khớp gối – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 15:20:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khớp gối – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh lý chấn thương thường gặp ở khớp gối http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-ly-chan-thuong-thuong-gap-o-khop-goi-17416/ Tue, 18 Dec 2018 15:20:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-ly-chan-thuong-thuong-gap-o-khop-goi-17416/ [...]]]>

Chính biên độ cử động lớn và khả năng vận động phức tạp khiến khớp gối dễ bị tổn thương. Tổn thương này rất đa dạng và nhiều mức độ, vì vậy, việc nhận biết và phòng tránh vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số chấn thương thường gặp ở khớp gối.

Xương bánh chè

Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối. Vì vậy, xương bánh chè dễ bị tổn thương do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt. Tổn thương bánh chè thường xảy ra khi bệnh nhân bị ngã đập gối xuống đất thấy đau chói ở mặt trước khớp gối, không thể tự duỗi gối được. Có thể nhìn thấy khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên. Nếu người bệnh đến cơ sở y tế muộn có thể có vết tím bầm ở dưới da. Ấn nơi xương gãy thấy có điểm đau chói. Sờ thấy khe giãn cách giữa hai đoạn gãy. Khám thấy dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè và làm được động tác di động ngược chiều giữa 2 đoạn gãy.Khớp gối là khớp có biên độ vận động lớn và linh hoạt.

Khớp gối là khớp có biên độ vận động lớn và linh hoạt.

Đối với trường hợp người bệnh bị gãy xương bánh chè cần sơ cứu bằng cách cố định tạm thời từ 1/3 giữa đùi đến bàn chân trên nẹp ê-ke gỗ, nẹp Crame trong tư thế duỗi gối hoàn toàn. Sau đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp. Tuyệt đối không được điều trị theo mách bảo, đắp lá, đắp thuốc có thể dẫn tới biến chứng khớp giả xương bánh chè.

Gãy xương bánh chè nếu được điều trị sớm, đúng phương pháp thì xương sẽ nhanh liền và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3-4 tháng. Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng có thể có các biến chứng: viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hóa, vôi hóa các dây chằng bao khớp gây hạn chế vận động gấp duỗi gối, khó phục hồi chức năng của chi; liền lệch xương bánh chè, biến chứng khớp giả xương bánh chè…

Khi chấn thương khớp gối chưa thể nhận biết có tổn thương xương bánh chè hay không thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, bất động để theo dõi. Để giảm đau, nên lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm trong 20 phút, bỏ ra 20 phút, cứ lặp lại như vậy (không đặt đá lạnh trực tiếp lên da). Sau đó, cần theo dõi nếu tình trạng sưng đau phù nề không giảm hoặc đau càng tăng thì có thể là tổn thương hoặc gãy xương bánh chè.

Tổn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối, có chức năng chính là chống sự di lệch ra sau của mâm chày và lồi cầu đùi, đặc biệt khi gối gấp 90 độ, phối hợp với các dây chằng khác của khớp gối giữ vững khớp. Cơ chế chấn thương chủ yếu của dây chằng chéo sau thường do lực tác động mạnh vào mặt trước đầu trên của cẳng chân. Tổn thương dây chằng chéo sau nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể dẫn đến biến chứng hạn chế chức năng, thoái hóa khớp gối. Khi bị tổn thương dây chằng chéo sau người bệnh thấy khớp gối không vững, đặc biệt khi lên xuống cầu thang, làm cho bệnh nhân không thể tham gia các hoạt động mạnh (chạy, nhảy, chơi thể thao…), quan sát thấy đùi bên chân bệnh teo hơn so với bên lành, nhìn đầu trên của cẳng chân bị “tụt” ra sau. Nếu tổn thương kéo dài bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như đau và nề khớp gối, đó là hậu quả do thoái hóa khớp.

Một số trường hợp, có thể phải cân nhắc phẫu thuật như tổn thương cấu trúc hỗ trợ, thường là dây chằng bên ngoài hoặc bao khớp phía sau ngoài. Mức độ lỏng gối nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động, đặc biệt là chơi thể thao, thang điểm chức năng gối giảm, chụp phim Xquang có kéo tạ mức độ di lệch của khớp nhiều. Tổn thương dây chằng chéo sau ở vị trí bám mà diện bám bị di lệch nhiều, còn gọi là bong diện bám của dây chằng chéo sau; tổn thương cả hai dây chằng chéo trước và chéo sau.

Tổn thương sụn chêm

Sụn chêm khớp gối có vai trò khá quan trọng trong việc phân phối truyền lực từ xương đùi xuống xương chày và góp phần quan trọng làm vững khớp gối. Sụn chêm hoạt động như các giảm xóc, hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, làm giảm sang chấn sụn khớp. Sụn chêm chịu đựng khoảng 45% trọng lượng của cơ thể và di động trên bề mặt mâm chày song song với việc gấp duỗi gối. Mặt cong của nó có tác dụng phân phối lực và chuyển bớt từ 30-55% lực sang ngang, khi có đủ sụn chêm thì diện tiếp xúc tăng lên 2,5 lần. Tuy nhiên, khi bị thương tổn sụn chêm, các lực trên thông thường phối hợp với nhau, tùy ưu thế của lực nào mạnh mà cho ra hình dạng thương tổn khác nhau. Khi gối duỗi nhanh sụn chêm không chạy ra trước kịp, bị kẹp giữa hai mặt khớp gây rách sụn chêm. Khi khớp gối co nửa chừng cùng quá trình xoay cùng lúc với dạng đột ngột cũng làm cho sụn chêm bị kẹp giữa hai mặt khớp…

Hậu quả của tổn thương sụn có thể gây đau, sưng nề kèm theo hạn chế vận động khớp gối. Làm giảm cơ năng khớp gối do đó lâu dần gây teo cơ tứ đầu đùi (teo cơ thường xảy ra vào tuần thứ 3 sau chấn thương). Trong một số trường hợp rách sụn chêm kiểu bucket-handle, mảnh sụn rách có thể kẹt vào khe khớp gây kẹt khớp phải mổ nội soi cấp cứu cắt sụn chêm. Mặt khác khi sụn chêm bị tổn thương làm tăng lực tỳ đè trực tiếp từ lồi cầu xương đùi xuống mâm chày, cộng với quá trình viêm của khớp gây tổn thương sụn khớp… là nguyên nhân của thoái hóa khớp sau này.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Chấn thương vùng gối rất hay gặp trong thể thao cũng như trong tai nạn sinh hoạt hằng ngày. Thường nếu không thấy gãy xương vùng gối, mọi người hay nghĩ đến chấn thương phần mềm hoặc là bong gân đầu gối, mà quên rằng còn có thể bị rách (vỡ) sụn chêm, nặng hơn nữa là đứt dây chằng đầu gối. Do đó, nếu có một chấn thương vùng gối, sau đó đi lại thấy đau kéo dài, dùng thuốc không hết và gây khó chịu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

ThS.BS. Vũ Nam

]]>
Tác hại của đau khớp gối http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-cua-dau-khop-goi-15869/ Sat, 08 Sep 2018 15:16:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-cua-dau-khop-goi-15869/ [...]]]>

Tuy vậy, lớp trẻ còn rất chủ quan vì họ cho rằng đó là bệnh của người già. nếu không phát hiện và điều trị sớm, đau khớp gối có thể để lại nhiều hậu quả xấu, thậm chí gây tàn phế.

