lạnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 15:05:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png lạnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cước do lạnh chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/cuoc-do-lanh-chua-the-nao-13187/ Sun, 29 Jul 2018 15:05:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cuoc-do-lanh-chua-the-nao-13187/ [...]]]>

Phạm Thị Phương (Thái Bình)

Cước là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu mùa xuân và hay gặp ở những người lao động chân tay như: nông dân, người làm ngề chài lưới, chèo đò, vận động viên đua thuyền… và cũng hay gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Do khí hậu lạnh, độ ẩm cao gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước, xuất huyết, trợt loét rất lâu lành. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bị tổn thương, thâm tím khi nhúng vào nước lạnh và ngứa ngáy khi được ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi.

Cước được chia làm hai thể: cước cấp tính và mạn tính.

– Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi không tái phát.

– Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè và lại tái phát vào mùa đông năm sau. Bệnh có thể đi kèm với cryoglobulin niệu hoặc lupus ban đỏ, xơ cứng bì.

Đề phòng cước các bạn nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, đi găng tay, đội mũ len, đeo khẩu trang, đi bít tất len và sưởi ấm sau khi nhiễm lạnh. Khi đã bị cước các bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Có thể dùng một số loại thuốc sau:

+ Nifedipin 20mg 3 lần một ngày. Đây là thuốc điều trị tim mạch, huyết áp có tác dụng giãn mạch ngoại vi tăng cường nuôi dưỡng tế bào.

+Nicotinamide (astymicin fort) 100mg 3 lần một ngày hoặc dipyridamole 25mg 3 lần một ngày. Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoai vi và tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào. Ngoài ra tại chỗ bôi mỡ corticoide, xoa dầu nóng như cao sao vàng, dầu phật linh, dầu quế… ngâm chân tay vào nước gừng ấm trước khi đi ngủ. Khi bị hoại tử phải rửa vết thương và băng vô trùng, thay băng hàng ngày. Ăn đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu đạm, không uống rượu bia, không hút thuốc lá thuốc lào.

ThS. Đỗ Xuân Khoát

]]>
Càng lạnh, càng dễ bị dị ứng http://tapchisuckhoedoisong.com/cang-lanh-cang-de-bi-di-ung-10816/ Wed, 25 Jul 2018 08:13:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cang-lanh-cang-de-bi-di-ung-10816/ [...]]]>

Nguyên nhân gây ra mề đay do lạnh rất phức tạp: một số người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh; do di truyền: bố, mẹ mắc bệnh mề đay thì con cái dễ mắc bệnh; do nhiễm virut và một số bệnh lý khác.

Dị ứng nổi lên là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên). Khi bạn bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây nổi mề đay, mẩn ngứa và nhiều triệu chứng dị ứng khác.

Ngứa, ban đỏ, sẩn phù do lạnh

Mề đay do lạnh được định nghĩa là phản ứng của da sau khi tiếp xúc với yếu tố lạnh, trên da sẽ xuất hiện ban đỏ, sẩn phù nổi gồ lên mặt da kèm theo ngứa tại vị trí tiếp xúc với lạnh. Bệnh nhân có thể bị sưng lưỡi, phù nề thanh quản gây khó thở nếu sử dụng nước đá lạnh. Nếu toàn bộ cơ thể tiếp xúc với thời tiết có nhiệt độ thấp thì phản ứng có thể rất nghiêm trọng, ngoài ban đỏ toàn thân kèm theo ngứa, bệnh nhân có thể xuất hiện các phản ứng toàn thân nguy hiểm khác như khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ và tử vong.

Trời mưa lạnh giá rét, nhiều người dễ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay.

Trời mưa lạnh giá rét, nhiều người dễ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay.

Do đâu khởi phát dị ứng?

Nguyên nhân thực sự của hiện tượng này chưa được biết rõ, tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy những bệnh nhân bị chứng bệnh này đều mắc các chứng nhiễm khuẩn, nhiễm virut trong thời điểm khởi phát bệnh và có các tế bào trên da rất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng ra các chất trung gian hóa học vào máu như histamin gây ban đỏ, ngứa và đôi khi là sốc phản vệ. Bệnh nhân là trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Nhóm tuổi này chiếm tỉ lệ bệnh rất thường gặp (80%). Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng như viêm họng cấp, viêm phổi… Bệnh nhân đang mắc chứng bệnh mạn tính như viêm gan b, ung thư… Đôi khi bệnh mang tính gia đình hay do gene quy định.

