khớp háng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 03 Jan 2019 15:18:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khớp háng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách trị đau khớp háng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-dau-khop-hang-17655/ Thu, 03 Jan 2019 15:18:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-dau-khop-hang-17655/ [...]]]>

Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.

Các dấu hiệu của khớp háng thường xuất hiện từ từ tăng dần. Ban đầu, dấu hiệu đau khớp có thể xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Đau khớp có thể chỉ xuất hiện khi bạn đi bộ trên một quãng đường dài, khi gấp háng hoặc khi leo cầu thang. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, đau có thể xuất hiện cả khi ngồi, nằm hoặc thậm chí khi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài hơn hoặc đau dai dẳng, thường xuyên khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.Thông thường, lúc đầu đau có thể xuất hiện ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Cảm giác khớp háng cứng, chặt.

Người bệnh có cảm giác hơi khó khăn khi làm các động tác như cắt móng chân, đi tất, đi giầy hoặc khi mặc quần áo. Khi ngồi ghế, cảm thấy khó khăn khi đứng dậy hoặc khó khăn khi bước lên hoặc xuống xe hơi, lên xuống cầu thang… Khi đi bộ, người bệnh cảm thấy khó bước trong vài bước đầu tiên, thậm chí đi tập tễnh hoặc phải dừng để nghỉ ngơi. Theo thời gian, người bệnh không thể duỗi thẳng gối, chân ngắn hơn chân lành.

Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, cứng khớp háng, khó khăn khi bước đi… thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ tìm nguyên nhân gây đau khớp háng.

Cách trị đau khớp hángKhớp háng bị viêm – Một nguyên nhân gây đau.

Điều trị không phẫu thuật

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đầu tiên, người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng như không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông…

Giảm cân, tập luyện: Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp giảm lực tải tác động lên khớp háng, phần nào giúp người bệnh giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh. Một chương trình tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp.

Các phương tiện trợ giúp: Một phương tiện trợ giúp hữu hiệu như cây gậy nên luôn ở trong tay người bệnh.

Điều trị bằng phẫu thuật

Bằng các biện pháp điều trị bảo tồn như trên, nếu tình trạng đau không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh.

Các biến chứng có thể gặp sau mổ thay khớp háng

Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở bề mặt da (nhiễm khuẩn nông), có thể xuất hiện ở sâu, ở xương, trong khớp (nhiễm khuẩn sâu). Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ngay sau mổ hoặc xảy ra sau nhiều năm do vi khuẩn xâm nhập qua đường máu từ một ổ nhiễm khuẩn khác trên cơ thể. Vì vậy, người bệnh có mang khớp nhân tạo nên dùng kháng sinh trước khi làm răng, khi có phẫu thuật hoặc có vết thương phần mềm trên cơ thể.Nhiều trường hợp nhiễm khuẩn có thể chỉ cần dùng kháng sinh. Có trường hợp nhiễm khuẩn sâu, cần phải tiến hành phẫu thuật để làm sạch ổ khớp, thậm chí lấy bỏ khớp nhân tạo. Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ thay khớp háng chiếm khoảng 1%, trong đó 60% là nhiễm khuẩn nông, 40% là nhiễm khuẩn sâu.

Tắc mạch do cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch): Cục máu đông có thể hình thành từ tĩnh mạch sâu của chân hoặc xương chậu sau phẫu thuật. Cục máu đông dễ hình thành trong 4 tuần đầu sau mổ. Các biểu hiện khi có cục máu đông: Đau chân không giải thích được kèm theo sưng nề và đỏ ở một hoặc hai chân. Một tỉ lệ rất ít là cục máu đông di chuyển lên phổi gây suy hô hấp đột ngột.