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn láng, không có ma sát và khớp được bao bọc bởi bao hoạt dịch nên cử động rất nhịp nhàng. Ngoài ra, khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẽ giữa hai đầu xương. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối. Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất cơ thể vì nó có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Tác hại của đau khớp gốiVới người cao tuổi đau khớp gối ngoài chấn thương, viêm khớp mạn tính, hiện tượng thoái hóa khớp gối do lão hóa là lý do chính gây đau khớp gối

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau khớp gối rất đa dạng, có thể do lão hóa bởi tuổi cao, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng gây thoái hóa khớp gối, hoặc do chấn thương (giãn, rách dây chằng, căng hoặc rách gân, viêm gân bánh chè, tổn thương, rách sụn) hoặc do bệnh nhuyễn sụn ở xương bánh chè hoặc do viêm khớp cấp hoặc mãn tính hoặc do béo phì làm cho khớp gối luôn bị đè nặng với trọng lực của cơ thể hoặc do viêm khớp gối nhiễm khuẩn gây viêm gân, dây chằng hoặc do viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm, ở bên trong bao khớp, giữ chức năng tiết ra dịch làm trơn, giúp nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra các cơn đau khớp đầu gốivà làm cứng khớp gối. Đau khớp gối có thể do viêm gân bánh chè. Viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Từ đó gây ra tình trạng đau khớp đầu gối. Đau khớp gối do viêm khớp gối. Viêm khớp gối có thể do lớp sụn khớp bị bào mòn bởi thoái hoá. Các nhà chuyên môn cho biết rằng khi khớp gối bị thoái hóa sẽ làm cho lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì, xơ cứng. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mâm chày hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp. Đau khớp gối có thể do thoái hóa khớp gối, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ xát vào nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ xát như vậy sẽ gây đau, nhất là những lúc đi lại nhiều, cố gắng xách vật nặng hoặc leo lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Càng ngày lớp sụn càng bị tác động của lực cơ thể mà bị bào mòn nhiều hơn gây biến dạng hình thể khớp gối, teo cơ . Đau khớp gối còn có thể do đã từng mắc bệnh gút hoặc đang mắc bệnh gút.

Triệu chứng

Đau khớp gối thể hiện ở các mức độ và vị trí khác nhau tùy theo nguyên nhân. Với bệnh thấp khớp cấp kèm theo đau khớp gối còn có nhiều triệu chứng khác kèm theo như sốt, sưng, nóng, xuất hiện một số ban đỏ (biểu hiện điển hình của viêm và chủ yếu gặp ở thanh thiếu niên). Với người cao tuổi đau khớp gối ngoài chấn thương, viêm khớp mạn tính, hiện tượng thoái hóa khớp gối do lão hóa là lý do chính gây đau khớp gối. Vì vậy, triệu chứng đau khớp gối chủ yếu là đau nhức thường xuyên, kéo dài xuất hiện ở hai khớp gối, cảm giác đau mạnh hơn khi vận động. Các cơn đau thường đến đột ngột, có những trường hợp phát ra tiếng kêu ở khớp khi vận động, thêm vào đó là cứng khớp, cử động rất khó khăn, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy đặt chân xuống sàn nhà. Sở dĩ đau là do phần sụn của khớp là một tổ chức trơn, dễ cử động bị hư hại hoặc do thoái hóa khớp nên mọc thêm các mỏ gai. Triệu chứng đau, nhiều khi người bệnh không ra được khỏi giường và đi lại rất hạn chế.

Để chẩn đoán tìm nguyên nhân đau khớp gối, ngoài việc tìm hiểu về tiền sử, khám thực thể, cần chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt hơn là chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối để đánh giá tình trạng của khớp. Những trường hợp nghi có tràn dịch khớp gối cần được siêu âm và chọc hút để thăm dò.

Tác hại của đau khớp gối

Tác hại

Đau khớp gối cho dù là nguyên nhân gì (do viêm nhiễm, do chấn thương hay do thoái hóa sụn khớp) rất có thể để lại di chứng như đau dai dẳng làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh, làm cho người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Đồng thời gây khó khăn trong vận động, di chuyển do cứng khớp, thường gặp nhất là buổi sáng sớm khiến cho người bệnh khó vận động đặc biệt là khi gập hoặc duỗi đầu gối. Hậu quả lâu dài là biến dạng khớp gối (vẹo vào trong) làm cho đi lại khó khăn, teo cơ gây tàn phế (liệt).

Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị bệnh đau khớp là cần làm giảm đau và điều trị nguyên nhân. Vì vậy, khi đau khớp gối cần được khám bệnh đầy đủ, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để được điều trị đúng, sớm tránh nhằm các biến chứng xẩy ra. Không nên điều trị bởi những người không có chuyên môn về y học.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn quá mặn (bởi muối có thể gây tích nước và phù gây áp lực lên khớp gối). Bia rượu và các chất kích thích thường gây co cứng cơ khớp gối nên cần hạn chế sử dụng. Nên có một chế độ ăn đầy đủ canxi (tôm cua, cá nhỏ để ăn cả xương), nhiều rau xanh nhất là các loại rau có màu xanh đậm, ăn nhiều hoa quả tươi. Lưu ý không được ăn nhiều rau củ họ cà trong giai đoạn đang bị đau khớp gối do viêm khớp. Thêm vào đó là vận động cơ thể đều đặn nhẹ nhàng hàng ngày tùy theo sức mình và điều kiện có thể thực hiện được, không nên làm các động tác mạnh như chạy, nhảy và hạn chế lên xuống cầu thang khi khớp gối chưa bình phục hoàn toàn. Tránh ngồi lỳ một chỗ quá lâu, tránh ngồi xổm và nên thường xuyên đi lại vận động, nếu bị béo phì cần giảm cân, duy trì mức cân nặng hợp lý sẽ giảm áp lực lên đầu gối.

PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
6 tình thế làm hư khớp gối của bạn http://tapchisuckhoedoisong.com/6-tinh-the-lam-hu-khop-goi-cua-ban-15745/ Sat, 01 Sep 2018 14:34:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-tinh-the-lam-hu-khop-goi-cua-ban-15745/ [...]]]>

1.  Không để ý đến đau đầu gối:

Thỉnh thoảng bạn bị đau đầu gối và điều này cũng thường gặp. “Nhưng bạn cần biết khi nào thì có thể và khi nào thì không thể phớt lờ bỏ qua, đấy là điều căn bản”, như khuyến cáo của Metzl – một chuyên gia về y học thể dục thể thao.

Nguyên  tắc chung của Metzl: khi cái đau hạn chế khả năng làm được điều mà bình thường bạn vẫn làm, bạn cần phải được kiểm tra.

“Khi cơ thể bạn gửi các tín hiệu cho bạn, bạn phải lắng nghe. Nếu chúng vẫn tiếp diễn, bạn cần phải đánh giá, kiểm tra”, Metzl bảo.

Một bệnh nhân nữ được mổ thăm dò phát hiện một đĩa sụn bị rách từ trước mà bà ta không biết, và bây giờ là một tổn thương khác mới hơn – đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Bà ta bảo “Bây giờ tôi mới biết rất muộn là lẽ ra tổn thương đầu tiên phải được xử trí sớm hơn, dù sao tôi vẫn không rõ là liệu tôi có thể tránh được cùng với cả tổn thương lần này không nữa. Chí ít, tôi sẽ phải cẩn thận hơn”.

