Kiểm soát – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:19:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Kiểm soát – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2 nhờ thể dục http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-benh-dai-thao-duong-typ-2-nho-the-duc-13628/ Sun, 05 Aug 2018 05:19:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-benh-dai-thao-duong-typ-2-nho-the-duc-13628/ [...]]]>

Nhiều nghiên cứu đã kết luận tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, giữ đường máu trong kiểm soát cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Tập thể dục hỗ trợ đắc lực cho quản lý bệnh ĐTĐ.

Lợi ích của tập thể dục với người bệnh ĐTĐ týp 2

Bệnh ĐTĐ và tập thể dục có mối quan hệ nhân quả khăng khít với nhau. Tập thể dục sẽ giúp bạn: Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh; Giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2; Tăng sử dụng glucose của cơ nhằm cung cấp năng lượng, có nghĩa nếu bạn tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ có nồng độ glucose trong máu thấp hơn; Giảm lượng insulin máu cần thiết; Kiểm soát tốt huyết áp; Giảm nguy cơ bệnh tim; Giảm “cholesterol xấu” LDL và tăng “cholesterol tốt” HDL; Giảm căng thẳng; Cải thiện chất lượng giấc ngủ; Giảm các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm,lo lắng.

Tập thể dục cũng có thể giúp những người bị ĐTĐ týp 2 tránh các biến chứng dài hạn, đặc biệt là các vấn đề về tim. Những người mắc ĐTĐ týp 2 rất dễ bị tắc nghẽn động mạch, có thể dẫn tới cơn đau tim và đột quỵ. Tập thể dục giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Thêm vào đó, tập thể dục giúp bạn duy trì mức cholesterol tốt và giúp bạn tránh được chứng xơ vữa động mạch, là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh lý tim mạch.

Người đái tháo đường cần tránh lối sống ít vận động, thêm những hoạt động thể dục và hoạt động xã hội khác. Ảnh: Trần Minh

Người đái tháo đường cần tránh lối sống ít vận động, thêm những hoạt động thể dục và hoạt động xã hội khác. Ảnh: Trần Minh

Một số bài tập thể dục thích hợp nhất cho người bệnh ĐTĐ

Luyện tập aerobic: Aerobic là một loại loại hình luyện tập hoạt động cơ bắp nhiều hơn, cũng sẽ làm nhịp thở và nhịp tim nhanh hơn. Đầu tiên, bắt đầu với khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày và sau đó tăng dần. Nên tập 30 – 60 phút mỗi ngày, vài ngày một tuần. Bạn cũng hãy thử leo núi, leo lên cầu thang, đi bộ nhanh và nhảy múa hoặc đi xe đạp, bơi lội, chơi tennis, bóng rổ hoặc các môn thể thao khác.

Tập thể dục tăng sức mạnh cơ bắp: Tập thể dục có sức mạnh sẽ giúp bạn xây dựng cơ bắp và giữ cho xương khỏe mạnh. Trong khi tập luyện, bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn. Nếu tập thường xuyên sẽ giảm được trọng lượng cơ thể. Tập luyện có sức mạnh được khuyến cáo 2-3 lần/tuần và bao gồm sử dụng các dải kéo đàn hồi, các thiết bị có trọng lượng, các thiết bị cầm tay nặng… Bạn có thể tập ở nhà hoặc trung tâm. Bắt đầu tập với trọng lượng nhẹ và tăng dần trọng lượng.

Tập thể dục kéo giãn cơ: Nếu được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ, bạn nên tập thể dục kéo giãn cơ, phù hợp với hoạt động thể lực từ nhẹ đến trung bình, ví dụ yoga. Khi tập thể dục kéo giãn, bất kể loại tập luyện kéo giãn nào bạn thích, sẽ làm tăng tính linh hoạt, giảm căng thẳng và ngăn ngừa đau cơ bắp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Hiệu quả của tập thể dục với bệnh ĐTĐ là quá rõ ràng. Nhưng trước khi tập, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cho dù bạn cảm thấy thích một loại hình thể dục nào đó, nhất là nếu trước đây bạn ít vận động. Bác sĩ sẽ kiểm tra tim, đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc bất kỳ bệnh lý động mạch tắc nghẽn, từ đó chọn môn tập thể dục phù hợp nhất. Xem xét các biến chứng như bệnh lý  thần kinh ngoại biên hoặc bệnh lý võng mạc mắt. Bạn cũng có thể được các chuyên gia vật lý trị liệu giúp đỡ để có chương trình tập luyện phù hợp sức khoẻ và phù hợp để đạt các mục tiêu mong muốn.

 

4 điều lưu ý với người ĐTĐ khi tập thể dục

1. Uống nhiều chất lỏng trong khi tập thể dục để cơ thể luôn đủ nước.

2. Đo mức glucose máu trước và sau khi hoạt động thể chất.

3. Mang tất và giày thể thao phù hợp. Chăm sóc chân tốt và kiểm tra xem có vết loét, kích ứng da, vết cắt hay bất kỳ loại thương tích nào khác.