Lỏng khớp: Một khớp háng nhân tạo được sử dụng qua hàng chục năm, các bộ phận của khớp nhân tạo dần tách ra khỏi xương gây nên tình trạng lỏng khớp. Hầu hết lỏng khớp là do nguyên nhân cơ học (sử dụng khớp hàng ngày qua thời gian), một số lỏng khớp do nguyên nhân sinh học (do tiêu xương). Khi lỏng khớp gây nên tình trạng đau khớp, một phẫu thuật thay lại khớp được tiến hành. Thời gian lỏng khớp phụ thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu xuất hiện sau 15-20 năm. Có trường hợp xuất hiện sớm hơn.Ngày nay, cùng với những tiến bộ về đổi mới công nghệ và chất liệu trong sản xuất khớp nhân tạo, tuổi thọ của khớp càng ngày càng được nâng cao hơn.

Trật khớp: Trật khớp là tình trạng chỏm khớp trật ra khỏi ổ cối. Nguyên nhân chủ yếu do sai tư thế như bắt chéo chân, ngồi xổm, với tay quá xa (đi tất, giầy)… Trật khớp có thể xảy ra trong 8 tuần đầu, giai đoạn phần mềm quanh khớp đang phục hồi. Nhìn chung, tỉ lệ trật khớp là thấp. Khi trật khớp, chỉ cần nắn lại là khớp sẽ về.

Chân ngắn chân dài: Trong một số trường hợp sau mổ thay khớp háng, người bệnh cảm thấy chân ngắn chân dài. Nếu trước mổ, khớp háng bị viêm làm cho chân ngắn lại thì sau mổ, chiều dài chân thay đổi, thường là bằng chân bên không mổ hoặc là dài hơn (nếu chân chưa mổ cũng bị thoái hóa khớp háng). Để cân bằng phần mềm hoặc làm vững khớp, bác sĩ phẫu thuật cố tình làm tăng chiều dài của chi. Nếu sau mổ thấy chân dài chân ngắn, người bệnh không nên lo lắng, chỉ cần đi một chiếc giầy độn đế là có thể thoải mái, trở lại như người  bình thường.

Thay khớp háng là một phẫu thuật rất thành công, giúp người bệnh hết đau, cải thiện khả năng vận động của khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiểu biết đầy đủ lợi ích của phẫu thuật cũng như các biến chứng có thể gặp để người bệnh cân nhắc trước khi quyết định phẫu thuật và có ý thức phòng tránh các biến chứng sau khi đã phẫu thuật.

TS.BS. Dương Đình Toàn

]]>
Điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-trat-khop-hang-bam-sinh-o-tre-17003/ Thu, 22 Nov 2018 14:28:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-trat-khop-hang-bam-sinh-o-tre-17003/ [...]]]>

Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Tỉ lệ mắc dị tật này là 1/800 – 1.000 trẻ sơ sinh. Xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều.

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể dẫn đến dị tật bẩm sinh này vẫn còn được nghiên cứu. Có một số giả thuyết cho rằng, đột biến nhiễm sắc thể, tình trạng nhiễm trùng của mẹ khi mang thai, tư thế thai nhi bất thường có thể là nguyên nhân. Khảo sát cho thấy, những trường hợp có nguy cơ cao là sinh ngược và sinh con so. Cho đến nay, chưa có cách nào để phòng ngừa dị tật trật khớp háng bẩm sinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ.

Những dấu hiệu của trật khớp háng bẩm sinh

Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc một vài tuần đầu sau sinh. Có 8 dấu hiệu giúp phát hiện sớm ngay sau sinh là:

Chênh lệch chiều dài hai chân: Chân bên bị trật khớp háng ngắn hơn bên đối diện. Nhưng nếu trật khớp háng cả hai bên sẽ khó phát hiện.Hình ảnh trật khớp háng trái trên phim chụp Xquang.

Hình ảnh trật khớp háng trái trên phim chụp Xquang.

Nếp lằn mông, đùi ở chân bên trật ít hơn và cao hơn bên lành.

Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.

Tư thế gấp gối, khớp gối bên trật thấp hơn.

Hạn chế gấp và dạng khớp háng bên trật.

Dáng đi khập khiễng nếu trật khớp háng hai bên.

