kinh nguyệt không đều – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 07:13:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png kinh nguyệt không đều – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều http://tapchisuckhoedoisong.com/3-bai-thuoc-tri-kinh-nguyet-khong-deu-3758/ Thu, 19 Jul 2018 07:13:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/3-bai-thuoc-tri-kinh-nguyet-khong-deu-3758/ [...]]]>

Bài viết dưới đây của lương y Vũ Quốc Trung giải thích cơ chế kinh nguyệt của người phụ nữ và đưa ra 3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều. 

Với một phụ nữ, vòng kinh chuẩn nhất là 28 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Tuy nhiên, ít phụ nữ có được vòng kinh chuẩn này hoặc giả sử người vốn có vòng kinh chuẩn cũng đôi khi bị nhanh, chậm. Có thể tóm các chứng rối loạn kinh nguyệt thành hai dạng:

– Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung (một tháng một lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng (tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niêm) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ (kinh sớm) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ (kinh muộn) thường do hư do hàn. 

– Rối loạn về lượng và chất: Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn… không theo định kỳ của mỗi cơ thể.

Về nguyên nhân, nggoài do nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực… còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh hoạt, phòng dục… 

Cơ chế sinh bệnh có thể do: 

– Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra. 

– Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra. 

– Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.

– Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

roiloan1-jpg-1358212038_500x0.jpg
Ảnh: alchemywellnessgroup.com.

Về cách điều trị:

* Huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Bài thuốc: Đan bì 12 g, Địa cốt bì 12 g, Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Hoàng bá 10 g, Thạch cao 12 g, Sinh địa 16 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g.

– Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác. 

– Bài thuốc: Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Bạch truật 12 g, Đương quy 12 g, Sài hồ 10 g, Đan bì 10 g, Bạc hà 8 g, Cam thảo 6 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g, Hương phụ 10 g.

– Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần. 

– Huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sắc. 

– Bài thuốc: Xuyên khung 12 g, Xuyên quy 12 g, Bạch thược 12 g, Sinh địa 16 g, Cam thảo 6 g, Đào Nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hương phụ 10 g, Ô dược 12 g, Huyền hồ sách 8 g.

– Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần. 

Lương y Vũ Quốc Trung

]]>
Kinh nguyệt 2 lần 1 tháng, huyết trắng có mùi hôi http://tapchisuckhoedoisong.com/kinh-nguyet-2-lan-1-thang-huyet-trang-co-mui-hoi-3742/ Thu, 19 Jul 2018 07:10:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kinh-nguyet-2-lan-1-thang-huyet-trang-co-mui-hoi-3742/ [...]]]>

Tôi bị cách đây khoảng 1 năm, ra hiệu thuốc hỏi người ta bảo là bình thường. Tôi mua thuốc điều kinh về uống nhưng vẫn như thế nên tôi không uống nữa. Xin hỏi triệu chứng trên có nguy hiểm không?

Đồng thời, hơn một tháng nay tôi ra khí hư, không có nặng mùi, nó có màu trắng đục. Tôi có mua nước vệ sinh phụ nữ về rửa, có đỡ bớt nhưng không hết. Nó có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì tới các bệnh liên quan ung thư buồng trứng hay bộ phận sinh dục không, và sau nay tôi có em bé có ảnh hưởng gì không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ.

(Nguyen Thanh)

cac-loai-benh-phu-khoa-jpg_1366387677[14
Ảnh  minh họa.

Trả lời

Một số người thường ra ít huyết vào giữa chu kì kinh. Thường trước khi hành kinh 14 ngày, một trong 2 buồng trứng có hiện tượng phóng noãn (rụng trứng), nơi đó sẽ tạo thành 1 hốc rỉ máu, lượng máu rỉ ra không đáng kể. Đôi khi lượng máu chảy ra khá nhiều, nó chảy vào ống dẫn trứng rồi vào tử cung và theo âm đạo chảy ra ngoài, lẫn với chất nhày cổ tử cung.

Một số phụ nữ uống thuốc tránh thai mỗi ngày, nếu quên uống thuốc đều mỗi ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng này. Thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đã có quan hệ tình dục, đã có chồng hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh thì cần khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để được tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và điều trị sớm nếu thật sự có bất thường

Về trường hợp ra khí hư, bình thường trong âm đạo có dịch trong, không màu, không mùi hoặc hơi tanh 1 chút, vào giữa kỳ kinh chất dịch này nhiều hơn và có độ dính như lòng trắng trứng. Đó là huyết trắng (khí hư) sinh lý. Khi huyết trắng có màu (trắng đục/vàng hoặc xanh), có mùi hôi, hoặc có bọt, hoặc kết từng đám như váng sữa, thậm chí gây ngứa, rát âm hộ, âm đạo… Lúc ấy không còn là huyết trắng sinh lý nữa, mà có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. Trường hợp của bạn cần đi khám để được xét nghiệm và chẩn đoán có  nhiễm khuẩn hay không để được điều trị phù hợp với từng loại bệnh.

