lạc nội mạc tử cung – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 22 Aug 2018 04:03:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png lạc nội mạc tử cung – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-15523/ Wed, 22 Aug 2018 04:03:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lac-noi-mac-tu-cung-co-nguy-hiem-15523/ [...]]]>

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Bình thường, buồng tử cung được bao phủ một lớp niêm mạc ngăn cách với lớp cơ tử cung nên còn được gọi là nội mạc tử cung. Lớp niêm mạc này chịu tác dụng hoạt động của estrogen trong chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ. Hàng tháng, dưới tác dụng của estrogen ở buồng trứng, lớp niêm mạc này phát triển để cuối chu kì kinh nguyệt do sụt giảm estrogen, lớp niêm mạc này bong ra tạo thành kinh nguyệt. Như vậy lớp niêm mạc này chỉ có trong buồng tử cung. Khi những niêm mạc này ở ngoài buồng tử cung thì được gọi là lạc nội mạc tử cung (LNMTC).

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng có một số tác nhân được đề cập đến.

Thứ nhất là do sự trào ngược kinh nguyệt. Bình thường, khi hành kinh, tử cung có những cơn co bóp nhẹ từ thân xuống cổ tử cung (CTC) để đẩy huyết kinh và những niêm mạc tử cung bong ra ngoài, nhưng ở một người nào đó lại có những cơn ngược khi hành kinh nên đẩy huyết kinh ngược lên và huyết kinh này tràn vào vòi trứng và ổ bụng. Trong huyết kinh này có những tế bào nội mạc tử cung còn “tươi” nghĩa là vừa bong ra “chu du” khắp ổ bụng đến chỗ nào thì dừng lại và phát triển rồi cũng chịu sự tác dụng của estrogen hàng tháng nên to lên nhưng khác với khi những tế bào này trong tử cung là được bong ra và tống xuất ra ngoài nhưng trong ổ bụng chúng làm thành những kén (những ổ LNMTC) không bong ra mà ngày càng to lên. Khi càng có nhiều niêm mạc vào ổ bụng thì càng tạo nên nhiều ổ LNMTC.

Thứ hai là giả thuyết cho rằng trong cơ thể có những tế bào dự trữ bỗng nhiên có một ngày phát triển và biến thành những ổ LNMTC, hoặc do dị sản của những tế bào nguyên thủy của vòi tử cung khi thai ra đời.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm?

Thứ ba là do khi mổ lấy thai (thường gặp) hoặc can thiệp vào lòng tử cung (can thiệp phụ khoa) làm cho niêm mạc tử cung rơi vào ổ bụng mà gây nên LNMTC.

LNMTC có thể có thai không?

Khi bị LNMTC, người bệnh thường thấy xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kỳ hành kinh và ngày càng nặng hơn, đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, đau dữ dội trong thời gian hành kinh, có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục… LNMTC gây nên tình trạng viêm nhiễm làm dính vùng tiểu khung, hai vòi tử cung bị xoắn vặn hoặc bị viêm gây xơ cứng khiến sự di động bị hạn chế hoặc mất đi, không đón được noãn khi phóng ra từ buồng trứng (hay gọi là trứng rụng).

Khi LNMTC tại buồng trứng sẽ phá hủy tổ chức của buồng trứng đương nhiên phá hủy luôn các nang noãn hoặc do viêm nhiễm và dính với buồng trứng dầy lên ngăn cản sự phóng noãn. Khi LNMTC nằm trong thành vòi tử cung sẽ làm cho vòi tử cung kém mềm mại ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng hoặc noãn, thậm chí nếu to sẽ ngăn cản hoặc là bít làm tắc lòng vòi tử cung mà gây vô sinh. Khi LNMTC trong thành có tử cung sẽ làm biến đổi môi trường buồng tử cung làm cho phôi (nếu noãn đã được thụ tinh) sẽ chết. Tình trạng viêm dính nhiều trong ổ bụng làm hạn chế hoặc ngăn cản di động của vòi tử cung. Tuy nhiên, LNMTC vẫn có thể có thai được nhưng kết quả không cao vì sự phát triển của khối lạc nội mạc tử cung thường theo tỉ lệ thuận với thời gian mà khả năng có thai lại tỉ lệ nghịch với thời gian. Nếu khối LNMTC bé và ít (mức độ nhẹ) thì tỉ lệ có thai cao, còn khối to, nhiều, dính ổ bụng thì khả năng có thai khó khăn hơn.

