khớp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 11 Nov 2018 15:22:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khớp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm khớp dạng thấp: Bệnh chưa có thuốc đặc trị http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-dang-thap-benh-chua-co-thuoc-dac-tri-16826/ Sun, 11 Nov 2018 15:22:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-dang-thap-benh-chua-co-thuoc-dac-tri-16826/ [...]]]>

Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% – 3% dân số là người lớn và 20% số bệnh nhân khớp nằm điều trị tại các bệnh viện. Bệnh có tính chất gia đình và yếu tố thuận lợi để bệnh khởi phát là sau chấn thương, cơ thể suy yếu, sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài…

Nhận diện viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng khởi phát: Bệnh bắt đầu từ từ, tăng dần ở 85% số bệnh nhân, 15% bệnh xuất hiện đột ngột với các dấu viêm cấp, đa số bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón gần), gối. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.

Triệu chứng toàn phát: Viêm nhiều khớp. Biểu hiện sớm là các khớp ở chi, trội hơn thấy ở các khớp xa gốc chi như khớp đốt ngón, đốt bàn tay hoặc bàn chân, cổ tay hoặc cổ chân. Muộn hơn thấy viêm các khớp khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ, thái dương hàm, ức đòn.

Tính chất viêm: Xu hướng viêm các khớp cả hai bên và đối xứng. Sưng, đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ, có thể có tràn dịch ở khớp gối. Đau tăng nhiều về đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng. Viêm khớp hoạt động từng đợt. Giai đoạn muộn, các khớp bị biến dạng như ngón tay có hình thoi, nhất là các ngón 2 và ngón 3. Biến dạng khớp đặc trưng xuất hiện chậm hơn như bàn tay gió thổi, bàn tay lưng lạc đà.

Viêm khớp dạng thấpThăm khám cho người mắc bệnh viêm khớp bàn tay.

Triệu chứng ngoài khớp: Toàn thân có thể sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện cạnh khớp có thể thấy hạt thấp dưới da, hạt nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau có đường kính khoảng 0,5 – 2cm thường gặp ở trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, số lượng từ một đến vài hạt. Da khô teo, phù một đoạn chi, hồng ban lòng bàn tay. Teo cơ rõ ở vùng quanh khớp viêm, viêm gân hay gặp là gân Achille.

Có thể gặp trên lâm sàng nhưng rất hiếm là tổn thương cơ tim kín đáo, có thể có viêm màng ngoài tim. Viêm màng phổi nhẹ, xơ phế nang. Lách to và giảm bạch cầu trong hội chứng Felty. Mất vôi ở xương và gãy tự nhiên. Ngoài ra, còn có thể gặp viêm giác mạc, viêm mống mắt, thiếu máu nhược sắc, rối loạn thần kinh thực vật, nhiễm Amyloid có biểu hiện chủ yếu ở thận, thường xuất hiện rất muộn.

Chẩn đoán bệnh có khó không?

Để chẩn đoán chính xác giai đoạn của viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể được thực hiện một số phương pháp xét nghiệm sau:

Chụp Xquang: Giai đoạn đầu thấy mất vôi ở vùng đầu xương. Sau đó là khuyết xương hay ăn mòn xương phần tiếp giáp với sụn khớp, rồi hẹp khe khớp. Sau cùng là huỷ phần sụn khớp và đầu xương gây dính và biến dạng khớp.

Xét nghiệm sinh học: Gồm dấu hiệu viêm, rối loạn miễn dịch, xét nghiệm dịch khớp. Sinh thiết màng hoạt dịch thấy năm tổn thương: Tăng sinh các hình lông của màng hoạt dịch, tăng sinh các lớp phủ hình lông, xuất hiện những đám hoại tử giống như tơ huyết, tăng sinh mạch máu tân tạo, thâm nhập nhiều tế bào viêm quanh các mạch máu. Khi có từ ba tổn thương trở lên có thể hướng đến chẩn đoán xác định. Sinh thiết hạt dưới da: Ở giữa là một đám hoại tử dạng tơ huyết, xung quanh được bao bọc bởi nhiều tế bào lympho và tương bào.