4. Hoạt động thể chất có thể làm giảm mức glucose trong máu khiến bạn hạ đường huyết. Cần nhớ hạ đường huyết có thể xảy ra khi tập thể dục và chú ý đến các dấu hiệu, triệu chứng của hạ đường máu: cảm thấy yếu đuối, run, đói, mệt mỏi, đẫm mồ hôi hoặc thậm chí lẫn lộn, nặng quá có thể bị mất ý thức.

 

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Kiểm soát cân nặng phòng thừa cân, béo phì ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-can-nang-phong-thua-can-beo-phi-o-tre-10686/ Wed, 25 Jul 2018 07:59:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-can-nang-phong-thua-can-beo-phi-o-tre-10686/ [...]]]>

Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết. Vì vậy cần kiểm soát cân nặng ở mức “nên có” của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân – béo phì.

Đánh giá cân nặng, chiều cao bình thường của trẻ thế nào?

Điều này rất đơn giản bằng cách sử dụng 2 dụng cụ là cân và thước. Hàng tháng, bà mẹ cân trẻ và đo chiều cao vào một ngày nhất định, trước lúc ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác (chú ý chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo). Với trẻ dưới 24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và từ 24 tháng tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam (3kg).

Nếu cân nặng dưới 2.500 gam (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam). Do vậy, điều quan trọng nhất bà mẹ phải tự nhận thấy con mình đang phát triển bình thường, hay phát triển lệch một trong 2 chỉ số về cân nặng hay chiều cao, từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp với nhu cầu phát triển để dự phòng sớm thừa cân – béo phì.

Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

Sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ

Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Ví dụ: Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)

(Trong đó: Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg); 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi; 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm).

Như vậy, với trẻ 1 tuổi thì cân nặng là:

9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1) = 9,5 + 2,4 kg x (1-1) = 9,5kg

Với trẻ 2 tuổi thì cân nặng là:

9,5kg + 2,4kg x (2-1) = 9,5kg + 2,4kg = 11,9kg

Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ

Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm, 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3-4,5cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5cm/tháng, 3 tháng tiếp tăng 2cm/tháng, những tháng tiếp theo tăng từ 1-1,5cm. Khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm, trẻ từ 4 – 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2cm/năm.

Chiều cao trung bình của trẻ từ 2 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

(Trong đó: Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm); 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi; 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm)

Ví dụ: Chiều cao trung bình của trẻ từ 4 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm)

95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi

6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm

N là số tuổi của trẻ  (tính theo năm)

Ví dụ với trẻ 4 tuổi thì chiều cao là:

95,5 cm + 6,2 cm x (4-3) = 95,5 cm + 6,2 cm x 1 = 101,7 cm

Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở cộng đồng?

Biện pháp đơn giản để nhận biết được trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách theo dõi diễn biến cân nặng và chiều cao bằng biểu đồ phát triển. Sau mỗi lần cân trẻ, số cân nặng của trẻ chấm lên biểu đồ tăng trưởng ta có một điểm tương ứng với tháng tuổi của trẻ, nối điểm cân nặng vừa chấm với điểm cân nặng tháng trước, cứ liên tục như vậy sẽ có được được “Con đường sức khỏe” của trẻ.

– Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường.

– Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khoẻ và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).

Làm thế nào để phát hiện trẻ béo phì?

Đối với trẻ dưới 5 tuổi:

– Trẻ được coi là đã bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao hiện đã vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt qúa 3 SD.

– Trẻ bị béo phì khi có chỉ số cân nặng so với chiều cao vượt quá 3 SD.

Đối với trẻ trên 5 tuổi (6-19 tuổi):

– Trẻ coi bị thừa cân khi có BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt vượt quá 3 SD (2SD < BMI theo tuổi ≤3 SD);

– Trẻ được coi là béo phì khi BMI theo tuổi vượt quá 3 SD (3 SD < BMI theo tuổi).

Cần chú ý: khi trẻ có BMI theo tuổi đã vượt quá 1 SD và chưa vượt quá 2 SD (1SD

Để xác định trẻ béo phì, bà mẹ cần phải biết chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ, sau đó dựa vào bảng Z-score cân nặng/chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 để đánh giá theo ngưỡng phân loại trên.

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại tình trạng của trẻ gái dựa vào BMI vủa WHO-2007, bạn muốn biết chi tiết hay vào trang web của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/01_bmifa_boys_5_19years.pdf

PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

CỦA TRẺ GÁI 5-19 TUỔI DỰA VÀO BMI (WHO-2007)

Năm:

Tháng

Tháng

-3 SD

-2 SD

-1 SD

TB

-1 SD

2 SD

3 SD

5:01

61

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,3

5:02

62

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,4

5:03

63

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,5

5:04

64

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,5

5:05

65

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,6

5:06

66

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,7

5:07

67

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,7

5:08

68

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

21,8

5:09

69

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

21,9

5:10

70

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

22,0

 

 