Nhiều nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này và ngày nay, các nhà khoa học đã thống nhất ngưỡng nhiệt độ phổ biến gây bệnh cho bệnh nhân là 4 độ C, tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn. Đôi khi không khí ẩm ướt và giá lạnh ở ngưỡng nhiệt độ này có thể gây bệnh.

Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như mô tả ở trên mà có liên quan tới nhiệt độ lạnh cho dù triệu chứng của bạn nặng hay nhẹ thì bạn cũng cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định và chẩn đoán loại trừ, giúp bạn tránh các phản ứng toàn thân nguy hiểm (gây khó thở, sốc phản vệ và tử vong nếu tiếp xúc với nước lạnh hoặc gió lạnh).

Chẩn đoán xác định thế nào?

Chẩn đoán mề đay mạn do lạnh không khó, bác sĩ cần bệnh nhân cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin trong tiền sử gây ra các triệu chứng. Sau khi khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm test kích thích với yếu tố lạnh, đây là loại test đơn giản, rẻ tiền, cho độ chính xác cao. Ngoài ra, bệnh nhân cần được khám và đánh giá các xét nghiệm tìm nguyên nhân như tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh lý ác tính như ung thư nhằm tìm nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định khi có tiền sử nghi ngờ kèm theo test kích thích với yếu tố lạnh cho kết quả dương tính.

Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi mề đay mạn tính do lạnh, tuy nhiên, có thể điều trị triệu chứng bằng một số thuốc kháng histamin. Mề đay mạn tính cần điều trị theo nguyên nhân và bệnh nhân thường cho kết quả điều trị tốt. Để hạn chế dị ứng nổi mẩn và nguy hại đến sức khỏe, bệnh nhân cần lưu ý tránh tiếp xúc với yếu tố lạnh trực tiếp, cần có các dụng cụ bảo hộ và giữ ấm. Tránh không để da tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Tránh uống nước đá và thức ăn lạnh như kem có thể gây khó thở và có thể tử vong do phù nề thanh quản. Ngoài ra, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, cần mặc ấm ngay khi ở trong nhà rồi mới đi ra ngoài, tránh ở những nơi có gió lùa, tránh tiếp xúc với nước lạnh… Nếu đã bị nổi mề đay, để hạn chế nhiễm trùng da do những vết xước, bạn không nên gãi mà chỉ xoa để bớt cảm giác ngứa. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng, cơ thể sạch sẽ hàng ngày để không bị bội nhiễm, mưng mủ.

Nổi mề đay khi trời lạnh có thể xảy ra với bất cứ ai và ở bất cứ thời điểm nào, độ tuổi nào, thế nên, nếu muốn kiểm tra cơ thể mình có bị dị ứng với thời tiết kiểu như thế này hay không, bạn chỉ cần để viên đá lên tay từ 4-5 phút, sau đó quan sát vùng da đó trong 10 phút. Nếu thấy nổi mề đay và mẩn ngứa, nghĩa là bạn thuộc nhóm người có cơ địa kiểu như thế này. Khi đó, biết cách phòng tránh và hạn chế bệnh tái phát là việc rất cần thiết.

BS. Bùi Văn Khánh

]]>
Những sai lầm trong chăm sóc trẻ ngày lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-sai-lam-trong-cham-soc-tre-ngay-lanh-10796/ Wed, 25 Jul 2018 08:11:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-sai-lam-trong-cham-soc-tre-ngay-lanh-10796/ [...]]]>

Thời điểm đầu năm mới (mùa đông xuân), nhiệt độ hạ thấp gây rét đậm, rét hại, độ ẩm trong không khí không ổn định, đan xen những ngày lạnh và khô là những ngày mưa ẩm. Thời tiết thất thường luôn làm các bà mẹ lúng túng trong việc chăm sóc bé yêu của mình như thế nào là tốt và đúng cách. Không ít bà mẹ chỉ chăm sóc con theo kinh nghiệm dân gian hoặc cảm tính đã khiến con mình trở nên ốm nhiều hơn. Những sai lầm phổ biến dưới đây của cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong ngày lạnh.

