khoáng chất – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 12:32:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khoáng chất – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vai trò của các khoáng chất trong cơ thể http://tapchisuckhoedoisong.com/vai-tro-cua-cac-khoang-chat-trong-co-the-12271/ Thu, 26 Jul 2018 12:32:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vai-tro-cua-cac-khoang-chat-trong-co-the-12271/ [...]]]>

1. Natri

Đây là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho dẫn truyền thần kinh, cân bằng dịch thích hợp và co cơ. Bạn có thể nhận được natri từ nước tương đậu nành, muối ăn và một số loại rau.

2. Canxi

Canxi cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của xương và răng. Bên cạnh đó, bạn cần canxi cho sự co và giãn cơ, điều tiết huyết áp, hoạt động thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sữa và các sản phẩm sữa, các loại cá rất giàu canxi.

 

 

3. Phốtpho

Bên cạnh việc tăng cường xương và răng, loại khoáng chất này cũng giúp cân bằng axit trong cơ thể. Các sản phẩm thịt gia cầm, thịt và sữa duy trì sự cân bằng loại khoáng chất này trong cơ thể.

4. Magiê

Các loại hạt, rau lá xanh, hải sản, sôcôla đen, đồ uống mạnh (có chứa cồn) rất giàu magiê. Để có hệ miễn dịch và thần kinh khỏe mạnh hơn, magiê là khoáng chất tốt nhất bạn cần.

5. Sắt

Đây là một loại khoáng chất vi lượng tương đối cần thiết với số lượng nhỏ so với các khoáng chất chính. Sắt cần thiết để tạo các tế bào hồng cầu mang oxy tới khắp cơ thể. Ngoài ra, để tăng cường năng lượng và tốc độ chuyển hoá, sắt cũng rất cần thiết. Hoa quả khô, thịt gia cầm, hải sản, rau lá xanh, v.v… là những nguồn sắt cần thiết cho cơ thể.

6. I-ốt

I-ốt là loại vi khoáng chất giúp cho cơ thể phát triển đúng cách và giúp bạn chuyển hoá tốt hơn. Hải sản, muối, các sản phẩm sữa… là nguồn i-ốt phong phú.

7. Kẽm

Đây là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, đặc biệt với phụ nữ mang thai vì nó giúp bào thai phát triển tốt. Cùng với tác dụng tăng cường miễn dịch, loại khoáng chất này còn tăng cường ham muốn tình dục, sản sinh tinh trùng và phát triển chung của cơ thể. Các loại rau, ngũ cốc toàn phầm, thịt gia cầm… rất giàu kẽm.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

]]>
Khi nào cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-va-khoang-chat-cho-tre-10848/ Wed, 25 Jul 2018 08:16:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-va-khoang-chat-cho-tre-10848/ [...]]]>

Tôi có con nhỏ 2 tuổi, cháu vẫn ăn uống và phát triển bình thường. Nhưng tôi nghe bạn mách rằng nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho con để tăng cường sức khỏe và phát triển chiều cao. Tôi có nên bổ sung cho con không và nên dùng loại nào? Tôi xin cảm ơn!

Hoàng Quỳnh Phương (Hà Nội)

Nếu con bạn vẫn ăn uống đầy đủ và phát triển bình thường, bạn lại cho con ăn một chế độ ăn đa dạng thực phẩm và cho con tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời… thì việc bổ sung thường quy các vitamin và khoáng chất là không cần thiết.

Khi nào cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ?

Trong một cuộc khảo sát về thói quen ăn uống ở trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đến trường tại Mỹ cho thấy: Nhiều trẻ em được bố mẹ bổ sung vitamin và khoáng chất có hàm lượng vitamin A, kẽm, folate quá mức cần thiết. Một nghiên cứu khác cho thấy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất đã đóng góp vào việc làm dư thừa lượng vitamin và khoáng chất ở trẻ từ 2 – 18 tuổi. Và điều này hoàn toàn không mang lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ.

Mặc dù việc bổ sung multivitamin và khoáng chất với liều khuyến cáo chuẩn cho trẻ em cũng không gây hại gì. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thuốc để chữa bệnh có thể xảy ra việc tương tác với multivitamin và khoáng chất là điều có thể xảy ra. Việc tích lũy một liều lớn các vitamin hay khoáng chất nếu vượt quá mức độ khuyến cáo cho phép mỗi ngày nên được tránh vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Khi bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là dưới dạng các viên kẹo nhai cho trẻ em cần lưu ý để xa tầm với của trẻ.

