Khuyến cáo – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:46:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Khuyến cáo – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khuyến cáo mới về chăm sóc răng miệng cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-moi-ve-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-11020/ Wed, 25 Jul 2018 08:46:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-moi-ve-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-11020/ [...]]]>

Theo số liệu thống kê, trên 80% học sinh tiểu học mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng. Ở lứa tuổi lớn hơn, tỷ lệ này cũng lên đến 60-70% và đang có dấu hiệu tăng trong thời gian gần đây. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mà trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, việc mất răng sữa sớm làm trẻ ăn nhai kém, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn dễ bị xô lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể chất trong giai đoạn sau này. Vì vậy, hướng dẫn cho trẻ nhỏ chải răng, làm thế nào để dự phòng sâu răng viêm lợi cho trẻ nhỏ… là một trong những vấn đề mà cha mẹ cũng như các cán bộ y tế rất quan tâm.

chăm sóc răng miệng

Bé cần được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ.

Đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng

Mỗi trẻ nhỏ nên được các nhà chăm sóc sức khỏe ban đầu hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ chuyên nghiệp đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng ngay từ khi 6 tháng tuổi. Đánh giá ban đầu nên đánh giá nguy cơ phát triển các bệnh về mô cứng như men răng, ngà răng và mô mềm trong miệng của trẻ bao gồm đánh giá nguy cơ sâu răng, đồng thời giáo dục về sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ và tối ưu hóa sự tiếp xúc với fluoride.

Trẻ nào cần được chăm sóc răng miệng tại nhà?

Bố mẹ nên mời các chuyên gia răng miệng đến khám tại nhà cho trẻ ở độ tuổi 12 tháng tuổi nếu bố mẹ không có điều kiện đưa trẻ đến các trung tâm răng hàm mặt hay vì một số lý do khác. Trong buổi gặp ban đầu, bác sĩ sẽ khai thác hết tiền sử bệnh toàn thân, tiền sử nha khoa của trẻ và các bố mẹ, thăm khám răng miệng kĩ lưỡng, minh họa cách chải răng phù hợp với từng lứa tuổi và điều trị hoặc phòng bệnh bằng vecni fluor nếu được chỉ định. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ sâu răng đang tiến triển và xác định một kế hoạch điều trị dự phòng, xác định khoảng thời gian khám định kì. Các trẻ có thể được giới thiệu đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu cần thiết phải can thiệp sâu về chuyên môn. Cung cấp các hướng dẫn phòng ngừa để phòng ngừa các bệnh liên quan đến sự phát triển răng miệng, tình trạng sử dụng fluor, các thói quen xấu, mọc răng, phòng ngừa chấn thương, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và các ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên bộ răng cũng là những thành phần quan trọng trong buổi hẹn đầu tiên.

Những khuyến cáo về chăm sóc răng cho trẻ

Các biện pháp vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ngay từ thời điểm chiếc răng sữa đầu tiên mọc. Bố mẹ nên đánh răng cho bé 2 lần một ngày bằng cách sử dụng các bàn chải lông mềm và với kích cỡ phù hợp với độ tuổi và hàm lượng fluor thích hợp.

Chế độ ăn uống, đối với trẻ còn bú mẹ thì việc trẻ bú sữa mẹ có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển tâm lý, xã hội cho trẻ, đảm bảo kinh tế và môi trường thuận lợi đồng thời giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh cấp và mạn tính. Sữa mẹ là sữa duy nhất vượt trội trong việc cung cấp dinh dưỡng tốt nhất có thể cho trẻ sơ sinh và không có nguy cơ gây bệnh sâu răng. Bú bình với các loại sữa khác ngoài sữa mẹ, hoặc ban đêm với nước trái cây, tiêu thụ thường xuyên đồ ăn và thức uống chứa đường (ví dụ nước trái cây, sữa và nước soda) làm tăng nguy cơ sâu răng. Học viện Nhi khoa Mỹ đã khuyến cáo rằng trẻ em từ 1-6 tuổi không nên tiêu thụ quá 120-180ml nước ép trái cây mỗi ngày, uống tập trung vào bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ. Bú bình với các thức uống có đường kéo dài, đặc biệt buổi tối hoặc thói quen ngậm cơm là một trong những thói quen có nguy cơ sâu răng cao và đáng báo động hiện nay.