Khi gấp và khép háng, chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

Khi dạng và duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

Ngoài ra, nếu chụp khớp háng hoặc siêu âm khớp háng có thể giúp chẩn đoán trật khớp háng.

Biến chứng do trật khớp háng

Nếu trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh mà không được điều trị thì sẽ bị một số biến chứng như sau:

Thoái hóa khớp háng bên trật khớp gây đau, làm dáng đi trở nên bất thường; Hai chân có chiều dài không cân xứng, trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này. Gây gù, vẹo cột sống do tình trạng bất cân xứng của chi dưới.Dấu hiệu trật khớp háng bên trái

Dấu hiệu trật khớp háng bên trái.

Điều trị trật khớp háng bẩm sinh

Điều trị trật khớp háng bẩm sinh tốt nhất là can thiệp sớm ngay sau khi sinh. Nếu dị tật này được phát hiện ngay sau khi sinh, việc điều trị chỉ đơn giản là duy trì tư thế khớp háng dạng và đầu gối gấp, trong khoảng 2 tháng. Có thể duy trì tư thế này bằng các phương pháp như:

Đóng bỉm vệ sinh, dùng tã gấp dày để giữ cho khớp háng dạng ra; Cõng hoặc địu trẻ; Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ; Đối với trẻ bị tật này từ 1 đến 6 tháng tuổi, việc điều trị cũng được thực hiện theo cách trên và thông thường sau từ 3 đến 4 tuần, khớp háng sẽ trở lại vị trí bình thường. Kỹ thuật này cho phép thành công từ 90 – 95% trường hợp.

Trong trường hợp cần có can thiệp toàn diện, có thể bó bột, thực hiện các bài tập vận động, sử dụng nẹp chỉnh hình. Khi điều trị bảo tồn thất bại cần phẫu thuật chỉnh hình sớm.

Nẹp chỉnh hình: Nẹp khớp háng làm bằng xốp mềm điều trị trật khớp háng một hoặc hai bên. Thời gian đeo nẹp: Ngay sau sinh đến khi trẻ 12 tháng tuổi. Liên tục đeo cả ngày và đêm trong 6 tháng đầu. Đeo nẹp vào đêm trong 6 tháng tiếp theo.

Bó bột chỉnh hình: Bó bột chỉnh hình được chỉ định cho trẻ trật khớp háng bẩm sinh dưới 6 tháng tuổi. Thời gian bó bột khoảng 2 tuần/ đợt, thực hiện khoảng 10 – 15 đợt. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý theo dõi sau bó bột tại nhà. Nếu thấy hiện tượng các ngón chân sưng, tím, khiến trẻ đau, quấy khóc cần tháo bột ngay tránh hoại tử. Sau tháo bột cần tắm rửa sạch sẽ, bôi cồn iốt vào chỗ xước loét.

Phẫu thuật chỉnh hình: Nếu từ khi sinh đến 18 tháng, trẻ bị trật khớp bẩm sinh không được can thiệp gì, chỉ định điều trị là phẫu thuật chỉnh hình. Phẫu thuật chỉnh hình sớm nếu điều trị bảo tồn không có kết quả, giúp trẻ cải thiện dáng đi sau này.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ lớn, điều trị phẫu thuật rất nhiều khó khăn với nhiều kỹ thuật khác nhau: tạo hình ổ cối, sửa trục cổ – chỏm xương đùi… Tuy nhiên, kết quả còn rất hạn chế. Vì vậy, đối với dị tật trật khớp háng bẩm sinh phát hiện sớm rất cần thiết, giúp cho việc điều trị dễ dàng đạt kết quả tốt.

BSCKII. Phùng Ngọc Hòa – ThS. Dương Đình Toàn

]]>
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng: Xử lý thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-sau-phau-thuat-thay-khop-hang-xu-ly-the-nao-13860/ Sun, 05 Aug 2018 05:47:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhiem-khuan-sau-phau-thuat-thay-khop-hang-xu-ly-the-nao-13860/ [...]]]>

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều BN gặp phải các tai biến, biến chứng sau thay khớp như: sai khớp, gãy xương, mòn khớp, lỏng khớp, nhiễm khuẩn… trong đó biến chứng nhiễm khuẩn khớp sau thay khớp háng nhân tạo là biến chứng nặng nề nhất đối với bệnh nhân và cho cả thầy thuốc.

