Kinh nguyệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 13 Sep 2018 12:49:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Kinh nguyệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giảm mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-met-moi-truoc-ky-kinh-nguyet-15967/ Thu, 13 Sep 2018 12:49:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-met-moi-truoc-ky-kinh-nguyet-15967/ [...]]]>

Cháu 24 tuổi, từ trước tới nay, khi tới kỳ kinh nguyệt cháu thường bị đau bụng, nhưng 3 tháng gần đây cháu để ý, tháng nào sắp tới kỳ kinh nguyệt cháu cũng đều kèm theo sốt, sốt cả tuần liền, xổ mũi, đau họng, đau đầu. Đến khi hết kinh là hết sốt. Xin hỏi liệu đó là triệu chứng bệnh gì? Cháu có nên đi khám không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trần Thị Loan Nữ (TP. Hồ Chí Minh)

Các triệu chứng mà cháu mô tả gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này xảy ra với đa phần phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng thể chất và cảm xúc như nổi trứng cá, vú cương đau, cảm giác mỏi mệt, khó ngủ, đầy, trướng bụng, táo bón hay tiêu chảy, nhức đầu hay đau lưng, sổ mũi, đau họng và cảm giác có sốt, mất sự thèm ăn hay ngược lại.

Đau cơ khớp, khó tập trung suy nghĩ, nhớ lại, cảm giác căng thẳng, dễ kích thích, khí chất thay đổi hay có người lại dễ khóc, lo sợ hay trầm cảm. Ở một số người, hội chứng tiền kinh nguyệt thật sự đáng sợ, chúng có thể khiến chị em ngất lịm vì những cơn đau. Tuy nhiên, các triệu chứng này có khác nhau ở mỗi người.

Nếu có hội chứng tiền kinh nguyệt thì nên theo dõi các triệu chứng trong vài tháng, ghi chép mức độ nặng nhẹ. Có nhiều phương pháp để giảm nhẹ hội chứng này nhưng không hiệu quả cho mọi phụ nữ. Nếu không quá nặng thì chỉ cần thay đổi lối sống, có thể bổ sung các vitamin C, D, E,… và axit folic mỗi ngày, làm nhẹ một số triệu chứng kết hợp vận động thân thể; ăn nhiều thực phẩm: rau quả, đậu đỗ…

Tránh ăn mặn, ăn ngọt, không dùng cà phê, rượu khi có hội chứng tiền kinh nguyệt; cần ngủ 8 giờ mỗi tối, tránh và chống lại tình trạng stress. Chú ý uống nhiều nước, tránh lao động quá nặng.

Nếu đã thực hiện như trên một thời gian mà tình trạng không cải thiện thì cháu nên đi khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn điều trị phù hợp. Một số thuốc có thể được sử dụng trong hội chứng tiền kinh nguyệt nặng như thuốc giảm đau thông thường (ibuprofen, aspirin, hay naproxen) có thể giúp giảm cơn co thắt tử cung, nhức đầu, đau lưng…

Trong trường hợp nặng hơn, có thể dùng viên thuốc tránh thai để ức chế phóng noãn, các triệu chứng sẽ giảm nhẹ (đau quặn, nhức đầu) và ra kinh ít hơn… Tuy nhiên cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

BS. Kim Oanh

]]>
Ra huyết âm đạo bất thường có đáng lo? http://tapchisuckhoedoisong.com/ra-huyet-am-dao-bat-thuong-co-dang-lo-15007/ Fri, 10 Aug 2018 03:08:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ra-huyet-am-dao-bat-thuong-co-dang-lo-15007/ [...]]]>

Kim Hằng (Đồng Nai)

Theo như bạn nói thì mẹ bạn đã thực sự mãn kinh (mãn kinh thực sự chấm dứt kinh nguyệt và khả năng sinh sản được xác định là sau 12 tháng kể từ khi lần kinh nguyệt cuối cùng xảy ra). Nếu vậy đây không được coi là kinh nguyệt mà gọi là hiện tượng âm đạo ra máu bất thường sau mãn kinh.