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-tien-trien-can-thi-o-tre-em-10369/ Wed, 25 Jul 2018 06:53:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-tien-trien-can-thi-o-tre-em-10369/ [...]]]>

Nhìn gần – Yếu tố hàng đầu gây cận thị

Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải, tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một yếu tố quan trọng được cho là nguyên nhân gây cận thị mắc phải đó là “nhìn gần”. Việc nhìn ở khoảng cách gần kéo dài và thường xuyên làm cho mắt liên tục phải điều tiết dẫn đến khởi phát cận thị hoặc độ cận thị tăng nhanh. Trong thời đại bùng nổ thông tin mà đến 80% lượng thông tin được con người tiếp nhận thông qua thị giác thì việc gia tăng tỷ lệ cận thị là điều khó tránh. Trẻ ít tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là yếu tố gây nguy cơ khởi phát cận thị.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm 1 lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm 1 lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.

Kiểm soát tiến triển cận thị – Cách gì?

Để kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em, cần ngăn ngừa khởi phát cận thị và hạn chế tăng số cận ở trẻ. Trên thế giới, người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều phương pháp như sau:

Dùng thuốc atropin nồng độ thấp:

Atropin là nhóm thuốc đối kháng muscarin không chọn lọc, tại mắt nó có tác dụng: giãn đồng tử và liệt điều tiết. Với nồng độ thấp 0,01%, nó có tác dụng làm hạn chế tăng số cận tới 50% trường hợp mà không gây những tác dụng phụ như: lóa mắt, chói mắt, khó nhìn gần… Ngoài tác dụng kiểm soát tăng số cận, atropin nồng độ thấp còn được sử dụng để kiểm soát khởi phát cận thị trên trẻ em.

Dùng kính tiếp xúc:

Kính tiếp xúc (kính áp tròng) là một loại thiết bị y tế tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt nhãn cầu, kính tiếp xúc gồm 2 loại: kính mềm và kính cứng. Nhờ tác dụng làm giảm ảnh mờ ở vùng võng mạc chu biên khi sử dụng một số loại kính đặc biệt sau giúp hạn chế tăng số cận.

Kính tiếp xúc mềm 2 tròng (bifocal soft contact lenses): Với thiết kế có 2 tiêu cự nên người sử dụng có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa và nhìn gần.

Kính tiếp xúc mềm đa tròng (multifocal soft contact lenses): Với thiết kế đa tiêu cự nên người sử dụng có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa, nhìn gần và nhìn trung gian.

Kính OrthoK: Là một loại kính tiếp xúc cứng thấm khí được đeo vào ban đêm nhằm tác dụng làm mỏng biểu mô giác mạc trung tâm, làm dầy biểu mô vùng cạnh ngoại vi (midperipheral epithelial) giúp làm chậm phát triển trục nhãn cầu so với kính thấm khí đơn tiêu. Nhờ tác dụng tạm thời làm phẳng giác mạc trung tâm giúp người sử dụng có thể nhìn rõ ban ngày mà không cần đeo kính.

Dùng kính gọng:

Với kính gọng đơn tròng khi đeo sẽ cho hình ảnh mờ ở vùng chu biên của võng mạc, cũng tác dụng giống như kính tiếp xúc 2 tròng và đa tròng, những thiết kế kính gọng đặc biệt sau cũng giúp hạn chế tăng số cận:

Kính hai tròng (executive bifocals)

Kính đa tròng: Progressive additional lenses (PALs)

Tăng cường hoạt động ngoài trời và giảm thời gian nhìn gần:

Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, nhóm trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn thì tỷ lệ gia tăng cận thị thấp hơn nhiều so với nhóm trẻ ít tham gia. Ngoài ra, việc giảm thời gian cho các công việc nhìn gần cũng góp phần kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Một trong những điều cốt yếu nhất là cha mẹ nên có các biện pháp phòng ngừa tránh để tình trạng cận thị của con mình tiến triển nặng thêm. Khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. Luôn đảm bảo cho con có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh. Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm.

Không để trẻ đọc sách, viết chữ, dùng máy tính hoặc điện thoại thông minh liên tục trong thời gian dài. Chỉ 45 phút là phải nghỉ đọc, viết 5 phút, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Cũng không nên xem tivi liên tục hàng giờ.

Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi đọc, viết, trẻ cần ngồi thẳng lưng, không nên nằm đọc sách, không nên vừa ăn vừa xem sách báo, tivi.

Nghỉ ngơi thị giác từng lúc: Cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt. Chớp mắt là một động tác sinh lý, giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm 1 lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.

 

Một số nghiên cứu thống kê cho thấy thậm chí tỷ lệ cận thị tới 85-90% ở thanh niên tại những nước như: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Ở Việt Nam, theo các báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương, tỷ lệ tật cận thị tính trung bình trong cả nước chiếm khoảng 30%, ở các thành phố lớn, tỷ lệ cận thị cao hơn so với các vùng nông thôn.

 

TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hiền (Trưởng khoa Khúc xạ – Bệnh viện Mắt Trung ương)

]]>