6 tình thế làm hư khớp gối của bạnKhi cái đau hạn chế khả năng làm được điều mà bình thường bạn vẫn làm, bạn cần phải được kiểm tra

2. Bị quá cân:

Mỗi 1kg trọng lượng cơ thể sinh ra 5kg lực tác động lên đầu gối, thường gây ra một dạng viêm khớp làm hạn chế hoạt động và hư mòn đĩa đệm sụn khớp gối. Các ký dư thừa cũng làm cho viêm khớp đang hiện hữu bị xấu thêm nhanh chóng. Theo các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, trong 3 người lớn béo phì có 2 người bị viêm xương – khớp đầu gối một đôi lúc trong đời.

Mặc dù việc ăn uống và tập tành là quyết định cho việc giảm cân, nhưng đó là con dao hai lưỡi.

Metzl nói: “Nếu các đầu gối bạn bị tổn thương, bạn khó giảm cân hơn bằng các bài tập”. Ông khuyến cáo các hoạt động dễ dàng hơn cho đầu gối.

Thí dụ, chọn một cái xe đạp đạp tại chỗ hơn là chạy trên một máy chạy bộ, và đi bộ trên một vùng bằng phẳng hơn là đi ở một vùng đất đồi dốc. Nếu bạn là một người bảo thủ đam mê máy chạy bộ, bạn hãy đi bộ lâu hơn xen kẽ với đi bộ nhanh từng thời gian ngắn hoặc là với chạy mỗi 3 – 5 phút.

6 tình thế làm hư khớp gối của bạnTrong 3 người lớn béo phì có 2 người bị viêm xương – khớp đầu gối một đôi lúc trong đời

3. Không tuân thủ hồi phục và nghỉ ngơi:

Thời kỳ nghỉ ngơi và hồi phục sau tổn thương khớp gối là quan trọng để cho về sau không bị đau hoặc tái phát tổn thương. Tùy theo loại tổn thương và điều trị, sự hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần đến mấy tháng.

DiNubile, một chuyên gia về y học thể dục thể thao, nói: “Trong thời gian hồi phục, bạn cần một ai đó giúp nói cho bạn nghe về sự khác nhau giữa các tổn thương vừa xảy ra với những gì đang gây tổn hại cho bạn”.

Ông kể nhiểu vận động viên trẻ khát khao được tập trở lại khi họ hết ì ạch. Ông khuyên bệnh nhân làm việc với phẫu thuật viên chỉnh hình, bác sĩ y học thể thao, bác sĩ điều trị thể hình, huấn luyện viên thể thao… giúp cho các đầu gối mạnh dần lên.

4. Sao lãng không chú ý đến dây chằng chéo trước của bạn:

Là dây chằng hay bị tổn thương nhất ở đầu gối, tổn thương này có tới khoảng 150.000 trường hợp mỗi năm ở Hoa Kỳ. Dây chằng chéo trước của đầu gối có nguy cơ tổn thương cao trong trượt đua pa-tanh, xoay và nhảy, chơi bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền.

Nữ có nguy cơ đứt dây chằng chéo trước cao hơn 2 – 8 lần so với nam giới, nguyên nhân chính vì phụ nữ thường hay nhảy, tiếp đất, và xoay làm cho dây chằng này bị căng nhiều hơn.

Tuy nhiên, các vận động viên nam và nữ có thể tự luyện tập để tiếp sức cho chính họ và nhờ vậy làm giảm nguy cơ cho đầu gối. Điều này được thực hiện qua luyện tập thần kinh-cơ, bao gồm thực hành để cải thiện sự lanh lợi, sức mạnh cẳng chân, và các kỹ thuật nhảy-tiếp đất để cho độ bền của khớp gối được tốt hơn.

DiNubile viết: “Các kỹ thuật chuyên biệt này có tác dụng làm giảm khoảng một nửa số nguy cơ tổn thương khớp gối, theo tổng kết năm 2010 trên 7 nghiên cứu luyện tập thần kinh – cơ”.

Ông khuyến cáo các vận động viên ở mọi lứa tuổi chơi các môn thể thao dễ có nguy cơ cho dây chằng chéo trước cần phải tìm sự giúp đỡ của huấn luyện viên và chuyên viên có kinh nghiệm để tránh tổn thương này.

5. Làm quá sức:

“Bạn có được những thành tựu trong tình trạng khỏe mạnh khi bạn tập tành cần mẫn và sau đó cơ thể bạn phục hồi tốt”, Metzl nói.

Sự tăng đột ngột cường độ hay thời gian luyện tập có thể gây ra những tổn thương do quá sức căng thẳng lặp đi lặp lại. Viêm gân và đau xương bánh chè là những triệu chứng thông thường của đầu gối.

Phải đảm bảo các bài tập căng dãn trước và sau tập thể dục. Và sau những ngày tập căng thẳng là những ngày nhẹ nhàng cho cơ thể bạn có thể hồi phục.

6. Không chú ý tới các cơ khác quanh khớp gối:

Các cơ bị yếu và mất tính mềm dẻo linh hoạt là những nguyên nhân đầu tiên đưa đến các tổn thương khớp gối, theo Mayo Clinic. Khi các cơ quanh xương bánh chè, háng và tiểu khung mạnh thì đầu gối sẽ được giữ ổn định và thăng bằng.

DiNubile nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ tứ đầu đùi và các cơ kheo, cũng như các cơ của thân mình như các cơ chéo bụng, các cơ lưng thấp, và phần trên đùi.

Nhiều người ưa thích tập sức khỏe cho cơ khớp tại nhiều nơi với quả bóng y tế Thụy sĩ (còn gọi là quả bóng luyện tập y tế).

Một bệnh nhân nữ của DiNubile muốn được chỉ bảo về các động tác bắt chéo chân cho người trượt pa-tanh, và muốn biết những nhóm cơ nào cần phải tập trung chú ý để giữ cho các gối không bị tổn thương. Vì cô này sẽ phải mổ tái tạo dây chằng chéo trước bị đứt, cô muốn biết việc chăm sóc lâu dài ra sao cho các đầu gối đã bị thay đổi rõ rệt.

“Tôi nửa thất vọng về việc không thể trượt lại pa-tanh sớm hơn, nửa biết là cần thiết và sẽ tốt hơn nếu như tôi không tiếp tục trượt. Tôi mới 27 tuổi với tổn thương nghiêm trọng của đầu gối ngăn cản tôi di chuyển đây đó. Do đó, tôi phải nhìn xa hơn việc chỉ biết trượt, trượt và trượt. Tôi không muốn sẽ bị các vấn đề nghiêm trọng hơn về khớp gối khi tôi 40 hay 50 tuổi, vì tôi không biết quan tâm đến những gì cần thiết cho cơ thể của tôi ngay từ bây giờ”.

TS.BS. TĂNG HÀ NAM ANH

]]>
Đứt dây chằng chéo trước khớp gối: Những cân nhắc điều trị http://tapchisuckhoedoisong.com/dut-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-nhung-can-nhac-dieu-tri-14961/ Thu, 09 Aug 2018 15:20:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dut-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-nhung-can-nhac-dieu-tri-14961/ [...]]]>

Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 200.000 người bị tổn thương dây chằng chéo trước, trong hơn nửa số đó phải điều trị bằng phẫu thuật. Khoảng 50% những tổn thương dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương…

Khớp gối được cấu thành bởi 3 xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè. Khớp gối chủ yếu là khớp kiểu bản lề, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng gồm dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.

Dây chằng chéo trước chạy chéo giữa khớp gối, kết nối xương chầy với xương đùi, giữ xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong.

