩu trang y tế. Uống thuốc đúng và đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

BS. Xuân Đồng

]]>