GS. Vương Tiến Hòa

]]>
Nguy cơ khi lạc nội mạc tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-lac-noi-mac-tu-cung-8692/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-khi-lac-noi-mac-tu-cung-8692/ [...]]]>

Máu kinh cũng rất xấu, có nhiều máu cục. Chị bạn em bị lạc nội mạc tử cung có biểu hiện giống, vậy em có phải cũng bị bệnh giống chị ấy? Em mới cưới nên  rất lo… Bị lạc nội mạc tử cung có phải sẽ không thể có con? Bệnh có điều trị được không?

Nguyễn Thanh Huyền (Ý Yên, Nam Định)

Bệnh lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa khá đặc biệt, xảy ra khi các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc, trực tràng, bàng quang, thận, thậm chí ở phổi…

Lạc nội mạc tử cung gây ra các cơn đau. Các cơn đau vùng chậu trong thời gian hành kinh và ngày càng nặng lên. Có thể đau trước, trong và sau khi hành kinh. Đau khi đại, tiểu tiện trong kỳ kinh nguyệt. Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đau thắt lưng và đau bụng. Nói chung đau bụng kinh là một dấu hiệu cơ năng gợi ý nhất về lạc nội mạc tử cung. Kinh nguyệt thất thường, lượng máu kinh nhiều, kỳ kinh kéo dài. Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có những triệu chứng nói trên, có thể gợi ý là bạn bị lạc nội mạc tử cung. Nhưng một số triệu chứng trên cũng có thể là triệu chứng bệnh khác như buồng trứng đa nang chẳng hạn. Vì thế, các dấu hiệu lâm sàng chỉ là gợi ý, nếu muốn biết bạn có bị lạc nội mạc tử cung hay không, cần phải nội soi. Tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để được chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng khác.

BS. Nguyễn Lý

]]>
Lạc nội mạc tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/lac-noi-mac-tu-cung-8590/ Sun, 22 Jul 2018 03:13:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lac-noi-mac-tu-cung-8590/ [...]]]>

Có thể nói lạc nội mạc tử cung là tình trạng bệnh lý được xác định khi có sự hiện diện của nội mạc tử cung gồm tuyến và mô đệm nằm ở một vị trí khác ngoài lòng tử cung. Chúng biểu hiện dưới 4 dạng chính gồm: bệnh tuyến cơ tử cung, nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc và lạc nội mạc tử cung sâu ở vách âm đạo – trực tràng, ở tạng đường tiêu hóa.

Chẩn đoán xác định bệnh

Việc chẩn đoán xác định bệnh lạc nội mạc tử cung cần căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Về triệu chứng cơ năng: người bệnh thường đi khám vì bị đau bụng hoặc vô sinh, tuy nhiên cũng có nhiều trưởng hợp không có triệu chứng cơ năng ngay cả khi có nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng khá to. Triệu chứng đau xảy ra bao gồm đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp và đau bụng vùng chậu mạn tính. Triệu chứng ít gặp hơn như đi đại tiện và tiểu tiện khó, đi tiểu ra máu, chảy máu trực trạng và đau vai; bị rối loạn kinh nguyệt bao gồm cả rong kinh và rong huyết. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là khó có thai bao gồm cả tình trạng suy giảm khả năng có thai hay vô sinh dẫn đến việc thai sản có chiều hướng bất lợi.