Trường hợp nhiễm HPV (virus gây bệnh mồng gà), hoặc herpes sinh dục có thể phát triển ung thư cổ tử cung. Nếu nhiễm Clamydia hoặc  lậu cầu có thể gây viêm dính vi trứng và vùng chậu, có thể gây vô sinh hiếm muộn sau này; nhiễm khuẩn lậu trong lúc mang thai mà không điều trị còn có thể gây mù mắt cho em bé nếu sinh ngả âm đạo.

Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư niêm mạc tử cung giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Khi xuất hiện khí hư như mủ hoặc xuất huyết thì đã ở giai đoạn muộn. Ung thư buồng trứng khó phát hiện hơn và thường liên quan đến nội tiết tố sinh dục. 

BS CKI Nguyễn Ngọc Lan Hương

Trung tâm Truyền thông- Giáo dục Sức khỏe TP HCM

]]>
Khắc phục chu kỳ kinh không đều http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chu-ky-kinh-khong-deu-3736/ Thu, 19 Jul 2018 07:10:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chu-ky-kinh-khong-deu-3736/ [...]]]>
cancer-sad-woman-jpg-1367484611_500x0.jp

Nhưng mấy tháng nay đến kỳ kinh chỉ khoảng 2 ngày là hết hẳn. Xin hỏi hiện tượng của em như vậy là do nguyên nhân gì, và phải điều trị như thế nào? (Hoang)

Trả lời:

Kinh nguyệt còn gọi là hành kinh hoặc thấy tháng vì xảy ra hàng tháng. Đây là một dấu hiệu quan trọng vì “có tháng” nghĩa là có khả năng sinh con. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trung bình là 28 ngày, bắt đầu từ ngày xuất hiện kinh nguyệt (ngày thứ nhất) cho tới ngày xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo. Kinh thỉnh thoảng ngắn lại hoặc dài ra 4 đến 5 ngày cũng chưa có gì cần lo lắng. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt có những sự thay đổi do hoóc môn nội tiết gây ra. 

Kinh ít có thể xảy ra nếu bạn nạo hút thai gây dính buồng tử cung. Ngoài ra sức khoẻ toàn thân như: tress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức cũng ảnh hưởng lượng kinh.

Ở tuổi 23 là lúc sức khoẻ sinh sản sung mãn nhưng nếu không biết rõ tiền sử và khám thì khó có lời khuyên xác đáng. 

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm Y tế Lao động, Hà Nội

]]>
Kinh nguyệt thất thường nhiều năm, phải làm sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/kinh-nguyet-that-thuong-nhieu-nam-phai-lam-sao-3702/ Thu, 19 Jul 2018 07:07:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kinh-nguyet-that-thuong-nhieu-nam-phai-lam-sao-3702/ [...]]]>

Qua sách báo tôi thấy vấn đề của tôi cũng rất đáng lo nhưng không biết đi khám ở đâu. Tôi nhớ năm tôi học lớp 11 thì liên tục khoảng 9 tháng tôi không thấy kinh nguyệt lần nào mà chỉ có rất nhiều huyết trắng. Ngày đó tôi có đi bác sĩ chích thuốc chữa huyết trắng và uống thuốc nhưng huyết trắng không hết mà lại thấy kinh nguyệt khá là đều trong khoảng 1, 2 năm sau đó.

Sau này kinh nguyệt của tôi thường xuyên hơn nhưng cũng có khi 3 tháng 2 lần hoặc 2 tháng 1 lần. Tôi có đi khám sức khỏe định kỳ thì bác sĩ nói tôi không có vấn đề gì chỉ bị viêm nấm và tôi đã đi chữa khỏi.

Nhưng sau khi uống thuốc chữa nấm thì kinh nguyệt của tôi lại rất kỳ lạ: ra rất ít, trước đây tôi thường có 1 ngày đầu ra rất nhiều và sau đó giảm dần, phải 1 tuần tôi mới sạch hoàn toàn nhưng 2 lần gần đây lượng máu của tôi rất ít và thâm đen (bằng với lượng máu của những ngày cuối khi hành kinh trước kia).

Vậy xin hỏi tôi có bị làm sao không ạ? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của tôi sau này? Tôi đang có ý định mua cao ích mẫu về uống thì có được hay không hay tôi phải đi khám ở đâu ạ? (Thu Hương).

kinhn-1373673726_500x0.jpg
Ảnh: huffingtonpost.com.

Trả lời:

Chào bạn!

Hành kinh ở phụ nữ trưởng thành là dấu hiệu cho thấy có khả năng sinh sản bởi sự ra máu kinh nguyệt hàng tháng là kết quả từ việc có trứng rụng không được thụ thai.

Bình thường vòng kinh tính theo tháng (nên mới gọi là kinh nguyệt), dao động từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên do ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau hoặc thể trạng từng người mà không ai có vòng kinh giống ai. Có người cứ 22 ngày là có kinh, có người cứ 45 ngày mới có kinh. Nếu vòng kinh mà cố định như vậy thì cũng không còn lo lắng quá.