Nguyên nhân có thể do chứng viêm âm đạo teo và đây là nguyên nhân ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, viêm âm đạo teo chỉ là một trong số các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sau mãn kinh bị ra máu. Ngoài viêm âm đạo teo, việc ra máu bất thường ở âm đạo có thể là dấu hiệu bệnh của cổ tử cung, chẳng hạn như xước cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Ngoài ra còn có các chứng bệnh khác như viêm âm đạo, u thịt nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung.Đối với người đã mãn kinh lâu mà xảy ra việc ra máu âm đạo bất thường thì khả năng cao là bị u ác tính. Để tìm rõ nguyên nhân chảy máu, người bệnh được kiểm tra thông qua các xét nghiệm. Vì vậy, bạn cần thuyết phục mẹ mình đến cơ sở khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và làm các xét nghiệm.

BS. Nguyễn Thị Lý

]]>
Giải quyết trục trặc kinh nguyệt tuổi dậy thì http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-quyet-truc-trac-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-14399/ Wed, 08 Aug 2018 13:06:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-quyet-truc-trac-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-14399/ [...]]]>

Trục trặc kinh nguyệt tuổi dậy thì

 

Kinh nguyệt không đều: Là tình trạng có khi 1 tháng có kinh 2 lần, nhưng đôi lúc 2 – 3 tháng mới có kinh 1 lần cùng những bất thường về lượng máu kinh. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể do sự bất ổn định của hoạt động buồng trứng khiến những vòng kinh có khi rụng trứng có khi lại không rụng trứng. Thông thường, dần dần kinh nguyệt sẽ ổn định.

Rong kinh: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường khoảng dưới 7 ngày. Nhưng với trường hợp rong kinh ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh nhiều. Rong kinh thường xảy ra ở những chu kỳ không có phóng noãn và không có hoàng thể.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do buồng trứng vẫn chưa hoạt động ổn định. Ngoài ra, sự rối loạn điều hòa hormon ở vùng dưới đồi – tuyến yên khi cơ thể đang trưởng thành cũng là một nguyên nhân gây bệnh do ảnh hưởng trực tiếp đến hormon của buồng trứng.

Kinh mau: là tình trạng vòng kinh chỉ còn khoảng 22 ngày trở xuống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do hoàng thể phát triển kém nên giai đoạn hoàng thể ngắn hoặc do không xảy ra hiện tượng phóng noãn.

Vô kinh và tắc kinh: Vô kinh ở tuổi dậy thì có thể chia ra làm 2 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là trường hợp chưa hành kinh lần nào dù đã quá 18 tuổi. Trong khi đó, vô kinh thứ phát là trường hợp dù đã hành kinh nhưng lại mất kinh từ 3 – 6 tháng. Nguyên nhân của tình trạng vô kinh có thể kể đến như rối loạn nội tiết, cũng có thể là do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính nên bé gái không hề có kinh.

Tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt hoặc có kinh bình thường nhưng 2 – 3 tháng sau lại không thấy có kinh. Những trường hợp này khá giống với hiện tượng vô kinh. Cũng có khi do sự phát triển bất thường của bộ phận sinh dục khiến cho kinh nguyệt bị ứ lại không thoát được ra ngoài (còn gọi là bế kinh).

Các trục trặc kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xảy ra ở giai đoạn đầu dậy thì và kinh nguyệt sẽ dần dần ổn định. Nhưng nếu các trục trặc kéo dài vài năm sau dậy thì, khi đó bạn gái nên đi khám để có các chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

LÊ THỤC ANH

]]>
Giải pháp nào khi đau bụng kinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-nao-khi-dau-bung-kinh-13241/ Tue, 31 Jul 2018 13:25:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-nao-khi-dau-bung-kinh-13241/ [...]]]>

