Làm gì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 18 Oct 2018 15:17:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Làm gì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nên làm gì khi bị bệnh tê bì tay chân? http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-lam-gi-khi-bi-benh-te-bi-tay-chan-16458/ Thu, 18 Oct 2018 15:17:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-lam-gi-khi-bi-benh-te-bi-tay-chan-16458/ [...]]]>

Trong cuộc sống thường ngày có thể gặp nhiều cảm giác ở da như rát, đau, nóng, lạnh, trong đó có danh từ  tê bì. Danh từ “bì”, nghĩa là da, “tê” là một cảm giác, tê bì là một cảm giác ở da.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây tê bì tay, chân rất đa dạng, có thể do sinh lý khi ngồi, đứng, cầm nắm vật gì đó… trong khoảng thời gian dài (khoảng từ 2 giờ đồng hồ) làm cho mạnh máu và thần kinh bị chèn ép, khiến cho máu khó lưu thông, gây ra hiện tượng tê bì tay, chân sinh lý.

Một số trường hợp tê bì chân tay do khi thời tiết chuyển mùa nhất là từ thu sang đông, trời lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, khô hanh làm cho trạng thái thần kinh và mạch máu thích ứng chưa kịp, trong khi đó da và tổ chức dưới da là một cơ quan rất giàu các mao mạch và các tận cùng của thần kinh, nhất là thần kinh vận động, thần kinh thực vật (cảm giác). Tê bì tay chân còn gặp khá phổ biến do bệnh tật, nhất là các bệnh về thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp cột sống cổ, khớp vai. Mỗi một vị trí khe khớp cột sống cổ có vô số dây thần kinh đi qua chi phối vận động, cảm giác cho các vùng từ vai gáy đến tay, chân. Khi thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt là mỏm gai sẽ đè vào các dây thần kinh chi phối vai gáy, các chi gây nên đau, mỏi, tê bì. Khi bị thoái hóa khớp vai làm ảnh hưởng rất lớn đến các dây thần kinh vận động vai, gáy, cánh tay, cẳng, bàn tay, ngón tay, nếu kết hợp có thoái hóa cột sống cổ, tê bì tay càng rõ rệt hơn. Đối với chân, ngoài tác động của thần kinh chạy từ đốt sống cổ, còn được chi phối bởi thần kinh đi qua cột sống lưng, thắt lưng. Nếu có thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có tác động xấu đến các dây thần kinh chi phối hai chân, nhất là trong trường hợp lồi đĩa đệm gây đau thần kinh tọa.

Ngoài ra, tê bì tay chân còn có thể do hội chứng ống cổ tay làm co thắt mạch máu ngoại vi, thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay, trong khi thần kinh giữa là thần kinh nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của các ngón tay. Một số người thiếu vitamin B1, B12 cũng có thể xuất hiện bệnh tê bì tay chân.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện ban đầu của bệnh là các đầu ngón tay bị tê, có cảm giác như bị kim châm, buồn, tê ở các ngón tay, ngón chân và có thể kèm theo chuột rút cơ bắp.  Thời gian đầu mới bị bệnh là tê tay, tê ở gan bàn tay, cùng với ngón trỏ và ngón giữa (vùng dây thần kinh giữa chi phối cảm giác). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay và tê nhiều hơn ở hai ngón trỏ và giữa. Tê tay thường xuất hiện khi cử động bàn ngón tay như phải cầm nắm dụng cụ lao động lâu đối với người cầm máy khoan bê tông, khoan gỗ hoặc với lái xe đi đường dài, đôi khi đang đi xe phải dừng lại và vẩy tay mấy cái cho đỡ tê rồi mới đi tiếp được hoặc chỉ cầm lái một tay (rất nguy hiểm).