Phân loại nhiễm khuẩn sau thay khớp

Giai đoạn I (nhiễm khuẩn cấp): bao gồm nhiễm khuẩn cấp sau mổ, khối máu tụ nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn nông tiến triển thành nhiễm khuẩn sâu. Giai đoạn này có thể thấy dịch mủ, dịch tiết chảy ra từ ổ mổ, quanh vết mổ đỏ, nề, người bệnh có thể sốt cao.

Giai đoạn II (nhiễm khuẩn sâu): BN thấy đau tại khớp háng, trong khi vết thương đã liền tốt. Tuy nhiên, có nhiều BN để lâu, không điều trị có thể dẫn đến viêm rò ổ mổ. Chụp Xquang: có thể thấy dấu hiệu lỏng khớp ở ổ cối hoặc xương đùi hoặc cả hai vị trí. Xét nghiệm máu: máu lắng, CRP, bạch cầu có thể tăng cao. Chọc dò khớp háng quan sát dịch khớp, đếm số lượng bạch cầu, cấy khuẩn có thể giúp tìm vi sinh vật gây bệnh. Phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ có giá trị chẩn đoán cao nhưng ít cơ sở y tế có thể triển khai, giá xét nghiệm đắt.

Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp hángNhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp hángHình ảnh lỗ viêm rò tại ổ mổ và hình ảnh tiêu xương, phản ứng dày xương tại quanh ổ cối và chuôi khớp nhân tạo.

Giai đoạn III (nhiễm khuẩn muộn từ máu): sau mổ BN không đau khớp một thời gian, sau đó BN than phiền vì đau tại khớp háng cấp tính, kết quả xét nghiệm các chỉ sổ bạch cầu, máu lắng và CRP tăng.

Cách gì chẩn đoán?

Giai đoạn I: việc chẩn đoán rất dễ dàng, chỉ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã mô tả ở trên.

Giai đoạn II, III: việc chẩn đoán tương đối dễ dàng nếu đã xuất hiện viêm rò tại vết mổ.

Tuy nhiên, với những trường hợp không có viêm rò, vết mổ liền sẹo tốt, việc chẩn đoán không dễ dàng. Với những trường hợp này, để chẩn đoán nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng cần dựa vào các triệu chứng sau:

Đau tại khớp háng: đây là triệu chứng quan trọng nhất, vị trí đau có thể tại nếp bẹn hoặc dọc đùi, cảm giác đau sâu, đau trong xương, đau liên tục, âm ỉ cả khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm, khi đi lại, điều trị thuốc kháng viêm giảm đau không đỡ hoặc đỡ ít.

Các triệu chứng kèm theo: có thể có sốt nhẹ hoặc cảm giác gai rét.

Chọc dò dịch khớp háng để cấy khuẩn có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh, ngoài ra đếm số lượng bạch cầu đa nhân trong dịch khớp háng, nếu số lượng trên 400/mm khối có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn khớp.

Xquang: có thể thấy hình ảnh đường thấu quang quanh khớp nhân tạo, các ổ tiêu xương, phản ứng dày màng xương…

Ngoài ra, có thể dùng chất đồng vị phóng xạ để đánh dấu, phương pháp này có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên khá tốn kém.

Giải pháp điều trị

Tùy theo giai đoạn bệnh, áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:

Nếu nhiễm khuẩn nông ổ mổ, dùng kháng sinh điều trị, tốt nhất theo kháng sinh đồ. Cắt chỉ ổ mổ, cắt lọc vết thương, điều trị hút áp lực âm (VAC), khâu da kỳ II.