Thống kê độ tuổi hay bị đau bụng kinh là từ 15 – 25 tuổi, đặc biệt trầm trọng ở thời kỳ 3 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh. Cảm giác đau đớn khi sắp hoặc đang xảy ra kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến học tập, khiến các em phải nghỉ học, thậm chí cản trở các sinh hoạt bình thường khác. Đối với một số phụ nữ đã có gia đình, tình trạng này cũng có thể xảy ra có liên quan đến việc đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ vẫn bị đau bụng kinh ngay cả khi đã có gia đình, có con, có liên quan đến những bệnh phụ nữ khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Hội chứng đau bụng kinh có nguyên nhân được cho là do mức độ sản xuất prolandin tăng cao dẫn đến tăng co bóp tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây ra đau bụng âm ỉ cho phụ nữ khi sắp hoặc đang có kinh nguyệt.

Có thể dùng túi chườm nóng để giảm đau bụng kinh.

Các thuốc hay dùng khi bị đau bụng kinh

Paracetamol: Vì đây là một tình trạng đau, đôi khi kèm theo co thắt nên nhóm thuốc đầu bảng là các thuốc giảm đau và chống co thắt. Khi bị đau bụng kinh, có thể dùng ngay thuốc paracetamol như một lựa chọn đầu tiên vì thuốc này khá an toàn, không gây nghiện và làm giảm đau nhanh trong vài giờ. Nên lựa chọn các dạng bào chế dễ uống như viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột để pha uống. Nếu đau nặng và kéo dài, có thể dùng dạng kết hợp giảm đau paracetamol và ibuprofen có bán với rất nhiều tên thương mại trên thị trường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng paracetamol hoặc dùng liều cao vì dễ gây tổn thương tế bào gan không hồi phục. Đặc biệt, hiện nay, trên thị trường, paracetamol có rất nhiều biệt dược, vì vậy, người bệnh dễ sử dụng quá liều do việc dùng nhiều loại thuốc khác nhau có cùng thành phần.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Hay dùng các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, indometacin, ketoprofen, piroxicam, meloxicam… Đây là nhóm thuốc cũng rất hay dùng để giảm đau trong đau bụng kinh vì các thuốc kể trên có tác dụng ức chế enzym prostaglandin – chất được cho là nguyên nhân khởi phát gây đau bụng khi có kinh. Một số hãng dược đã bào chế những sản phẩm với công thức riêng để giảm đau bụng kinh có hiệu quả mặc dù các thuốc này còn có thể dùng trong nhiều bệnh khác nữa. Đây cũng là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, ù tai… Vì vậy, không nên lạm dụng và phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đáng tiếc. Hiện nay, nhóm NSAID ức chế chọn lọc COX-2 cũng hay được dùng như celecoxib, parecoxib, etoricoxib… trong điều trị đau cho phụ nữ khi có kinh nguyệt.

Các thuốc chống co thắt: Thường dùng nhất phải kể đến alverine hay drotaverine (no-spa) và nhiều chất kháng cùng nhóm. Các thuốc chống co thắt có tác dụng tốt đặc biệt trong những trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt. Các thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng ngoại ý như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu… nhưng thường nhẹ.

Các nội tiết tố như oestrogen và progesterone đôi khi cũng được chọn lựa như các dạng thuốc uống ngừa thai với mục đích để giảm đau do kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh kéo dài… Tuy nhiên, cần xem xét kỹ và tùy theo đối tượng, độ tuổi để sử dụng có hiệu quả giảm đau và an toàn nhất, có cân nhắc cả những ảnh hưởng sau này của thuốc nội tiết tố đối với người sử dụng.

Các thuốc hỗ trợ: Đôi khi tình trạng đau bụng kinh có ảnh hưởng bởi tâm lý và chỉ đau nhẹ, thoáng qua, không kéo dài, nhất là ở trẻ gái mới lớn nên việc dùng thuốc cần chọn lựa loại an toàn và ít tác dụng phụ nhất. Có thể dùng các thuốc hỗ trợ phối hợp vitamin và chất khoáng, chất bổ sung canxi, các vitamin nhóm B, một số thực phẩm chức năng phù hợp.