Các thuốc nào điều trị?

Do viêm khớp dạng thấp là bệnh tiến triển mạn tính nên hiện nay chưa có biện pháp điều trị khỏi hẳn bệnh. Các liệu pháp điều trị đang được áp dụng chỉ nhằm chấm dứt giai đoạn hoạt động của bệnh, làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế các biến chứng, duy trì chức năng của khớp. Tuy nhiên, cần kết hợp nhiều biện pháp như điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chỉnh hình.

Nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm giảm đau không steroid nhưng chỉ được dùng theo chỉ định chặt chẽ, không được lạm dụng. Các thuốc tác dụng làm thay đổi diễn tiến của bệnh được gọi là nhóm thuốc DMARD (Disease Modifying Anti – Rheumatic Drugs). Các thuốc DMARD kinh điển như D-penicillamin, chloroquin, muối vàng có hiệu quả tốt nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn nên việc sử dụng bị hạn chế. Hiện nay có các thuốc DMARD mới được gọi là DMARD sinh học đang được sử dụng và nghiên cứu đã mang lại nhiều kết quả tốt và ít tác dụng không mong muốn hơn.

TS. Hoàng Hà

]]>
Viêm quanh khớp vai – Không thể coi thường http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-quanh-khop-vai-khong-the-coi-thuong-14270/ Tue, 07 Aug 2018 05:32:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-quanh-khop-vai-khong-the-coi-thuong-14270/ [...]]]>

Mặc dù đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể gây giảm hoạt động, lao động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Viêm quanh khớp vai rất thường gặp ở những người 40-60 tuổi, chiếm tỉ lệ khoảng 3-5% số người ở độ tuổi này. Hai thể viêm quanh khớp vai thông thường và viêm quanh khớp vai thể đông cứng, tỉ lệ nam gặp nhiều hơn nữ. Riêng hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ (hội chứng vai – tay), nữ chiếm 70%, nam chỉ chiếm 30%. Viêm quanh khớp vai chỉ thấy ở một bên, không thấy cả hai bên cùng bị. Viêm quanh khớp vai tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, hội chứng vai – tay nếu không được điều trị có thể dẫn đến mất chức năng tay và tay bị bệnh trở thành tàn phế.

Viêm quanh khớp vaiHình ảnh của viêm bao khớp.

Các thể viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh viêm, đau khớp vai do tổn thương phần mềm (gân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, bao khớp) mà không có tổn thương ở sụn và xương  khớp vai, không do chấn thương mới và không do nhiễm khuẩn. Viêm quanh khớp vai được chia làm 3 thể:

Viêm quanh khớp vai thể thông thường: Đây là thể hay gặp nhất của hội chứng viêm quanh khớp vai, chiếm khoảng 90% số bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai với biểu hiện đau khớp vai, không kèm theo hạn chế vận động khớp vai hoặc chỉ hạn chế vận động do đau.

Bệnh nhân không sốt, toàn thân bình thường nhưng triệu chứng nổi bật là đau khớp vai. Khởi phát đau thường từ từ và tăng dần nhiều ngày hoặc hàng tháng, đau cả khi nghỉ, thường đau tăng về đêm do  ban đêm khớp vai không hoạt động, lượng máu cung cấp cho gân chóp xoay và các tổ chức khác của khớp vai tăng, làm tăng phù nề tổ chức viêm, đồng thời trương lực cơ khi ngủ giảm và khi nằm ngửa khớp vai thường cao hơn mặt giường, trọng lượng của cánh tay kéo chỏm lồi cầu ra xa ổ chảo làm các cấu trúc viêm như gân chóp xoay, các bao hoạt dịch bị kéo căng và kích thích gây đau tăng. Ngoài ra, đau cũng tăng khi vận động cánh tay, nhất là tới gần cuối tầm vận động khiến người bệnh không dám vận động cánh tay hết tầm chứ không phải do hạn chế vận động của khớp vai.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng: Là bệnh có đặc trưng đau và hạn chế vận động khớp vai. Nguyên nhân do viêm dính bao khớp ổ chảo – cánh tay, không có tổn thương sụn và xương khớp vai, không do chấn thương mới khớp vai, không do vi khuẩn. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng cũng là thể bệnh hay gặp, chiếm dưới 10% các trường hợp viêm quanh khớp vai, đứng hàng thứ hai sau viêm quanh khớp vai thông thường.

Bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đau khớp vai, giai đoạn khớp vai đông cứng và giai đoạn tan đông. Ở giai đoạn đau khớp vai, người bệnh đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay kèm theo hạn chế vận động khớp vai. Bệnh nhân phàn nàn khớp vai cứng, không thể chải đầu hoặc gãi lưng được, đưa tay ra trước ra sau đều bị hạn chế. Giai đoạn khớp vai đông cứng khiến tầm hạn chế vận động khớp vai tăng dần đến mức khớp vai như bị đông cứng lại. Bệnh nhân không thể cử động được vai, không với được tay lên để chải tóc, không gãi được sau lưng, không thể với tay để lấy đồ vật được. Giai đoạn này thường kéo dài từ hai tới sáu tháng, khớp vai bị mất chức năng hoàn toàn, không vận động được. Cuối cùng là giai đoạn tan đông với tầm vận động của khớp vai tăng dần nhưng chậm chạp trong nhiều tháng, có khi hàng năm. Ngược lại với sự tiến bộ của tầm vận động khớp thì đau khớp vai trở lại mỗi khi vận động khớp vai, tuy nhiên mức độ đau thấp hơn so với giai đoạn đầu. Giai đoạn này có một số bệnh nhân đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau.

Hội chứng vai tay: Còn gọi là hội chứng Sudex hay hội chứng loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm, biểu hiện đặc trưng bởi đau kiểu bỏng buốt, nề đỏ bàn ngón tay kèm theo viêm quanh khớp vai thể đông cứng cứng cùng bên. Hội chứng vai – tay là hội chứng ít gặp, chỉ dưới 1% các bệnh nhân viêm quanh khớp vai, nhưng lại là hội chứng nặng nề, khó điều trị nhất, có thể dẫn đến một bên tay bị tàn phế; thường có biểu hiện diễn biến qua ba giai đoạn. Giai đoạn cấp tính thường kéo dài 3-6 tháng với các triệu chứng rối loạn vận mạch và dinh dưỡng bàn tay như đau kiểu bỏng buốt thường xuyên, tăng dần, dai dẳng ở vùng bàn ngón tay, nhất là khi hạ bàn tay xuống thấp, khiến bệnh nhân luôn phải dùng tay lành đỡ tay bệnh và nâng tay bệnh lên cao. Giai đoạn loạn dưỡng thường kéo dài 3-6 tháng gồm các triệu chứng rối loạn vận mạch và dinh dưỡng bàn tay cùng với đông cứng khớp vai tồn tại dai dẳng nhiều tháng, khiến bệnh nhân đau đớn và lo lắng. Bàn và ngón tay bệnh nhân luôn nề, các ngón tay ở tư thế gấp, da mu tay đỏ tím, có chỗ tái… Giai đoạn teo thường tồn tại kéo dài. Tình trạng đông cứng khớp vai chuyển sang giai đoạn tan đông, tầm vận động khớp vai phục hồi dần, cơ vùng vai và cánh tay bị teo, triệu chứng rối loạn dinh dưỡng vận mạch bàn ngón tay giảm dần, đau buốt và phù nề giảm dần làm lộ diện tình trạng teo các cơ vùng bàn tay và ngón tay.

Yếu tố nguy cơ nào gây bệnh?

