Lạm dụng thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 27 Aug 2018 15:45:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Lạm dụng thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngừng lạm dụng thuốc để bảo vệ gan trước khi quá muộn http://tapchisuckhoedoisong.com/ngung-lam-dung-thuoc-de-bao-ve-gan-truoc-khi-qua-muon-15661/ Mon, 27 Aug 2018 15:45:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngung-lam-dung-thuoc-de-bao-ve-gan-truoc-khi-qua-muon-15661/ [...]]]>

Phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc trở thành chất gây độc với chính bản thân gan. Mới đây nhất đã có trường hợp ngộ độc, hôn mê, suy gan và tử vong vì tự ý sử dụng thuốc.

Thuốc nào hại cho gan?

Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng, bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới, danh sách các thuốc gây độc cho gan ngày càng dài thêm, trong đó phải kể đến các nhóm thuốc như giảm đau hạ sốt, thuốc điều trị lao, thuốc điều trị nấm, thuốc kháng giáp trạng, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc điều trị bệnh tim mạch.

Không lạm dụng thuốc hại gan

Theo nghiên cứu của bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình một người già sống tại cộng đồng mắc 3 bệnh mạn tính. Với các bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Lão khoa trung ương, một bệnh nhân thường mắc 5-6 bệnh. Do mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên phải dùng nhiều loại thuốc… làm tăng nguy cơ gây hại do điều trị.  Và theo ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 120.000 ca mắc mới ung thư…, chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật… Và ước chừng với tỷ lệ tương đương phải sử dụng thuốc và gánh chịu về chi phí y tế.

Theo ThS. Nguyễn Vân Anh đối với người mắc bệnh mạn tính, bên cạnh những tác dụng phụ của thuốc, chúng ta cũng cần chú ý một số yếu tố làm tăng độc tính của thuốc đối với gan đó là rượu (rượu làm tăng độc tính của hầu hết thuốc đối với gan trong đó phải kể đến paracetamol, isoniazid); có bệnh lý gan mật từ trước (như viêm gan mạn tính, xơ gan…); liều lượng của thuốc (một số thuốc dùng ở liều thấp thì an toàn nhưng dùng ở liều cao hoặc quá liều sẽ gây ngộ độc cấp cho gan); sự tương tác giữa các thuốc cũng làm tăng khả năng gây độc cho gan.

Điều đáng lưu ý, nhiều người sử dụng thuốc bừa bãi nhất là kháng sinh và các loại thuốc thông thường như: giảm đau, hạ sốt như paracetamol (hoạt chất này có mặt trong rất nhiều các sản phẩm trị sốt, ho, cảm cúm…). Bằng chứng cho thấy, mới đấy nhất, bệnh nhân L.T. (22 tuổi, ở Sơn La) sau khi uống 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg khiến ngộ độc, hôn mê, suy gan. Dù đã được các bác sĩ Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai)  cấp cứu, nhưng do tình trạng nặng nên bệnh nhân đã tử vong.

Theo các nhà chuyên môn, nhiều người cho rằng thuốc thông thường không gây hại cho gan điều này hoàn toàn sai lầm. Các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol có thể làm viêm gan do dùng quá liều hoặc dùng một thời gian dài. Thuốc giảm đau như salicylate (aspirin), ibuprofen hoặc naproxen, nếu nhẹ có thể làm tăng men gan, nếu nặng có thể gây viêm gan cấp. Bên cạnh đó, có một số thuốc khác gây viêm gan cấp tính như phenytoin (thuốc động kinh), diazepam (thuốc an thần) hoặc thuốc cimetidin (điều trị bệnh dạ dày) có thể gây viêm gan cấp.

Không nên nhầm tưởng kháng sinh là vô hại, đặc biệt có một số kháng sinh là clindamycin và metronidazol nếu dùng quá liều hoặc kéo dài cũng có thể gây viêm gan cấp tính. Kháng sinh erythromycin, ciprofloxacin có thể gây viêm đường mật, từ đó ảnh hưởng đến gan hoặc thuốc ức chế virut  retrovirus nhưng vẫn có thể gây viêm gan nếu dùng sai chỉ định. Trong cuộc sống hàng ngày, thuốc kháng viêm corticoid là thuốc rất hiệu nghiệm trong điều trị viêm, dị ứng, nhưng nếu lạm dụng có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ, nhất là khi sử dụng kéo dài, quá liều.