Sử dụng fluor một cách hợp lý là điều quan trọng với tất cả trẻ nhỏ mới mọc răng và trẻ lớn hơn. Việc chỉ định sử dụng fluor dựa trên nhu cầu riêng của mỗi bệnh nhân. Việc sử dụng fluor để ngăn ngừa và kiểm soát sâu răng đúng theo khuyến cáo đã được chứng minh là vừa an toàn vừa hiệu quả. Việc lạm dụng sử dụng fluor có thể gây ra tình trạng nhiễm độc fluor. Kem đánh răng chứa hàm lượng fluor phù hợp nên được sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt: Các thói quen không có lợi (ví dụ như mút ngón tay hoặc núm vú giả, nghiến răng và đẩy lưỡi bất thường) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ răng, xương ổ răng và hệ thống sọ – mặt. Vì vậy, cần thiết phải thảo luận về sự cần thiết cho bú sớm và sự cần thiết phải cai sữa hay từ bỏ thói quen trước khi hiện tượng sai khớp cắn xảy ra.

PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc (Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội)

]]>
Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-10794/ Wed, 25 Jul 2018 08:10:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-10794/ [...]]]>

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong vòng 2 tuần qua, bệnh viện đã chẩn đoán, phát hiện gần 300 trẻ mắc cúm, 1/3 trong số đó phải nhập viện. Tình trạng này tại các bệnh viện khác của Hà Nội như BVĐK Xanh Pôn, ĐVĐK Đống Đa, BVĐK Hà Đông… cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc cúm A, cúm B.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

Bệnh nhi mắc cúm điều trị tại BV Nhi Trung ương. Ảnh minh hoạ.

 

Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

D.Hải

]]>
Khuyến cáo mới sử dụng vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-moi-su-dung-vac-xin-hpv-ngua-ung-thu-co-tu-cung-10457/ Wed, 25 Jul 2018 07:05:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-moi-su-dung-vac-xin-hpv-ngua-ung-thu-co-tu-cung-10457/ [...]]]>

Vắc-xin HPV đã được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006

Kể từ khi được cấp phép sử dụng lần đầu tiên năm 2006, đến nay vắc-xin HPV đã có nhiều bước phát triển. Đầu tiên, các loại vắc-xin HPV tứ giá (gardasil phòng ngừa HPV týp 6, 11, 16, 18) và vắc-xin HPV nhị giá (cervarix phòng ngừa HPV týp 16, 18) từ khi ra đời cho đến nay đã lần lượt được mở rộng phạm vi sử dụng. Không chỉ giúp bảo vệ cho phụ nữ khỏi ung thư cổ tử cung mà còn giúp bảo vệ các bệnh lý khác do HPV gây ra (ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng…). Đối tượng tiêm phòng cũng được mở rộng sang cả nam giới.

Một bước phát triển lớn nữa, đó là vắc-xin HPV giúp phòng ngừa 9 týp HPV (cửu giá) có tên là gardasil 9 đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn lưu hành vào tháng 12/2014 để phòng ngừa các týp HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Cả ba loại vắc-xin đều được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016 chỉ còn gardasil 9 là đang được phân phối tại đây.

Theo khuyến cáo, ba loại vắc-xin được sử dụng theo liệu trình 3 liều vào các thời điểm 0, 1 hoặc 2 tháng và 6 tháng sau liều đầu. Đến tháng 10/2016, sau khi có kết quả nghiên cứu từ một thử nghiệm lâm sàng lớn, đa trung tâm, FDA đã cấp phép cho gardasil 9 được sử dụng theo liệu trình 2 liều ở các bé gái và cả bé trai trong độ tuổi từ 9-14. Những bước phát triển mới này đưa đến nhiều thay đổi trong các khuyến cáo hiện hành.

Vắc-xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.

Vắc-xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.

Khuyến cáo khi tiêm HPV

Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo khi sử dụng vắc-xin HPV như sau:

Độ tuổi tiêm ngừa: ACIP khuyến cáo tiêm ngừa thường quy cho trẻ em cả hai giới ở tuổi 11 hay 12, có thể bắt đầu tiêm ngừa khi trẻ lên 9 tuổi.