Cho mặc bỉm 24/24 giờ

Con mặc bỉm suốt ngày sẽ tiện nhiều bề cho mẹ và giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không tốt vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên. Hơn nữa, khi trẻ đi tiểu nhiều mà chưa kịp thay bỉm, nước tiểu trong bỉm sẽ ngấm ngược gây lạnh cho trẻ.

Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là khoảng 34oC. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37oC và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

​Không dùng nước quá nóng tắm cho trẻ, nên tắm cho trẻ nhiệt độ từ 33 – 36oC.

Sử dụng điều hòa, máy sưởi ở nhiệt độ cao

Giữ cho phòng ngủ của trẻ kín gió và ấm áp là cần thiết. Nhưng nếu cứ đóng kín cửa phòng 24/24 giờ sẽ khiến không khí trong phòng ngột ngạt, thiếu ôxy, khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, nhiều gia đình lạm dụng các loại thiết bị sưởi ấm như điều hòa, máy sưởi sẽ khiến không khí trong phòng rất khô và cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, khô mũi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây khó thở ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ chỉ cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28oC, thông thoáng và tránh gió lùa là tốt nhất. Trước khi cho trẻ ra ngoài nên mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột.

Dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ

Dù trời lạnh thì một tuần cũng nên tắm cho trẻ 2-3 lần. Việc ngại tắm hoặc khi tắm thì dùng nước rất nóng vì sợ trẻ bị lạnh cũng đều là sai lầm. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33-36oC. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh.

Ủ ấm quá mức

Để chống lại cái lạnh giá của mùa đông, cha mẹ thường mặc cho trẻ rất nhiều quần áo. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Cha mẹ cần biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì vậy chúng sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu, rồi ngấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi… Việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Một việc làm thường thấy, nhất là với các trẻ ở nông thôn là đội mũ ấm khi đi ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Không cho trẻ ra ngoài trời

Trong ngày lạnh, phần lớn trẻ ở trong phòng kín. Có bé vài ngày không ra ngoài trời. Việc ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D, rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8-9h30 và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều từ 15-17h. Trẻ cũng cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ.

Ðể bụng bé bị nhiễm lạnh

Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng… Điều này sẽ khiến cho bé bị lạnh bụng dẫn đến đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên, không ông bố, bà mẹ nào có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con… Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi (loại chăn riêng có phéc-mơ-tuya để bảo vệ bụng không bị nhiễm lạnh) và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Lời khuyên của thầy thuốc

Một đứa con khôn lớn, mạnh khỏe là mong ước của cha mẹ. Vì vậy, mọi người cần biết các phương pháp bảo vệ sức khỏe khoa học cho con mình. Đó là: tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin cần thiết. Cần cho trẻ uống đủ nước, nên uống nước ấm. Giữ ấm cơ thể cho trẻ đúng mức, không nên mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ đổ mồ hôi và bị nhiễm lạnh trở lại. Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi chạm vào các vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, vòi nước, bàn ghế… Vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ. Hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá… Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh.

 

BS. Hạnh Nguyễn

]]>
Mùa lạnh, đề phòng bệnh cúm cho trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-de-phong-benh-cum-cho-tre-em-10776/ Wed, 25 Jul 2018 08:09:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-de-phong-benh-cum-cho-tre-em-10776/ [...]]]>

Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao do bệnh cúm.

Yếu tố “thiên thời địa lợi” làm lan truyền lây nhiễm virút cúm

Thời tiết khí hậu: ở môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không cao (khí hậu lạnh, ẩm) dễ làm phát tán bệnh cúm.

Môi trường sống: không thông thoáng, mật độ dân cư đông đúc, môi trường ô nhiễm hoặc ẩm thấp dễ làm lây truyền virút cúm.

Phương tiện di chuyển công cộng đông đúc: nhất là khoảng cách giữa người bệnh và người lành không còn an toàn (<1m) làm người dễ hít các giọt tiết bắn ra từ người bệnh, nhất là trẻ em.

