khám bác sĩ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 12:13:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png khám bác sĩ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chuẩn bị khi đưa con đi khám bác sĩ http://tapchisuckhoedoisong.com/chuan-bi-khi-dua-con-di-kham-bac-si-12970/ Sun, 29 Jul 2018 12:13:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuan-bi-khi-dua-con-di-kham-bac-si-12970/ [...]]]>

Dưới góc độ bác sĩ nhi, tôi xin liệt kê những điều cần lưu ý khi phụ huynh đưa con đi khám bác sĩ.

1. Đặt hẹn: một số bác sĩ cần phải đặt hẹn trước, có thể qua điện thoại cá nhân hoặc 1080; một số không cần. Nhưng cho dù không cần hẹn trước cũng nên liên hệ để biết chắc là bác sĩ có mặt hay không vào ngày mình định khám.

2. Trang phục, tài liệu: nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng, dễ kéo dễ… tụt. Tránh mặc những bộ đầm cầu kỳ nhiều dây, gây khó khăn khi cần bộc lộ để khám. Những toa thuốc cũ, kết quả xét nghiệm, sổ chích ngừa… nên được xếp theo thứ tự thời gian và bỏ trong một bao nhựa có nút bấm. Nhiều phụ huynh có toa thuốc đã khám trước đó ở một nơi khác nhưng không hoặc quên mang theo cho lần khám này. Những thông tin đó rất đáng giá đối với bác sĩ. Ở nhà bé có gì lạ như màu phân bất thường, nổi đỏ ở tay chân… chụp hình lưu lại trong điện thoại hay quay video cho bác sĩ xem.

3. Chuẩn bị tâm lý bé: hãy mô tả cho bé những gì có thể sẽ xảy ra (bác sĩ sẽ hỏi thăm, sẽ vén áo lên, đặt ống nghe, bảo bé há miệng…). Có thể không đầy đủ nhưng cũng cho bé một khái niệm. Tuyệt đối không “vẽ viễn cảnh màu hồng” như “không làm gì cả đâu” hay “chích ngừa không đau chút nào” hoặc “đảm bảo không có lấy máu đâu”… và tuyệt đối không nói dối là “đi siêu thị” rồi bất ngờ quẹo vào phòng mạch.

Chuẩn bị khi đưa con đi khám bác sĩ

4. Người trao đổi với bác sĩ: nên là người chăm sóc chính, nhiều thời gian ở bên bé và nắm rõ bệnh của bé nhất. Tránh trường hợp người dắt bé đi khám không nắm rõ bệnh.

5. Lý do đến khám: các bác sĩ luôn muốn biết lý do nào “thôi thúc” phụ huynh đưa bé đi khám vì đó sẽ là mấu chốt quan trọng để tìm bệnh. Ví dụ, bé đã ho sổ mũi 2 – 3 ngày trước, mẹ chỉ cho uống xirô ho và nhỏ mũi, nhưng tối qua bé sốt nên sáng nay mẹ lo lắng và đưa đi khám. Vậy lý do đến khám là “sốt” chứ không phải ho hay sổ mũi.

6. Chuẩn bị trả lời câu hỏi: bác sĩ có thể sẽ hỏi khá nhiều câu hỏi để tìm ra bệnh cho bé như:

– Hỏi về triệu chứng: bác sĩ thường thích được nghe các triệu chứng theo thứ tự thời gian xuất hiện (triệu chứng nào có trước, cái nào sau), tính chất của triệu chứng (ví dụ nếu đau bụng thì bác sĩ sẽ hỏi đau ở đâu, đau âm ỉ hay nhói dữ dội, đau liên tục hay ngắt quãng, đau có lan đi đâu không, làm sao để giảm đau…). Hãy kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bác sĩ, ngay cả khi có vẻ chúng giống nhau, vì bác sĩ đang cố tìm manh mối để đoán bệnh cho con mình.

– Hỏi về tiền căn: tức là “quá khứ” của bé và gia đình. Bé đã từng có những bệnh gì trước đó, thói quen ăn uống sinh hoạt có gì đặc biệt, đã từng dị ứng với yếu tố nào chưa, chích ngừa đủ thiếu thế nào… Tương tự vậy với các thành viên thân cận trong gia đình. Đôi khi nhờ vào hỏi kỹ tiền căn bệnh tật mà lần ra đầu mối để chẩn đoán bệnh cho bé.

7. Chuẩn bị trước những câu hỏi: phụ huynh cũng có thể có nhiều thắc mắc cần hỏi, tốt nhất nên ghi ra tờ giấy nhỏ để khỏi quên.

8. Nếu bé hay sợ và quấy, nên đi 2 người. Sau khi khám xong giao bé cho người phụ, người chăm sóc chính sẽ ở lại nghe bác sĩ giải thích bệnh và dặn dò.

9. Đừng quên hỏi bác sĩ khi nào tái khám. Có 2 loại tái khám: tái khám theo hẹn (thường sau 1, 2, 5, 7, 30 ngày hay lâu hơn tùy bệnh cụ thể) và tái khám ngay (là khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, hễ có dấu hiệu đó là bệnh tình đang trở nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng). Nên hỏi đủ cả 2.

10. Cuối cùng, hãy thoải mái khi đến gặp bác sĩ và hỏi đủ những điều đang khiến mình lo lắng. Đừng căng thẳng và sợ sệt.

PGS.TS.BS. NGUYỄN ANH TUẤN

]]>