Nguyên nhân đứt dây chằng chéo  trước

Có khoảng 70% tổn thương dây chằng chéo trước do nguyên nhân chấn thương gián tiếp, trong khi khoảng 30% do chấn thương trực tiếp. Chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, hay gặp trong cú va chạm trong tình huống cản bóng; tai nạn giao thông (tổn thương trực tiếp); Tổn thương gián tiếp xảy ra khi đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng; Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên; Cú nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận…Cơ chế tổn thương dây chằng chéo trước.

Cơ chế tổn thương dây chằng chéo trước.

Dấu hiệu bị tổn thương dây chằng chéo trước

Sưng và đau vùng gối: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó, gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có điều trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết.

Lỏng gối: Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại. Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng. Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối. Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.

Teo cơ: Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng ngày càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều. Teo cơ dễ xảy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên, với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.

Hậu quả do đứt dây chằng chéo trước

Đứt một phần dây chằng chéo trước (căng giãn, đứt không hoàn toàn): phần lớn là tốt nếu được tập phục hồi chức năng đúng, đủ thời gian, thường ít nhất là 3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân mặc dù tổn thương không hoàn toàn nhưng gối vẫn mất vững.

Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước: phần lớn tiên lượng kém nếu không được phẫu thuật. Người bệnh bị lỏng gối nhiều, không thể bước đi bình thường, mất khả năng chơi thể thao.

Hậu quả của quá trình lỏng gối là xuất hiện các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm (>90%), bong sụn khớp (70%) và cuối cùng là thoái hóa khớp gối (60% sau 10 năm).

Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)

Những trường hợp điều trị bảo tồn, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng. Đeo nẹp chỉnh hình thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi tổn thương dây chằng chéo trước có các tổn thương khác kèm theo thì nên phẫu thuật.

Những trường hợp nên điều trị bảo tồn: Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, gối vững; Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước ở bệnh nhân không có triệu chứng hoặc không có nhu cầu chơi thể thao hoặc sẽ từ bỏ chơi thể thao; Ít hoạt động, người già; Trẻ em (còn sụn phát triển).

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật khâu lại dây chằng chéo từ lâu đã không mang lại hiệu quả, vì vậy, tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế (gân tự thân hoặc hiến tặng) qua nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Mục đích của phẫu thuật là giải quyết lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước, từ đó làm vững gối, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và chơi thể thao bình thường. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến người bệnh cân nhắc, quyết định mổ hay bảo tồn.

Yếu tố cân nhắc phẫu thuật

Những người trưởng thành có nhu cầu hoạt động nhiều; các vận động viên thể thao; người lao động chân tay thì nên phẫu thuật.

Những người có tuổi nhưng nhu cầu hoạt động còn cao nên cân nhắc khi quyết định phẫu thuật.

Trẻ em đang tuổi phát triển nên cân nhắc khi phẫu thuật vì có thể làm tổn thương sụn phát triển, lúc này phẫu thuật viên nên trì hoãn phẫu thuật cho tới khi có những cải tiến về kỹ thuật hoặc đã giảm nguy cơ làm tổn thương sụn phát triển của trẻ.

Những người tổn thương dây chằng chéo trước mất vững, có nguy cơ dễ tái chấn thương cũng nên cân nhắc.

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần phải được tập phục hồi chức năng để lấy lại biên độ khớp. Trước đó, nếu gối còn sưng nề, chân phải được bất động, điều trị giảm phù nề. Chỉ nên mổ khi gối hết sưng và biên độ vận động tốt.

TS.BS. Dương Đình Toàn (BV Việt Đức)

]]>
Thoái hoá khớp gối: Cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn nếu điều trị muộn http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-khop-goi-canh-bao-nguy-co-nhiem-khuan-neu-dieu-tri-muon-14120/ Sun, 05 Aug 2018 06:22:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-khop-goi-canh-bao-nguy-co-nhiem-khuan-neu-dieu-tri-muon-14120/ [...]]]>

Thoái hoá khớp gối nhiều – vì sao tỉ lệ thay khớp ít?

PGS.TS. Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tại Việt Nam, bệnh nhân bệnh lý khớp gối khá nhiều và gặp nhiều ở phụ nữ nhưng tỉ lệ thay khớp gối còn ít do kỹ thuật thay khớp vẫn còn khá mới ở nước ta. Ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng là bệnh nhân thường đến viện rất muộn, đã điều trị bằng các biện pháp đông y, tiêm các loại, bó lá… không khỏi mới đến bệnh viện khám thì không còn có thể mổ được nữa vì khớp đã hỏng, nếu mổ được thì cũng nhiều biến chứng hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao mà thay khớp bị nhiễm khuẩn thì là một thảm hoạ.

Hiện nay tại Bệnh viện đang áp dụng thay khớp gối toàn phần và đang cập nhật kỹ thuật thay khớp gối bán phần. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là một trong những cơ sở sớm nhất ở miền Bắc thực hiện thay khớp gối, khớp vai và khớp háng. Hiện BV đã mổ khoảng 20 ca thay khớp gối toàn phần, nhiều trường hợp đạt hiệu quả rất tốt nhưng cũng có những trường hợp chưa được như mong muốn vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ định mổ, giai đoạn mổ có phù hợp không. Nếu bệnh nhân mổ quá muộn thì sẽ khó khăn hơn vì phần cơ hỏng hết, khó cử động lại. Khớp gối ngoài xương, cơ, hệ thống dây chằng phải còn tốt thì mới cử động được, nếu mổ giai đoạn muộn quá thì dây chằng hỏng hoặc cơ thoái hoá quá nặng thì bệnh nhân sẽ không cử động được. Khớp thoái hoá chia làm 4 độ, thường ở đầu giai đoạn 4 là phải mổ và không được để quá muộn. Khớp nhân tạo thay thế được chọn theo kích cỡ có sẵn phù hợp với từng bệnh nhân. Chi phí thay khớp khoảng 40-50 triệu đồng.

PGS.TS. Kiều Đình Hùng.

Cũng theo PGS.TS. Kiều Đình Hùng, ở các nước phát triển thì tỉ lệ thay khớp gối cao hơn khớp háng, chiếm khoảng 55% trong các phẫu thuật thay khớp, còn ở nước ta thì chủ yếu là thay khớp háng, không phải vì bệnh lý khớp gối ít hơn mà vì thường đến bệnh viện muộn, ít cơ sở điều trị có đủ điều kiện thay khớp gối nên họ cố điều trị bằng nội khoa. Ngay tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng mới chỉ thực hiện thay khớp gối toàn phần được khoảng 2-3 năm nay. Ngoài ra ở khu vực miền Bắc cũng chỉ có một số bệnh viện lớn có đủ điều kiện thực hiện thay khớp gối toàn phần như: BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV TWQĐ 108, BV quân y 103… Trong quá trình từ khâu hội chẩn đến quyết định mổ, bác sĩ phải chuẩn bị nhiều phương án để có lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhân trong quá trình mổ. Thay khớp là một kỹ thuật hiện đại và phải chuẩn bị rất chu đáo nhưng quyết định cuối cùng là trong lúc mổ chứ không phải chỉ chuẩn bị một phương án duy nhất.

Thể thao đúng cách để phòng ngừa thoái hoá khớp

Theo TS. Nguyễn Văn Hoạt, khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khớp gối, trong đó thoái hoá là nguyên nhân đứng hàng đầu. Tiếp theo là nguyên nhân do chấn thương (do chơi thể thao hoặc lao động), khi chấn thương gây tổn thương sụn trên, sau đó sẽ tổn thương đến khớp và đây cũng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ khá cao. Bên cạnh đó là nguyên nhân do các bệnh lý về các khối u vùng khớp nhưng tỉ lệ ít hơn, một số bệnh viêm mạn tính hoặc viêm khớp (thường gây tổn thương cả 2 bên).