Các biện pháp không dùng thuốc

Dùng các biện pháp vật lý như túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn.

Có thể massage, thiền hoặc yoga theo hướng dẫn để ngăn ngừa cơn đau bụng kinh.

Chú ý chế độ ăn có nhiều sắt, bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ, tránh học tập rèn luyện quá mức, đi xe đạp hay chạy nhảy nhiều…

Trẻ gái vào tuổi có kinh cần được tư vấn và quan tâm tình cảm gia đình để giúp các em phòng tránh những tác động xấu về tâm lý góp phần hạn chế những cơn đau của tuổi mới lớn.

 

DS. Nga Quỳnh Anh

]]>
Vệ sinh kinh nguyệt để tránh viêm nhiễm http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-kinh-nguyet-de-tranh-viem-nhiem-8698/ Sun, 22 Jul 2018 03:30:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-kinh-nguyet-de-tranh-viem-nhiem-8698/ [...]]]>

Trong những ngày hành kinh, lúc máu kinh thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn những ngày không có kinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung. Ngoài ra nhiều người không biết giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách cộng với một số quan niệm sai lầm hay “kiêng kỵ” tắm rửa khi hành kinh chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,… có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.

Vệ sinh đúng cách sẽ tránh được viêm nhiễm

Để vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, cần thực hiện như sau:

Vào những ngày có kinh mặc dù cơ thể có mệt mỏi nhưng không nên “kiêng” hoặc ngại mà cần phải tắm rửa thường xuyên. Cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước sạch để tắm, không dùng nước múc ở ao, hồ, sông, suối. Không nên ngâm người trong bồn tắm, ao, hồ hoặc bơi lội.

hay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 – 5 lần một ngày. Mỗi lần thay băng vệ sinh dùng nước chín còn ấm thay rửa. Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vì nhiều người theo thói quen hoặc có suy nghĩ là xà phòng diệt khuẩn tốt nên thường vệ sinh bằng xà phòng tắm. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vì chất kiềm trong xà phòng làm rối loạn độ cân bằng kiềm toan của âm hộ, âm đạo. Chỉ nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.

Nên rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh; khi rửa đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước. Không đưa tay thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu trong âm đạo; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng. Nếu bạn dùng bằng vải xô thì cần ngâm xà phòng và giặt thật sạch, phơi ở nơi có nắng, ít bụi là tốt nhất.

Ngoài ra cần chú ý ăn uống điều độ, đủ chất. Tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng trong những ngày có kinh.

Những hiểu biết cũng như ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn và phòng tránh được những viêm nhiễm đường sinh dục do thiếu vệ sinh gây ra.

Bác sĩ Thúy An

]]>
Những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-chu-ky-kinh-nguyet-8592/ Sun, 22 Jul 2018 03:13:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-chu-ky-kinh-nguyet-8592/ [...]]]>

Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt mà bạn cần lưu ý:

1. Dừng kinh đột ngột

Dừng kinh đột ngột có thể do bạn mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Nếu không đó có thể là dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tuyến giáp, chất béo trong cơ thể thấp hoặc do căng thẳng quá độ.

2. Đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Triệu chứng đau trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường nhưng nếu đau nặng và kéo dài khiến bạn cảm thấy không thể chịu nổi và nằm liệt giường, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cấu trúc tử cung bất thường, hoặc do sẹo mô sau phẫu thuật.

3. Ra nhiều máu

Cứ khoảng 1 tiếng bạn phải thay băng vệ sinh 1 lần, nguyên nhân có thể do rối loạn đông máu, u xơ tử cung, mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi nồng độ estrogen và progesterone hoặc ung thư tử cung.

4. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố, polyp và u xơ tử cung.

Nếu có những triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa sớm nhất.

