kim tiêm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 15 Aug 2018 14:48:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png kim tiêm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách xử lý kim tiêm đâm vào da http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-xu-ly-kim-tiem-dam-vao-da-15270/ Wed, 15 Aug 2018 14:48:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-xu-ly-kim-tiem-dam-vao-da-15270/ [...]]]>

Nếu bị kim tiêm (không rõ nguồn gốc) và vật nhọt đâm rách da, gây chảy máu, thì ngoài đi tiêm phòng uốn ván, nạn nhân có cần đi xét nghiệm HIV không? Với những trường hợp này phải xử lý cấp cứu thế nào trước khi đến bệnh viện?

Lê Hải Dương (Quảng Ninh)

 

Kim tiêm đâm rách da, gây chảy máu, thì ngoài đi tiêm phòng uốn ván, nạn nhân có cần đi xét nghiệm HIV không?

 

Khi bị kim hay vật sắc nhọn đâm vào chân tay gây chảy máu, trước tiên, cần rút các vật trên ra khỏi vết thương của nạn nhân, rồi bóp mạnh vết thương để đẩy máu và các chất bẩn ra ngoài. Tiếp theo, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc cồn có iốt.

Đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván, sau đó, đến trung tâm điều trị ngoại trú nhiễm HIV hoặc trung tâm bệnh nhiệt đới để được hướng dẫn cụ thể. Với vật “gây án”, quan sát vật càng kỹ càng tốt, xem vật đó có cũ, bẩn, gỉ sét hay có dính máu hay không. Tốt nhất là đem vật gây thương tích đi cùng đến bệnh viện để giúp thầy thuốc nắm chắc tình trạng bệnh hơn.

Thường thì khi bị kim tiêm hay vật có dính máu đâm, nạn nhân sẽ phải làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV ngay sau khi xảy ra tai nạn, sau 4 – 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu xét nghiệm âm tính thì bệnh nhân không nhiễm HIV do tai nạn này. Những người này cũng phải tiêm phòng thêm viêm gan b, C.

 

BS. Nguyễn Văn Tuân

]]>
Xử trí vết thương do kim tiêm tại nơi làm việc http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-vet-thuong-do-kim-tiem-tai-noi-lam-viec-12036/ Thu, 26 Jul 2018 11:50:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-vet-thuong-do-kim-tiem-tai-noi-lam-viec-12036/ [...]]]>

Nhân viên y tế có nguy cơ bị các vết thương từ kim tiêm hoặc các thiết bị dùng để chọc hay rạch da. Theo ước tính, ở Mỹ mỗi năm có trên 600.000 sự cố vết thương do kim tiêm xảy ra với nhân viên y tế, họ có nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh như viêm gan b, viêm gan C và HIV. Vết thương do kim tiêm (hay vật nhọn) có thể dễ dàng xảy ra và dẫn đến nhiễm khuẩn, do vậy điều quan trọng là cần có biện pháp phòng ngừa ngay để tránh bị nhiễm trùng. Xem phần 1 để biết những bước cần thực hiện.

Phần 1/4: Sơ cứu ban đầu

1. Để máu tiếp tục chảy ở vị trí bị đâm. Để vùng đang chảy máu dưới vòi nước mát trong vài phút.[1] Bằng cách này, những yếu tố có thể gây nhiễm khuẩn sẽ bị loại bỏ và rửa trôi, giảm khả năng đi vào máu. Virus có thể nhân lên khi đã vào máu, vì vậy tốt nhất là ngăn không cho virus đi vào máu ngay từ đầu.

2. Rửa vết thương. Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng ở vị trí bị kim tiêm hay vật nhọn đâm sau khi đã để máu tiếp tục chảy và rửa bằng nước. Điều này sẽ giúp diệt virus và vi khuẩn, loại bỏ nguồn nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.[2]

– Không cọ vết thương khi rửa vì có thể làm vết thương nặng hơn.

– Không bao giờ dùng miệng để hút vết thương.[3]

3. Lau khô và che phủ vết thương. Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương

4. Rửa các vị trí khác bị máu hoặc các phần của kim tiêm bắn lên bằng nước. Nếu các phần của kim tiêm bắn lên mũi, miệng, mặt hay vùng da khác, rửa sạch bằng xà phòng.[4]

5. Rửa sạch mắt bằng nước muối, nước sạch hoặc dung dịch vô trùng.[5] Lau nhẹ nhàng nếu có vật bắt lên mắt.

6. Tháo bỏ và thay bộ đồ có khả năng bị nhiễm bẩn. Để đồ ở gói kín trước khi được giặt và tẩy trùng. Sau khi tháo bỏ, rửa tay và các phần khác tiếp xúc với bộ đồ đó và mặc bộ đồ sạch.

Phần 2/4: Chăm sóc y tế

 

1. Chăm sóc y tế ngay lập tức. Bạn cần giải thích hoàn cảnh xảy ra vết thương và nói những phơi nhiễm có thể xảy ra. Có thể xét nghiệm máu để xác định có cần điều trị hay không.[6]

– Cần điều trị ngay trong trường hợp phơi nhiễm với bệnh khác đã biết, có thể gồm kháng sinh hoặc vaccine.[7]

– Tùy thuộc vào bệnh sử trước đây để tiêm phòng uốn ván.