Tuổi, giới tính: Bệnh hay gặp ở người 40-60 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Nghề nghiệp: Người lao động chân tay mà động tác lao động thường phải giơ tay cao hơn 90 độ, như thợ trát trần nhà, thợ quét sơn, công nhân sửa máy khi máy ở vị trí cao hơn vai. Người lao động hoặc học tập có thói quen chống tỳ khủy tay lên bàn thường bị viêm khớp vai bên đó. Các nghề nghiệp gây rung xóc khớp vai kéo dài như lái xe đường dài, lái máy xúc, máy ủi, công nhân xây dựng phải sử dụng máy đầm nhiều. Các công việc gây ra các vi chấn thương cho khớp vai. Các động tác gây căng dãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như chơi tennis, chơi gôn, ném lao, xách các vật nặng…

Tiền sử có chấn thương vùng khớp vai: Ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền gây lực dồn lên khớp vai, các chấn thương phần mềm vùng khớp vai, gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai…

Đã phẫu thuật: Những người đã từng phẫu thuật vùng khớp vai, phẫu thuật hoặc nắn gãy xương các xương liên quan đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai, những người phải bất động khớp vai một thời gian dài như sau đột quỵ, giai đoạn phục hồi sau các bệnh nặng, bất động do gãy xương cánh tay… có nguy cơ cao bị viêm quanh khớp vai.

Mắc bệnh mạn tính: Người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não, cơn đau thắt ngực… cũng là những trường hợp có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao.

Sau đột quỵ não: Bệnh nhân đột quỵ não có tỉ lệ bị đông cứng khớp vai bên liệt cao hơn 3-4 lần người bình thường. Với người bệnh mắc hội chứng vai – tay thường xuất hiện từ 1-6 tháng sau đột quỵ não.

Sử dụng một số thuốc: Những người dùng thuốc kháng lao, thuốc nhóm barbiturat có nguy cơ cao bị hội chứng vai- tay.

Và điều trị…

Điều trị nội khoa

Điều trị bằng thuốc: Có thể sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau non-steroid hoặc steroid đường uống hoặc tiêm bắp. Tiêm corticoid tại chỗ: Thuốc thường sử dụng là depomedrol hoặc diprospan.

Viêm quanh khớp vaiTiêm corticoid tại chỗ điều trị viêm quanh khớp vai.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: Vật lý trị liệu trong đó có thể sử dụng nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn trị liệu, vận động trị liệu và y học cổ truyền như châm cứu, thủy châm thuốc.

Điều trị can thiệp áp dụng với viêm quanh khớp vai thể đông cứng để trả lại tầm vận động khớp vai

Kéo bóc tách viêm dính bao khớp vai dưới gây mê: Cần đưa bệnh nhân xuống buồng mổ, gây mê và bác sĩ chấn thương chỉnh hình kéo bóc tách viêm dính. Sau đó bệnh nhân được điều trị chống viêm và tập vận động để chống dính lại.

Bơm tạo áp lực vào khớp ổ chảo – cánh tay: Để bóc tách dính bao khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc X-quang tăng sáng cần có trang thiết bị hiện đại, nhưng tỉ lệ thành công thấp.

Kéo bóc tách dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai: Đây là sáng kiến của Bệnh viện 103 đã được công nhận cho kết quả phục hồi tầm vận động khớp vai rất tốt. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân không cần nội trú, có thể về ngay trong ngày.

Điều trị phẫu thuật

Các biện pháp phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị viêm quanh khớp vai bao gồm phẫu thuật nội soi khâu nối gân cơ trên gai bị đứt hoàn toàn hoặc đứt bán phần; phẫu thuật nội soi bóc dính bao khớp ổ chảo – cánh tay trong viêm quanh khớp vai thể đông cứng; phong bế hạch giao cảm cổ hoặc phẫu thuật cắt hạch giao cảm cổ trong hội chứng loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm.

