khối u – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 06 Aug 2018 05:58:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khối u – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đi khám bệnh khớp bất ngờ phát hiện khối u lạ sau lồng ngực http://tapchisuckhoedoisong.com/di-kham-benh-khop-bat-ngo-phat-hien-khoi-u-la-sau-long-nguc-14163/ Mon, 06 Aug 2018 05:58:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-kham-benh-khop-bat-ngo-phat-hien-khoi-u-la-sau-long-nguc-14163/ [...]]]>

Mắc u trung thất mà cứ ngỡ mình bị bệnh khớp

Nhân dịp xuống Hà Nội, đến nhà chị gái chơi Cô Dương Thị Minh N, 50 tuổi, Hải Phòng đã “tiện đường” ghé vào Bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Ban đầu cô chỉ nghĩ mình bị bệnh khớp vì cô đã chữa trị căn bệnh tràn dịch khớp gối 6 tháng nay (phát hiện bệnh đã 2 năm). Đồng thời cô N có dùng thêm thực phẩm chức năng nhưng không hề thuyên giảm. Cô gặp phải tình trạng đứng lâu, đi lại nhiều, ngồi lâu một chỗ dễ gây đau nhức chân, mệt mỏi. Nghĩ là do ảnh hưởng của bệnh khớp thông thường nên chỉ chú trọng điều trị bệnh mà không đi kiểm tra vùng ổ bụng, phổi bao giờ.

Y tá Nguyễn Thị Vân (Bệnh viện Đông Đô) chăm sóc cô N tận tình sau phẫu thuật

Lần khám sức khỏe này bác sĩ vô tình phát hiện “khối u lạ” khi siêu âm ổ bụng, đã cho cô N. đi chụp X – quang phổi, tiếp đến chụp CT vùng ngực thì phát hiện khối u tại trung thất sau nhưng chưa xác định được chính xác thuộc loại nào (có nhiều loại u trung thất). Tình cờ có người cùng quê đang nằm điều trị ở Bệnh viện Đông Đô giới thiệu cho cô tới khám và chẩn đoán bệnh.

Tại đây, cô N được Th.BS Nguyễn Văn Mão – Nguyên Giám Đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, nay là Trưởng khoa Ngoại của Bệnh Viện Đông Đô khám và chẩn đoán mắc khối u thần kinh trung thất phải . Ngày hôm sau cô N. được chỉ định mổ lấy u. Đây là một trường hợp bệnh “lạ”, hiếm gặp, Th.BS Nguyễn Văn Mão đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo ekip phẫu thuật tại Bệnh viện Đông Đô.

“Bác sĩ nói tôi chưa từng gặp trường hợp này bao giờ, nên cũng thấy sợ” vì là “khối u của cô nó buồn cười lắm, xù xì không được gọn gàng… nhưng hôm nay bác sĩ nói là không sao cả, xét nghiệm lành tính nên yên tâm rồi. Cô là người khỏe mạnh nên mổ cũng không mất sức. Khi mổ thì nhẹ nhàng và nhanh lắm chỉ thấy bác sĩ hỏi sao tên chị dài thế, rồi cô ngủ luôn không biết gì cả, loáng cái thấy bác sĩ vỗ vỗ, bảo chị ơi chị dậy đi, của chị xong rồi đấy” – cô N. tươi cười chia sẻ

Y tá Nguyễn Thị Vân đang động viên cô N

Theo lời cô N. thì trước kia bản thân cô vẫn luôn lầm tưởng những biểu hiện mà mình gặp phải là do công việc trước kia phải ngồi nhiều, nếu đi lại liên tục thì bị nóng lên nhưng cứ nghĩ vậy là khớp gối được vận động, tốt cho chân, không nghĩ là do u trung thất tác động gây nên sự khó khăn trong vận động. Chính vì vậy cô đã “nuôi” u trung thất trong 2 năm trời mà cứ nghĩ là do bệnh khớp nên không kiểm tra chuyên sâu.

Làm sao để nhận biết được dấu hiệu u trung thất

Theo Th.BS Nguyễn Văn Mão thì đây là căn bệnh có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau và sự “dựa hơi” của nó là rất lớn. Đa phần bệnh có những biểu hiện của các cơ quan lân cận nhiều hơn khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, biểu hiện chủ yếu của u trung thất là:

– Các triệu chứng do chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Thường gặp ở u trung thất ác tính. Nó gây nên hiện tượng phù ở mắt và mặt, tím tái có thể kèm theo chóng mặt, ù tai lúc ban đầu. Về sau gây phù tím tái, phù cả tay và cẳng tay. Các tĩnh mạch nông ở trước ngực giãn do phát triển tuần hoàn bàng hệ. Tĩnh mạch cổ nổi rõ và giãn. Hố trên đòn bị đầy do phù.