Ca phẫu thuật thay khớp gối bán phần đầu tiên tại miền Bắc vừa được các bác sĩ BV Đại học Y Hà Nội thực hiện thành công với sự chuyển giao kỹ thuật của chuyên gia Đức chiều 23/6/2017.

Bệnh lý khớp gối do thoái hoá là bệnh tiến triển dần theo quá trình phát triển của mỗi người, có những người bị thoái hoá từ rất sớm do cơ địa hoặc do bản thân sinh ra kháng thể để chống lại chính những thành phần của khớp. Do đó, một trong những vấn đề dự phòng thoái hoá khớp là bằng các bài tập phục hồi chức năng, các bài tập thể thao đúng cách. Ví dụ như bệnh nhân thoái hoá khớp thì không nên chơi những môn thể thao đối kháng như tennis, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ… vì khi chạy, nhảy nó sẽ dồn trọng lực vào khớp. Có thể tập bơi hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe hoặc những môn thể thao không chịu lực lên khớp gối, đó là những cách hiệu quả để phòng chống thoái hoá khớp gối. Thường những người có cân nặng cao hay bị bệnh khớp gối vì khớp phải chịu trọng lực quá tải, do đó giảm cân cũng là một cách để dự phòng thoái hóa khớp. Những người chơi thể thao mà để cơ thể chịu lực quá nhiều, các khớp bị tác động lên nhiều cũng dễ bị thoái hoá. Người đạp xích lô cũng dễ bị thoái hoá khớp do vận động quá nhiều lên khớp.

Thoái hoá là một quá trình, nó nặng dần cho đến khi người bệnh không thể chịu được. Để phòng ngừa thoái hoá khớp gối, cần chịu khó tập thể thao nhưng phải đúng cách. Ngoài ra có thể bổ sung một số loại thuốc bổ trợ cho quá trình điều trị, đặc biệt trong giai đoạn cấp để giảm quá trình thoái hoá, còn khi người bệnh không chịu đựng được nữa thì cần phải khám và điều trị thích hợp.

Hạ Hiền

]]>
Tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-14081/ Sun, 05 Aug 2018 06:17:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-14081/ [...]]]>

Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện. Tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước có những bài tập tương đối khác nhau. Tuy nhiên, qui trình luyện tập đều dựa trên những nguyên tắc chung, qua từng giai đoạn sau đây:

Giai đoạn I: (từ tuần 0 – tuần thứ 2 sau mổ): Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ; Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên); Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần); Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ; Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp; Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân; Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa; Băng chun, chườm đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ; Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.

Mục đích của giai đoạn này: Gối duỗi hết, gấp đến 90 độ; Cơ tứ đầu khỏe; Tập được dáng đi bình thường

 

bai tap sau mo tai tao day chang cheo truoc khop goi

 

Giai đoạn II: (từ tuần thứ 3 – 4): Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4.

Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản; Đi xe đạp tại chỗ; Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân).

Mục đích của giai đoạn này: Biên độ gối đạt 120 độ. Đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.

Giai đoạn III: (từ 5 – 6 tuần): Bỏ nẹp gối; tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối; Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại; Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc; Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng. Tập bơi.

Giai đọan IV: (tuần thứ 7 – 10):

Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ; Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi.

Giai đoạn V: (từ tuần thứ 11 – 20): Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên. Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

Giai đoạn VI: (từ tháng thứ 5 – 6):

Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ. Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi: Biên độ gối phải đạt được > 130 độ; Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường; Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường; Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó; Duy trì được 2 – 3 lần chơi trong một tuần.

Lưu ý: Quá trình luyện tập phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.

ThS. Dương Đình Toàn

]]>
Khi dây chằng chéo trước khớp gối bị tổn thương http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-bi-ton-thuong-14042/ Sun, 05 Aug 2018 06:10:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-bi-ton-thuong-14042/ [...]]]>

phẫu thuật tạo hình là biện pháp điều trị cần thiết.

Dễ bị tổn thương

Sự vững chắc của khớp gối là sự vững chắc của mối quan hệ giữa xương đùi và xương chày, theo chiều trước sau rất quan trọng và được đảm bảo bởi hai dây chằng trong của khớp gối, đó là dây chằng chéo trước khớp gối và dây chằng chéo sau khớp gối. Nhờ có sự vững chắc này mà chúng ta có thể thực hiện được các động tác vận động nhanh, mạnh và dứt khoát. Trong hai dây chằng này thì dây chằng chéo trước khớp gối dễ bị tổn thương nhất và phẫu thuật phục hồi dây chằng này cũng là phẫu thuật phổ biến nhất trong các phẫu thuật vùng khớp gối.

Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối của bệnh nhân sẽ mất đi sự vững chắc theo chiều trước sau, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo do đó  vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là các động tác nhanh và liên tục. Ở một số bệnh nhân mà nhu cầu vận động không cao (phụ nữ, người ít chơi thể thao…), khả năng đi lại của bệnh nhân gần như  bình thường do đó một số bệnh nhân chỉ cảm thấy là khớp gối của mình có vấn đề gì đó “không bình thường” nhưng chưa thật sự cảm thấy phiền toái. Tuy nhiên, những hậu quả lâu dài do đứt dây chằng chéo trước gây nên thì thật sự cần được quan tâm một cách thích đáng.

Khi dây chằng chéo trước khớp gối bị tổn thương

Những hệ lụy

Khi dây chằng chéo trước bị đứt, quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày thay đổi, sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường, từ đó dẫn đến hai tổn thương thứ phát là rách sụn chêm và thoái hóa khớp.

Chỉ định phẫu thuật là cần thiết để phục hồi lại cơ năng khớp gối

 

Tổn thương sụn chêm thứ phát: sụn chêm trong lúc đầu có thể còn nguyên vẹn và gắn chặt vào mâm chày. Do tổn thương dây chằng chéo trước, mâm chầy bị di động ra trước và sụn chêm bị kẹt dưới lồi cầu trong xương đùi và khi gối gấp, nó bị nghiền và do đó sẽ bị rách ở sừng sau. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này có thể làm cho đường rách lan rộng thêm  ra sừng trước và sừng giữa. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở sụn chêm ngoài nhưng ít hơn vì sụn chêm ngoài di động hơn so với sụn chêm trong.

Tổn thương thoái hóa khớp: do sự thay đổi về động học của khớp gối nên dẫn đến những tổn thương thoái hóa do tổn thương xương.

Cần làm gì với chấn thương gối?

Chấn thương gối rất thường gặp, đặc biệt là trong hoạt động thể thao thường ngày. Khi chấn thương gối mà không bị gãy xương, người bệnh và các bác sĩ thăm khám ban đầu rất dễ bỏ qua và để sót các tổn thương dây chằng của khớp gối. Việc thăm khám để phát hiện các triệu chứng của đứt dây chằng chéo trước khớp gối ở giai đoạn này tương đối khó khăn vì phần mềm xung quanh bị chấn thương. Ở giai đoạn này, sau khi đã loại trừ các tổn thương xương khác, có thể bất động cho bệnh nhân bằng nẹp đồng thời sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau, chống viêm, giảm phù nề. Việc thăm khám lại sau 2 tuần là cần thiết để có thể phát hiện các triệu chứng lâm sàng và chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp gối để đánh giá các tổn thương dây chằng trong khớp.