Nữ giới có thể kéo dài thời gian tiêm ngừa đến hết 26 tuổi và với nam giới là hết 21 tuổi nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó. Nam giới tuổi từ 22-26 vẫn có thể tiêm ngừa (tùy trường hợp).

Liệu trình phù hợp: Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa trước khi đủ 15 tuổi, ACIP khuyến cáo tiêm 2 liều. Với liều thứ hai cách liều đầu tiên từ 6-12 tháng (liệu trình 0, 6-12).

Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa sau 15 tuổi, ACIP khuyến cáo tiêm 3 liều. Với liệu trình 0, 1-2 và 6 tháng như các khuyến cáo trước đây.

Tiêu chuẩn tiêm ngừa đầy đủ: Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa trước khi đủ 15 tuổi với vắc-xin HPV cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 2 liều (theo liệu trình 0, 6-12) hoặc đã tiêm 3 liều (theo liệu trình 0, 1-2, 6) của bất kỳ loại vắc-xin HPV nào đều được coi là đã tiêm ngừa đầy đủ.

Những trường hợp bắt đầu tiêm ngừa sau 15 tuổi với vắc-xin HPV cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 3 liều (theo liệu trình 0, 1-2,6) của bất kỳ loại vắc-xin HPV nào đều được coi là đã tiêm ngừa đầy đủ.

Vắc-xin HPV cửu giá có thể sử dụng thay thế các loại vắc-xin tứ giá và nhị giá để tiếp tục và hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm ngừa.

Các trường hợp đã tiêm ngừa đầy đủ bằng vắc-xin HPV tứ giá hoặc nhị giá không có khuyến cáo tiêm ngừa bổ sung vắc-xin HPV cửu giá.

Trường hợp liệu trình bị gián đoạn: Không cần khởi động lại từ đầu khi liệu trình bị gián đoạn. Số liều phải tiêm còn lại dựa vào liệu trình khuyến cáo theo độ tuổi lúc bắt đầu tiêm ngừa.

Đối với các nhóm dân số đặc biệt: Trẻ em có tiền sử bị lạm dụng hoặc bạo hành tình dục: khuyến cáo bắt đầu tiêm ngừa vắc-xin HPV thường quy từ lúc lên 9 tuổi.

Nam giới có quan hệ đồng giới: Khuyến cáo tiêm ngừa vắc-xin HPV thường quy như với nam giới nói chung và có thể kéo dài đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó.

Đối tượng chuyển giới: Khuyến cáo tiêm ngừa thường quy và có thể đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ trước đó.

Đối với điều kiện y khoa đặc biệt: ACIP khuyến cáo tiêm ngừa đủ 3 liều vắc-xin HPV (theo liệu trình 0, 1-2, 6) cho tất cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 9 – 26 có tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hay miễn dịch dịch thể kém như trong trường hợp thiếu kháng thể tế bào lympho B, khiếm khuyết một phần hay toàn phần tế bào lympho T, nhiễm HIV, có khối u tân sinh ác tính, ghép tạng, mắc bệnh tự miễn hay đang điều trị phác đồ ức chế miễn dịch.

Chống chỉ định và thận trọng: Không có thay đổi về chống chỉ định và những trường hợp cần thận trọng, bao gồm liên quan đến thai kỳ trong khuyến cáo lần này so với trước đây.

Tất cả những trường hợp xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa đều nên được báo cáo đầy đủ.

BS. Bùi Quang Trung

((Theo Gardasil ))

]]>
Khuyến cáo chế độ ăn uống trong viêm dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-che-do-an-uong-trong-viem-da-day-4512/ Thu, 19 Jul 2018 12:06:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khuyen-cao-che-do-an-uong-trong-viem-da-day-4512/ [...]]]>

Tùy thuộc vào chế độ ăn uống thường ngày của bạn, tình trạng viêm dạ dày có thể cải thiện hoặc xấu đi hoặc thậm chí tiến triển đi đến loét dạ dày. Đó là lý do tại sao chế độ ăn uống dạ dày là rất quan trọng để đảm bảo viêm dạ dày cải thiện tốt hơn và tránh làm trầm trọng thêm bệnh lý này.