– Các triệu chứng do chèn ép đường thở: Khó thở, tiếng thở khò khứ và ho khan.

– Các triệu chứng do chèn ép dây thần kinh quặt ngược trái: Triệu chứng gặp ở u trung thất giữa. Khàn tiếng, khó phát âm, dây thanh âm trái bị liệt.

– Các triệu chứng do chèn ép dây thần kinh hoành: Chỉ phát hiện được trê phim X – quang.

– Các triệu chứng do chèn ép thực quản: Nuốt khó.

– Các dấu hiệu, triệu chứng khác: Sụp mi, hẹp khe mắt, co đồng tử, bừng nóng 1/2 mặt thường gặp ở u trung thất sau. Đau xương ức do chèn ép trung thất. Nổi hạch cổ, nách, xương đòn. Có thể bị nấc do u chèn ép dây thần kinh.

Hình ảnh chụp xquang u trung thất của cô N.

U trung thất nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng:

  • Viêm phổi tắc nghẽn và ho ra máu
  • Khó nuốt
  • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên (SVCS)
  • Tràn dịch màng phổi
  • Liệt 2 chi dưới
  • Liệt cơ hoành
  • Đau ở nơi chi phối của những dây thần kinh cảm giác nhất định.

Do đó, khi có những biểu hiện như trên người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị tránh để bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của chính mình.

Nhân đây cô N. cũng tâm sự rằng việc cô chia sẻ thông tin về trường hợp nhầm lẫn do chưa hiểu biết về bệnh của mình và mong muốn giúp nhiều người biết đến để rút kinh nghiệm, thăm khám sức khỏe thường xuyên và phát hiện bệnh kịp thời để điều trị sớm, tránh để gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bên cạnh đó, cô N. còn bày tỏ sự vui mừng khi may mắn biết đến Bệnh viện Đông Đô “Ở đây môi trường sạch sẽ, rất hài lòng và an tâm điều trị. Chắc chắn sẽ giới thiệu cho nhiều người biết”.

]]>
Cơn bừng mặt kèm theo rối loạn tiêu hóa: Coi chừng khối u carcinoid http://tapchisuckhoedoisong.com/con-bung-mat-kem-theo-roi-loan-tieu-hoa-coi-chung-khoi-u-carcinoid-13725/ Sun, 05 Aug 2018 05:30:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/con-bung-mat-kem-theo-roi-loan-tieu-hoa-coi-chung-khoi-u-carcinoid-13725/ [...]]]>

Ngày nay, bộ máy tiêu hóa cũng được xem như là một cơ quan nội tiết bởi vì có nhiều tế bào thần kinh nội tiết nằm phân bố dọc theo ống tiêu hóa. Những tế bào này có thể bị ung thư hóa gây nên các loại u thần kinh – nội tiết; trong đó hay gặp nhất là u carcinoid. Tỷ lệ mắc các khối u này tuy không nhiều nhưng chẩn đoán còn nhiều khó khăn, tiên lượng dè dặt, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là những cơn bừng mặt kèm theo rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh lý điển hình là u carcinoid tiên phát ở đường tiêu hóa nhất là ở ruột thừa, đoạn cuối hồi tràng và trực tràng. Các vị trí khác của đường tiêu hóa có thể gặp là đại tràng, dạ dày và túi thừa Meckel. Hội chứng carcinoid thường gặp nhất trong bệnh cảnh u của đoạn ruột giữa là bệnh cảnh điển hình, còn u ở đoạn đầu và đoạn cuối thường không điển hình.

Phần lớn u carcinoid được phát hiện tình cờ qua phẫu thuật, do mổ tử thi hoặc đôi khi qua nội soi. Trong giai đoạn sớm u carcinoid thường chỉ có những biểu hiện triệu chứng mơ hồ, do đó bệnh thường bị bỏ sót. Các triệu chứng như phừng đỏ mặt, đi phân lỏng, đau bụng chỉ xuất hiện vào giai đoạn muộn khi u đã di căn vào gan, hạch mạc treo hoặc vào các cơ quan khác.

 

Hình ảnh khối u qua chẩn đoán CT và MRI scan.

Hình ảnh khối u qua chẩn đoán CT và MRI scan.