Nhiễm khuẩn sâu: tùy theo thời gian và mức độ tổn thương, có thể áp dụng các phương pháp:

Cắt lọc và tưới rửa khớp.

Phương pháp này ít được áp dụng, thông thường chỉ định cho những trường hợp có khối máu tụ có khả năng gây nhiễm khuẩn.

Thay khớp lại một thì

Phương pháp này thường sử dụng cho những trường hợp nhiễm khuẩn giai đoạn cấp, bán cấp, tỉ lệ thành công khoảng 75-80%. Phương pháp tiến hành: sau khi tháo khớp nhân tạo, cắt lọc, tưới rửa sạch ổ mổ, rửa sạch, tiệt trùng khớp vừa tháo, thay lại khớp luôn trong một cuộc mổ hoặc có thể thay thế bằng khớp nhân tạo mới trong cùng một cuộc mổ.

Thay khớp lại hai thì

Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thì 1: tháo khớp, trám xi măng kháng sinh.

Sau khi được chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn khớp háng nhân tạo, các bác sĩ sẽ tháo khớp, cắt lọc sạch ổ mổ 1 – vài lần, trám xi măng kháng sinh thay thế tạm thời khớp nhân tạo, cố định tạm thời khớp bằng nẹp chỉnh hình, điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch trong 4-6 tuần.

Thì 2: thay lại khớp.

Bệnh nhân được hẹn khám định kỳ 3-6 tháng, nếu vết mổ liền tốt, xét nghiệm bạch cầu, máu lắng, CRP trong giới hạn bình thường sẽ được xem xét phẫu thuật thay lại khớp háng.

Tháo khớp (cắt đoạn khớp)

Trong một số trường hợp bệnh nhân thể trạng yếu, không thể  phẫu thuật thay khớp, sau khi tháo khớp nhân tạo, làm liền ổ mổ bằng phương pháp điều trị áp lực âm (VAC) hoặc trám vạt cơ vào ổ cối, sau đó tùy vào từng bệnh nhân có thể xem xét thay lại hoặc không  phẫu thuật thay lại khớp háng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như vậy, nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp nhân tạo là biến chứng rất nặng nề, việc điều trị không đơn giản. Do đó, với mỗi bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật viên cần giải thích cho bệnh nhân đầy đủ, rõ ràng các biến chứng có thể xảy ra, trong đó có biến chứng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân nhận biết được các triệu chứng bất thường sau thay khớp, đặc biệt là triệu chứng đau. Với mỗi người bệnh sau thay khớp háng, luôn nhớ khám lại định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, lắng nghe, thấu hiểu những nội dung phẫu thuật viên trao đổi, ngoài ra bệnh nhân có thể tự tìm hiểu tài liệu phổ thông qua các phương tiện như internet, sách báo, trao đổi với những bệnh nhân khác để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường, giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu những hậu quả do nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng gây ra.

ThS.BSCKII. Phùng Văn Tuấn

((Khoa Phẫu thuật khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108))

]]>
Giảm đau đa mô thức trong thay khớp gối và khớp háng http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-dau-da-mo-thuc-trong-thay-khop-goi-va-khop-hang-13675/ Sun, 05 Aug 2018 05:24:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-dau-da-mo-thuc-trong-thay-khop-goi-va-khop-hang-13675/ [...]]]>

Phương pháp này giúp bệnh nhân trải qua cuộc mổ không đau, an toàn, ít tai biến, chi phí thấp.

Mô hình giảm đau đa mô thức trong xu hướng gây mê hiện đại này bao gồm: sử dụng phối hợp thuốc kháng viêm, giảm đau trước, trong và sau cuộc mổ, gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng bằng thuốc tê phối hợp liều nhỏ thuốc giảm đau cho phẫu thuật chi dưới kết hợp với chườm lạnh và tập vật lý trị liệu massage sau mổ, đặc biệt trong phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng trong chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Phẫu thuật thay khớp háng hay khớp gối được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào những năm 1930 và tại Việt Nam vào những năm 1987, đến nay đã có những bước tiến bộ không ngừng giúp cho quá trình điều trị những bệnh nhân thoái hóa khớp, hư khớp gối, hoạt tử chỏm xương đùi hay gãy cổ xương đùi tránh được đau đớn, tàn phế, giúp họ có khả năng tự đi lại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, giảm đi gánh nặng và sự chăm sóc của người thân, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống với tinh thần “lấy người bệnh làm trung tâm trong hoạt động chăm sóc và điều trị”.