Đôi khi tê tay xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi như khi đang ngủ bị thức giấc vì tê, đau, buốt các ngón tay, chân. Ngoài tay, các triệu chứng tương tự cũng xuất hiện ở bàn chân, cổ chân, chạy lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi và eo…

Biến chứng

Thực chất của bệnh tê bì tay chân là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là triệu chứng của một số bệnh, thường gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ, khớp vai, cột sống hoặc một số bệnh như đái tháo đường… Khi có biến chứng xảy ra cần xem xét kỹ là do bệnh gì gây nên chứ không phải do tê, bì gây nên. Khi bệnh tê bì tay, chân nặng dần lên, mức độ tê, đau ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, khi bệnh  tiến triển nặng (nếu không được điều trị) sẽ gây rối loạn vận động, tay cử động yếu bàn tay, bàn chân bị tê nhức, buốt nhiều, đau lan dọc cả cánh tay, khó cầm nắm đồ vật và việc đi lại bắt đầu gặp khó khăn. Nếu bị thoái hóa cột sống (cổ, lưng, thắt lưng), đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thần kinh, tê buốt mặt ngoài cẳng chân, bàn chân, cử động khó khăn, thậm chí rối loạn tiểu tiện, đại tiện khi đã có biến chứng nặng.

Nên làm gì khi bị bệnh tê bì tay chân?

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tê bì tay chân cần được hỏi bệnh kỹ càng, trên cơ sở đó để có các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán bệnh, ví dụ, do ngồi nhiều, cúi nhiều bởi đặc thù nghề nghiệp (công việc văn phòng, lái xe, công nhân khoan bê tông, gỗ…) sẽ được chú ý đến cột sống cổ, khớp vai, cột sống thắt lưng. Thông thường được chụp X-quang cột sống cổ với các tư thế thẳng, nghiêng (trái, phải), chếch hoặc chụp khớp vai (thẳng, nghiêng). Nếu thấy cần thiết sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Nên làm gì?

Cần phát hiện sớm nguyên nhân gây tê bì tay chân để được điều trị sớm. Muốn vậy, khi thấy xuất hiện tê bì tay chân hoặc được biết bị thoái hóa cột sống cổ, vai, thắt lưng, người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Trong cuộc sống thường ngày không nên ngồi một chỗ quá lâu (người cao tuổi thường lười vận động) hoặc cúi quá lâu (đọc sách, xem vô tuyến, đánh máy, lái xe…), nên có giải lao giữa giờ. Hàng ngày nên vận động cơ thể đều đặn bằng các động tác dễ thực hiện nhất  như đi bộ, chơi các môn thể taho nhẹ nhàng. Nếu sức yếu, tuổi cao có thể đi lại trong nhà, trong sân, trong vườn vẫn rất tốt.

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Suy tĩnh mạch làm giảm chất lượng cuộc sống http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-tinh-mach-lam-giam-chat-luong-cuoc-song-13874/ Sun, 05 Aug 2018 05:48:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/suy-tinh-mach-lam-giam-chat-luong-cuoc-song-13874/ [...]]]>

Bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế – xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% số nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.

Ở Việt Nam, chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta. Rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy bệnh suy tĩnh mạch mạn tính làm giảm đi rất nhiều chất lượng của cuộc sống, nhất là ở ngững người trẻ tuổi.  Nó làm cho bệnh nhân khó ngủ vì cảm giác tê rần hai chân và chuột rút, đi lại khó khăn vì nặng và đau chân, mặc cảm với bạn bè vì nổi tĩnh mạch ở chân không thể mặc váy hay quần ngắn ở phụ nữ. Đau chân vào mỗi buổi sáng, ngại đi ra ngoài và tiếp xúc với mọi người, khó khăn trong việc đi bộ và chơi thể thao…

Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân này

 

Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch

Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm:

Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.

Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

Giãn tĩnh mạch ở người có thai, do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.

Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và rò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).

Biến chứng của suy tĩnh mạch

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch

Các yếu tố nguy cơ

Trên thực tế không phải người nào cũng có khả năng bị bệnh này, chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là hay bị. Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân này, trong thực hành bệnh viện hàng ngày chúng tôi nhận thấy có một số người về di truyền dễ bị mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân do những thay đổi về enzym trong mô liên kết. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.