 

Mùa lạnh, đề phòng bệnh cúm cho trẻ em  1

Bệnh cúm dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh và cúm là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mặc dù 2 bệnh có những triệu chứng tương tự nhau. Sự khác biệt thể hiện qua 3 đặc điểm sau đây:

Khác nhau về tác nhân gây bệnh:bệnh cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus…. gây ra, còn bệnh cúm thì do virút cúm có tên khoa học là Influenzae.

Khác nhau về bệnh cảnh và triệu chứng lâm sàng: bệnh cảm lạnh thường gây những triệu chứng ở đường hô hấp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như hắt hơi, sổ mũi, hoặc nghẹt mũi, một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi thoáng qua. Ngược lại, khi bị nhiễm cúm triệu chứng bệnh thường rầm rộ biểu hiện qua 3 hội chứng sau:

Hội chứng nhiễm trùng: trẻ thường bị sốt cao liên tục 39 – 400C khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt.

Hội chứng đau nhức: nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình. Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức.

Hội chứng viêm long đường hô hấp: xuất hiện ngay các ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng.

Khác nhau về mức độ nguy hiểm và biến chứng: bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho con người.

Chăm sóc đúng cách trẻ mắc cúm tại nhà

Việc chăm sóc nên chú ý những nguyên tắc sau đây:

– Hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt đo được từ 380C bằng paracetamol đơn chất với liều 10mg – 15mg/kg cân nặng cơ thể mỗi 4 – 6 giờ kết hợp với lau mát bằng nước ấm khi cần thiết. Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ.

Cho trẻ uống thêm nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C như nước cam tươi, nước chanh, nước táo… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, ấm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, xúp dinh dưỡng, sữa nóng…

Cho trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy bệnh trầm trọng hơn, trẻ bỏ ăn bỏ uống, quấy khóc nhiều, đặc biệt là sốt cao liên tục không hạ sau khi đã uống thuốc hạ sốt và lau mát tích cực.

Chủ động phòng bệnh

– Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà bông và nước sạch.

– Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m).

– Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim…

– Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho.

– Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.

– Phòng ngừa chủ động tốt nhất và hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh cúm.

ThS.BS ĐINH THẠC

]]>
Cẩn thận với liệt nửa mặt do lạnh đột ngột http://tapchisuckhoedoisong.com/can-than-voi-liet-nua-mat-do-lanh-dot-ngot-10767/ Wed, 25 Jul 2018 08:07:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-than-voi-liet-nua-mat-do-lanh-dot-ngot-10767/ [...]]]>

Liệt nửa mặt do lạnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả là người lớn, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Liệt nửa mặt là gì?

Liệt nửa mặt (méo mồm) hay còn gọi là méo miệng hoặc liệt thần kinh số 7 ngoại biên. TheoTổ chức Y tế thế giới (WHO), liệt mặt ngoại biên là hội chứng tổn thương dây thần kinh số 7, làm giảm hoặc mất khả năng vận động các cơ ở mặt do dây thần kinh số 7 chi phối. Nghiên cứu cho thấy bệnh này khá phổ biến, với tỉ lệ khoảng 26/100.000 dân. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh (đông và xuân), không phân biệt tuổi tác, giới tính, nhưng tuổi cao hay gặp nhiều nhất.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, gây liệt mặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý (ngại giao tiếp) của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị cũng gặp khá nhiều phiền phức, phải mất một khoảng thời gian nhất định và bệnh cũng có thể tái phát.

Cẩn thận với liệt nửa mặt do lạnh đột ngột

Nguyên nhân gây liệt nửa mặt là gì?

Được biết trong thời gian vừa qua và hiện nay, miền Bắc giá lạnh, số bệnh nhân đến khám chữa vì méo mồm, liệt mặt cũng gia tăng đáng kể tại một số bệnh viện, trong đó ở Bệnh viện châm cứu Trung ương có ngày lên tới 20 – 30 bệnh nhân đến khám vì căn bệnh này. Liệt dây thần kinh số 7 xảy ra rất phổ biến trong mùa lạnh, gặp ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng, nhưng 75% là do lạnh đột ngột làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Đa phần người bệnh khi ngủ dậy đi tiểu đêm (người cao tuổi nhất là nam giới bị bệnh tiền liệt tuyến hoặc người mắc bệnh về thận, bệnh đái tháo đường) gặp lạnh đột ngột do phòng ngủ không kín gió, hoặc khi ra khỏi nhà gặp lạnh đột ngột, khi trở về bỗng thấy một bên mặt hơi cứng, tê khác thường, sệ xuống, miệng méo sang một bên. Lý do là dây thần kinh số 7 bị nhiễm lạnh đột ngột. Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm.Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù nề, bị chèn ép và dẫn đến liệt.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, ngoài nguyên nhân do lạnh là chủ yếu, một số trường hợp có thể do nhiễm virút cúm bởi độc lực của chúng làm ảnh hưởng xấu đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7.