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

]]>
Phân biệt viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-viem-xuong-khop-va-viem-khop-dang-thap-14183/ Mon, 06 Aug 2018 06:21:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-viem-xuong-khop-va-viem-khop-dang-thap-14183/ [...]]]>

Viêm xương khớp cho thấy phổ biến hơn, là kết quả của sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp. Viêm khớp dạng thấp là kết quả từ một cuộc tấn công khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch lên các khớp, dẫn đến sưng, đau khớp và cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp và gây tàn phế.

Khác biệt giữa viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

1. Khác biệt trong các khu vực bị ảnh hưởng

Xương trong một khớp được bao phủ với lớp sụn làm ngăn xương không chạm vào nhau. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội.

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.

Biến dạng khớp bàn tay do viêm khớp dạng thấp.

Biến dạng khớp bàn tay do viêm khớp dạng thấp.

2. Khác biệt về nguyên nhân

Viêm xương khớp xảy ra khi sụn khớp bị phá hủy. Trong khi mọi người tin rằng viêm xương khớp là kết quả do tuổi tác, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra các lý do khác về sự xuất hiện của viêm xương khớp. Sụn bị thương tổn đã được chứng minh là có tình trạng giảm lượng protein và tăng hàm lượng nước. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm xương khớp bao gồm: di truyền, chấn thương, béo phì hoặc thừa cân, áp lực lên khớp lặp đi lặp lại.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nhưng nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.

Khác biệt trong các triệu chứng

Có những điểm tương đồng và khác biệt trong các triệu chứng của viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng viêm xương khớp bao gồm: Đau khớp đặc biệt là sau khi sử dụng lặp đi lặp lại khớp bị ảnh hưởng; Khớp cứng vào buổi sáng kéo dài đến 30 phút; Sưng và nóng các khớp sau khi không hoạt động; Sưng khớp làm hạn chế vận động khớp.

Các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm: Khớp đau và cứng; Sưng khớp; Khả năng vận động khớp bị hạn chế; Nóng đỏ quanh khớp; Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên; Quá mệt mỏi; Xuất hiện các nốt thấp; Tổn thương các khớp đối xứng; Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân; Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan

4. Sự khác biệt trong chẩn đoán

Có những điểm tương đồng trong chẩn đoán, chụp Xquang của một khớp bị ảnh hưởng có thể phát hiện một trong hai bệnh vừa nêu. Có thể chọc hút dịch khớp để phân tích thành phần. Kết quả của các xét nghiệm này giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.

Trong khi xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán bệnh viêm xương khớp, nhưng có thể giúp phát hiện viêm khớp dạng thấp. Sự kết hợp của khám sức khỏe, xét nghiệm và tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm: Kiểm tra và phát hiện yếu tố thấp; Thử nghiệm protein phản ứng C; Kiểm tra Anti-CCP.

5. Khác nhau trong phương pháp điều trị

Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.

Điều trị viêm xương khớp tập trung vào làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường chống đau và viêm trong điều trị viêm xương khớp bao gồm: các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau. Các lựa chọn điều trị viêm xương khớp khác, bao gồm liệu pháp vật lý để ổn định và tăng cường các khớp bị ảnh hưởng, điều trị nhiệt, nghỉ ngơi và giảm cân. Ngoài ra, các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp cũng được sử dụng.

Viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng cách sử dụng 5 loại thuốc chính: thuốc giảm đau; các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs); thuốc chống thấp khớp (DMARDs); chế phẩm sinh học; corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone

Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng có thể can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp khi có chỉ định. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.

BS. Thanh Hoài

]]>
Phát hiện và chặn các bệnh xương khớp dễ mắc mùa đông – xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-chan-cac-benh-xuong-khop-de-mac-mua-dong-xuan-13777/ Sun, 05 Aug 2018 05:37:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-chan-cac-benh-xuong-khop-de-mac-mua-dong-xuan-13777/ [...]]]>

Trời lạnh và bệnh lý xương khớp

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của các bệnh lý, trong đó rõ rệt là các bệnh khớp. Bệnh lý khớp rất đa dạng, bao gồm các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gout cũng như các bệnh thoái hóa như thoái khớp và đau sau chấn thương. Các bệnh nhân khớp trong từng nhóm đều cảm thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết. Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch. Chính sự thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa lạnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả hai bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout dễ mắc trong mùa đông.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout dễ mắc trong mùa đông.