Chủng tộc có ít nhiều ảnh hưởng đến bệnh này trừ khi chúng được kết hợp với sự phát triển về kinh tế và thay đổi cách sống. Tại Pháp, cộng đồng người dân di cư đến từ các nước vùng Bắc Phi rất hay bị bệnh giãn tĩnh mạch, đa số họ đều là những người dân nghèo, sống trong những điều kiện vật chất thiếu kém và phải làm những việc nặng nhọc, đứng lâu, nhiệt độ cao ở vùng chân: nội trợ, giặt quần áo, thợ dệt, tài xế…

Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương… Tuy nhiên, gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.

Những bệnh ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

 

Lời khuyên của thầy thuốc


Điều mấu chốt quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng ta hãy phòng bệnh giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp rất đơn giản như: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng tập thể dục, ăn các thức ăn giàu vitamin nhiều chất xơ…

PGS.TS.BS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Làm gì để không bị hạ đường huyết? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-khong-bi-ha-duong-huyet-13283/ Tue, 31 Jul 2018 15:05:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-khong-bi-ha-duong-huyet-13283/ [...]]]>

Đỗ Thị Yến (Sơn La)

Tập luyện là yêu cầu quan trọng đối với bệnh đái tháo đường, duy trì tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng tăng đường huyết, xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp. Tuy nhiên nếu tập luyện quá mức và không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ có thể dẫn đến hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang điều trị insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết. Cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1 nguy cơ này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 – 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ tập nặng và lâu.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nếu tập luyện quá mức còn có thể bị tăng đường huyết, xuất hiện cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đa có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3, làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra…

Để tránh những nguy cơ trên, bố chị nên luyện tập với cường độ hợp lý, tốt nhất là nên đi bộ hằng ngày. Bên cạnh đó cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Đinh Quý

]]>
Dị ứng cao dán thuốc, phải làm gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-cao-dan-thuoc-phai-lam-gi-13265/ Tue, 31 Jul 2018 14:50:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-cao-dan-thuoc-phai-lam-gi-13265/ [...]]]>

Sau khi dán, tình trạng đau của tôi thuyên giảm nhưng sau hơn 1 ngày, tôi bắt đầu thấy ngứa tại chỗ dán, sau đó, trên da bắt đầu nổi các đám đỏ và mụn nước. Tôi đã bóc bỏ cao dán nhưng vùng da tại chỗ dán vẫn bị sưng nề ngày càng tăng, ngứa nhiều và căng tức. Xin hỏi có phải tôi đã bị dị ứng với cao dán và tôi phải điều trị thế nào?

Trần Đức (Lạng Sơn)

Qua những triệu chứng chị đã mô tả, có thể chị đã bị viêm da dị ứng tiếp xúc do cao dán. Đây là một dạng dị ứng chậm, gây ra do các loại hóa chất, mỹ phẩm hoặc thuốc tiếp xúc với cơ thể qua da, niêm mạc mắt, mũi, miệng…,  thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ 24 – 48h. Các biểu hiện thường gặp là ngứa và đau rát, sau đó nổi các ban đỏ, mụn nước và sưng nề khu trú tại nơi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng và diễn biến kéo dài, các tổn thương có thể sẽ lan ra toàn thân, mất đi tính chất khu trú. Do có thành phần phức tạp và xa lạ với cơ thể người, các loại thuốc đông dược dùng tại chỗ (bôi, cao dán…) là nhóm nguyên nhân rất thường gặp gây ra thể dị ứng này. Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc là kịp thời phát hiện và ngưng việc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Vì vậy, chị cần ngừng ngay việc dán cao này lại và đi khám để được xử lý kịp thời, tránh để các tổn thương này nặng hơn. Để phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc do thuốc, nhất là đối với những người bệnh có cơ địa dị ứng, trước khi dùng thuốc nên bôi thử trên một diện da nhỏ ở mặt dưới cẳng tay (đối với các loại thuốc dạng mỡ, kem) hoặc cắt một miếng cao dán nhỏ để dán thử (đối với dạng cao dán) và theo dõi trong 24-48h, nếu không có phản ứng xảy ra mới sử dụng trên diện rộng.