BS Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Boldsky)

]]>
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-vi-thanh-nien-8585/ Sun, 22 Jul 2018 03:12:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-vi-thanh-nien-8585/ [...]]]>

Tuổi từ 10 – 19 được gọi là tuổi vị thành niên, đây là tuổi chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này sẽ có nhiều sự thay đổi về cơ thể cũng như tâm sinh lý để chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời của thanh niên.

Vô kinh tiên phát

Theo các nhà khoa học, hiện tượng dậy thì của trẻ em ở các quốc gia khoảng chừng 13 tuổi; tuy nhiên tuổi dậy thì cũng có thể thay đổi theo lối sống, nền văn hóa, sự tiếp cận của trẻ đối với các phương tiện thông tin và truyền thông đại chúng… Ở nước ta, bé gái bắt đầu có xuất hiện kinh nguyệt trung bình khoảng 15,4 tuổi; nếu đến tuổi 18 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt thì được xem là vô kinh tiên phát. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tìm nguyên nhân và có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp vì tình trạng vô kinh tiên phát có thể có hai trường hợp xảy ra là vô kinh tiên phát ở các thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ phát triển bình thường và vô kinh tiên phát ở các thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ không phát triển.

Vô kinh tiên phát ở thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ phát triển bình thường: do các nguyên nhân khác nhau như:

Bộ phận sinh dục nữ bất thường gồm màng trinh không có lỗ, có màng chắn ngang âm đạo, không có âm đạo với triệu chứng đau vùng hạ vị mỗi tháng và có cảm giác đau tràn bụng dưới do bị ứ máu kinh trong tử cung, âm đạo. Rối loạn nội tiết tố trong các trường hợp tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, nhược giáp trạng, cường giáp trạng, u tuyến yên có tăng prolactin huyết thanh… Bị mắc bệnh mạn tính gồm suy tim, bệnh về máu, suy dinh dưỡng nặng… Có các hoạt động thể lực thái quá, thường gặp ở các vận động viên thể dục thể thao phải luyện tập nhiều và nặng nhọc. Có hiện tượng tinh hoàn nữ hóa với dấu hiệu thiếu nữ có sự phát triển vú, mọc một ít lông nách và lông trên xương vệ như những thiếu nữ khác nhưng không có kinh nguyệt, thân hình cao lớn hơn bình thường, xét nghiệm có nhiễm sắc thể 46XY như ở con trai hoặc có đột biến gen trên nhiễm sắc thể X; trong gia tộc người mẹ cũng có người có hiện tượng như vậy, xét nghiệm thấy các nội tiết tố sinh dục và tuyến yên cao hơn bình thường; trong trường hợp này phải cắt bỏ tinh hoàn nữ hóa vì không có tác dụng sinh học và lại dễ chuyển thành u ác tính; sau khi phẫu thuật cần điều trị bằng nội tiết tố nữ và nếu cần có thể làm âm đạo giả để có thể lập gia đình.

Vô kinh tiên phát ở thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ không phát triển: do nguyên nhân bất thường bẩm sinh của nhiễm sắc thể như bị hội chứng Turner vì thiếu một nhiễm sắc thể X, nhiễm sắc thể đó chỉ có 45XO. Trong trường hợp này, thiếu nữ có vóc dáng người thường thấp bé, hai buồng trứng teo nhỏ, tử cung nhi hóa như trẻ gái nhỏ. Nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm có thể điều trị bằng nội tiết tố để hỗ trợ sự phát triển và sau khi lập gia đình có thể làm thụ tinh nhân tạo từ trứng được hiến tặng của một người khác.

Việc chẩn đoán vô kinh tiên phát ở thiếu nữ có phát triển hai tuyến vú ở các trường hợp vô kinh từ 18 tuổi trở lên nếu thấy gonadotrophin thấp là buồng trứng không phát triển, nếu chromatin dương tính là có hiện tượng tinh hoàn hóa nữ, nếu chromatin âm tính là bất thường giải phẫu bộ phận sinh dục nữ hoặc bị các bệnh nội tiết, bệnh mạn tính.