Triệu chứng chính thường gặp của u carcinoid là biểu hiện của hội chứng carcinoid bao gồm: phừng đỏ ở mặt, cổ, trước ngực: triệu chứng này thường khởi phát khi bị stress, sau uống rượu và hoặc là sau ăn hoặc khi dùng các thuốc giống epinephrin. Tuy nhiên, biểu hiện này khác nhau tùy theo vị trí khối u. Với u carcinoid từ phế quản triệu chứng lâm sàng thường rầm rộ, cơn phừng nóng đỏ mặt thường nặng và kéo dài kèm dấu hiệu phù mặt, bồn chồn lo lắng, run và kích thích, chảy nước mắt, đổ mồ hôi, chảy nước bọt, buồn nôn, nôn, sốt và tiêu chảy dữ dội. U carcinoid từ dạ dày chỉ có triệu chứng phừng đỏ mặt với các mảng hồng ban, có khi kết tụ thành từng đám.

Biểu hiện hay gặp thứ hai là tiêu chảy, đây là triệu chứng gây ra do tăng tiết, do kém hấp thu và tăng nhu động ruột. Tiêu chảy có thể đơn thuần hay kết hợp với biểu hiện phừng đỏ mặt.

Ngoài ra có thể gặp một số biểu hiện khác như chuột rút ở chân, đau bụng có thể kèm theo bán tắc ruột, xơ hóa van tim, loét dạ dày tá tràng, các biểu hiện của bệnh thiếu vitamin PP. Sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng có thể không đồng bộ theo thứ tự thời gian, triệu chứng phừng đỏ mặt có thể xuất hiện kèm hoặc không với triệu chứng tiêu chảy.

Bệnh thường được chẩn đoán muộn sau nhiều năm vì biểu hiện lâm sàng rất kín đáo. Bệnh chỉ được gợi ý chẩn đoán khi có kèm theo cơn phừng đỏ mặt, kèm tiêu chảy, kèm theo triệu chứng về hô hấp. Chẩn đoán dương tính cần dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu với sự hiện diện của các marker của u carcinoid kèm với hình ảnh khối u qua chụp cắt lớp tỉ trọng.

Cũng có thể xạ hình bằng thụ thể somatostatin giúp định vị khối u carcinoid. Đây  là một kỹ thuật mới, độ nhạy và độ chính xác cao, tuy nhiên xét nghiệm này đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm và khá đắt tiền. Với các u carcinoid có đường kính >2 cm, đặc biệt nằm ở đoạn ruột giữa thường có di căn. Các vị trí di căn thường gặp là: hạch mạc treo, gan, màng bụng, đôi khi di căn xa như ở phổi, xương, da, buồng trứng, não, trung thất và lách.

Điều trị như thế nào?

Chế độ điều trị cần thích hợp cho từng bệnh nhân dựa vào kích thước khối u, vị trí khối u và mức độ các triệu chứng trên lâm sàng.

Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt khối u, làm tắc mạch đi vào khối u, xạ trị liệu khu trú trên khối u, hóa trị liệu chống ung thư và ức chế tăng tiết chủ yếu là dùng corticoid.

Bên cạnh đó, tùy theo các biểu hiện khác nhau mà dùng thêm các thuốc điều trị triệu chứng:

Nếu có biểu hiện tiêu chảy: dùng thuốc ức chế và làm giảm nhu động ruột.

Nếu có cơn nóng bừng nhẹ thì có thể không cần điều trị; nếu nặng có thể dùng phối hợp kháng histamin H1 và kháng thụ thể H2.

Hóa trị liệu chỉ được áp dụng cho những trường hợp các triệu chứng hoặc khối u không cải thiện khi điều trị bằng octreotid hoặc trong những trường hợp chức năng tim bị ảnh hưởng bởi u carcinoid. Các hóa chất thường dùng là streptozotocin, 5-fluouracil, cyclophosphamid, dicarbazin, adriamycin và doxorubicin; trong đó kết hợp giữa streptozocin và doxorubicin là cho kết quả cao nhất, làm giảm thể tích khối u và cải thiện được tiên lượng.

 

Hội chứng u carcinoid là một bệnh lý hiếm gặp, chẩn đoán thường muộn, tiên lượng dè dặt, khó có thể thiết lập một phác đồ xác định chẩn đoán và điều trị cho một khối u carcinoid ống tiêu hóa. Trong trường hợp di căn còn khu trú ở gan và có thể cắt bỏ được thì phẫu thuật để cắt bỏ khối u càng nhiều càng tốt. Khi di căn không cắt bỏ được, thì việc loại bỏ khối u tiên phát là cần thiết, nếu không có di căn gan thì điều trị tại chỗ bằng hóa trị liệu kết hợp với nút mạch dưới sự phối hợp với somatostatin. Trong trường hợp di căn không cắt bỏ được như di căn màng bụng, di căn nhiều hạch xa, di căn đến xương thì điều trị nội khoa bằng somatostatin trong thể nhẹ, thể nặng thì dùng hóa trị liệu phối hợp với interferon.

 

ThS. Nguyễn Mạnh

]]>