BS. Nguyễn Trường

]]>
Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam? http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-va-khong-nen-lam-gi-khi-tre-chay-mau-cam-10878/ Wed, 25 Jul 2018 08:20:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-va-khong-nen-lam-gi-khi-tre-chay-mau-cam-10878/ [...]]]>

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn mùa hè, nhất là ở các nước phương Tây nơi có khí hậu lạnh và khô. Đối với trẻ em, chảy máu cam thường làm các bậc phụ huynh lo lắng, vậy cần phải làm như thế nào nếu con mình bị chảy máu cam?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Hầu hết các nguyên nhân chảy máu cam đều có nguồn gốc từ các mạch máu ở phần phía trước của vách ngăn mũi, đó là lớp mô ở giữa, bên trong 2 lỗ mũi. Chảy máu mũi xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân bị dị ứng mũi, viêm xoang, tăng huyết áp hoặc rối loạn chảy máu…Nếu một đứa trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, nhiều lần, cần đưa trẻ đến cơ quan y tế để tìm nguyên nhân, bởi có rất nhiều bệnh gây ra chảy máu cam. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đề cập tới cách mà cha mẹ cần phải xử trí khi con chảy máu cam, những sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi trẻ bị chảy máu cam.

Dưới đây là những điều nên và không nên làm khi trẻ đang chảy máu cam:

Hãy giữ bình tĩnh

Trong đa phần các trường hợp, chảy máu cam không phải là điều gì quá bất thường và thường không nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Chúng có thể là do các bệnh nhẹ và thường gặp như cảm lạnh hoặc dị ứng, những bệnh này thường gây sưng bên trong mũi và làm tăng kích thích, khi kết hợp cả 2 yếu tố trên có thể dẫn tới chảy máu tự phát. Cha mẹ nên biết rằng, các yếu tố môi trường (như do thời tiết, hoặc trong nhà sử dụng điều hòa, máy sưởi thường xuyên), cũng có thể góp phần vào lý do một đứa trẻ chảy máu cam. Hay thói quen ngoáy mũi ở trẻ cũng có thể dẫn đến việc chảy máu cam.

Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Đừng hoảng sợ

Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ cũng như người bệnh không nên quá hoảng sợ. Đây là một trong những điều có trong danh sách bước đầu ngăn chặn việc chảy máu cam ở người bệnh. Bởi hoảng loạn thường không có tác dụng gì, thậm chí nó còn gây hại nhiều hơn lợi. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên trấn an con của họ, rằng chảy máu cam không nghiêm trọng và rất phổ biến.

Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước

Cách tốt nhất và đúng nhất cha mẹ cần làm là cho trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt phía bên mũi chảy máu trong tư thế trẻ cúi đầu về phía trước. Nếu trẻ đã lớn cần hướng dẫn trẻ tự làm. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút, trong lúc giữ tay như vậy hãy bảo trẻ thở bằng mồm hoặc bằng bên mũi không chảy máu. Nếu bỏ tay ra quá sớm có thể gây chảy máu tiếp. Nếu sau 10 phút chảy máu cam không dừng lại cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất đề được hỗ trợ.

Tuyệt đối không để bệnh nhân nằm hay ngửa đầu ra sau

Đây là việc mà rất nhiều người mắc sai lầm, kể cả người lớn. Khi bệnh nhân nằm hay ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu. Nếu trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bảo trẻ nhẹ nhàng xỉ mũi để số máu đã chảy ra được tống xuất ra ngoài sau đó mới giữ chặt bên mũi đang chảy máu.

Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài phần mũi đang chảy máu

Hạ thấp nhiệt độ cơ thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi, ngăn chảy máu mũi. Cũng có thể ngậm 1 cục đá nhỏ, đây là cách hạ thấp nhiệt độ cơ thể hữu hiệu. Cha mẹ cũng có thể áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài mũi trẻ sẽ làm máu ngừng chảy nhanh hơn. Đối với người lớn có thể chườm cục đá ở sống mũi.

Đừng nhét gạc vào mũi, hoặc các chất liệu khác

Một bác sĩ có thể sử dụng gạc cho trẻ để ngăn không cho trẻ chảy máu mũi, tuy nhiên điều này không được khuyến khích làm bởi các bậc cha mẹ. Bởi tất cả những vật liệu thông thường đều khôngđảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi.