Về trường hợp của bạn, tôi phân tích như sau:

– Đợt đầu mới có kinh, kinh bạn thất thường, thậm chí 9 tháng mới có: Hiện tượng này chưa đáng lo ngại vì thông thường lúc có kinh phụ nữ cần vài năm để đi vào ổn định.

– Tuy nhiên, không có kinh, bạn lại có huyết trắng: Huyết trắng hay còn gọi bằng những từ dễ hiểu hơn là dịch âm đạo, khí hư. Nó bình thường khi trong suốt, không mùi, không gây ngứa và thay đổi ít nhiều theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Nó bất thường khi có màu, có mùi, hiện tượng lạ, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và ra nhiều. Việc bạn đi kiểm tra mất kinh và điều trị huyết trắng là đúng. 

– Thời gian gần đây bạn bị nấm nhưng khi uống thuốc thì kinh nguyệt lại thay đổi theo chiều hướng xấu. Việc này chưa thể khẳng định do uống thuốc trị nấm gây ra.

Theo tôi, bạn nên uống thuốc để điều hòa kinh nguyệt. Có thể trực tiếp mua thuốc đông y về sắc uống hoặc các sản phẩm bào chế sẵn từ đông y như bạn nói. Chỉ khi kinh nguyệt ổn định thì khi lập gia đình việc có thai mới dễ dàng hơn. Bạn cũng đừng nên lo lắng bởi lo lắng ảnh hưởng rất lớn đến kinh nguyệt.

Chúc bạn khỏe.

Thạc sĩ lương y đa khoa Vũ Quốc Trung

]]>
Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/kinh-nguyet-khong-deu-co-gay-vo-sinh-3636/ Thu, 19 Jul 2018 06:59:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kinh-nguyet-khong-deu-co-gay-vo-sinh-3636/ [...]]]>

Trước đây em khám ở bệnh viện phụ sản thì bác sĩ kết luận là rối loạn kinh nguyệt và bị viêm niêm mạc tử cung. Em đã uống thuốc nhưng chưa quay lại khám, vì bệnh viện rất đông nên khám cũng không hỏi được bác sĩ câu nào. (Như Hòa)

fertility-picture-9641-1393467350.jpg

Ảnh minh họa: Understandmymind.com.

Trả lời:

Chào bạn,

Mốc tính của sản phụ khoa là một năm nếu không dùng các thuốc nội tiết như thuốc tránh thai thì ít nhất phải có 8 lần hành kinh mới hy vọng có thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp kinh nguyệt không đều vẫn có thai bình thường, không cần can thiệp. 

Tôi không rõ tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn như thế nào, ở mức độ ra sao để tư vấn cụ thể. Thông thường, để xác nhận điều này cần thiết phải làm các xét nghiệm nội tiết. Tuy nhiên, một điều cũng đáng lưu tâm khi bạn có một bệnh lý là viêm niêm mạc tử cung. Sự viêm nhiễm này nếu không được điều trị tốt rất có khả năng gây tắc vòi trứng ở 2 bên.

Tốt nhất, bạn nên đi khám lại một lần nữa kiểm tra xem vòi trứng có thông không, còn tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung không, và làm xét nghiệm nội tiết tìm nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt.

Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh và mau có tin vui.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội

]]>
Ngại khám vùng kín dù kinh nguyệt thất thường http://tapchisuckhoedoisong.com/ngai-kham-vung-kin-du-kinh-nguyet-that-thuong-3622/ Thu, 19 Jul 2018 06:58:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngai-kham-vung-kin-du-kinh-nguyet-that-thuong-3622/ [...]]]>

Em rất sợ đi khám nên chỉ dùng thuốc. Bác sĩ cho em hỏi liệu có nguy cơ dẫn đến vô sinh không và có cách nào chữa không? Em cảm ơn bác sĩ nhiều. (Vũ Phương)

worry-girl-4214-1396016447.jpg

Ảnh minh họa: 8tracks.com.

Trả lời:

Có hai yếu tố liên quan đến kinh nguyệt, đó là bộ phận sinh dục nữ và các nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Những em gái mới có kinh thường có chu kỳ không đều vì lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể chưa ổn định. Sau một vài tháng hoặc một vài năm chu kỳ kinh nguyệt của em gái sẽ trở nên tương đối đều đặn.

Năm nay em 23 tuổi mà kinh nguyệt vẫn không đều thì nên đi khám phụ khoa ở một bệnh viện đáng tin cậy như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại Hà nội, Bệnh viện Từ Dũ hoặc Bệnh viện Hùng Vương tại TP HCM. Em không nên ngại đi khám bởi chỉ có khám bệnh mới phát hiện ra nguyên nhân cụ thể và điều trị hiệu quả. Nếu em chưa hề quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ có cách khám đặc biệt để bảo đảm màng trinh của em không bị rách.

Chúc em tự tin, sớm đi khám và điều trị có hiệu quả nhé!

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Bích Thủy
Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation

]]>