Thực phẩm cần tránh khi bị viêm dạ dày

Các triệu chứng của viêm dạ dày bao gồm đầy bụng, khó tiêu và đau bụng. Mỗi người bị viêm dạ dày sẽ có phản ứng khác nhau với các thực phẩm khác nhau. Do đó không phải tất cả các loại thực phẩm trong danh sách dưới đây có thể áp dụng. Tuy nhiên, có thể thử để hạn chế hoặc tránh một số thực phẩm đã được thống kê qua các nghiên cứu.

Nói chung, thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm giàu chất béo, sôcôla thường làm kích thích dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng dạ dày. Do vậy, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm như: cacao và sôcôla nóng; sữa nguyên chất và sữa sôcôla; trà bạc hà và bạc hà; cà phê thường và cà phê đã khử caffeine; trà xanh và trà đen, có hoặc không có caffeine; đồ uống có chứa cồn; nước cam và bưởi; hạt tiêu; các loại thực phẩm làm từ sữa nguyên chất hoặc kem; thịt có nhiều chất béo như xúc xích, thịt xông khói, thịt lợn và thịt nguội; ớt cay, hành và tỏi; sốt cà chua hoặc nước ép cà chua…

Khuyến cáo chế độ ăn uống trong viêm dạ dàyNhững gia vị như tiêu và ớt cần loại bỏ trong khẩu phần ăn của người bị viêm dạ dày vì khiến tình trạng viêm nặng thêm.

Thực phẩm người bị viêm dạ dày có thể ăn

Các loại thực phẩm bạn nên ăn cùng với viêm dạ dày cũng là các thực phẩm bao gồm trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đó là những thực phẩm nguyên chất cung cấp chất dinh dưỡng và có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể như rau lá xanh, protein có ít chất béo, thực phẩm chứa flavonoid như trái cây và thực phẩm giàu chất xơ. Đừng quên uống nhiều nước và có thể ăn thêm sữa chua …

Những điều cần cân nhắc

Ngoài việc tránh các thực phẩm kích hoạt và tiêu thụ các thực phẩm thân thiện với viêm dạ dày, còn có những cân nhắc khác cần ghi nhớ khi đối phó với viêm dạ dày như: Nên tránh ăn các bữa ăn trước khi đi ngủ. Thay vì ăn một bữa ăn quá nhiều, bạn nên ăn chia ra nhiều bữa nhỏ hơn.

Thay đổi lối sống có thể giúp bạn chống lại bệnh viêm dạ dày như bỏ hút thuốc lá, giảm stress, hạn chế hoặc tránh các thuốc chống viêm không steroid, giảm nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori bằng cách thực hành vệ sinh hợp lý và các kỹ thuật chuẩn bị thức ăn an toàn để hạn chế tăng tiết acid dạ dày. Những yếu tố vừa nêu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dạ dày và dễ có nguy cơ tiến triển thành loét dạ dày.

Lời khuyên của thầy thuốc

Bây giờ bạn đã biết thức ăn bạn có thể ăn và cần tránh, dưới đây là một số mẹo bổ sung để giúp hạn chế viêm dạ dày:

Luôn có thức ăn bên cạnh nhưng không ăn quá thường xuyên.

Sữa và các sản phẩm sữa nên được giới hạn trong ba phần hoặc ít hơn.

Rượu, tiêu đen và bột ớt phải được tránh hoàn toàn.

Caffeine làm tăng tiết acid dạ dày nên các sản phẩm caffein cần được hạn chế hoặc tránh.

Thực phẩm có chất xơ cao được khuyến khích sử dụng.

Những thực phẩm tạo ra hơi (gas) nhiều cần tránh, bao gồm bông cải xanh, cải bắp, hành tây, sữa, đậu nấu chín và đậu Hà Lan …

Tốt nhất, hãy lắng nghe cơ thể bạn để xem thức ăn hay thức uống nào khiến bạn cảm thấy không thoải mái và tránh chúng.

Cách ngăn ngừa viêm dạ dày bao gồm ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn uống no.

BS. Thanh Hoài

]]>