khoai tây – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 24 Jul 2018 12:11:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khoai tây – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mẹo giúp bóc vỏ khoai tây siêu nhanh http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-boc-vo-khoai-tay-sieu-nhanh-4838/ Thu, 19 Jul 2018 12:57:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-boc-vo-khoai-tay-sieu-nhanh-4838/ [...]]]>

Bóc vỏ khoai tây luộc quả là không dễ dàng gì. Nó ngốn của bạn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên với vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các bà nội trợ có thể nhanh chóng bóc vỏ cả một rổ khoai chỉ trong vài phút.

Bạn hãy làm theo hướng dẫn sau để giúp việc bóc vỏ khoai tây luộc trở nên thật dễ dàng bạn nhé.

Bạn có thể áp dụng mẹo này trong gia đình hay mỗi khi phải nấu ăn cho cả một bàn tiệc.

Bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

Trước khi luộc khoai, khi khoai còn sống, hãy dùng một con dao nhọn khía một vòng tròn quanh củ khoai, cẩn thận để không bị đứt tay.

mẹo bóc vỏ khoai tây nhanh

Sau đó cho khoai vào nồi luộc. Khi nước sôi độ 2-3 phút, vớt khoai ra một cái nồi khác, rồi dội khoai dưới vòi nước. Khoai sẽ róc vỏ ra nhanh chóng, giờ bạn chỉ cần tách đôi vỏ khoai theo vòng tròn bạn đã khía trước đó. Thật là nhanh chóng và thuận tiện.

Chúc các bạn thành công!

Bóc vỏ thế này thật là nhanh và thuận tiện

Bóc vỏ thế này thật là nhanh và thuận tiện

Bạn cũng có thể áp dụng cho món khoai tây chiên vì đằng nào bạn cũng phải chần qua khoai trước khi luộc. Sau khi luộc khoai còn hơi tái, bạn có thể tách vỏ rồi mới thái để chiên cũng được.

Cách này làm sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với phải gọt cả một đống khoai khi khoai còn sống, dù là dùng dao gọt hay dùng nạo thì cũng rất vất vả và tốn công sức.

Khi luộc qua trước khoai rồi mới chiên, bạn sẽ đảm bảo được khoai giòn bên ngoài và mềm bên trong, đảm bảo khoai không bị sống. Hơn nữa, nó còn không bị ngấm dầu ăn. Thời gian để khoai chín nhanh hơn giúp cho khoai không bị chiên lâu trong dầu ăn. Như vậy rất tốt cho sức khỏe vì nó không sản sinh ra các thành phần có hại do đun quá lâu trong dầu mỡ.

Chúc các bà nội trợ luôn học được các bí quyết và mẹo nhỏ để nấu ăn nhanh chóng thuận tiện hơn, mang đến niềm vui cho cả gia đình và luôn yêu căn bếp nhà bạn!

LiLy (theo DaveHax.com)

]]>
Bài thuốc trị bệnh đường tiêu hóa từ khoai tây http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-benh-duong-tieu-hoa-tu-khoai-tay-1037/ Wed, 18 Jul 2018 02:47:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-benh-duong-tieu-hoa-tu-khoai-tay-1037/ [...]]]>

Các nhà khoa đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn đặc biệt, có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Nước ép khoai tây giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, tạo một lớp bảo vệ che phủ vết loét, từ đó giúp chữa lành vết thương.

Bài thuốc trị bệnh đường tiêu hóa từ khoai tây

Nước ép khoai tây điều hòa hệ tiêu hóa.

Uống một ly nước khoai tây mỗi ngày sẽ giúp chữa bệnh gút, hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga để chữa một số bệnh về tim. Người dân Nhật Bản thường sử dụng nước ép khoai tây để điều trị viêm gan.

Trong Đông y, củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, tiêu viêm. Củ khoai tây chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm da, say nắng… Hoa khoai tây chữa bệnh tăng huyết áp và làm nguyên liệu chiết lấy rutin để chữa bệnh. Trong công nghiệp dược phẩm chúng được chiết lấy solanin để làm thuốc giảm đau, chữa dị ứng, chống hen, viêm phế quản, động kinh.

Bài thuốc từ củ khoai tây:

Chữa đau và viêm loét hành tá tràng: khoai tây mới thu hoạch, để cả vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay sinh tố hoặc dùng cối giã nát, chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong uống trước bữa ăn nửa giờ, ngày 2-3 lần.

Chữa đau dạ dày: Dùng khoai tây một lượng vừa phải, rửa sạch, thái thành lát mỏng, chần qua nước sôi, trộn với tỏi, nước gừng tươi, dùng làm món rau trong bữa ăn hàng ngày.

Chữa táo bón mạn tính: khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống 3 lần 1 ngày trước các bữa ăn, mỗi lần một nửa chén con hoặc uống trước khi đi ngủ.

Chữa tiêu hóa kém, buồn nôn: khoai tây 100g, gừng tươi 10g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt). Tất cả giã nát, trộn đều, chắt nước uống.

Điều hòa chức năng tiêu hóa: khoai tây 1-2 củ, dùng than củi nướng chín, bóc vỏ, ăn lúc còn nóng.

Chữa say nắng, nhức đầu, sốt: khoai tây gọt vỏ giã nát hoặc thái lát mỏng đặt lên trán hoặc thái dương.

Chữa quai bị: củ khoai tây mài với giấm, lấy nước bôi vào chỗ sưng đau.

Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày 2-3 lần.

Chú ý: Luôn sử dụng phần khoai tây tươi, không dùng củ khoai tây đã mọc mầm hay vùng khoai tây có mầm dễ gây ngộ độc.

Ds. Mai Thủy

]]>