Giải pháp chăm sóc và bảo vệ lá gan

Thuốc nào cũng có thể hại và tổn thương gan nếu không dùng đúng chỉ định và dùng kéo dài. Chính vì vậy, để dùng thuốc an toàn, người bệnh nhất là người bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp, mỡ máu,…) cần hết sức tuân thủ hướng dẫn, y lệnh của bác sĩ, không được lạm dụng và tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia, do tác động của nhiều yếu tố khiến gan làm việc quá sức nên cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hạn chế thuốc lá, rượu bia, không ăn nhiều thức ăn chiên nướng… Nên chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, bổ sung cân bằng các loại chất đạm, chất béo có lợi, vitamin và thực phẩm tốt cho gan như: Actiso, rau đắng đất, bìm bìm biếc, diệp hạ châu, nhân trần… hàng ngày để bảo vệ tế bào gan.


                               Actiso

Đối với người hay phải dùng thuốc hoặc mắc bệnh mạn tính thì việc dùng thêm các thuốc bổ trợ trong quá trình dùng thuốc dài ngày là điều cần thiết. Thông thường, khi uống thuốc điều trị bệnh mạn tính, phải dùng thêm các thuốc bảo vệ gan, tăng cường giải độc gan, nhuận gan giải độc, các loại vitamin… được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, cần chú ý đến lựa chọn sản phẩm đảm bảo từ dược liệu sạch bởi dược liệu không sạch vô hình trung lại gây hại cho gan và chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, tránh các đồ uống có môi trường pH không có lợi cho hấp thu thuốc. Tránh các đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê, …

Thanh Hà


Boganic là thuốc bổ gan số 1 hiện nay(theo số liệu của IMS – health năm 2015) – hiệu quả đã được kiểm chứng qua 18 năm sử dụng của người tiêu dùng trên toàn quốc.

100% nguyên liệu sản xuất thuốc bổ gan Boganic là dược liệu sạch của Việt Nam, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (GACP – WHO).

Tác dụng của Boganic đã được kiểm chứng tại nghiên cứu lâm sàng ở Bệnh viện K Trung ương và thực tế sử dụng tại hơn 500 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước. Nghiên cứu tại Bệnh viện K cho thấy, Boganic giúp hạ men gan với tỉ lệ lui bệnh 67% sau 10 ngày dùng.

Đặc biệt năm 2015, trong lễ tổng kết 5 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thuốc bổ gan Boganic của Traphaco đã được chọn vào Top 10 sản phẩm Thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc.

Chi tiết sản phẩm: www.boganic.vn

GPQC số: 0852/14/QLD-TT

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

 

]]>
Tác hại của việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-cua-viec-lam-dung-thuoc-nho-mui-14287/ Tue, 07 Aug 2018 05:42:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-cua-viec-lam-dung-thuoc-nho-mui-14287/ [...]]]>

Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị bệnh về mũi ngày càng nhiều. Khi bị viêm mũi, ngạt mũi nhiều người thường ra ngay hiệu thuốc mua các lọ thuốc nhỏ mũi dạng nước hoặc dạng xịt về dùng.

Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc nhỏ mũi như vậy đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc, phát hiện bệnh muộn, phải phẫu thuật ngoại khoa, mất khả năng cảm nhận mùi vị…

Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, xymetazolin, Otrivin… có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở. Ban đầu sử dụng hiệu quả được khoảng 6 đến 10 giờ, sau đó, tác dụng của thuốc giảm dần, bệnh nhân thường dùng tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn.

Thuốc co mạch nhỏ xịt vào mũi có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi… niêm mạc mũi bị xung huyết, dãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Tuy nhiên, các loại thuốc Naphazolin, Otrivin, Coldi-B… chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh. Do vậy chỉ được dùng thuốc trong 5-7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả. Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng ngược lại, khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn…

Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc co mạch để nhỏ cho bé. Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4 – 5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2 – 4 lần. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài. Ngoài ra có thể dùng các loại xịt dạng nước biển phun sương cũng có tác dụng làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng). Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi… Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để các thầy thuốc tìm nguyên nhân gây bệnh, sử dụng đúng thuốc điều trị mới có kết quả.

 

 

BS Quang Dũng

]]>