75% là do lạnh đột ngột làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7

 

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là liệt toàn bộ hoặc một phần cơ mặt, mờ nếp nhăn trên trán, má, mũi. Vì vậy, thường người bệnh vừa ngủ dậy và có thể tự mình phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng như khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung, môi miệng xếch về một bên, không nhắm kín được mắt ở bên liệt, nét mặt mất sự linh hoạt hoặc không chúm môi được. Người bệnh phát hiện ra mình nói ngọng, khó nói, miệng khép không kín và chảy nhiều nước dãi, nước mắt chảy nhiều hơn bình thường. Một số trường hợp bị loạn vị giác (không nhận biết chua, cay…) hoặc bị rối loạn thính giác (nghe kém hẳn).

Tiến triển của bệnh liệt nửa mặt do lạnh

Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giao tiếp (do ngại giao tiếp do nói không được tốt), ăn, uống  hàng ngày.

Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi từ 70 – 100%. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài tuần, nếu nặng có thể vài tháng. Nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co giật nửa mặt. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, nhiễm trùng giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi từ 70 – 100%

 

Nguyên tắc điều trị

Khi bị liệt nửa mặt (méo mồm) do lạnh cần nhanh chóng đến khám ở bệnh viện, tốt nhất là khám bệnh viện đông y. Bởi vì, liệt dây thần kinh số 7 do lạnh là một bệnh lành tính và thường được chữa khỏi hoàn toàn khi đến viện khám, điều trị sớm. Đến viện muộn hoặc để ông lang (lang băm) không có chuyên môn về y học chữa trị bệnh sẽ không khỏi và rất dễ để lại những di chứng về thẩm mỹ do mặt không không thể trở về được như bình thường, nguy hiểm hơn là gây biến chứng loét giác mạc ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Tại các bệnh viện sẽ được điều trị khẩn trương vừa điều trị tây y (vitamin B1 liều cao, kháng viêm, thuốc giỏ mắt…), đồng thời kết hợp châm cứu và lý liệu pháp

Nguyên tắc phòng

Điều quan trọng nhất là tránh gió lạnh đột ngột. Vì vậy, buổi tối trước khi đi ngủ cần đóng kín cứa để tránh gió lùa và không để không khí lạnh ở ngoài tràn vào phòng ngủ. Lúc ngủ, cơ thể phải được ấm từ đầu đến chân. Gia đình có điều kiện, mùa lạnh nên dùng máy điều hòa nóng, nhất là có trẻ nhỏ và người cao tuổi (tránh dùng bếp củi, bếp than sẽ rất dễ ngộ độc khí CO).

Mùa lạnh, chứng tiểu đêm thường xuất hiện, nhất là người có tuổi, có bệnh về thận, bệnh đái tháo đường nên để sẵn một chiếc mũ ấm và một áo khoác ấm hoặc một chiếc chăn nhỏ, khi tỉnh dậy đi tiểu cần đội mũ, khoác áo ấm hoặc khoác chăn để tránh lạnh đột ngột. Khi ra khỏi nhà cần được mặc ấm cơ thể (mặc quần áo thật ấm, cổ quàng khăn len, đầu đội ngủ ấm, bàn tay, bàn chân cần đi tất), nên đeo khẩu trang rộng có 2 lớp để vừa giữ ấm cho mặt, mũi còn có giá trị che bụi, khi bẩn. Những ngày trời lạnh, giá rét khi đưa các cháu đi học, đi chơi không nên cho các cháu ngồi phía trước xe.

BS. NGUYẾN VĂN DŨNG

]]>