Đừng lạm dụng nước muối

Việc xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều người cho sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi gây chảy máu cam. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, việc xịt thuốc hoặc nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. Kể cả việc sử dụng các thiết bị tạo ẩm chỉ là những giải pháp tình thế. Tốt nhất hãy bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước, và chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và con em mình qua được mùa đông và chứng chảy máu cam khó chịu.

Nguyễn Hà (theo Wikihow, PharmacyTimes)

 

]]>
Làm gì khi bị rụng tóc? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-rung-toc-10761/ Wed, 25 Jul 2018 08:07:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-rung-toc-10761/ [...]]]>

Lê Thị Thúy (Nghệ An)

Mỗi ngày chúng ta rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc là chuyện bình thường. Nếu bị rụng tóc trên mức bình thường thì mới bị coi là có chứng bệnh rụng tóc. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ cùng một chân tóc đó và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại. Một cơn sốt nóng cao độ, một cơn bệnh trầm trọng, bệnh về tuyến giáp trạng (thyroid diseases), trong người thiếu nhiều chất sắt, dùng một vài loại thuốc, mất quân bình về kích thích tố hoặc bị tinh thần căng thẳng tột độ… cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc nhất thời, tức là tóc chỉ rụng trong một thời gian ngắn, sau đó tóc sẽ mọc trở lại bình thường sau khi những nguyên nhân kể trên được chữa trị triệt để. Phụ nữ sau khi sinh do xáo trộn kích thích tố hoặc phụ nữ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng hay bị chứng rụng tóc nhất thời.

Để chống rụng tóc, chị cần có chế độ ăn uống đủ chất đạm, khoáng và vitamin, tránh căng thẳng, stress. Chị cũng có thể dùng thuốc chống rụng tóc để bổ sung các hoạt chất cần cho sự phát triển tóc ngay ở phần nuôi dưỡng da nằm dưới chân tóc. Phần lớn các thuốc chứa vitamin, chất khoáng và acid amin có hiệu quả cho các trường hợp chỉ bị rụng tóc nhẹ. Nếu dùng hết các cách trên mà thấy không có hiệu quả, bệnh càng trở nên trầm trọng thì chị cần đến bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Nguyễn Hưng

]]>
Làm gì để giảm lo âu? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-giam-lo-au-10436/ Wed, 25 Jul 2018 07:03:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-giam-lo-au-10436/ [...]]]>

Nguyễn Thu Uyên (thu [email protected])

Theo thư mô tả thì em đang bị chứng lo âu. Nếu bản chất này có từ nhỏ thì đó thuộc người nhút nhát, nhưng nếu mới xuất hiện thì có thể là chứng rối loạn lo âu. Nếu xuất hiện sau sinh còn gọi trầm cảm sau sinh. Rối loạn lo âu nếu được điều trị sớm sẽ khỏi hoàn toàn. Để đối phó với sự lo âu em nên thực hiện những điều sau: Quên quá khứ để tập trung vào hiện tại; Học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo sợ phi lý và gạt bỏ khỏi đầu óc những lo sợ vô lý đó. Nên nhớ rằng không ai có thể bảo vệ mình bằng chính mình; Phát triển thói quen mới để giải quyết những căng thẳng; Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn; Học cách ra những quyết định thích hợp nhất cho bản thân và gắn kết với chúng; Vì vậy em nên khám tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý bệnh hoặc chuyên khoa tâm thần.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

]]>
Làm gì khi huyết trắng có mùi? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-huyet-trang-co-mui-8689/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-huyet-trang-co-mui-8689/ [...]]]>

Em không dám đi khám nên muốn bác sĩ tư vấn giúp em nên làm gì để không còn triệu chứng trên?

Hồ Thị Diệu Xuân ([email protected])

Theo thư em viết thì em bị viêm âm đạo. Đây là một trong những nguyên nhân gây khí hư (huyết trắng có mùi hôi). Bình thường huyết trắng có màu trắng sữa hoặc trong dai như lòng trắng trứng (xung quanh ngày rụng trứng) và có mùi hơi nồng. Chị em trong độ tuổi sinh đẻ đều thấy huyết trắng. Tính chất và số lượng huyết trắng hình thành tùy thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ.