Bệnh gout: Bệnh gout là loại bệnh thường gặp phải ở nam giới trên 40 tuổi gây ra tình trạng khó cử động khớp ở một hoặc nhiều khớp khác nhau. Bệnh gout xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa, tăng acid uric máu chính là đặc điểm chính của bệnh. Những người trong quá trình ăn uống sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm, uống nhiều bia, rượu,… có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Để bệnh ít tái phát trong mùa đông, nên duy trì chế độ tập luyện hàng ngày, giữ ấm cơ thể, nhất là khi ra đường cần phải giữ ấm toàn thân. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như nội tạng động vật, hải sản, mỡ động vật… Cần tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê… Uống khoảng 2 lít mỗi ngày cũng giúp đào thải bớt lượng acid uric. Buổi tối, trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc dùng túi chườm để chân tay được ấm hơn.

Đau vai gáy, đau thắt lưng, các bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng, ngồi máy tính nhiều… Do trời lạnh, các cơ thường co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” do các cơ vùng gáy co lại để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trường lạnh xung quanh. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng…

Co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud, đây là một biểu hiện hay gặp trong bệnh xơ cứng bì toàn thể. Khi tiếp xúc với lạnh, đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Bệnh biểu hiện ở các cơ quan, trong đó thường thấy như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt,, xơ hóa phổi, tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi…

Thoái hóa khớp và đau nhức xương khớp, đây là tình trạng dễ bị đau nhức vào mùa lạnh. Thoái hóa và đau nhức xương khớp hay gặp ở trung niên nhất là người cao tuổi, do quá trình lão hoá của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hoá, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa, khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày bị giảm đi cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. Mặt khác, mùa lạnh không khí lạnh thâm nhập cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Ngoài ra, ở một số người có tuổi bị thừa cân, béo phì cũng tác  động xấu đến các khớp chịu lực cũng rất dễ bị đau nhức xương khớp.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để bớt đau khớp mùa lạnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường canxi, vitamin C, D có trong các thực phẩm như cam, ớt, cà chua rất tốt cho cơ thể.

Uống sữa, ăn các sản phẩm chế biến từ đậu tương ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch còn giúp tăng cường cơ xương và ngăn ngừa viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp dập tắt tình trạng viêm đau khớp của người bệnh.

Trong các bệnh lý về khớp, những người bị bệnh gout cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt hơn cả. Cần tập luyện vận động hợp lý để phòng cứng khớp. Tuy nhiên, người mắc bệnh lý về khớp, viêm đa khớp dạng thấp cần thực hiện chế độ vận động hợp lý, tốt nhất cần sự tư vấn của các bác sĩ, theo hướng dẫn của các bác sĩ phục hồi chức năng. Người mắc bệnh này cần tránh ngồi một chỗ, hoặc ít vận động dễ bị cứng khớp hoặc vận động không đúng sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh lý về xương khớp là những loại bệnh không thể xem nhẹ, vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

 

PGS.TS. Trần Trung Dũng

]]>
Cách giảm đau khớp khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-giam-dau-khop-khi-troi-lanh-10745/ Wed, 25 Jul 2018 08:06:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-giam-dau-khop-khi-troi-lanh-10745/ [...]]]>

Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Triệu chứng của viêm khớp bao gồm đau khớp, cứng khớp, đau mạn tính, đỏ và sưng khớp. Viêm khớp có thể xảy ra ở hầu hết các khớp trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở khớp vai, khớp hông, cột sống và khớp gối.

Thời tiết lạnh ảnh hưởng lên các khớp viêm như thế nào?