Kinh thưa

Trường hợp này xảy ra khi thiếu nữ có vòng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 40 ngày. Nguyên nhân có thể bị mắc các bệnh mạn tính như: lao phổi, lao sinh dục, bệnh nhược giáp trạng hoặc cường giáp trạng, bị rối loạn tâm sinh lý, mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Ngoài ra còn có thể bị khối u buồng trứng, buồng trứng không phát triển thường gọi là hội chứng Tunner không hoàn toàn.

Cường kinh

Hiện tượng cường kinh ghi nhận khi thấy lượng kinh nguyệt hàng tháng ra nhiều và kéo dài nhiều ngày, chu kỳ vòng kinh nguyệt thường ngắn dưới 25 ngày. Nguyên nhân gây ảnh hưởng do mắc bệnh về máu, thiếu máu, có khối u âm đạo, khối u tử cung hoặc buồng trứng; buồng trứng ở tuổi vị thành niên chưa hoạt động hoàn chỉnh, chưa có hiện tượng rụng trứng đều; do đó dẫn đến thiếu nội tiết tố progesteron và thừa tương đối nội tiết tố oestrogen.

Đau khi hành kinh

Tình trạng này thường hay gặp ở tuổi vị thành niên. Khi uống thuốc nội tiết tố để tránh thai hoặc khi có thai hay khi sinh con thì triệu chứng này sẽ giảm. Đặc biệt sau khi sảy thai thì triệu chứng này không giảm. Vị trí đau khi hành kinh thường gặp ở vùng hạ vị, dưới rốn, có thể lan xuống trực tràng hoặc hậu môn, thắt lưng hay chi dưới. Thời điểm đau thường xảy ra ở những thiếu nữ đã có kinh nguyệt vài tháng đến vài năm. Triệu chứng đau xuất hiện trước khi có kinh nguyệt và bớt dần khi máu kinh nguyệt ra nhiều. Các triệu chứng có thể kèm theo đau là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi… Tính chất đau ghi nhận với dấu hiệu đau quặn từng cơn hoặc đau suốt ngày, đau thắt dữ dội cho đến khi tống xuất một mảnh trong và dai của máu ra khỏi tử cung. Hai trường hợp thường gặp là đau cơ năng khi hành kinh và bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Có thể điều trị bằng các thuốc giảm đau như: buscopan, diantalvic, châm cứu; tuyệt đối không được dùng aspirin, viscoralgin fort, optalidon, phenylbutazone.

Nếu đến tuổi 18 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt thì được xem là vô kinh tiên phát

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Ở lứa tuổi vị thành niên từ 10 – 19 tuổi, một số trường hợp bé gái và thiếu nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt do các nguyên nhân khác nhau nhưng nhiều khi không cung cấp thông tin đầy đủ cho cha mẹ hay người thân biết rõ hiện tượng này để có được sự tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ phát hiện và xử trí phù hợp. Vì vậy, cha mẹ, người thân trong gia đình cần quan tâm đến vấn đề này đối với trẻ vị thành niên; khi ghi nhận những dấu hiệu bất thường phải đến bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những hậu quả xấu về sau nếu phát hiện muộn.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
Chén thuốc hay trị đau đầu khi đến tháng http://tapchisuckhoedoisong.com/chen-thuoc-hay-tri-dau-dau-khi-den-thang-5750/ Fri, 20 Jul 2018 01:25:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chen-thuoc-hay-tri-dau-dau-khi-den-thang-5750/ [...]]]>

Cơ lý phát bệnh của nó là khí huyết không đủ, tinh khí hư suy thiếu hụt hoặc khí trệ đàm che, thanh khí mất dinh dưỡng. Chứng bệnh đau đầu khi hành kinh thường thấy trên lâm sàng có 4 nguyên nhân: do huyết hư mất dinh dưỡng, do can dương lên quá cao, do đàm thấp tích tụ, do huyết ứ gây trở ngại đến lạc mạch. Đông y có những bài thuốc hay khắc phục chứng bệnh này, mời các bạn tham khảo.