Huyết trắng ra nhiều nhất vào những ngày xung quanh rụng trứng, đặc biệt là trước khi rụng trứng khoảng 12-24 giờ (trong và dai như lòng trắng trứng có thể kéo thành sợi), đến ngày gần kinh nguyệt thì đặc và trắng như bột loãng nhưng không mùi, không ngứa.

Khi huyết trắng có mùi, màu khác thường là huyết trắng bệnh lý (thường gặp trong viêm âm đạo). Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo như: do nấm, tạp khuẩn, trùng roi, lậu cầu… Nếu do nấm hoặc trùng roi thì khí hư màu trắng và ngứa. Do tạp khuẩn thì khí hư vàng hôi; viêm âm đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả em gái nhỏ (thường viêm âm đạo do tạp khuẩn, nguyên nhân do giun kim bò ngược từ hậu môn lên âm đạo gây viêm ngứa và ra khí hư màu vàng.

Đặc biệt các em gái khi thấy kinh mà không thay băng vệ sinh thường xuyên (4 giờ phải thay 1 lần) dù ra ít. Còn nếu ra nhiều phải thay thường xuyên hơn vì máu kinh sẽ là môi trường để vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Tóm lại, nếu thấy huyết trắng mùi hôi, màu sắc số lượng bất thường thì cần khám kiểm tra và điều trị kịp thời. Viêm âm đạo có thể gây viêm ngược vào tử cung vòi trứng, hậu quả có thể gây vô sinh sau này. Do vậy, mặc dù chưa có chồng nhưng em cứ yên tâm khi khám bác sĩ vẫn đảm bảo nguyên vẹn cho em.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Làm gì để cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-cai-thien-suc-khoe-sau-phau-thuat-5339/ Thu, 19 Jul 2018 13:59:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-cai-thien-suc-khoe-sau-phau-thuat-5339/ [...]]]>

Những vấn đề về sức khỏe thường gặp sau phẫu thuật

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng: “Sau phẫu thuật, thể trạng của bệnh nhân vẫn còn rất yếu, đau nhiều, vì thế người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, vết thương lâu lành”.

Bên cạnh đó, tình trạng mất sức, mất máu, đau vết mổ khiến bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, dẫn đến sức đề kháng kém. Ngoài ra, vấn đề táo bón cũng hay gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật. Nguyên nhân có thể do tác dụng của thuốc gây mê, cộng với việc sử dụng các thuốc giảm đau an thần nhóm opiod, do mất cân bằng nước – điện giải, đồng thời, sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, giảm cung cấp chất xơ cũng gây ra tình trạng trên.

(Bệnh nhân sau phẫu thuật luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn – Ảnh minh hoạ).

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng sau phẫu thuật

Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật là dinh dưỡng. Những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn, tử vong và gặp nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn so với những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt.

Với những bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa, chỉ cần truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch một ngày sau mổ, sau đó nên cho người bệnh ăn sớm bằng các thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, sữa… Những bệnh nhân có phẫu thuật can thiệp lên ống tiêu hóa (mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…) nên truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch ngay sau khi mổ. Khi bệnh nhân được bác sĩ chỉ định ăn, có thể sử dụng cháo loãng, sữa với số lượng tăng dần và giảm dần dịch truyền.

Thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào cần tránh?

Những người mới trải qua phẫu thuật nên kiêng những thực phẩm gây viêm, gây sẹo lồi và tăng quá trình tạo mủ như: Đồ nếp, rau muống… Những thực phẩm gây ngứa và co da như: hải sản, da gà…  Đồ uống gây kích thích thần kinh như: Cà phê, rượu, bia…  Các món chiên rán và các gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu… cũng cần loại ngay ra khỏi thực đơn.

Do người bệnh ăn được ít nên cần ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như: Thịt, cá, đậu nành…  để dù chỉ ăn một lượng nhỏ nhưng vẫn đủ cung cấp calo cho cơ thể.