Khi dây chằng chéo trước khớp gối bị tổn thươngĐứt dây chằng chéo

Tạo hình dây chằng chéo trước

Khi đã có chẩn đoán xác định đứt dây chằng chéo trước khớp gối, chỉ định phẫu thuật là cần thiết để phục hồi lại cơ năng khớp gối cho bệnh nhân và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, thoái hóa khớp. Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, điều trị đứt dây chằng chéo trước đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, trả lại chức năng khớp gối của bệnh nhân gần như bình thường.

Hiện nay, tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối được thực hiện hoàn toàn qua nội soi và thu được những kết quả tôt đẹp. Đối với tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối, vật liệu để tạo hình có 2 nguồn chính: vật liệu tự thân: gân bánh chè, gân bán gân và gân cơ thon; vật liệu đồng loại: gân Achille, gân bánh chè…

Khi dây chằng chéo trước đứt, không có khả năng khâu nối lại vì hai đầu đứt rời xa nhau, các bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn gân khác để thay thế cho dây chằng đã bị đứt. Đoạn gân dùng để thay thế sẽ được cố định hai đầu vào xương đùi và xương chày tương ứng ở vị trí bám của dây chằng trước đây và sẽ đóng vai trò của dây chằng chéo trước khớp gối.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để đảm bảo quá trình hồi phục sau phẫu thuật tốt, bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ các bài tập phục hồi chức năng mà bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn, vì dây chằng sẽ bị lỏng nếu quá trình tập phục hồi chức năng không đảm bảo đúng như chương trình. Bệnh nhân cũng đặc biệt chú ý không nên vận động nhanh, mạnh quá sớm( trong 2 tháng đầu) vì có thể bị đứt lại dây chằng. Nên sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1 – 2 năm sau phẫu thuật.

 

PGS.TS. TRẦN TRUNG DŨNG

]]>
Thoái hóa khớp gối và những tiến bộ trong phẫu thuật thay khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-khop-goi-va-nhung-tien-bo-trong-phau-thuat-thay-khop-13878/ Sun, 05 Aug 2018 05:48:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-khop-goi-va-nhung-tien-bo-trong-phau-thuat-thay-khop-13878/ [...]]]>

Thoái hóa gối là bệnh lý phổ biến và là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người cao tuổi. Trong những đợt cấp của bệnh, có thể điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Tuy nhiên theo thời gian, nhiều bệnh nhân không còn hiệu quả thì phải sử dụng đến phẫu thuật.

Khi đó, rất nhiều bệnh nhân lo sợ phẫu thuật có thể tình trạng sẽ tồi tệ hơn cả ban đầu. Bệnh nhân thường hay lo sợ mình không thể đi lại được hoặc thời gian phục hồi sẽ kéo dài và thường phải chịu đau đớn nhiều sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề trên.

Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 13% dân số trên 60 tuổi có các triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Tỉ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp gối ngày càng tăng cùng với độ tăng của tuổi thọ, tỷ lệ người tăng cân và béo phì nói chung. Trên thế giới, phẫu thuật thay khớp gối toàn phần đã được tiến hành từ những năm 1970 và đã đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng. Có nhiều loại khớp gối nhân tạo khác nhau và chất lượng của từng loại khớp được đánh giá bởi sự cải thiện về chức năng, nguy cơ về biến chứng, nguy cơ thay lại (tức là sự tồn tại của khớp gối nhân tạo) trong các thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu. Ngoài ra, nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài cơ thể đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các thiết kế khớp nhân tạo, cấu trúc bề mặt, phương pháp cố định khớp, sự tác động và độ hữu dụng của các dụng cụ hỗ trợ trong phẫu thuật.

 

thoái hóa khớp gối

 

Đau khớp gối trong bệnh lý thoái hóa khớp gối

Nhắc đến thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp chi dưới như khớp gối và khớp háng, các thầy thuốc thường nhắc đến triệu chứng đau rất đặc trưng là đau cơ học, nghĩa là đau khi khớp bị tỳ đè, đi lại. Lý do của kiểu đau đặc trưng này liên quan đến tình trạng mất sụn mặt khớp của bệnh lý thoái hóa khớp. Đây là nguyên nhân chính gây đau, tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có thể có một số nguyên nhân khác gây đau và là lý do gây phiền toái chính cho bệnh nhân.

Do tình trạng mất sụn xảy ra nặng nề nhất ở vùng tiếp xúc của khớp khi bệnh nhân duỗi thẳng chân nên bệnh nhân có xu hướng hơi co gối khi đi lại để cho vị trí tiếp xúc của hai mặt khớp vào vùng sụn không tổn thương hoặc ít tổn thương hơn. Lâu dần, hệ thống dây chằng và bao khớp sẽ bị co rút làm cho bệnh nhân không duỗi thẳng chân được nữa. Đồng thời với tư thế hơi co gối, các gân cơ xung quanh luôn luôn trong tình trạng co rút, tăng trương lực, lâu dần sẽ dẫn đến phản ứng viêm không đặc hiệu của gân tại điểm bám vào xương và các bao hoạt dịch của gân ở xung quanh. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau do viêm. Đau do viêm sẽ gây phiền toái cho bệnh nhân cả khi nghỉ ngơi, những trường hợp nặng có thể sẽ đau về đêm và gây mất ngủ cho bệnh nhân. Khi đi lại, đau do viêm cũng sẽ biểu hiện nặng nề hơn.

Xác định kiểu đau, mức độ đau của bệnh nhân thoái hóa khớp gối đóng vai trò quan trọng trong chỉ định điều trị trong đó kiểm soát triệu chứng đau do viêm đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Kiểm soát tình trạng đau do viêm này có thể lựa chọn nhiều biện pháp như: dùng thuốc uống, thuốc tiêm, nội soi, vật lý trị liệu…

Một điều quan trọng nữa là chỉ định phẫu thuật thay khớp gối được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố trong đó yếu tố cơ bản là mức độ phiền toái của bệnh nhân mà chủ yếu là triệu chứng đau. Kiểm soát tốt tình trạng đau do viêm đóng vai trò quan trọng, kết hợp với các điều trị dinh dưỡng sụn khớp và các biện pháp dự phòng thoái hóa khớp khác giúp cải thiện mức độ phiền toái cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thọ của khớp trước khi phải cân nhắc phẫu thuật thay khớp gối.

Khi nào cần phẫu thuật?

Phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định cho các tổn thương cấu trúc giải phẫu khớp gối không hồi phục. Thường gặp nhất là sau bệnh lý thoái hóa khớp nguyên phát (do tuổi già) và thoái hóa khớp thứ phát (sau các bệnh lý khớp khác như: viêm khớp dạng thấp). Phẫu thuật thay khớp gối cũng như tất cả các phẫu thuật thay khớp khác, có thể hiểu một cách đơn giản là thay thế phần mặt khớp đã bị tổn thương bằng vật liệu nhân tạo. Thay thế phần khớp tổn thương bằng vật liệu nhân tạo sẽ giải quyết được hai vấn đề chính là: cải thiện tình trạng đau và biến dạng chi, từ đó giúp cho việc đi lại của bệnh nhân được dễ dàng.

 

Navigation - robot trong kỹ thuật thay khớp gối

Với sự hỗ trợ của Navigation – robot trong kỹ thuật thay khớp gối thì việc tính toán và đo lường các thông số được dễ dàng và có thể lượng hoá được do đó giúp cho phẫu thuật đạt độ chính xác cao hơn.