Lạc nội mạc tử cungNgười bệnh thường đi khám vì bị đau bụng hoặc vô sinh

Về triệu chứng lâm sàng: thực tế nên khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định sự tổn thương dễ dàng hơn. Tùy vị trí bị tổn thương, khi khám bệnh có thể ghi nhận tại âm hộ, tầng sinh môn ở vết cắt tầng sinh môn là vị trí thường gặp của nốt lạc nội mạc tử cung; cổ tử cung có nốt màu xanh tím gây đau, to ra khi có kinh; tử cung có kích thước bình thường hoặc lớn hơn bình thường trong trường hợp lạc tuyến vào cơ tử cung. Khám có thể thấy nốt ở vách âm đạo – trực tràng hay thấy được các nốt ở thành âm đạo hoặc khối u ở phần phụ.

Về xét nghiệm cận lâm sàng: siêu âm đường âm đạo để phát hiện dấu hiệu bất thường. Chụp cộng hưởng từ MRI (magnetic resonance imaging) là kỹ thuật được chọn lựa để đánh giá những tổn thương lạc nội mạc tử cung sâu sau phúc mạc và được sử dụng khi nghi ngờ chẩn đoán hoặc nghi ngờ lạc nội mạc tử cung sâu. Nội soi ổ bụng cũng được xem là kỹ thuật giúp chẩn đoán xác định bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội soi còn giúp phân độ lạc nội mạc tử cung; những hình ảnh tổn thương lạc nội mạc tử cung qua nội soi rất đa dạng; dạng điển hình thường gặp là những nốt hoặc nang màu đen, nâu đen, xanh đậm, trong chứa dịch giống sôcôla; dạng không điển hình thấy tổn thương đỏ rực như phỏng, hoặc những bóng nước, những vết rách phúc mạc; chính sự đa dạng này nên khi phẫu thuật nội soi cần phải sinh thiết tổn thương để có chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh. Xét nghiệm mô bệnh học được xem là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên nếu kết quả mô bệnh học âm tính vẫn không loại trừ hoàn toàn chẩn đoán.

Triệu chứng đau xảy ra bao gồm đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp và đau bụng vùng chậu mạn tính

 

Thực tế chẩn đoán xác định bệnh lý lạc nội mạc tử cung phải căn cứ trên nhiều yếu tố bao gồm tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và qua phẫu thuật, giải phẫu bệnh. Lưu ý cũng cần loại trừ các bệnh lý ác tính.

Xử trí can thiệp điều trị

Việc xử trí điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung thường căn cứ vào triệu chứng bệnh lý được biểu hiện. Có hai nhóm triệu chứng chính của bệnh lạc nội mạc tử cung gồm đau và vô sinh, điều trị đau và điều trị vô sinh có thể là hai hướng điều trị khác nhau; nếu trường hợp bệnh nhân vừa có đau và vừa vô sinh thì phải xem việc điều trị vô sinh là vấn đề ưu tiên. Điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung cũng bao gồm cả hai phương pháp nội khoa và ngoại khoa, điều trị nội khoa có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật; phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung sâu ngày càng ít can thiệp và chỉ định phẫu thuật phải được đánh giá chính xác để tránh nguy cơ tái phát, gây nên biến chứng và phải phẫu thuật lại.

Điều trị đau kèm lạc nội mạc tử cung: việc điều trị nội khoa được xem là phương pháp chọn lựa ưu tiên và lựa chọn thuốc điều trị dựa vào tính chất ưu điểm, tác dụng phụ, hiệu quả tác dụng, chi phí giá thành và tính sẵn có của từng biện pháp chữa trị. Hiện nay thuốc viên tránh thai phối hợp hoặc Progestin đơn thuần được sử dụng làm thuốc điều trị đầu tay. Nếu sau 3 tháng điều trị bước đầu bị thất bại, nghĩa là vẫn còn đau thì nên chuyển qua điều trị bước hai với thuốc Danazol hoặc Gestinone hay dụng cụ tránh thai có Levonorgestrel hoặc GnGH (gonadotropin releasing hormone) đồng vận kết hợp với liệu pháp bổ trợ từ lúc bắt đầu điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc viên tránh thai phối hợp dùng liều thấp 20 – 30 µg ethinyl estradiol và một loại progeen bất kỳ. Thuốc Progestagen như Medroxyprogesterone Acetate (MPA) dạng viên, Depot medroxy-progesterone acetate (DMPA), Norethisterone acetate, Cyproterone acetate, Dienogest và Danazol. Thuốc kháng progestogen như Gestrinone. Dụng cụ tử cung phóng thích chậm Levonorgestrel. Thuốc GnRH đồng vận như Nafarelin, Leuprolide, Buserelin, Goserelin và Triptorelin. Các loại thuốc khác như chất ức chế men thơm hóa, kháng viêm không steroid và những thuốc giảm đau.