(Để sức khỏe nhanh được phục hồi, bệnh nhân sau phẫu thuật cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý – Ảnh minh hoạ)

Cùng với đó, để cải thiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, người nhà nên chia khẩu phần ăn của họ làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 tiếng. Với những người ăn được ít, các chuyên gia khuyên nên tăng cường thêm sữa để bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt.

Đặc biệt, người sau phẫu thuật nên chọn loại sữa giàu năng lượng để cung cấp lượng calo cần thiết giúp phục hồi sức khỏe. Với những người hay gặp tình trạng sôi bụng, đi ngoài khi uống sữa do cơ thể không có men lactase để tiêu hóa đường lactose thì nên chọn loại sữa không chứa loại đường này.

Sản phẩm CaloSure Gold là một trong những sản phẩm dinh dưỡng được rất nhiều người tin dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ. Theo Bác sĩ Tường Vi: “CaloSure Gold giàu năng lượng, 1 ly 200ml cung cấp đến 200kcal, sản phẩm có tỷ lệ chất đạm và béo cao nên giúp tăng cường thể trạng và duy trì sức khỏe ổn định, bền vững, bổ sung chất xơ tự nhiên FOS giúp đẩy lùi tình trạng táo bón. Đặc biệt, sản phẩm sử dụng nguồn đạm từ 100% đạm đậu nành tinh chế nên không chứa đường lactose, sẽ hạn chế được tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng”.

Song song với chế độ dinh dưỡng, để giúp cơ thể nhanh được phục hồi, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, trở mình thường xuyên trên giường… để giúp cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa đông máu, giảm khí gas trong đường ruột, ngăn ngừa sự yếu cơ và táo bón.

CaloSure Gold là sản phẩm của VitaDairy – thương hiệu sữa 12 năm được tin dùng. Sản phẩm này còn là lựa chọn tối ưu cho các trường hợp cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt, người có nhu cầu năng lượng cao, người cao tuổi, người mới ốm dậy, người suy nhược cơ thể…

Xem thông tin về sản phẩm tại website hoặc liên hệ hotline: 1900 63 69 58

GPQC số: 1546/2014/XNQC – ATTP

]]>
Cách đơn giản làm giảm mỡ bụng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-lam-giam-mo-bung-5074/ Thu, 19 Jul 2018 13:26:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-lam-giam-mo-bung-5074/ [...]]]>

Ai cũng biết giảm bớt cân nặng chưa bao giờ là việc dễ dàng. Thế nhưng ngoài quyết tâm chưa đủ, đã bao giờ bạn cho rắng công cuộc giảm cân của mình thất bại vì ngay từ đầu đã áp dụng sai nguyên lý hay chưa? Bạn sẽ phải bất ngờ trước các nguyên lý đơn giản nhưng vẫn thường bị áp dụng ngược của việc giảm mỡ bụng.

Ăn nhiều để giảm nhiều

Nghe qua thì thật vô lý, nhưng thực sự thì một trong các nguyên lý chính của việc giảm mỡ bụng là ăn thật nhiều. Bạn ăn càng nhiều thì càng giảm nhiều cân! Song không có nghĩa là bạn chỉ việc ăn tất cả các loại thức ăn.

Trên thực tế, việc ăn uống không phanh luôn thu về vô số cân thừa cùng một chiếc bụng tích mỡ. Thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung vào những loại thức ăn sẽ giúp bạn thoát khỏi mỡ bụng mà thôi.

Ví dụ các loại rau là loại thức ăn có thể sử dụng không giới hạn. Và bạn thực sự cần ăn nhiều rau hơn nữa để có thể giảm cân. Các loại rau rất giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ và ít calo, nên hãy cứ ăn cho đến khi căng bụng thì thôi. Ăn thỏa thuê những loại thức ăn này còn giúp bạn kiểm soát được cơn đói, cũng như cảm giác thèm ăn, từ đó tránh được những quyết định lựa chọn đồ ăn sai lầm.