 

Hỗ trợ định vị Navigation tăng độ chính xác của phẫu thuật

Thay khớp gối là phẫu thuật đòi hỏi độ chính xác cao trong chấn thương chỉnh hình. Mức độ chính xác của phẫu thuật phải tính từng độ mà các dụng cụ trợ giúp phẫu thuật và việc căn chỉnh bằng tay đòi hỏi rất nhiều vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Với sự hỗ trợ của Navigation – robot trong kỹ thuật thay khớp gối thì việc tính toán và đo lường các thông số được dễ dàng và có thể lượng hóa được do đó giúp cho phẫu thuật đạt độ chính xác cao hơn. Việc triển khai Navigation hỗ trợ cho phẫu thuật thay khớp gối giúp cho hiệu quả phẫu thuật cao hơn góp phần nâng cao chất lượng điều trị của bệnh lý thoái hoá khớp gối.

Trong phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, mục tiêu của các phẫu thuật viên là khôi phục trục cơ học sinh lý của chi dưới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trục cơ học của khớp gối được khôi phục giúp làm giảm nguy cơ mòn và lỏng khớp nhân tạo, tối ưu hóa rãnh trượt của xương bánh chè lên lồi cầu đùi, cải thiện biên độ và chức năng vận động của khớp gối. Việc sử dụng định vị bằng máy vi tính trong phẫu thuật thay khớp gối giúp cải thiện hơn nữa sự chính xác của phẫu thuật này.

PGS.TS. TRẦN TRUNG DŨNG

]]>
Giảm đau đa mô thức trong thay khớp gối và khớp háng http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-dau-da-mo-thuc-trong-thay-khop-goi-va-khop-hang-13675/ Sun, 05 Aug 2018 05:24:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-dau-da-mo-thuc-trong-thay-khop-goi-va-khop-hang-13675/ [...]]]>

Phương pháp này giúp bệnh nhân trải qua cuộc mổ không đau, an toàn, ít tai biến, chi phí thấp.

Mô hình giảm đau đa mô thức trong xu hướng gây mê hiện đại này bao gồm: sử dụng phối hợp thuốc kháng viêm, giảm đau trước, trong và sau cuộc mổ, gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng bằng thuốc tê phối hợp liều nhỏ thuốc giảm đau cho phẫu thuật chi dưới kết hợp với chườm lạnh và tập vật lý trị liệu massage sau mổ, đặc biệt trong phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng trong chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Phẫu thuật thay khớp háng hay khớp gối được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào những năm 1930 và tại Việt Nam vào những năm 1987, đến nay đã có những bước tiến bộ không ngừng giúp cho quá trình điều trị những bệnh nhân thoái hóa khớp, hư khớp gối, hoạt tử chỏm xương đùi hay gãy cổ xương đùi tránh được đau đớn, tàn phế, giúp họ có khả năng tự đi lại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, giảm đi gánh nặng và sự chăm sóc của người thân, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống với tinh thần “lấy người bệnh làm trung tâm trong hoạt động chăm sóc và điều trị”.

Tuy nhiên, đau trong và sau khi phẫu thuật thay khớp háng hay khớp gối là nỗi ám ảnh của tất cả bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân không muốn thay khớp lần 2 dù kết quả thay khớp rất tốt.

Giảm đau đa mô thức trong thay khớp gối và khớp háng

Bên cạnh đó, tuổi cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tật. Những biến đổi sinh lý bệnh trong quá trình tích tuổi và bệnh lý kèm theo về nội khoa như: tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, tắc nghẽn phổi (COPD) mạn tính, suy thận mạn, thiếu máu, suy dinh dưỡng… còn thường làm nguy cơ gây mê – phẫu thuật gia tăng đáng kể.

Gây mê làm vô cảm toàn thân thường đối mặt với nhiều tai biến – biến chứng của việc đặt nội khí quản, nhiều thuốc dùng trong gây mê, liệt ruột kéo dài, nằm bất động lâu… bất lợi cho bệnh nhân lớn tuổi. Theo thống kê, tỉ lệ sốc phản vệ do thuốc gây mê khoảng 1/10.000 – 1/20.000 trong đó do thuốc ngủ là 7,4%, thuốc giãn cơ 62%, nhựa 16,5%, thay thế huyết tương 3,6%…

Bệnh nhân trải qua cuộc mổ không đau, an toàn, ít tai biến và chi phí thấp

 

Chính vì vậy, việc áp dụng kỹ thuật giảm đau đa mô thức này rất phù hợp với bệnh nhân lớn tuổi vừa giảm liều thuốc gây tê vừa đảm bảo duy trì giảm đau ngay từ trong và sau mổ 3 ngày. Từ tháng 8/2014 đến 9/2016, Khoa Chấn thương Chỉnh hình đã áp dụng phương thức điều trị giảm đau đa mô thức cho 351 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng hay thay khớp gối nhân tạo. Trong đó, 227 bệnh nhân thay khớp háng nhân tạo, 124 bệnh nhân thay khớp gối nhân tạo ở 1 hay cả 2 bên gối. Trong số đó, 5 bệnh nhân phải thay lại khớp gối và 1 trường hợp thay khớp háng.

Với phương pháp này, bệnh nhân trải qua cuộc mổ không đau an toàn, ít tai biến và chi phí thấp. Tỉ lệ thành công trong mổ không đau sau mổ là 96,3%. Đau nhẹ sau mổ 3,7%. Một số biến chứng không nghiêm trọng có thể gặp phải như mạch chậm, rét run, bí tiểu… Phương pháp đa mô thức này đã góp phần giảm thiểu tỉ lệ biến chứng tắc mạch và tỉ lệ tử vong cho người bệnh đến 30% so với phương pháp vô cảm toàn thân.

351 bệnh nhân phẫu thuật không đau, mềm cơ tốt, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc mổ thành công. Sau mổ, vì không đau nghiêm trọng, nên bệnh nhân nhanh chóng tiếp cận với sự  luyện tập cơ – khớp, giúp nhiều cho bệnh nhân trong suốt quá trình tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng vận động khớp sau mổ, góp phần giảm tỷ lệ đau mạn tính sau mổ. Chi phí toàn bộ 3 ngày điều trị khoảng 500.000 đồng, thấp hơn gấp 3 – 4 lần so với gây mê toàn thân hay dùng kỹ thuật giảm đau khác.

Thống kê cho thấy, khoảng 30% người trên 30 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và loãng xương. Việc té ngã nhẹ cũng có thể gây cho người bệnh dễ gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.

TS.BS. TĂNG HÀ NAM ANH

]]>
Ðau khớp gối – Dấu hiệu bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-13665/ Sun, 05 Aug 2018 05:23:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-13665/ [...]]]>

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở đầu gối. Một số là biểu hiện thường gặp và ít nghiêm trọng, một số trường hợp lại đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều trị đau đầu gối sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Quan trọng là phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để chẩn đoán đau đầu gối, vì một số nguyên nhân cần phải điều trị lâu dài để chữa lành hoàn toàn. Nguyên nhân có thể gây ra đau ở đầu gối bao gồm:

Chứng chuột rút

Khi bị chuột rút thường gây đau đằng sau đầu gối. Hiện tượng chuột rút xảy ra khi cơ bắp quá căng thẳng. Sự căng cơ này có thể là do cơ làm việc quá mức mà không được thư giãn, nghỉ ngơi. Căng cơ quá mức có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau của đầu gối. Chẳng hạn có thể cảm thấy một cơn co thắt ở đùi hoặc khoeo chân. Cảm giác giống như một cơn co cơ đột ngột, đau đớn. Đau có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút và có thể từ khó chịu đến đau nghiêm trọng.