Lạc nội mạc tử cung

Việc điều trị ngoại khoa với mục tiêu là loại bỏ đi những tổn thương lạc nội mạc tử cung gây đau và dính, trên thực tế nguy cơ bị tái phát sau 10 năm chiếm 40% và phải mổ lại sau 2 năm khoảng 20%. Điều trị ngoại khoa với nang lạc nội mạc tử cung có thể có hiệu quả giảm đau nhưng cần cân nhắc đến khả năng ảnh hưởng lâu dài và bất lợi cho các điều trị vô sinh sau này vì chức năng buồng trứng suy giảm đi, chỉ định bóc nang lạc nội mạc tử cung qua nội soi khi nang có kích thước trên 3cm. Lưu ý không nên thực hiện điều trị nội tiết trước phẫu thuật vì không có hiệu quả cải thiện triệu chứng đau và điều trị nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật cũng không có hiệu quả cải thiện triệu chứng đau. Tuy nhiên có thể phối hợp điều trị nội khoa sau phẫu thuật để dự phòng sự tái phát của bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

Nên khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định sự tổn thương dễ dàng hơn

 

Điều trị vô sinh kèm lạc nội mạc tử cung: hiện nay vai trò của điều trị nội tiết trong bệnh lý vô sinh rất hạn chế. Các phác đồ điều trị nội tiết hầu hết đều ngăn cản khả năng có thai của người phụ nữ. Vì vậy, không nên kê đơn điều trị nội tiết nhằm mục đích ức chế chức năng buồng trứng để cải thiện khả năng có thai. Phụ nữ vô sinh có kèm theo lạc tuyến nội mạc tử cung cần thực hiện việc lấy bỏ thương tổn qua nội soi ổ bụng, bao gồm cả gỡ dính, chúng có thể cải thiện khả năng có thai sau phẫu thuật; lưu ý không sử dụng dòng điện cao tần đơn cực. Việc phẫu thuật bóc khối u lạc nội mạc tử cung phải tư vấn trước cho người bệnh về nguy cơ suy giảm hay mất chức năng buồng trứng sau phẫu thuật. Quyết định thực hiện phẫu thuật phải được cân nhắc kỹ lưỡng nếu bệnh nhân đã từng bị phẫu thuật buồng trứng ít nhất một lần trước đó. Lưu ý không kê đơn điều trị với nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật nhằm mục đích cải thiện khả năng có thai tự nhiên. Nên điều trị hỗ trợ sinh sản sớm sau phẫu thuật để tăng cơ hội có thai. Trường hợp vô sinh có kèm theo lạc nội mạc tử cung độ I – II theo Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (AFS/ASRM), các bác sĩ lâm sàng nên thực hiện kích thích buồng trứng kèm theo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI:  intrauterine insemination) thay vì theo dõi đơn thuần hay chỉ bơm tinh trùng đơn thuần. Nếu đã can thiệp phẫu thuật, cần thực hiện kích thích buồng trứng kết hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung sớm trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật. Khuyến cáo nên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc tử cung, đặc biệt khi có giảm dự trữ buồng trứng, chức năng vòi tử cung bị tổn hại hay có sự tham gia của yếu tố nam và các điều trị khác trước đó bị thất bại. Có thể cho GnRH đồng vận trong khoảng 3 – 6 tháng trước khi kích thích buồng trứng (phác đồ cực dài) và thụ tinh trong ống nghiệm để cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có kèm theo lạc nội mạc tử cung.