Bổ ích khí huyết, dưỡng âm trấn thống, bài thuốc gồm: xuyên khung 6g, đương quy 6g, cam thảo 6g, thiên ma 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cẩu khởi 9g, câu đằng 9g, diên hồ 9g, khương táo, sắc uống ngày 1 thang.

Tư âm ích huyết, nhuận can tức phong, bài thuốc: thiên ma 9g, câu đằng 9g, bạch thược 9g, khởi tử 9g, xuyên khung 6g, bạch tật lê 12g, hợp hoan bì (vỏ cây dạ hợp) 12g, thủ ô 12g, xuyên ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 12g, sinh thạch quyết 30g, cúc hoa 12g, sắc uống ngày 1 thang.

Kiện tỳ táo thấp, hóa đàm giáng nghịch, bài thuốc: pháp hạ 9g, bạch truật 9g, thiên ma 9g, phục linh 9g, mạn kinh tử 9g, trần bì 3g, cam thảo nướng 6g, gừng 3 lát, táo tàu 3 quả, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Khai khiếu thông lạc, hoạt huyết hóa ứ, bài thuốc: xích thược 4,5g, xuyên khung 4,5g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, sinh khương (gừng tươi) 9g, hành già 3 củ thái nhỏ, xạ hương 0,8g, táo tàu 7 quả, sung úy tử (ích mẫu) 9g, tam thất 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị chứng đau đầu mỗi khi hành kinh do huyết hư, mất dinh dưỡng, bài thuốc: đương quy 6g, bạch thược 6g, xuyên khung 6g, địa hoàng khô 6g, kinh giới 6g, phòng phong 6g, mạn kinh tử 6g, khao bản (cọng rau khao) 6g, sài hồ 6g, tất cả sắc lấy nước uống.

Xuyên khung 6g, xích thược 6g, ô dược 6g, sung úy tử 6g, tế tân 3g, sắc lấy nước uống, điều trị chứng đau đầu mỗi khi hành kinh do huyết ứ trở lại.

BS. Thu Hương

]]>
Thủ phạm khiến phái đẹp gặp ‘đèn đỏ’ hai lần một tháng http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-khien-phai-dep-gap-den-do-hai-lan-mot-thang-3532/ Thu, 19 Jul 2018 06:50:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-khien-phai-dep-gap-den-do-hai-lan-mot-thang-3532/ [...]]]>

Chu kỳ kinh nguyệt của phái đẹp thường 28-30 ngày. Song, không ít trường hợp “đèn đỏ” đột ngột ghé thăm hai lần một tháng. Nếu bạn gặp tình huống này, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ, bởi cơ thể đã có vấn đề.

thu-pham-khien-phai-dep-gap-den-do-hai-lan-mot-thang

Ảnh: Boldsky.

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, theo Boldsky

Thay đổi trọng lượng

Giảm cân hoặc tăng cân có thể gây ra bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Đối với một số phụ nữ, nó có thể dẫn đến chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường.

Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động bất thường có thể gây chảy máu âm đạo giữa các thời kỳ. Hai hormone chính điều khiển chu kỳ kinh nguyệt là progesterone và estrogen. Những hormone này được tạo ra bởi tuyến giáp, đó là lý do các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai

Thay đổi thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Nếu ngừng sử dụng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc ngừa thai, bạn có thể thấy “đèn đỏ” hai lần trong một tháng.

U xơ tử cung hoặc u nang

U xơ tử cung có thể làm bạn chảy máu nặng với huyết khối trong một thời gian nhất định. Tình trạng chảy máu này thường bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh. Chảy máu do u xơ kéo dài lâu như chu kỳ kinh bình thường hoặc có thể chứa máu đông.

Stress

Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những lý do khiến bạn có nguyệt san hai lần trong một tháng.

Bệnh tình dục

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh Chlamydia và lậu có thể gây viêm tử cung, khiến kinh nguyệt bất thường.