 

 dinh dưỡng giảm mỡ bụng

 

Ăn các bữa chuẩn giờ

Khi bạn quyết tâm thực hiện theo chế độ giảm mỡ bụng, hãy ăn một cách điều độ. Nếu bạn để thời gian giữa các bữa ăn kéo dài quá lâu hoặc bỏ bữa hoặc chỉ ăn qua loa, bạn có thể đang âm thầm hủy hoại tất cả nỗ lực giảm cân của bản thân. Nếu bạn để dạ dày chờ quá lâu, cảm giác đói cồn cào sẽ tấn công bạn. Và đương nhiên khi cơ thể quá đói, chúng ta sẽ không còn đủ sáng suốt để lựa chọn thực phẩm cho đúng nữa. Chưa kể khi quá đói bạn thường ăn quá nhanh và điều đó không tốt cho sức khỏe một chút nào. Và ăn các bữa đúng giờ, một cách điều độ sẽ tránh trường hợp kể trên xảy ra. Những bữa ăn nhỏ, thường xuyên không chỉ giúp gia tăng khẩu vị, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn.

Những bữa ăn cách nhau vài giờ không đòi hỏi việc chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng không khiến bạn phải ngồi một chỗ quá lâu. Một phần ăn nhẹ như một nắm hạnh nhân giữa bữa sáng và bữa trưa hoặc một chút rau sống vào buổi chiều là đủ. Mấu chốt đơn giản ở đây là đừng để cơn đói mon men lại gần bạn.

Ăn chất béo để chống lại chất béo

Để đánh tan mỡ bụng, bạn cần nạp chất béo vào người. Nghe thật vô lý, đúng không nào? Nhưng đó là sự thật. Tuy nhiên, nó chỉ đúng với các loại chất béo có lợi. Chất béo có lợi là những loại chất béo bảo vệ tim, tăng cường khả năng miễn dịch, và thậm chí giúp giảm mỡ bụng. Và bạn có thể tìm nguồn chất béo này ở dầu olive, quả hạch, các loại hạt, bơ (chất béo đơn không bão hòa) và cá, quả óc chó, hạt lanh (acid béo omega-3).

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Thực đơn giảm mỡ bụng tập trung vào việc tránh chuyển hóa các loại carbohydrates đơn giản (đường đơn) và chỉ tiêu thụ tinh bột nguyên hạt. Đây là bước hiệu quả để đánh tan vùng mỡ trên bụng, vì đường đơn làm tăng cao lượng đường trong máu, từ đó sản sinh ra insulin và đây chính là tín hiệu để cơ thể bắt đầu tích trữ mơ. Theo nhiều nghiên cứu, những người thực hiện chế độ ăn kiêng với thực đơn giàu ngũ cốc nguyên hạt giúp tiêu hao nhiều mỡ bụng hơn hẳn.

Vậy ngũ cốc nguyên hạt là gì? Ngũ cốc nguyên hạt hay còn gọi là ngũ cốc nguyên cám là loại ngũ cốc vẫn còn giữ nguyên mầm ngũ cốc, nội nhũ và cám, cũng là thành phần chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao nhất. Vì chứa hàm lượng chất xơ cao hơn nên chúng có thể giúp chúng ta no lâu hơn các loại ngũ cốc đã qua tinh chế.

Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể

Muối không phải nguyên nhân khiến cơ thể bạn béo phì, nhưng nó vẫn nắm giữ khả năng bành trướng diện tích bụng của bạn. Rắc rối nằm ở khả năng tích nước của nó.

Cơ thể của bạn chứa rất nhiều chất điện giải, và một trong các chất điện giải chủ yếu chính là Natri. Các chất điện giải giúp kiếm soát các chức năng của cơ thể và để cơ thể hoạt động bình thường thì các chất điện giải phải được duy trì ở mức cân bằng.

Vậy nên khi cơ thể bạn chứa quá nhiều Natri từ lượng muối có trong thức ăn bạn nạp vào, thận sẽ tăng lượng nước trong máu để điều chỉnh lại mức điện giải. Nước trong máu sẽ di chuyển đến da qua quá trình thẩm thấu, khến bạn có vẻ ngoài và cảm giác phù phúng. Tích trữ nước quá mức có thể khiến bụng của bạn trương phồng và khiến mục tiêu sở hữu một chiếc bụng bằng phẳng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Dương Hậu

(theo Dummies.com)

]]>