Đối với bệnh nhân vô sinh có nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng lớn hơn 3cm, có thể cân nhắc bóc nang trước khi điều trị bằng kỹ thuật sinh sản hỗ trợ để cải thiện triệu chứng đau hay để tiếp cận được nang noãn khi thực hiện chọc hút; tuy nhiên, phải tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ suy giảm chức năng buồng trứng và dính sau phẫu thuật và nguy cơ có thể suy buồng trứng sau mổ; quyết định thực hiện phẫu thuật bóc nang lạc nội mạc tử cung phải được cân nhắc thật kỹ nếu bệnh nhân đã từng bị phẫu thuật buồng trứng ít nhất một lần trước đó. Đối với các trường hợp lạc nội mạc tử cung sâu, hiện nay chưa có đủ bằng chứng là phẫu thuật lấy bỏ tổn thương lạc nội mạc tử cung sẽ cải thiện khả năng có thai tự nhiên hoặc cải thiện kết quả điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý sản khoa có thể làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người phụ nữ vì hay gây đau vùng hạ vị, đau khi có kinh nguyệt và điều đáng quan tâm nhất là có khả năng gây ra vô sinh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ với những triệu chứng cơ năng phát hiện, cần đi khám bệnh sớm để chẩn đoán xác định nhằm có hướng xử trí điều trị phù hợp; không để bệnh lý kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hại.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Cô gái 19 tuổi chạy đua với bệnh tật để sinh con http://tapchisuckhoedoisong.com/co-gai-19-tuoi-chay-dua-voi-benh-tat-de-sinh-con-3660/ Thu, 19 Jul 2018 07:03:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-gai-19-tuoi-chay-dua-voi-benh-tat-de-sinh-con-3660/ [...]]]>
article-2458501-18BA0F3E000005-1759-6499

Amy bên con gái Ava. Ảnh: Medavia.co.uk

Nhiều năm trước, Amy Mc Stein thường xuyên cảm nhận được những cơn đau bụng âm ỉ. Cô đã nhiều lần đến gặp bác sĩ, chỉ nhận được lời khuyên đây là hiện tượng bình thường. Mùa hè năm 2010, Amy thấy bụng đau nhói, ngất và được đưa vào viện cấp cứu. Các bác sĩ vẫn không phát hiện được điều gì bất thường.

Chỉ vài tuần sau, vào tháng 7/2010, Amy lại ngất một lần nữa. Các bác sĩ tìm thấy một u nang đường kính 5 cm trong buồng trứng phải của cô. Cô được chuyển đến bệnh viện phụ sản Liverpool phẫu thuật để lấy u. Tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật, cô được thông báo bị lạc nội mạc tử cung nặng, và cần dùng thuốc để tạo ra thời kỳ mãn kinh ngay lập tức.

Bác sĩ khuyên cô “nếu muốn có con, phải thực hiện ngay lập tức, nếu không sẽ không bao giờ trở thành mẹ”. Có con là điều mà không bao giờ các bác sĩ khuyên với một cô gái 19 tuổi, nhưng tình trạng bệnh của Amy rất nghiêm trọng, cô phải cắt bỏ tử cung càng sớm càng tốt.

Sau thời gian đắn đo, Amy quyết định bỏ dở khóa học pháp y tại ĐH Liverpool để thực hiện ước mơ làm mẹ. Amy nói với Jack, chàng trai hẹn hò cùng cô đã 2 năm, về tình trạng của mình. Cô bảo Jack rằng nếu anh muốn có con với cô thì phải ngay bây giờ hoặc không bao giờ.

“Tôi từng nghĩ vào một ngày nào đó sẽ làm mẹ nhưng không phải lúc 19 tuổi. Rồi tôi nhận ra mình yêu Jack và muốn sống cả cuộc đời còn lại với anh ấy. Rất may, anh ấy đã đồng ý. Và tôi khóc nhẹ nhõm”, Amy nhớ lại.

Trước khi sinh cô con gái Ava Grace vào tháng 12/2011, Amy đã 3 lần sảy thai, hai lần đầu khi thai mới 8 tuần, lần thứ ba khi thai 17 tuần. Cô mất hy vọng nhưng không có thời gian để đau buồn bởi vẫn phải trải nhiều tuần điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng, vào tháng 4/2011, Amy mang thai lần thứ tư.