Khi trời lạnh, các khớp viêm bị đau tái phát, đau dữ dội đến mức không thể chịu nổi. Một số chuyên gia cho rằng do trời lạnh, áp suất khí quyển bị thay đổi. Số khác lại cho do sự co thắt của các mạch máu để giảm mất nhiệt và giữ ấm cho cơ thể. Những điều đó làm kích hoạt các dây thần kinh và làm tăng cảm giác đau. Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên hệ giữa chứng viêm khớp và thời tiết lạnh, nhưng chưa đưa ra kết luận đầy đủ. Thực tế cho thấy, thời tiết ấm áp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp.

Lạnh giá làm tổn hại các tế bào xương và sụn khiến các triệu chứng viêm khớp dễ bùng phát. Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Cơ thể trở nên nhạy cảm hơn trong mùa lạnh do kích thích thần kinh. Lưu lượng máu cũng tăng hơn trong mùa lạnh, vùng quanh các khớp viêm nhiều máu hơn gây ra sưng đỏ khớp.

Giảm các hoạt động thể chất: trời lạnh khiến mọi người ngại tập thể dục và các hoạt động thể chất. Hầu hết những người bị chứng viêm khớp dễ bùng phát các triệu chứng trong mùa đông do ít hoạt động dẫn đến cứng khớp và làm cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi đi lại.

Cách giảm đau khớp khi trời lạnhSữa và chế phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu nành, cá hồi và rau xanh là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh khớp.

Các loại viêm khớp thường gặp

Viêm xương khớp: xảy ra khi các mô đệm các khớp giữa các xương bị thoái hóa liên tục. Nếu không có lớp đệm này, xương sẽ sưng lên và gây đau đớn khi vận động. Viêm khớp cũng có thể xảy ra sau chấn thương.

Viêm khớp dạng thấp: xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và giết chết tế bào cơ thể, làm cho mô giữa các khớp bị sưng. Viêm khớp dạng thấp làm giảm rõ rệt tính linh hoạt và vận động của cơ thể và theo thời gian sẽ làm xói mòn xương.

Viêm khớp vẩy nến: thường gặp ở những người bị bệnh vẩy nến với đặc trưng là da khô, đỏ và bong vẩy trên da. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể quá nhạy cảm.

Gout: do acid uric lắng đọng ở khớp. Tinh thể muối urate lắng đọng ở nhiều khớp và các bộ phận khác nhau của cơ thể, gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh và làm hạn chế vận động.

Làm thế nào để giảm đau khớp khi trời lạnh?

Bảo vệ khớp đúng cách để tạo lớp cách nhiệt trong suốt mùa lạnh có thể giúp ngăn chặn cơn đau một cách lâu dài. Khăn quàng, găng tay, tất, quần áo dày dặn giúp giữ ấm cơ thể và các khớp không bị cứng khớp do lạnh. Tập thể dục và giữ sự hoạt động cũng là những hoạt động tối cần thiết trong mùa lạnh, đặc biệt đối với những người bị viêm khớp giúp giảm đau và phòng ngừa cứng khớp. Hình thức tập luyện phù hợp nhất là đi bộ và tập yoga. Ngoài ra, hằng ngày nên xoa bóp các khớp làm cho khớp ấm lên.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như sữa, các loại đậu. Các sản phẩm từ sữa tươi và đậu nành chứa rất nhiều canxi giúp bảo vệ cơ xương và ngăn ngừa viêm khớp. Các thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp. Hạn chế các thực phẩm chất béo cao, thực phẩm có tính kích thích, đông lạnh, hải sản và các sản phẩm quá chua, quá mặn (lạc, rượu trắng, các loại rau củ, trứng, cá muối…). Giảm cân, ăn các bữa ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn để giảm đau và các triệu chứng liên quan đến chứng viêm khớp. Giảm cân giúp giảm khối lượng gây áp lực lên các khớp. Việc thừa cân hoặc quá nặng gây nhiều áp lực lên đầu gối và khớp hông, làm tăng nguy cơ viêm khớp.