Chỉ nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho những trẻ em có nguy cơ về dinh dưỡng bao gồm: trẻ sống trong môi trường thiếu thốn; trẻ biếng ăn hoặc chế độ ăn không cân đối; trẻ bị ngộ độc chì; trẻ chậm tăng trưởng; những trẻ không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và/hoặc không được cung cấp đủ vitamin D; những trẻ chỉ ăn/uống sữa bò và/hoặc các sản phẩm từ sữa bò không giàu vitamin D; những trẻ có bệnh  mạn tính mà ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất (ví dụ trẻ bị bệnh gan làm không hấp thu được mỡ nên được bổ sung các vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K. Những trẻ bị thiếu máu huyết tán thì nên được bổ sung acid folic). Đối với trẻ đang cố gắng giảm cân hoặc có một chế độ ăn kiêng quá khắt khe (ví dụ  những trẻ ăn chay trường, tránh tất cả các chế phẩm từ thịt, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa) thì nên được cung cấp vitamin B12, sắt, vitamin D…

BS. Trần Công

]]>
4 loại vitamin và khoáng chất ngăn ngừa móng tay giòn và dễ gãy http://tapchisuckhoedoisong.com/4-loai-vitamin-va-khoang-chat-ngan-ngua-mong-tay-gion-va-de-gay-5596/ Thu, 19 Jul 2018 14:34:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-loai-vitamin-va-khoang-chat-ngan-ngua-mong-tay-gion-va-de-gay-5596/ [...]]]>

Móng tay giòn là một vấn đề khá phổ biến, nhưng nguy cơ phát triển bất thường này tăng lên vào thời kỳ mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, có một số vitamin và khoáng chất có thể tăng cường móng tay và giúp khôi phục chúng. Tìm hiểu về các vitamin và khoáng chất mà mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống của mình để tránh hoặc cải thiện móng tay giòn.

1. Kẽm

Kẽm là một khoáng chất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Kẽm đóng góp đối với làm sẹo vết thương, khả năng miễn dịch, tăng trưởng móng tay và tóc. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra móng khô và dễ gãy. Ăn những thực phẩm chứa kẽm có thể làm tăng lượng kẽm trong cơ thể và cải thiện móng tay giòn. Hãy thử tiêu thụ kẽm nhiều hơn bằng cách tăng tiêu thụ hải sản, thịt nạc, ngũ cốc ăn sáng và viên kẽm bổ sung. Tuy nhiên, không ăn quá nhiều khoáng chất này, một lượng kẽm quá mức có thể làm rối loạn dạ dày và gây ra tiêu chảy.

 

vitamin và khoáng chất cho móng tay chắc khỏe

 

2. Sắt

Sắt là cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu, hơn một nửa nguồn cung cấp sắt của cơ thể được tìm thấy trong máu. Thiếu sắt có thể gây ra vấn đề sức khỏe, như sự phát triển của móng tay hình lõm và giòn. Ăn nhiều trái cây sấy khô hơn, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm để bổ sung sắt, cũng có thể tìm thấy sắt trong thịt đỏ, gà tây và trứng.

3. Vitamin C

Vitamin C (acid ascorbic) là một loại vitamin nổi tiếng, và một vitamin không thể được sản xuất bởi cơ thể; nó phải được nhận qua tiêu thụ qua thực phẩm. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến móng tay giòn và dễ gây ra sự tăng trưởng chậm của cả tóc và móng tay. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, đó là một thành phần của da, tóc và móng tay. Do cơ thể không thể sản xuất vitamin C, điều quan trọng là tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như quả mọng, trái cây và nước trái cây, và rau xanh.

4. Vitamin nhóm B

Biotin, một phần của gia đình vitamin nhóm B và còn được gọi là vitamin H, là cần thiết cho việc duy trì sức khỏe móng tay. Sự thiếu hụt vitamin nhóm B tăng lên khi bạn già đi, và nó có thể dẫn đến móng tay khô, giòn. Biotin cùng với các vitamin nhóm B làm việc cùng nhau để duy trì móng tay sáng bóng mạnh mẽ. Một trong những cách tốt nhất để tránh sự thiếu hụt biotin là ăn gan, súp lơ, cà rốt, và cá hồi.

Rõ ràng chế độ thực phẩm ăn uống không những ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và phát triển của tóc, móng và da. Một chế độ ăn giàu các loại thực phẩm bổ sung cho móng tay làm giảm thiểu đáng kể tình trạng móng tay giòn và dễ gãy. Trong trường hợp đã bổ sung đủ thực phẩm theo hướng dẫn, tình trạng xấu đi của móng tay vẫn không cải thiện, nên gặp bác sĩ để được tư vấn chẳng hạn bổ sung hoặc điều trị thay thế hormone khi bạn đang ở tuổi mãn kinh.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo 34 Menopause Symptoms)

]]>