2. Xác định có phơi nhiễm với HIV không. Cần thực hiện ngay để phòng ngừa chuyển đổi huyết thanh. Các nhà khoa học đã chứng minh tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh với HIV do kim tiêm đâm là 0,03 %.[8] Do vậy không nên sợ hãi vì tỉ lệ này rất thấp.

– Cần kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của nhân viên và người được truyền máu. Bệnh viện và các cơ sở y tế có sẵn xét nghiệm (test) nhanh để xác định tình trạng nhiễm HIV.

– Nếu có khả năng bị phơi nhiễm, cần điều trị dự phòng (còn được gọi là dự phòng sau phơi nhiễm hay PEP), lý tưởng là trong 1 giờ đầu.[9] Tất cả phòng khám và bệnh viện đều có phác đồ về phản ứng nhanh khi bị thương do kim tiêm đâm.

3. Xác định các phơi nhiễm khác. Nguy cơ bị lây truyền bệnh viêm gan cao hơn nhiều so với HIV (khoảng 30% với viêm gan B và 10% với viêm gan C), vì vậy cần hành động nhanh và có biên pháp phòng ngừa (dùng vaccine viêm gan).[10]

Phần 3/4: Theo dõi

1. Báo cáo vụ việc. Kiểm tra quy trình báo cáo tại nơi bạn đang làm việc. Việc thông báo về sự việc đã xảy ra là rất cần thiết, các thống kê cho thấy nó có thể giúp nâng cao khả năng thực hành an toàn cho mọi người trong tương lai. Cần báo cáo cả trường hợp vết thương do kim vô trùng, sạch đâm vào.[11]

2. Theo dõi xét nghiệm và giám sát sự hồi phục của bạn. Cần được thực hiện định kỳ trong giai đoạn cửa sổ (giai đoạn mà các xét nghiệm virus ở người bị phơi nhiễm âm tính mặc dù virus vẫn đang nhân lên).

– Việc đánh giá lại đối với phơi nhiễm với HIV thường được tiến hành tại thời điểm 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng để tìm kháng thể kháng HIV.[12]

– Việc đánh giá lại kháng thể HCV thường được thực hiện 6 tuần sau khi bị thương và sau đó 4 đến 6 tháng .[13]

Phần 4/4: Phòng ngừa và nhận thức ở nơi làm việc

1. Có kế hoạch hành động trong thời gian tới. Hãy xây dựng phác đồ xử trí vế thương do kim tiêm nơi làm việc của bạn chưa có. Thông tin này có sẵn ở bất kỳ đường dây hỗ trợ qua điện thoại nào hoặc có sẵn ở các quầy thuốc, bệnh viện, phòng khám và các trung tâm chăm sóc y tế khác

2. Đảm bảo thực hành trong công việc an toàn trong môi trường chăm sóc y tế tại mọi thười điểm. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo quy trình xử lý vật sắc nhọn:[14]

– Rửa tay sau khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

– Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, áo choàng, tạp dề, khẩu trang và kính bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể.

– Thu thập và tiêu hủy kim tiêm và vật nhọn một cách an toàn. Sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn và dịch lỏng ở mỗi khu vực chăm sóc bệnh nhân.

– Tránh đậy nắp đầu kim bằng hai tay. Sử dụng kỹ thuật đậy nắp đầu kim tiêm bằng một tay.

– Che phủ vết rách hoặc trầy xước bằng băng chống thấm nước.

– Dùng găng tay khi làm sạch vết máu và dịch cơ thể bị rớt một cách nhanh chóng và cẩn thận.

– Sử dụng hệ thống quản lý và tiêu hủy rác thải y tế an toàn.

3. Đảm bảo thực hành trong công việc an toàn ở các môi trường làm việc khác.Người làm việc ở các cửa hàng xăm hình, xỏ khuyên, và nhiều nơi khác cũng có thể có nguy cơ bị kim đâm. Hãy áp dụng các phòng ngừa sau:

– Mặc đồ và thiết bị bảo hộ phù hợp khi xử lý vật có thể gây nguy hiểm như túi đựng rác hoặc khi nhặt rác.

– Cẩn thận khi để tay ở nơi không thể nhìn thấy như bồn đựng nước, hố, mặt sau của giường hay ghế sofa…

– Mang giày kín khi đi qua hoặc làm việc ở những tụ điểm được biết có người sử dụng ma túy như công viên, bãi biển, điểm phương tiện công cộng…

4. Tránh sao nhãng không đáng có khi đang làm việc với kim tiêm và ống tiêm. Tập trung vào công việc và những gì mà bạn đang thực hiện ở mọi thời điểm.

– Tránh nhìn ra ngoài hay làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng khi đang xử lý kim tiêm.

– Cẩn thận với bệnh nhân bồn chồn hoặc sợ hãi vì họ có thể dễ dàng cựa quậy khi cắm hoặc rút kim tiêm. Trấn an họ và chỉ luồn kim tiêm khi bạn thấy an toàn.

(Theo Bác sĩ Nội trú)

]]>