Khi có biểu hiện của viêm khớp, nhất thiết phải đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu. Có nhiều loại bệnh viêm khớp khác nhau và mỗi loại đều đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể kê toa khi cần thiết, với các loại thuốc giúp giải quyết cơn đau bao. Khi bị chẩn đoán mắc viêm khớp cấp, tuyệt đối không được vận động.

BS. Hải Châu

]]>
Biện pháp bảo vệ xương khớp trong mùa giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-bao-ve-xuong-khop-trong-mua-gia-ret-5143/ Thu, 19 Jul 2018 13:33:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-bao-ve-xuong-khop-trong-mua-gia-ret-5143/ [...]]]>

Mùa đông, thời tiết chủ đạo là giá rét, trong đó có những ngày mưa phùn gió bấc, không khí ẩm ướt làm cho tình trạng đau khớp bùng phát dữ dội. Vì vậy, việc chăm sóc khớp vào mùa lạnh đúng cách có ý nghĩa quan trọng bảo vệ các khớp và sức khỏe bệnh nhân. Những biện pháp sau đây giúp người khỏe mạnh và bệnh nhân viêm khớp bảo vệ xương khớp hiệu quả trong mùa lạnh.

Ăn uống đầy đủ

Nhân dân ta có câu “thực túc thì binh cường”. Tạm hiểu là khi ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Một chế độ ăn đầy đủ phải gồm 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đạm nên ăn là thịt nạc như thịt lợn, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Chất đường nên ăn là gạo, ngô khoai, sắn, các loại đậu, trong đó, gạo không nên xay xát quá trắng sẽ làm mất hết các chất bổ. Chất béo tốt cho sức khỏe là chất béo trong cá và hải sản, các loại dầu thực vật dùng để chiên xào thức ăn. Tránh ăn nhiều mỡ động vật. Chất béo trong hải sản còn giàu omega-3, omega-6 rất tốt cho xương khớp và tim mạch. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả, trái cây chín. Trong đó, cần chú ý tăng cường các vi chất cần thiết như canxi, vitamin C, D, cá, các loại hạt, rau lá xanh, ăn nhiều trái cây, uống sữa… Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà, đồ ăn quá chua, quá mặn… Người bệnh cần chú ý duy trì cân nặng hợp lý để tránh thừa cân béo phì gây áp lực lớn lên các khớp.

bao-ve-xuong-khop-mua-gia-ret

Mặc đủ ấm, vận động nhẹ nhàng để bảo vệ xương khớp mùa lạnh

Luôn luôn giữ ấm cơ thể

Thời tiết mùa đông có ngày lạnh nhiều, ngày lạnh ít nhưng điều quan trọng là bệnh nhân cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn đi tất, đeo găng tay…để giữ ấm toàn bộ cơ thể. Những ngày trời rét đậm, rét hại (dưới 12oC), cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước lạnh. Khi rửa nước hay gặp trời mưa, nên nhanh chóng lau khô chân tay để tránh bị lạnh ẩm. Nếu thấy khớp có dấu hiệu đau nhức, cần dùng dầu cao xoa bóp hoặc chườm nóng. Tránh xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị sưng, nóng, đỏ, đau mà chỉ xoa bóp xung quanh khớp đau mà da vùng khớp lạnh.

Vận động nhẹ nhàng

Trên thực tế, khi càng bị đau nhức xương khớp, người bệnh càng ngại cử động dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng để khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Bệnh nhân có thể tập các môn: khí công dưỡng sinh, khiêu vũ, đi bộ… theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Không tự ý dùng thuốc điều trị

Nếu khớp bị đau nhức, bệnh nhân cần đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau hay bất cứ thuốc gì khác về uống. Tránh dùng thực phẩm chức năng, các sản phẩm truyền miệng vì dễ bị tiền mất tật mang và làm mất cơ hội chữa bệnh sớm.

BS. Nguyễn Bằng Việt

]]>