Trong thời gian mang bầu bé Ava, Amy trải qua 13 tuần nằm theo dõi tại bệnh viện. Cô cũng 2 lần bị xuất huyết, 2 lần được bác sĩ thông báo rằng em bé sẽ không thể chào đời. Các bác sĩ cho rằng Amy không thể mang thai được quá 30 tuần, bởi tử cung của cô không thể kéo căng vì thành tử cung đầy sẹo. Các bác sĩ dự đoán đến tháng 12/2011, nếu vẫn giữ thai, tử cung của cô sẽ bị chấn thương nặng. Bé Ava ra đời khi mới 35 tuần tuổi và nặng chưa đầy 2 kg, với vài vòng dây rốn quấn quanh cổ.

Amy và Jack đã kết hôn vào tháng 4 vừa qua với sự chứng kiến của con gái Ava. Amy chia sẻ: “Vượt qua những biến chứng y học, bé thật tuyệt vời”. Còn Jack tự hào: “Ava là một chiến binh nhỏ. Bé không mấy khi khóc. Mọi người nói rằng bé là phần thưởng đền bù cho chúng tôi sau những đau đớn mà bố mẹ phải trải qua để có thể sinh ra bé”. Amy cho biết thêm: “Thụ thai Ava là một công việc khó khăn nhất mà tôi từng thực hiện, nhưng bé đã làm bừng sáng thế giới của tôi. Tôi thực sự không thể tưởng tượng cuộc sống như thế nào nếu không có bé”.

Amy hiện dành toàn bộ thời gian để chăm sóc con, cô cũng chuẩn bị cho ca phẫu thuật sẽ được thực hiện trong vòng 12 tháng tới.

Ảnh gia đình Amy

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Mỗi ngày, hàng triệu người trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả từ căn bệnh này. Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.

Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ chị em nào trong độ tuổi sinh sản và thường biến mất sau độ tuổi mãn kinh.

Lạc nội mạc tử cung là khi những mảnh nhỏ của tử cung được tìm thấy bên ngoài dạ con, có thể trong các ống dẫn trứng, buồng trứng, bàng quang hoặc ruột. Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Nội mạc tử cung có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái cho thai nhi “nằm”.

Những nguyên nhân làm cho máu kinh chảy ngược trở lại cũng chính là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì lớp nội mạc đi “lạc” vào ống dẫn trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng… sẽ phát triển tại đó, tạo thành những ổ lạc nội mạc tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng và có thể biến chứng thành vô sinh.

Chị em bị đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều làm ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt…

Bệnh này có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau, phương pháp điều trị nội tiết tố, thậm chí là phẫu thuật cắt bỏ dạ con. Mang thai có thể làm giảm triệu chứng nhưng bệnh thường trở lại khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Hoàng Anh (Theo Medavia.co.uk)

]]>
35 tuổi đã suy buồng trứng http://tapchisuckhoedoisong.com/35-tuoi-da-suy-buong-trung-3590/ Thu, 19 Jul 2018 06:55:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/35-tuoi-da-suy-buong-trung-3590/ [...]]]>

Hai năm trước, tôi đi kiểm tra lại thì phát hiện mình bị suy giảm buồng trứng sớm nên không thể thụ tinh được. Gần một năm nay, tôi cứ thấy mình đau bụng dưới, đau quặn dưới hậu môn như muốn đi vệ sinh nhưng không phải, đau lan sang hai bên mông, rất khó chịu. Lúc đầu tôi chỉ đau vài ngày, sau này kéo dài hơn tuần, thường xuất hiện trong thời gian từ khi hành kinh cho đến ngày rụng trứng, có lúc tiết nhầy trắng như lòng trắng trứng.

Tôi đã đi siêu âm đầu dò và thấy có vài u xơ nhỏ li ti trong cổ tử cung ở thành sau, bác sĩ bảo do lạc nội mạc tử cung và cho uống thuốc duphaston. Nhưng sau khi dừng thuốc tôi lại thấy đau. Đau nhiều nên tôi gầy rộc đi. Xin hỏi bác sĩ, bệnh của tôi là bệnh gì và điều trị như thế nào cho khỏi. (Huynh Thao)

Woman-with-doctor-test-results-8478-3157

Ảnh minh họa: Clickondetroit.com.