Thu Hiền

]]>
Bạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệt http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-dong-nu-tri-bach-doi-roi-loan-kinh-nguyet-1208/ Wed, 18 Jul 2018 03:06:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-dong-nu-tri-bach-doi-roi-loan-kinh-nguyet-1208/ [...]]]>

Bạch đồng nữ còn gọi mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng… Tên khoa học: họ Cỏ roi ngựa: Verbenaceae. Loài Clerodendrum có hoa màu đỏ: Clerodendrum squamatum Vahl, gọi là xích đồng nam; hình thái rất giống bạch đồng nữ nhưng có hoa màu đỏ, quả màu lam đen. Loài Clerodendrum paniculatum L, gọi là ngọc nữ đỏ hay mò mâm xôi; rất giống cây xích đồng nam nhưng lá chia 3 – 7 thuỳ, thường là 5 thuỳ. Các cây này có cùng công dụng nhưng ít được sử dụng hơn loài hoa trắng, mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng. Bộ phận dùng: lá; có thể dùng rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô.

Bạch đồng nữ có chứa flavonoid, tanin, cumarrin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl. Theo Đông y, rễ bạch đồng nữ có vị ngọt nhạt, tính mát, vào hai kinh: tâm và tỳ. Tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, khu phong trừ thấp, điều hoà thể dịch. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ huyết áp nhưng kết quả chậm; sau 4 – 5 tuần tác dụng thấy rõ rệt; tác dụng giảm đau thấy rõ sau 1 – 2 tuần: người dễ chịu, các chứng đau đầu, hoa mắt và mất ngủ hết dần; làm long đờm dãi, làm mát máu và cầm máu. Bạch đồng nữ dùng chữa bệnh bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, viêm mật vàng da, sốt, gân xương đau nhức, đau mỏi lưng và tăng huyết áp.

Bạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệtBạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệt.

Liều dùng và cách dùng: 12-30g ở dạng thuốc sắc.

Một số công dụng trị bệnh của bạch đồng nữ:

Thuốc điều kinh:

Bài 1: bạch đồng nữ 16g, ích mẫu 40g, hương phụ tứ chế 15g, đậu đen 10g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g. Sắc uống, ngày uống 1 thang.

Bài 2: Cao hương ngải (hay HA1): bạch đồng nữ 2g, ngải cứu 2g, ích mẫu 2g, hương phụ 2g. Sắc 3 lần, cô nước sắc đến 20ml, cho đường đủ ngọt, đóng ống 10ml, hàn kính và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Ngày uống 3-6 ống, thời gian uống: 3 tháng. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, khó sinh nở và khí hư bạch đới. Đơn thuốc này cũng chữa cao huyết áp, ngày 2-3 ống. Có thể sử dụng đơn thuốc này với mỗi vị dược liệu từ 4-6g để sắc uống trong ngày.

Làm rụng các hoại tử của vết bỏng:

Cành, lá bạch đồng nữ tươi 1kg, sắc với 10l nước, đun sôi 30 phút, lọc lấy nước. Nhỏ giọt liên tục lên vết thương hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.

Trị thấp khớp (sưng, nóng, đỏ, đau): bạch đồng nữ 80g, dây gắm 12g, tầm xuân 8g, đơn tướng quân 8g, đơn răng cưa 8g, đơn mặt trời 8g, cà gai leo 8g, tang chi 8g. Sắc uống.

Trị vàng da và niêm mạc: rễ bạch đồng nữ hoặc xích đông nam 80 – 100g. Sắc uống.

Trong y học dân gian Nepan dùng nước ép lá, ngọn non hoặc rễ tươi để trị giun sán, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, uống liền trong 4 ngày hoặc ngày uống 2 thìa nước ép lá, uống đến khi ra giun. Y học dân gian Ấn Độ có bào chế thuốc nhão từ lá bạch đồng nữ và chồi lá ổi để trị đau dạ dày đầy hơi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê, uống cho đến khi khỏi.

BS. Tiểu Lan

]]>