Cũng có các nguyên nhân khác gây ra chuột rút bao gồm: mất nước, nhiễm trùng uốn ván, bệnh gan, độc tố trong máu cao, một số vấn đề về thần kinh. Phụ nữ đang mang thai cũng có thể bị chuột rút chân như là một tác dụng phụ bình thường của thai kỳ.

U nang bao hoạt dịch

Khớp gối được bao bọc bởi bao khớp như một túi khép kín. Túi này được che phủ bên trong nhờ màng hoạt dịch. Khi bị chấn thương, bao hoạt dịch có thể tăng tiết dịch một cách quá mức gây tràn dịch khớp gối. Nó có thể thoát vị ra phía sau của gối, đó là u nang bao hoạt dịch còn được gọi là nang Baker (Baker’s cyst). Triệu chứng là đau, căng ở vùng hố khoeo. Nang lớn có thể gây chèn ép thần kinh vùng khoeo chân (nhưng rất hiếm). Các nang có thể phát triển với kích thước của một quả bóng bàn gây cảm giác áp lực ở sau đầu gối, có thể gây cảm giác ngứa rát, đau châm chích.

Ðau khớp gối - Dấu hiệu bệnh gì?Đau ở đầu gối có thể chỉ cần nghỉ ngơi, băng chun tại gối nhưng cũng có khi phải kiểm tra tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối xảy ra do tai nạn, chấn thương, thoái hóa khớp gối… Ngoài ra, người mắc một số bệnh lý khác như bệnh gout, viêm gân, viêm bao hoạt dịch khớp gối, u nang… cũng có thể bị viêm khớp gối. Người bị viêm khớp gối sẽ có các triệu chứng như đau nhức ê ẩm ở khớp gối, đau tăng khi chơi thể thao, lên xuống cầu thang, đau nhiều khi thời tiết thay đổi, đầu gối phát ra tiếng kêu khi di chuyển, cử động khớp gối khó khăn. Viêm khớp gối có thể gây sưng nóng đỏ khớp gối, cứng khớp…, hiện tượng này có thể xuất hiện, mất đi, lặp lại theo chu kỳ.

Vận động viên chạy đường dài, người thường xuyên tập chạy cũng có thể mắc các triệu chứng tương tự do hoạt động quá mức, xương bánh chè, xương chày và xương đùi phải chịu quá nhiều áp lực, ma sát nhiều khiến lớp sụn khớp giữa các xương này dần bị bào mòn, trở nên xù xì thô ráp. Xương ở nơi này dày lên, hình thành các gai xương quanh viền khớp. Điều này gây hiện tượng đau ở khớp gối và hội chứng Runner.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để tránh đau đầu gối, tốt nhất là tránh những chấn thương trực tiếp vào khớp gối. Không nên cử động khớp gối đột ngột như gập gối, vặn xoắn gối, nhảy từ trên cao xuống… Khi đau đầu gối có thể điều trị tại nhà giảm nhẹ các triệu chứng như chườm đá khi bị sưng, hạn chế vận động, để chân nghỉ ngơi, băng chun gối,… Tuy nhiên, nên đến bác sĩ khi đau không giảm, không gập hoặc duỗi được chân, đau chân kèm theo khó thở…

 

Bệnh lý này cần được điều trị sớm bởi có thể gây nhiều nguy cơ. Cụ thể là bệnh viêm khớp gối sẽ ngày càng trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời, khớp dần bị biến dạng, teo cơ xảy ra và còn có thể gây nhiều biến chứng liên quan tới các cơ quan khác như tim mạch…

Chấn thương cơ gân khoeo

Các cơ gân khoeo là một nhóm ba cơ bắp chạy dọc theo mặt sau của đùi từ hông đến ngay dưới đầu gối. Khi bất kỳ một trong những cơ này kéo dài vượt quá giới hạn của nó trong quá trình hoạt động thể chất, chấn thương có thể xảy ra. Người dễ bị chấn thương này là vận động viên (chạy, nhảy, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt…), người tập yoga. Cũng có thể gặp chấn thương cơ gân khoeo khi chạy, nhảy quá mức hoặc dừng đột ngột hay bắt đầu tập luyện lại.

Chấn thương cơ gân khoeo có thể nhẹ không tổn thương quá nhiều. Tuy nhiên, những chấn thương nặng có thể gây đau đớn, khiến không thể đi bộ hoặc thậm chí đứng. Các triệu chứng khác của chấn thương cơ gân khoeo gồm: đau đột ngột và nghiêm trọng khi tập thể dục, cùng với cảm giác giật lên đột ngột; đau ở mặt sau của đùi và phần mông dưới khi đi bộ, thẳng chân hoặc cúi xuống; nhão cơ; bầm tím. Khi gặp những triệu chứng này cần đi khám bác sĩ sớm.

Rách sụn chêm

Sụn chêm nằm lót dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Có hai sụn chêm nằm phía trong và phía ngoài khớp gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Rách sụn chêm có thể xảy ra khi khớp gối bị gập đột ngột hay gối bị vặn xoắn đột ngột trong tai nạn giao thông, chuyển hướng đột ngột trong khi di chuyển, chạy… Ban đầu có thể chưa có biểu hiện nhưng vài ngày sau gối dần dần sưng lên và cảm giác mất linh hoạt gối. Người bệnh có cảm giác đau gối, sưng và hạn chế vận động gối, khớp gối bị kẹt hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi vận động, gối không thể duỗi hết tầm. Rách sụn chêm có thể trầm trọng đến mức phải phẫu thuật. Vì thế nên khám ngay chuyên khoa khi có dấu hiệu bị rách sụn chêm.

Tổn thương dây chằng chéo khớp gối

Các chấn thương dây chằng chéo trước hoặc sau thường xảy ra do đang chạy thì dừng hoặc do thay đổi hướng đột ngột hoặc chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, sau một cú nhảy từ trên cao rơi tiếp đất không thuận… Tương tự như rách sụn chêm, một chấn thương dây chằng chéo có thể gây đau và sưng. Sưng đau sẽ hết dần dù không được điều trị, tuy nhiên tổn thương này có thể nặng (đứt hoàn toàn) gây lỏng khớp gối, teo cơ, thoái hóa khớp gối.

Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nhiều người bị DVT cảm thấy đau hơn khi đứng. Đau thường gặp ở chân và đầu gối. Các triệu chứng khác của DVT có thể bao gồm: da chỗ viêm có màu đỏ, cảm thấy ấm khi áp tay vào; khu vực viêm bị sưng; chân bị ảnh hưởng thấy m ỏi, yếu; các tĩnh mạch bề mặt nổi rõ.

Các yếu tố nguy cơ của DVT có thể bao gồm thừa cân,  tuổi già, hút thuốc lá. Những người có  lối sống tĩnh tại cũng có thể bị chứng DVT. DVT cần được điều trị, vì nó có thể trở nên trầm trọng hơn nếu cục máu đông vỡ ra trong huyết mạch. Nên khám bác sĩ nếu bị sưng, đỏ và đau chân. Nếu bạn bị sưng, đau chân cùng với khó thở hay đau ngực tăng khi hít sâu, hãy đến phòng cấp cứu. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là huyết khối tĩnh mạch sâu. Đó là tình trạng nguy cơ cục máu đông bị bong ra và di chuyển theo tĩnh mạch để đến phổi.

BS. Nguyễn Hoàng

]]>