Trả lời:

Chào bạn, 

Thật đáng buồn là bạn được chẩn đoán dự trữ buồng trứng thấp. Dự trữ buồng trứng là khái niệm mô tả số lượng và chất lượng các nang noãn còn lại ở buồng trứng. Dự trữ buồng trứng giảm dần theo tuổi và là nguyên nhân chính làm giảm chức năng sinh sản của phụ nữ. Từ sau 30 tuổi, số nang noãn có xu hướng giảm nhanh hơn và tỷ lệ bất thường noãn cũng tăng nhanh. Đến khoảng sau 35 tuổi, tốc độ suy giảm này càng tăng nhanh hơn. Điều này dẫn đến khả năng sinh sản của người phụ nữ suy giảm nhiều. Khả năng có thai giảm, đồng thời tỷ lệ sảy thai, biến chứng trong thai kỳ tăng lên, tỷ lệ bất thường của trẻ cũng tăng.

Trong trường hợp của bạn, tôi muốn hỏi bạn đã lần nào đi siêu âm mà thấy nang noãn phát triển không (chỉ tính những nang lớn hơn 18 mm hoặc bằng). Nếu có thì hy vọng bạn có thai vẫn có thể xét đến.

Ngoài ra, bạn đã được chẩn đoán là lạc nội mạc tử cung, điều trị dufaston giảm đau thì có lẽ là đúng. Bạn có thể lựa chọn hoặc là dùng thuốc hoặc đặt vòng mirena trong thời gian điều trị lạc nội mạc tử cung. Mirena là vòng có nội tiết tại chỗ làm giảm được kinh và giảm đau đồng thời tránh thai nữa. Bạn nên đi khám và xin tư vấn bác sĩ kỹ hơn.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội

]]>
Tại sao phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-phu-nu-bi-lac-noi-mac-tu-cung-3538/ Thu, 19 Jul 2018 06:50:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-phu-nu-bi-lac-noi-mac-tu-cung-3538/ [...]]]>
tai-sao-phu-nu-bi-lac-noi-mac-tu-cung

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Trả lời:

Chào chị,

Đầu tiên tôi xin giải thích: Nội mạc tử cung là lớp lót trong lòng tử cung, nơi phôi sau khi thụ tinh sẽ làm tổ để phát triển thành thai nhi. Nội mạc bị lạc chỗ thường xảy ra tại các cơ quan sinh sản vùng chậu như cơ tử cung, buồng trứng, cùng đồ âm đạo, túi cùng âm đạo – trực tràng, túi cùng âm đạo – bàng quang, xung quanh vòi trứng. Trong một số trường hợp, nó có thể lạc đến những nơi xa hơn như mũi, mắt, tai, phổi, gan, niệu quản, ngoài da và khớp.

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý lành tính, thường gặp ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ dao động từ 5 đến10%. Đây là tình trạng mô tuyến của lớp nội mạc tử cung hiện diện bên trong lớp cơ của tử cung. Trong khi tử cung người bình thường có 3 lớp: Tuyến, cơ, thanh mạc độc lập nhau thì không bao giờ có hiện tượng lạc nội mạc.

Nguyên nhân của bệnh đang được tìm hiểu. Có giả thuyết cho rằng do sang chấn tác động lên tử cung đã phá vỡ hàng rào giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, chẳng hạn như khi mổ lấy thai, nạo phá thai, mổ bóc tách u xơ tử cung… Cũng có giả thuyết cho rằng ngay từ thời kỳ bào thai một số phụ nữ bị khiếm khuyết hàng rào này, dù chưa bị một sang chấn nào song họ vẫn bị lạc nội mạc vào lớp cơ, thậm chí theo dòng máu di chuyển đến một cơ quan ở xa tử cung.

Thân ái.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức
Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang

]]>