Tuy nhiên, đau trong và sau khi phẫu thuật thay khớp háng hay khớp gối là nỗi ám ảnh của tất cả bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân không muốn thay khớp lần 2 dù kết quả thay khớp rất tốt.

Giảm đau đa mô thức trong thay khớp gối và khớp háng

Bên cạnh đó, tuổi cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tật. Những biến đổi sinh lý bệnh trong quá trình tích tuổi và bệnh lý kèm theo về nội khoa như: tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, tắc nghẽn phổi (COPD) mạn tính, suy thận mạn, thiếu máu, suy dinh dưỡng… còn thường làm nguy cơ gây mê – phẫu thuật gia tăng đáng kể.

Gây mê làm vô cảm toàn thân thường đối mặt với nhiều tai biến – biến chứng của việc đặt nội khí quản, nhiều thuốc dùng trong gây mê, liệt ruột kéo dài, nằm bất động lâu… bất lợi cho bệnh nhân lớn tuổi. Theo thống kê, tỉ lệ sốc phản vệ do thuốc gây mê khoảng 1/10.000 – 1/20.000 trong đó do thuốc ngủ là 7,4%, thuốc giãn cơ 62%, nhựa 16,5%, thay thế huyết tương 3,6%…

Bệnh nhân trải qua cuộc mổ không đau, an toàn, ít tai biến và chi phí thấp

 

Chính vì vậy, việc áp dụng kỹ thuật giảm đau đa mô thức này rất phù hợp với bệnh nhân lớn tuổi vừa giảm liều thuốc gây tê vừa đảm bảo duy trì giảm đau ngay từ trong và sau mổ 3 ngày. Từ tháng 8/2014 đến 9/2016, Khoa Chấn thương Chỉnh hình đã áp dụng phương thức điều trị giảm đau đa mô thức cho 351 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng hay thay khớp gối nhân tạo. Trong đó, 227 bệnh nhân thay khớp háng nhân tạo, 124 bệnh nhân thay khớp gối nhân tạo ở 1 hay cả 2 bên gối. Trong số đó, 5 bệnh nhân phải thay lại khớp gối và 1 trường hợp thay khớp háng.

Với phương pháp này, bệnh nhân trải qua cuộc mổ không đau an toàn, ít tai biến và chi phí thấp. Tỉ lệ thành công trong mổ không đau sau mổ là 96,3%. Đau nhẹ sau mổ 3,7%. Một số biến chứng không nghiêm trọng có thể gặp phải như mạch chậm, rét run, bí tiểu… Phương pháp đa mô thức này đã góp phần giảm thiểu tỉ lệ biến chứng tắc mạch và tỉ lệ tử vong cho người bệnh đến 30% so với phương pháp vô cảm toàn thân.

351 bệnh nhân phẫu thuật không đau, mềm cơ tốt, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc mổ thành công. Sau mổ, vì không đau nghiêm trọng, nên bệnh nhân nhanh chóng tiếp cận với sự  luyện tập cơ – khớp, giúp nhiều cho bệnh nhân trong suốt quá trình tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng vận động khớp sau mổ, góp phần giảm tỷ lệ đau mạn tính sau mổ. Chi phí toàn bộ 3 ngày điều trị khoảng 500.000 đồng, thấp hơn gấp 3 – 4 lần so với gây mê toàn thân hay dùng kỹ thuật giảm đau khác.

Thống kê cho thấy, khoảng 30% người trên 30 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và loãng xương. Việc té ngã nhẹ cũng có thể gây cho người bệnh dễ gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.

