khiếm thị – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 25 Nov 2018 15:17:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khiếm thị – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nguyên nhân gây khiếm thị http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-khiem-thi-17054/ Sun, 25 Nov 2018 15:17:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-khiem-thi-17054/ [...]]]>

Các nguyên nhân gây khiếm thị thường gặp

Các bệnh mắt bẩm sinh hoặc di truyền như: đục thể thủy tinh bẩm sinh, glocom bẩm sinh, rung giật nhãn cầu bẩm sinh, thoái hóa sắc tố võng mạc, thoái hóa hoàng điểm bẩm sinh, nhãn cầu nhỏ, củng mạc hóa giác mạc…

Một số bệnh toàn thân bẩm sinh hoặc di truyền: bạch tạng, Rubella bẩm sinh, bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

Nhóm bệnh liên quan đến tật khúc xạ cao: cận thị thoái hóa, viễn thị nặng, loạn thị…

Nhóm bệnh lý liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác: teo gai thị, glocom…

Một số di chứng sau các bệnh về mắt: sẹo đục giác mạc sau chấn thương, bỏng mắt, viêm màng bồ đào, bong võng mạc…

Nhóm bệnh lý đáy mắt liên quan tuổi già: thoái hóa hoàng điểm tuổi già, đục thủy tinh thể…

Nhóm bệnh lý đáy mắt liên quan bệnh toàn thân: bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây khiếm thịNgười khiếm thị cần đến các đơn vị phục hồi chức năng của bệnh viện mắt để được khám và tư vấn.

Triệu chứng khi bị khiếm thị

Di chuyển khó khăn khi trời sẩm tối.

Gặp nhiều khó khăn khi đi lại và lên xuống cầu thang.

Không đọc được chữ trên bảng đen và các biển hiệu, tên phố trên đường.

Đọc, viết khó khăn hoặc nhìn các vật ở gần.

Rung giật nhãn cầu.

Có tiền sử phẫu thuật hoặc điều trị các bệnh mắt nhưng thị lực kém sau điều trị.

Nếu là trẻ nhỏ: Có thể thấy trẻ đi hay vấp ngã, không nhận biết được gương mặt cha mẹ, không nhìn theo đồ chơi di động.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Người khiếm thị cần được khám tại các đơn vị phục hồi chức năng của bệnh viện mắt để được khám, tư vấn và chỉ định dụng cụ trợ thị thích hợp.

Các phương pháp trợ thị quang học: Kính trợ thị nhìn xa giúp người khiếm thị nhìn xa, quan sát bảng biểu, biển báo, chữ viết, xem tivi… như kính viễn vọng, máy chiếu Projecter, Overhead… Kính trợ thị nhìn gần giúp đọc, viết, khâu vá và các hoạt động nhìn gần như kính gọng phóng đại, kính lúp cầm tay, kính lúp có chân, video phóng đại cầm tay, máy CCTV..

Các thiết bị trợ thị phi quang học như giá đọc sách, khe đọc, sách báo in cỡ chữ to, đèn bàn…

 

BS. Trần Thị Phương Anh (Khoa Khúc xạ, BV Mắt TW)

]]>
Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính cha mẹ cần đọc ngay http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tre-khiem-thinh-cha-me-can-doc-ngay-12116/ Thu, 26 Jul 2018 11:58:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tre-khiem-thinh-cha-me-can-doc-ngay-12116/ [...]]]>

Theo PGS.TS. Lê Công Định, ở từng nhóm tuổi của trẻ, cha mẹ cần chú ý cụ thể như sau:

– Trẻ sơ sinh: Dựa trên phản xạ nghe – cử động của trẻ. Bình thường trẻ chớp mắt, cử động chân tay, khóc, hoặc giật mình khi có tiếng động. Trẻ bị khiếm thính sẽ không có các đáp ứng trên.

– Trẻ vài tháng đến 1 tuổi: Biết chú ý, nhìn, quay đầu theo hướng phát âm của các dụng cụ như lục lạc, chuông. Khi nghe các âm quá to như tiếng sấm, còi ô tô… sẽ giật mình, thức giấc hoặc khóc. Trẻ khiếm thính sẽ không có các phản xạ này.

– Trẻ từ 1- 3 tuổi: Đã biết nói theo, nói được các từ thông thường như bà, mẹ, ăn…. Nếu khiếm thính trẻ biểu hiện chậm nói, nói ngọng, hay không nói được. Trẻ không phản ứng khi người lớn hỏi, gọi hoặc chỉ đáp ứng trước các âm thanh có cường độ lớn.

– Trẻ trên 3 tuổi: Các dấu hiệu như trên ngày càng rõ rệt như nói quá ngọng, chỉ nói được một số phụ âm hay nguyên âm nào đó.

– Trẻ ở lứa tuổi học đường: Trẻ nghe kém, tiếp thu bài chậm, học kém so với các bạn cùng lớp, không tập trung, dễ cáu, không muốn tiếp xúc, trò chuyện, không muốn tham gia các hoạt động tập thể …

Trung tâm Thính học Việt Nam – Nhật Bản sẽ giúp sàng lọc và phát hiện sớm nghe kém ở trẻ sơ sinh.

Sàng lọc điếc bẩm sinh cho trẻ sơ sinh

Trong khuôn khổ hợp tác giữa BV Bạch Mai và Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), BV Bạch Mai đã khai trương Trung tâm Thính học Việt Nam – Nhật Bản. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ bậc nhất Việt Nam, Trung tâm Thính học có thể:

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về Tai ở cả người lớn và trẻ em như: viêm nhiễm, khối u, dị dạng bẩm sinh, chấn thương, lão thính…

Sàng lọc và phát hiện sớm nghe kém ở trẻ sơ sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Thực hiện các thăm dò chức năng về tai như: đo thính lực, đo nhĩ lượng, đo chức năng vòi tai, đo âm ốc tai .. để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, kịp thời.

Tư vấn và hiệu chỉnh máy trợ thính cho bệnh nhân suy giảm sức nghe có chỉ định đeo máy trợ thính.

Đặc biệt, trung tâm được trang bị 2 máy đo âm ốc tai để khám sàng lọc phát hiện khiếm thính ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với Khoa Nhi và khoa Sản để triển khai khám sàng lọc bệnh điếc bẩm sinh cho trẻ sinh ra tại BV Bạch Mai.

D.Hải

]]>