TS.BS. TĂNG HÀ NAM ANH

]]>
Ðau khớp háng và cách chữa http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-hang-va-cach-chua-13207/ Mon, 30 Jul 2018 14:52:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-hang-va-cach-chua-13207/ [...]]]>

Đau khớp háng có thể thoáng qua rồi biến mất, từ từ tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng từ đơn giản đến phức tạp, từ bệnh nhẹ tới nghiêm trọng phải phẫu thuật. Và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Quan trọng là bạn không bỏ qua và đến bác sĩ để được khám và tư vấn.

Nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng).

Viêm khớp dạng thấp: Không giống như thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện trên lâm sàng là nhiều khớp sưng, đau và cứng khớp tại cùng một thời điểm. Bệnh tiến triển nặng dần làm cho khớp bị biến dạng.Tập phục hồi chức năng thường xuyên giúp bệnh nhân giảm đau, duy trì biên độ của khớp. Ảnh: TM

Tập phục hồi chức năng thường xuyên giúp bệnh nhân giảm đau, duy trì biên độ của khớp. Ảnh: TM

Thoái hóa khớp sau chấn thương: Bề mặt khớp bị tổn thương do lực chấn thương.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch): Do một nguyên nhân nào đó (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi hoặc tự phát…) làm tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu nuôi gây nên hoại tử. Lâm sàng có dấu hiệu đau và hạn chế vận động háng. Trên phim Xquang, chỏm xương đùi biến dạng, khe khớp hẹp.

Bệnh lý khớp háng ở trẻ em: Một số trẻ em và trẻ sơ sinh có vấn đề về khớp háng, thậm chí mặc dù đã được điều trị đúng đắn, song khớp háng vẫn có thể tiến triển thành viêm, thoái hóa khớp khi trưởng thành. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra do sự biến đổi bất thường của khớp, ảnh hưởng đến diện khớp. Các bệnh thường gặp ở trẻ em như loạn sản khớp, bệnh Perthes, bong sụn tiếp đầu trên xương đùi…

Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu của khớp háng thường xuất hiện từ từ tăng dần. Ban đầu, dấu hiệu đau khớp có thể xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Đau khớp có thể chỉ xuất hiện khi bạn đi bộ trên một quãng đường dài, khi gấp háng hoặc khi leo cầu thang. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, đau có thể xuất hiện cả khi ngồi, nằm hoặc thậm chí khi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài hơn hoặc đau dai dẳng, thường xuyên khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Thông thường, lúc đầu đau có thể xuất hiện ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Cảm giác khớp háng cứng, chặt.

Người bệnh có cảm giác hơi khó khăn khi thực hiện các động tác như cắt móng chân, đi tất, đi giầy hoặc khi mặc quần áo. Khi ngồi ghế, cảm thấy khó khăn khi đứng dậy hoặc khó khăn khi bước lên hoặc xuống xe hơi, lên xuống cầu thang… Khi đi bộ, người bệnh cảm thấy khó bước trong vài bước đầu tiên, thậm chí đi tập tễnh hoặc phải dừng để nghỉ ngơi. Theo thời gian, người bệnh không thể duỗi thẳng gối, chân ngắn hơn chân lành.

Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, cứng khớp háng, khó khăn khi bước đi… thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ tìm nguyên nhân gây đau khớp háng. Thông thường chỉ cần làm một số xét nghiệm cơ bản và chỉ cần chụp phim Xquang thường quy cũng đủ để chẩn đoán nguyên nhân.Thoái hóa khớp háng.

Thoái hóa khớp háng.

Điều trị không phẫu thuật

Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật:

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đầu tiên, người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng như không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông…

Giảm cân, tập luyện: Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp giảm lực tải tác động lên khớp háng, phần nào giúp người bệnh giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh.

Một chương trình tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp.

Thuốc: Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen… giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…Cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trên.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn như trên không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…

ThS.BS. Dương Đình Toàn

]]>